Sự tích Trần Hưng Đạo - Mai Hồng
Tóm tắt Sự tích Trần Hưng Đạo - Mai Hồng: ...c vi, tha nhân chi sở hữu. Bất duy dư chi gia tiểu bị khu, nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ. Bất duy dư chi tổ tông xã tắc vi tha nhân chi sở tiễn xâm, nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ diệc vi tha nhân chi sở phát quật. Bất duy dư chi kim sinh thu nhục tuy bách thế chi hạ,...uân Thoát Hoan. Trần Quang Khải được tin báo cả mừng, sai người phi báo về Thanh Hoá. Nhân Tôn hội các vương hầu và quần thần để hỏi mưu kế. Hưng Đạo Vương tâu rằng:" Toa Đô từ Chiêm Thành đi qua ô Lý, Thuận Hoá và về Nghệ An, Thanh Hoá đường sá gian lao hiểm trở, quân lính đã tiều tuỵ cự...a đánh và tiêu diệt cả 100 vạn quân Bồ Kiên Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 24 Hưng Đạo Vương mang đại quân ra đóng giữ địa hạt Quảng Yên. Một mặt cho quân tiến sát châu Tứ Minh, chia quân giữ ba cửa ải: Sa, Thứ, Trúc để chống với quân Nguyên....
uân Nguyên cập và đổ lên cửa biển Yên Bang. Quân ta luống cuống không kịp đánh trả, phải bỏ thuyền chạy. Một số lớn chiến thuyền bị rơi vào tay giặc. Phán thủ thương vị Nhân Đức Hầu đã đưa chiến thuyền đánh vào vùng Đa Mỗ, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, bắt được 40 tù binh, thu được thuyền bè lừa ngựa khí giới đều đem dâng lên Nhân Tôn. Nhân Tôn sai Hưng Đạo Vương thống lĩnh các vương hầu, chia quân dóng giữ các nơi hiểm yếu. Hưng Đạo Vương cho thượng tướng Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái đem ba vạn quân đến đóng tại Lạng sơn. Cho Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần đem ba vạn quân vào giữ Nghệ An. (1) Bồ Kiên: Xưa Bồ Kiên sang đánh nước Tấn nói rằng: quân ta đông, ném roi xuống có thể lấp sông Hợp phì mà qua. Kết quả bị chú cháu của Ta-an, Ta Huyền đem 8 nghìn quân ra đánh và tiêu diệt cả 100 vạn quân Bồ Kiên Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 24 Hưng Đạo Vương mang đại quân ra đóng giữ địa hạt Quảng Yên. Một mặt cho quân tiến sát châu Tứ Minh, chia quân giữ ba cửa ải: Sa, Thứ, Trúc để chống với quân Nguyên. Một mặt sai đại tướng đem quân ra đóng ở cửa sông Đại than (thuộc Hải Dương). Còn đại binh của Hưng Đạo Vương thì đóng chắc ở Phù Sơn để chống cự với giặc. Bấy giờ quân ta đã gắng sức phòng thủ như vậy, nhưng thanh thế của quân Nguyên rất lớn. Quân ta khó mà chống đỡ nổi, bèn rút về đóng ở Vạn Kiếp. Thoát Hoan tiến quân chiếm núi Phả Lại, núi Chí Linh dựng trại chống cự với quân ta. Thoát Hoan sai đại tướng Trình Bằng Phi đem 2 vạn quân đánh Vạn Kiếp. Lại sai Ô Mã Nhi và A Bát Xích đem quân chống cự với quân ta suốt từ sông Lục Đầu đến sông Phú Lương. Hưng Đạo Vương thấy quân Nguyên đánh nhanh thì cho quân rút về giữ Thăng Long. Cấp tốc phái thượng tướng đón xa giá thượng hoàng tạm lánh ra vùng Khám Nam. Nhưng bị quân của Ô Mã Nhi đuổi sát lưng. Thượng hoàng và Nhân Tôn đi thuyền vào Thanh Hoá. Ô Mã Nhi đuổi không kịp, rút quân qua Long Hưng (huyện Tiên Hưng, Hưng Yên). Biết ở đó có Chiêu