Tài liệu Điều dưỡng cơ bản

Tóm tắt Tài liệu Điều dưỡng cơ bản: ...nh nhân:. 8 Sức khỏe - Nếu là trẻ nhỏ, không hiểu biết, khó điều khiển: cần cho uống thuốc an thần để bệnh nhân nằm yên rồi mới làm. - Người bệnh tỉnh táo: giải thích kỹ thuật không gáy đau, không ảnh hưởng đến cơ thể cần thiết phải làm để giúp cho quá trình điều trị. Bệnh nhân phải bỏ... vô khuẩn: để đựng bơm, kim tiêm, gạc, bộ dây truyền. - Kìm Kocher - Bơm tiêm 5ml, 10ml vô khuẩn - Kim tiêm đã vô khuẩn dài 3cm, đường kính 5/10 - 8/10mm hoặc catheter là một ống chất dẻo xuyên vào ven bệnh nhân thường được đóng gói riêng (kim cánh bướm nếu có). 3 Sức khỏe - Gạc miến... lên để cho những lần hút sau. + Thay ống thông hút khi bẩn + Hằng ngày thay bình dung dịch, ống dẫn 1-2 lần - Tháo bỏ găng (nếu có đi găng). 2.3.2. Hút đường hô hấp dưới (H.129) Hút đường hô hấp dưới thường được tiến hành ngay sau khi hút đường hô hấp trên. Kỹ thuật tiến hành như sau: ...

pdf334 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Tài liệu Điều dưỡng cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uanh 
vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng nước chín. 
Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ 
dàng. Không được thăm dò vết thương. 
Sau đó băng bó vết thương rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều 
trị càng sớm càng tốt. 
Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn 
nhân. Giữ nạn nhân ở tư thế đúng, phòng chống và xử trí ngay nếu 
sốc xảy ra. 
Chú ý: nếu có thể nên cố định vết thương vào phần không bị tổn 
thương của cơ thể và nâng cao vết thương, ví dụ: treo tay bị thương 
vào ngực, cố định chân bị tổn thương vào chân lành... 
2. SƠ CứU Và cHĂM SóC CấP CứU VếT THƯƠNG NặNG. 
MỘT VẾT THƯƠNG SÂU Ở thành bụng là rất nguy hiểm không phải 
chỉ vì sự chảy máu ngoài mà còn vì những cơ quan bên trong cơ thể 
bị thủng, rách hoặc gây chảy máu trong và nhiễm khuẩn. Một phần 
của ruột có thể bị lòi ra khỏi thành bụng. 
2.1. Dấu hiệu và triệu chứng. 
3 
Sức khỏe 
- ĐAU KHẤP Ổ bụng 
- Chảy máu từ vết thương ở vùng bụng 
- Có thể nhìn thấy một phần của ruột hoặc một phần ruột đang lòi ra 
khỏi vết thương 
- Nạn nhân có thể bị nôn 
- CÓ THỂ CÓ dấu hiệu và triệu chứng của sốc. 
2.2. Xử trí cấp cứu. 
2.2.1. Mục đích: 
Hạn chế nhiễm khuẩn và khống chế chảy máu, trong khi xử trí tránh 
để ruột bị lòi ra ngoài: Thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
2.2.2. Hành động 
a) Trường hợp ruột chưa bị lòi ra ngoài 
- Khống chế sự chảy máu bằng cách ép thận trọng các mép vết 
thương với nhau. 
- Ðặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi chống 2 chân để tránh hở 
vết thương và giảm áp lực lên vùng bị thương. Dùng gối đệm hoặc 
quần áo gấp lại để đỡ vai, đầu và dưới khoeo chân. 
- Ðặt một miếng gạc trùm lên vết thương rồi dùng băng cuộn hoặc 
băng dính băng vết thương lại. 
- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân 
ở tư thế hồi phục có gối hoặc đệm đỡ vùng bụng. 
- Nếu nạn nhân ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sức hô hấp 
tuần hoàn ngay. 
- Phòng chống và xử trí sốc (xem phần cấp cứu và chăm sóc sốc). 
* Chú ý: Không cho nạn nhân ăn uống bất cứ một thứ gì. 
4 
Sức khỏe 
- Kiểm tra tần số hô hấp và mạch 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu 
hiệu chảy máu trong. 
- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì dùng tay áp nhẹ lên vùng vết thủng 
để tránh ruột bị lòi ra ngoài. 
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là một cấp cứu 
ưu tiên. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục theo dõi sát và xử 
trí những diễn biến xảy ra. 
b) Trong trường hợp một phần ruột bị lòi ra ngoài 
- Khống chế sự chảy máu nhưng tránh dùng áp lực ép trực tiếp 
mạnh quá. 
Không chạm vào vết thương, không được đẩy ruột vào trong. 
- Ðặt một miếng gạc nhỏ hoặc vải tẩm nước muối hoặc nước muối 
ăn tự pha trùm lên vết thương rồi băng lỏng lại. Phải thường xuyên 
làm ẩm vết thương bằng dung dịch này. Cách pha dung dịch nước 
muối: cho 1 thìa cà phê muối ăn vào 1 lít nước chín. Hoặc có thể 
dùng vành khăn hay một cái bát đã luộc để nguội để úp lên vùng bị 
thương rồi dùng băng cuộn băng lại. 
- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì cũng dùng tay áp lên vết thương để 
tránh ruột bị lòi thêm ra ngoài. 
- Ðặt nạn nhân nằm và tiến hành chăm sóc cấp cứu như trường hợp 
ruột không bị lòi ra ngoài. 
3. SƠ CứU Và CHĂm SóC CấP CứU CáC VếT THUƠNG NGựC. 
Vết thương ngực có nhiều hình thức khác nhau từ những vết thương 
do dao đâm tới những vết thương do tai nạn bởi những máy móc 
công nghiệp nặng hoặc do bị bánh xe đè qua trong tai nạn giao 
thông. 
- Vết thương đâm xuyên 
- Vết thương giập lồng ngực 
5 
Sức khỏe 
- Vết thương có mảng sườn di động. 
3.1. Sơ cứu vết thương đâm xuyên. 
Vết thương đâm xuyên thường do dao đâm, hoặc những vật cứng 
nhọn đâm vào hoặc do đạn bắn hoặc do xương sườn bị ép ra phía 
ngoài da để cho không khí tràn vào khoang ngực. Những vết thương 
này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương ngực hở. 
Trong vết thương này, phổi bên bị thương bị xẹp ngay cả khi phổi đó 
không bị thủng và không còn khả năng hít khí vào... Hơn nữa khi 
xương sườn nâng lên lúc bệnh nhân thở vào làm cho không khí bên 
ngoài bị hút vào khoang lồng ngực qua vết thương sẽ chèn ép bên 
phổi lành dẫn đến tình trạng hô hấp không có hiệu quả và ngạt có thể 
xảy ra. 
3.1.1. Dấu hiệu và triệu chứng 
- Ðau trong ngực 
- Khó thở, thở nông vì có không khí trong lồng ngực 
- Tím tái môi, đầu chi và da biểu thị sự bắt đầu của ngạt 
- Ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt nếu phổi bị tổn thương 
- CÓ THỂ NGHE THẤY TIẾNG THỞ "PHÌ PHÒ" Ở miệng vết thương 
khi nạn nhân thở. 
- CÓ BỌT MÀU HỒNG Ở MIỆNG VẾT THỦNG khi thở ra. 
- Dấu hiệu và triệu chứng của sốc. 
3.1.2. Xử trí cấp cứu: trường hợp không có dị tật 
a) Mục đích: Làm dễ thở bằng cách làm kín ngay vết thương, thu xếp 
chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
b) Hành động: 
- Ngay lập tức dùng bàn tay bịt kín miệng vết thương 
6 
Sức khỏe 
- ĐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế nửa nằm ngửa ngồi nghiêng về phía bên 
phổi bị thương để bên phổi lành hoạt động được thuận lợi. Dùng gối 
hoặc đệm hay quần ÁO GẤP LẠI ÐỂ Ở LƯNG, VÀ đầu. 
- Nhẹ nhàng dặt một miếng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch lên trên 
miệng vết thương. 
- Phủ lên trên miếng gạc hoặc miếng vải một miếng giấy bóng. 
- Dùng băng dính dán các mép của miếng giấy bóng vào da. 
- Dùng băng cuộn băng ép lại 
- Nếu vết thương có lỗ vào và lỗ ra thì phải kiểm tra và có thể phải 
băng kín cả 2 vết thương. 
- Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường nhưng bị bất tỉnh thì ÐẶT NẠN 
NHÂN Ở TƯ THẾ HỒI PHỤC, BÊN PHỔI LÀNH Ở PHÍA trên. 
- Phòng chống và xử trí xốc (xem bài cấp cứu sốc). 
- Kiểm ra tần số mạch nhịp thở và mức độ tỉnh táo 10 phút/lần. Phát 
hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong. 
Hình 176. Băng kín vết thương ngực hở. 
- Chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu 
ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân, giữ 
nạn nhân ở tư thế đúng và xử trí những diễn biến xảy ra. 
Trường hợp vẫn còn dị vật 
- Không được rút dị vật ra. 
- Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật. 
- Ðặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật. 
- Ðặt một vành khăn lên trên vết thương sau đó băng kín lại như vết 
thương không có dị vật. 