lăng tức là lăng mộ cũ của tổ tiên nhà Trần, Ô Mã Nhi bèn cho quân lính tìm kiếm để khai quật. Thoát Hoan đánh Thăng Long không được thì rút quân về giữ Vạn Kiếp và đóng đồn Phả Lại, Chí Linh. Hưng Đạo vương cũng mang đại quân dựng trại chống cự với chúng. Nhân Tôn thấy quân Nguyên đã rút, cho tướng sĩ rước xa giá thượng hoàng ra Bắc. Khi ấy, quân Nguyên đóng ở Vạn Kiếp cũng đã lâu, lương thảo sắp hết. Nên đã phải sai Ô Mã Nhi đem thuỷ binh ra cửa biển Đại Bàng (thuộc huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương) để đón thuyền chở lương thảo của Trương Văn Hổ. Ô Mã Nhi đưa thuyền đến ải Vân Đồn thì gặp quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chặn đường không đi qua được. Ô mã Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 25 Nhi đốc quân xông vào đánh. Quân của Trần Khánh Dư thua chạy. Quân Nguyên đi thoát, đi một mạch tới cửa biển đón thuyền lương. Thượng hoàng nghe tin Khánh Dư thua trận, lập tức cho sứ trói (xiềng) Khánh Dư đem về kinh hỏi tội. Khánh Dư sau khi bại trận trong lòng căm tức tìm cách phục thù thì gặp lúc sứ giả tới bắt. Khánh Dư tiếp đãi sứ giả và chậm rãi nói rằng: "Tôi làm sai tướng lệnh xin cam chịu tội, nhưng xin cho khoan vài ba ngày, may ra tôi có thể lập công chuộc tội chăng!". Được ít ngày, Ô Mã Nhi ra tới cửa biển gặp được thuyền lương của Trương Văn Hổ, liền cho quân đi trước án ngữ cho các thuyền lương theo vào sau. Khánh dư nói với quân sĩ rằng: " Ô Mã Nhi đã đánh được chúng ta, ắt chúng kiêu căng cho rằng không ai địch nổi mình nữa. Cho nên đội quân tiền trạm ấy đi được trót lọt, không bị ngăn trở". Quả nhiên đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đổ vào cửa Lục Thuỳ, Khánh Dư đốc quân xuất trận. Quân Trương Văn Hổ trở tay không kịp, chống đỡ không nổi. Tất cả thuyền bè lương thực đều bị quân Khánh Dư thu hết. Còn Trương Văn Hổ lên một chiếc thuyền con chạy về Quỳnh Châu. Khánh Dư thắng trận cả mừng, cho người đưa thư về triều báo tin thắng lợi. Thượng hoàng vui mừng xá tội cho, không hỏi tội nữa. Thượng hoàng nói với Hưng Đạo Vương rằng: " Quân Nguyên đóng trên đất nước ta, chúng quí nhất là lương thảo khí giới, mà bây giờ quân của Khánh Dư đã thu đoạt hết như vậy, thì chúng khó ở lâu được nữa. Đạo quân của Thoát Hoan chưa biết Trương Văn Hổ mất thuyền lương, chắc còn kiêu căng lắm. Bây giờ ta hãy thả những binh lính bị bắt để họ báo tin này cho Thoát Hoan biết thì quân sĩ của chúng tất phải núng chí hơn. Làm như vậy, ta mà phá sẽ rất dễ". Hưng Đạo Vương vâng mệnh thả hết tù binh. Từ đấy quân của Thoát Hoan kinh sợ mất hết chí khí chiến đấu mà chỉ muốn về nước. Hơn nữa, lương ăn mỗi ngày một cạn mà chẳng được tiếp tế. Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 26 Ô Mã Nhi từ sau khi đi qua Vân Đồn, chờ đợi đã lâu mà không thấy thuyền lương tới, bèn đem quân đánh phá Yên hưng (thuộc Hưng yên) rồi rút về đóng ở đồn Vạn Kiếp. Quân Nguyên từ lúc bại trận Vân Đồn, lương thảo ngày càng cạn, Thoát Hoan định phái người về Bắc Kinh xin thêm lương. Hưng Đạo Vương biết được kế ấy, cho tướng điều quân đến đóng ở núi Cơ Cấp và ải Nữ Nhi (thuộc Lạng Sơn) không cho người Bắc qua lại. Tướng sĩ nhà Nguyên biết tin đó bàn với Thoát Hoan rằng:" Quân ta đóng ở đây đã lâu ngày, không có thành trì, không có kho tàng mà lương thực sắp hết. Hơn nữa, giữa mùa hạ oi ả, lòng quân nao núng. Chi bằng ta hãy tạm rút về nước đợi sau này tính kế khác". Thoát Hoan thấy thế quân của Hưng Đạo Vương lớn mạnh chưa có thể địch nổi, bèn nghe theo lời bàn của chư tướng. Kế đó, sai Ô Mã Nhi, Phàn Triếp dẫn thuỷ quân theo sông Bạch Đằng về trước (Bạch Đằng thuộc huyện Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An). Lại phái bọn Trần Bằng Phi, Trương Quân cho quân đi sau chặn hậu, định vài ba ngày nữa sẽ về tới Bắc Kinh. Hưng Đạo Vương bí mật biết được tin này, ông cho rằng biển Yên Bang là con đường duy nhất để chúng rút về nước, nên cho Nguyễn Khoái mang quân theo đường tắt đến vùng thượng lưu sông Bạch Đằng, chặt gỗ to đẽo nhọn, bịt sắt đóng xuống lòng sông, phủ cỏ lên trên che đi. Đồng thời cho quân mai phục ở đó, chờ thuỷ triều lên, cho quân ra khiêu chiến nhử cho thuyền địch đến sát chỗ đóng cọc mới đổ quân ra đánh. Sai Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa cho quân mai phục ở ải Nội Bàng chờ quân Nguyên kéo tới thì đánh. Lúc bấy giờ các tướng đã cho quân án ngữ hết các đường thuỷ bộ. Bỗng có tin báo quân của Ô Mã Nhi đã tới sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương đứng dậy hô quân sĩ và chỉ xuống giòng sông Hoá thề rằng: "Chuyến này nếu không phá sạch giặc Nguyên thì sẽ không về qua dòng Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 27 sông này nữa!" (Thử hành nhược bất tất phá Nguyên tặc, tắc bất phục qui quá thử giang!). Quân sĩ nghe lời thề ấy ai cũng nguyện đồng tâm gắng sức tiến thẳng tới sông Bạch Đằng giết giặc. Chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Triếp vừa tới sông Bạch Đằng thì gặp Nguyễn Khoái đưa chiến thuyền ra đánh. Ô Mã Nhi nổi giận đốc quân chống trả. Quân Nguyễn Khoái vờ bỏ chạy. Lúc này thuỷ triều đang lên, mặt nước mênh mông. Ô Mã Nhi vô tình thấy thuyền của Nguyễn Khoái chạy, bèn đích thân thúc quân đuổi theo. Nguyễn Khoái cố nhử cho thuyền giặc vượt sâu vào chỗ đóng cọc, rồi đánh quật từ phía sau lại. Hai bên đang giao chiến kịch liệt, thì đại quân của Hưng Đạo Vương kéo tới. Ô Mã Nhi, Phàn Triếp thấy thế quân ta rất mạnh, cho thuyền tháo lui đến khúc sông có cọc đều bị lật nhào hết. Quân Nguyên chết đuối nhiều vô kể. Tướng sĩ ta thừa thắng xông lên chém giết và bắt sống rất nhiều giặc, thu trên 400 chiến thuyền, bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Triếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc, đem dâng lên Thượng hoàng. Thượng hoàng truyền dẫn cho lên truyền ngự, cùng ngồi nói chuyện và rót rượu cho uống. Chiến thắng Bạch Đằng vào tháng 3 năm Mậu Tí ( ), Thoát Hoan nghe tin báo thuỷ quân bại trận, liền mang bọn Trình Bằng Phi, A Bát Xích, áo Lỗ Xích, Trương Quân, Trương Ngọc bằng đường bộ đến ải Nội Bàng thì lại gặp quân của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh. Các tướng Nguyên ra sức bảo vệ Thoát Hoan, vừa đánh vừa rút. Trương Quân đưa 3 vạn quân ra chặn hậu, cố sống cố chết xông vào trận bị Phạm Ngũ Lão chém chết tươi. Thoát Hoan vượt ải chạy thoát thân. Quân Nguyên 10 phần chết 5-6 phần. Thoát Hoan đang trên đường tháo chạy, có người đến báo rằng:" Từ ải Nữ Nhi đến núi Cơ Cấp dài hơn trăm dặm đều có quan quân nhà Trần đóng giữ." Quân Nguyên từ đấy kinh hoảng xao xuyến. Lại nghe phía sau tiếng quan quân reo hò truy nã. Thoát Hoan vội vàng cho A Bát Xích, Trương Ngọc đưa quân lên trước mở đường, Lỗ Xích đi sau hộ vệ. A Bát Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 28 Xích, Trương Ngọc đưa quân lên trước mở đường bỗng gặp quan quân nhà Trần ở hai bên đỉnh núi bắn tên có thuốc độc xuống như mưa, hai viên tướng nhà Nguyên tử trận. Còn Trình Bằng Phi đem hết sức mang Thoát Hoan chạy ra đất Đan Kỷ, vượt qua Lộc châu, chạy về Tứ Minh. áo Lỗ xích đi sau cũng chạy thoát, thu thập tàn quân rồi chạy theo Thoát Hoan về Bắc kinh. Hưng Đạo Vương đã đánh đuổi giặc Nguyên về nước, hội cùng các tướng đem quân đi đón xa giá Thượng hoàng và Nhân Tôn về kinh sư. Đi đến Long Hưng, Nhân Tôn cho tập trung bọn tù binh, tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Triếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc tại Chiêu Lăng làm lễ dâng tù binh, dựng sinh từ Trần Hưng Đạo Vương ở Vạn Kiếp. Xét công lao đánh dẹp quân Nguyên, tiến phong Hưng Đạo Vương lên Đại Vương, con trai ông Hưng Vũ Vương Nghiễn là Khai quốc công, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng là tiết độ sứ. Ngày trước Yên sinh Vương Liễu khi sắp chết cầm tay Quốc Tuấn mà trối trăn rằng: " Mày không vì cha mà lấy thiên hạ, thì ta chết không nhắm được mặt". Quốc Tuấn vâng dạ cho xong việc, nhưng bụng nghĩ không cho điều ấy là phải. Đến lúc đất nước gặp cơn hiểm nghèo, quyền bính quân quốc đều nắm trong tay mình, ông bèn mang chuyện cha dặn nói với gia thần là Dã tượng và Yết Kiêu, thì hai người đều can rằng: " Làm việc ấy tuy phú quý một thời nhưng mà để tiếng xấu ngàn năm. Bây giờ Đại vương há chẳng phú quý rồi sao? Chúng tôi xin làm gia nô trọn đời chứ không làm quan bất trung bất hiếu, coi ông Duyệt-người giết dê(1) làm thầy". Quốc Tuấn thán phục khen ngợi hai người. Quốc Tuấn ướm hỏi con là Hưng Vũ Nghiễn:" Người xưa có thiên hạ để truyền cho con cháu, mày nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương tâu (1) Sở Chiêu vương chạy loạn ra nước ngoài, có người đi theo tên là Duyệt. Lúc Chiêu vương về nước thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói rằng:" Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay nhà vua về nước, tôi lại làm nghề giết dê, bổng lộc thế là đủ, còn thưởng gì nữa". Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 29 rằng:" Họ khác cũng không nên, huống chi cùng một họ". Quốc Tuấn khen là phải. Quốc Tuấn lại đem chuyện ấy thử hỏi con thứ là Quốc Tảng. Quốc Tảng thưa: " Tống Thái tổ(1) là một ông già làm ruộng, thừa thời mở vận có được thiên hạ". Quốc Tuấn nổi giận đùng đùng rút kiếm kể tội Quốc Tảng:" Kẻ làm tôi phản loạn là từ đứa con bất hiếu này". Hưng Nhượng Vương khóc lóc van xin mãi mới được tha tội chết. Quốc Tuấn tức giận và căn dặn Hưng Vũ Vương rằng "Một ngày kia ta chết, đậy nắp quan tài xong rồi mới cho Tảng vào!". Quốc Tuấn nhiều phen đánh bại giặc Nguyên, nhiều lần được phong thưởng, tiếng tăm lừng danh đất Bắc. Cho nên ông lo cả việc sau khi chết. Lúc sắp qua đời ông căn dặn con: " Mai sau ta chết, đến khi cải táng lấy tiều đựng xương, ngầm chôn trong vườn An Lạc rồi san đất trồng cây như cũ, khiến người ta không biết chỗ chôn là đâu, e có kẻ ác làm hại". Trước đó, khi Quốc Tuấn lâm bệnh, vua ngự tới nhà riêng ở Vạn Kiếp thăm và hỏi rằng:" Nếu như có mệnh hệ nào (ý nói không may mà chết) giặc phương Bắc lại đến xâm lược thì có phương sách nào chống lại chúng?". Quốc Tuấn tâu rằng:" Ngày xưa Triệu Võ đế dựng nước thì dân chúng ta làm kế "Thanh dã" (vườn không nhà trống), còn đại quân từ Châu Khâm, Châu Liêm đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh đánh úp phía sau. Đó một thời. Đến thời Đinh Lê chọn được người hiền lương nước Nam mới mạnh, phương Bắc suy yếu, trên dưới đồng tâm, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống đó là một thời. (1) Tống Thái tổ: Tống ở đây chỉ hậu Tống. Cao tổ tên là Lưu Dụ, còn gọi là Lưu Tống của Thái tổ làm Cao tổ. Tống Hiếu võ đế(cháu Cao tổ) phá chỗ ở cũ của Cao tổ làm cung điện, thấy ở chỗ đầu giường có cái lồng đèn bằng vải sắn và cái phất trần bằng gai. Các quan đều khen Cao tổ kiệm ước. Hiếu Võ đế nói:" Ông lão già làm ruộng được thế là quá lắm rồi". Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 30 Vua Lý mở nền, Nhà Tống xâm lăng dùng Lý Thường Kiệt đánh Châu Khâm, Châu Liêm, mấy lần đánh tận đến Mai Lĩnh(1) là vì có thế vây. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bủa vây 4 mặt. Vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục (hoà thuận), cả nước góp sức. Đây là việc giặc tự đến chịu trói. Cái ấy do trời xui khiến như thế. Đại để giặc cậy thường trận ta dựa đoản binh , lấy đoản chế trường là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy giặc ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì thế dè chế ngự. Nếu nó dần dà như kiểu tằm ăn không cần tốc thắng thì phải dùng tướng giỏi. Xem cách cơ biến như việc đánh cờ, tuỳ cơ ứng biến. Ngoài ra còn cần phải có một đội quân một lòng một dạ gắn bó như tình cha con, sau đó mới có thể dùng được. Hơn nữa, phải khoan sức cho dân để làm kế sâu gốc bền rễ. Đấy là thượng sách để giữ nước vậy." Vào khoảng những năm niên hiệu Trùng Hưng, Quốc Tuấn hai lần đạn phá quân Nguyên lập công cho muôn đời, tiếng vang đến tận giặc Bắc. Vua thường gọi là Hưng Đạo Vương mà không gọi tên. Vua làm bài văn bia ở sinh từ Quốc Tuấn để ví với Thượng phụ(2) (2-30). Lại có công to nên vua phong là Thượng quốc công. Cho phép Quốc Tuấn được phong cho người khác từ tước của mình trở xuống. Duy chỉ có tước hầu thì được phong trước tâu sau. Thế mà Quốc Tuấn chưa hề phong tước cho một người nào. Quốc Tuấn bảo nhà giàu xuất thóc nuôi quân mà chỉ lo làm lang tướng giả, chứ không cho làm lang tướng thật. Quốc Tuấn kính cẩn giữ tiết làm tôi như thế. Còn luôn vì nước tiến cử người như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần có công dự vào việc đánh dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn các ông Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, (1) Mai lĩnh tức tên cái đèo Mai lĩnh ở phía nam huyện Đại dũ tỉnh Giang tây Trung quốc, là một cái đèo đi từ Quảng Đông sang Quảng Tây. Thực tế Lý Thường Kiệt chưa đánh đến đây. (2) Thượng phụ tức là Lã vọng nhà Chu. Lã vọng câu cá ở suối Bàn Khê và sông Vị Thuỷ. Vua Văn vương sắp đi săn xem được quẻ bói rằng "Phi long, phi li, phi hổ, phi tỳ, phi hùng, phi bi. Số hoạch giả đế vương chi phụ". Nghĩa là không phải con long, không phải con li, không phải con hổ, không phải con tỳ, không phải con hùng(gấu), không phải con bi. Sẽ săn được một người tướng tài có thể giúp nên nghiệp đế vương. Quả nhiên gặp Lã vọng đón về làm quân sư, hiệu là Thái công. Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 31 Trương Hán Siêu, Phạm Lãi, Trinh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực, vốn đều là môn khách và đều nổi tiếng đương thời về văn chương, chính sự. Hưng Đạo Vương trung nghĩa, trí dũng tựa như Phàn Dương Vương (Quách Tử Nghi)(1) đời Đường, nhưng cảnh ngộ của Hưng Đạo Vương có nhiều khó khăn hơn. Hưng Đạo Vương với tư cách kẻ gia thần nắm quyền bính. Trong lúc gian nan bị ngờ vực, bị tiếng gièm pha nghi ngại, văn vũ có thể làm gương cho vạn nước mà ông không nhận, văn chương anh hùng có thể nổi danh lưỡng quốc ông cũng chẳng màng. Công nghiệp ( công lao gây dựng đất nước) thế lực có thể bạt núi ngăn sông, làm gió mây mưa mà ông vẫn giữ trọn đạo làm tôi. Xem việc ông theo nghĩa không theo cha, chỉ biết có nước quên nhà, rút sắt nhọn hỗ giá lưỡng cung ( Thượng hoàng Thánh tôn và Nhân Tôn); Rút kiếm kể tội Hưng Nhượng Vương, thì lòng trung nghĩa của ông thấu đến cả nhật nguyệt (mặt trăng mặt trời) khí tiết của ông động đến cả quỷ thần. So với Phàn Dương Vương chỉ có trung tín yên giữ mệnh, thì địa vị của ông phải cao hơn một bậc. Kinh dịch có câu" Biết ẩn biết hiện, biết cương biết nhu đó là người mà muôn người phải ngưỡng mộ"(2). Hưng Đạo Vương nhờ đức độ ấy mà được hưởng điều tốt lành trọn đời, giữ gìn vinh dự trọn đời. Ông quả xứng đáng là bậc thầy và làm gương cho kẻ bề tôi trăm đời. Tháng 8 năm Canh Tí niên hiệu Hưng Long đời vua Trần Anh Tôn, Hưng Đạo vương mất tại nhà riêng làng Vạn Kiếp. Vua tặng phong Thái sư thượng phụ thượng quốc công, Nhân vũ Hưng Đạo đại vương. (1) Quách tử Nghi giúp Đường Túc Tông dẹp An Lộc Sơn được phong vương ở đất Phần dương. (2) Chữ Hán là"Tri vi ri chương, tri nhu tri cương, vạn phu chi vọng" Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 32 Sau khi Hưng Đạo Đại vương mất rất linh thiêng hiển hách. Cứ vào tháng 8 hàng năm quan dân nam nữ đến Vạn Kiếp để tế trước đền Dược Sơn(1), hai bên tả hữu có các Nam Tào - Bắc Đẩu chầu vào. Trước đền có sông Lục đầu tụ vào. Đây là nơi danh thắng thiên cổ. Còn khắp trong thiên hạ đâu đâu cũng lập đền thờ ông. Cổ truyền trong dân gian ở các châu huyện Lạng Giang, nếu có bệnh dịch người ta đều đến kêu cầu và đều được ứng nghiệm cả. Nếu có việc chiến chinh giặc dã họ đều sắm lễ đến tế ở trước đền, hễ có tiếng gươm kêu ở trong hòm tất đại thắng. Ngoại truyện chép rằng: có người tên là Nguyễn Sĩ Thành chết rồi lại sống và tự thuật lại chuyện trên trời là ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách tên là Kiến Phúc. Một đêm nằm mộng ngủ với tinh rồng. Về sau đẻ ra thằng con chính là kẻ gây loạn lạc cho nước Nam. Có người mang truyện đó tâu với thượng đế. Thượng đế lập tức cho thằng bé áo xanh dáng thế để dẹp loạn. Khi đó vợ của Yên Sinh Vương Liễu nằm chiêm bao thấy một em bé mặc áo xanh xin được làm con, tỉnh dậy rồi sau sinh ra Quốc Tuấn. Tới lúc quân Nguyên xâm lược nước ta, có một người tên là Nguyễn Bá Linh người huyện Đông Triều chính là người do cô gái họ Nguyễn đẻ ra. Quốc Tuấn đem quân đánh nhau với Linh ở đất Yên Bang. Cuối cùng Quốc Tuấn bắt được Linh rồi mang giết đi. Bá Linh chết hoá ra ma, biến hoá thần thông rất linh thiêng. Hiện có đền thờ bên bờ sông Nam Sách đối diện với đền thờ của Hưng Đạo Vương. Đại phàm những phụ nữ đi qua đền thờ của Bá Linh liền mắc bệnh. Tục gọi là ma Phạm Nhan làm. Bùa đảo cũng không trị nổi. Nhưng nếu được các thứ đồ thờ hoặc cái bát cái chén, hoặc cái chiếu thờ trong đền (1) Dược sơn là một quả núi đất khá rộng. Quốc Tuấn đã san một phần trồng các cây thuốc. Về sau người ta gọi tên là Dược sơn. Họn nay các gốc rễ của ácc cây thuốc đó vẫn còn. Nhờ sự chăm sóc của ta nên các chồi cây thuốc đã mọc xanh tốt. Qua chi tiết này, a còn thấy Quốc Tuấn còn là người am hiểu vàcoi trọng nghề thuốc. Đặc biệt la nghề thuốc nam cổ truyền. Sự tích Trần Hưng Đạo (Dịch từ nguyên văn chữ Hán)- Người dịch: Mai Hồng 33 Hưng Đạo đem giắt vào chỗ người bệnh nằm thì ma lập tức đi biệt không dám ngoái cổ lại, người bệnh khỏi hẳn. Lại có thuyết nói rằng: Thoát Hoan tướng nhà Nguyên sang xâm lược nước An Nam mang theo người đưa đường tên là Nguyễn Nham, tự là Nguyễn Bá Linh phạm tội đáng chết chém. Hắn xin sang An Nam để lập công chuộc tội. Cha của Nham vốn người Quảng Đông sang An Nam buôn bán, lấy vợ người xã An Bài, huyện Đông Triều đẻ ra Nguyễn Nham. Đến khi Nham trưởng thành, cha cho về Bắc Kinh du học. Về sau Nham đỗ tiến sĩ, lại giỏi phù phép phù thuỷ để giúp quân Nguyên. Bị bại trận ở Yên Bang, Hưng Đại Vương bắt được đem về xã An Bài quê hương mẹ Nham chém. Sau khi chết linh thiêng tục gọi là Phạm Nhan. Chế bản: Nguyễn Huy Thiêm Thư viện tỉnh Hải Dương
File đính kèm:
- su_tich_tran_hun_dao_mai_hong.pdf