- Chăm sóc và theo dõi tiếp theo như đã nêu ở trên. 
7 
Sức khỏe 
3.2. Sơ cứu vết thương giập lồng ngực. 
- Băng bó vết thương bề mặt nếu có. 
- Băng ép tay bên bị thương hoặc cả 2 tay nếu cả hai lồng ngực đều 
bị tổn thương vào ngực nạn nhân (khi băng để nguyên cả áo). Băng 
ép chặt vừa đủ (thắt nút khi thở ra). Nhưng nếu các xương sườn gãy 
thì không được băng ép chặt quá vì có thể làm đầu xương sườn 
chọc vào phổi. 
- Ðặt nạn nhân nằm tư thế như trường hợp bị vết thương đâm xuyên. 
- Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem bài cấp cứu sốc). 
- Chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
Hình 1 77. Buộc tay vào ngực khi bị giập lồng ngực. 
3.3. Sơ cứu vết thương có mảng sườn di dộng. 
Vấn đề chính của vết thương ngực có gãy nhiều xương sườn là làm 
nạn nhân rất khó thở và đau. Hơn nữa đầu của các xương sườn gãy 
có thể làm thủng hoặc rách màng phổi và phổi và gây nên tràn khí 
dưới da và tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi và nếu các xương 
sườn gãy liền nhau và gãy thành nhiều mảnh thì sẽ tạo thành mảng 
sườn di động và gây nên "hô hấp đảo ngược". Mảng sườn này di 
động ngược chiều với phần còn lại của thành ngực làm cho hô hấp 
không hữu hiệu và gây nên xẹp bên phổi tổn thương. 
Mảng sườn di động vào trong khi thở vào và ra ngoài khi thở ra. 
Phần còn lại của thành ngực di động ra ngoài khi thở vào và vào 
trong khi thở ra. 
Hình 178. Vết thương có mảng sườn di động gây nhịp thở đảo ngược 
Khi gặp một nạn nhân bị vết thương thành ngực có mảng sườn di 
động ta phải nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân. 
Cách cố định: 
8 
Sức khỏe 
- ÁP MỘT vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) 
lên trên phần bị tổn thương của thành ngực rồi dùng băng cuộn băng 
chặt lại (H. 179). 
- Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực. 
- Hoặc dùng băng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn 
lại của thành ngực. 
Với sự cố định này sẽ giúp nạn nhân tự thở dễ dàng, và hô hấp sẽ 
hữu hiệu hơn. 
Sau khi cố định đặt nạn nhân nằm tư thế nào mà nạn nhân cảm thấy 
thoải mái nhất. Thường là đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa 
ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng gối hoặc đệm để ở ÐẦU VÀ 
LƯNG. 
Ðề phòng và xử trí sốc và nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh 
viện. 
Hình 179. Cố định thành ngực bằng một gối mỏng và băng cuộn 
Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn 
nhân, xử trí và chăm sóc kịp thời những diễn biến xảy ra. 
4. SƠ Cứu VếT THưƠNG ở ÐầU. 
CHẤN THƯƠNG Ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên 
nhân: 
Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn 
thương rất phức tạp, đa dạng. Trong bài này chỉ đề cập vấn đề sơ 
cứu vết thương rách da đầu và vết thương vỡ sọ. 
4.1. Dấu hiệu và triệu chứng 
- Rách da đầu gây chảy nhiều máu. 
- Có thể thấy não phòi ra ngoài. 
- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê. 
9 
Sức khỏe 
- CÓ THỂ CÓ rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi... 
4.2. Xử trí cấp cứu. 
4.2.1. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu 
- ÉP CHẶT 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ. 
- Cắt tóc xung quanh vết thương 
- Ðặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng băng 
cuộn băng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép 
vết thương lại với nhau sau đó băng lại. 
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp.. 
4.2.2. Trường hợp vỡ xương sọ có não phòi ra ngoài 
- Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì 
- Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn. 
- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khăn xung quanh tổ chức não 
phòi ra rồi dùng băng cuộn băng lại. 
- Nếu không dùng vành khăn thì chỉ được băng lỏng để tránh gây 
chèn ép não. 
Chú ý: 
- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển 
ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm 
thông đường hô hấp. 
- Ðặt nạn nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình TRẠNG NẠN 
NHÂN CHO PHÉP THÌ NÊN ÐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế đầu cao, đầu 
nghiêng về bên lành. 
- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần. 
10 
Sức khỏe 
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 
SƠ CỨU BỎNG 
Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, 
hóa chất và các tia... Vết thương bỏng có thể làm chết người hoặc để 
lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, biến dạng 
mất thẩm mỹ. 
Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: 
- Độ sâu của bỏng. 
- Diện tích của vết bỏng. 
- Vị trí vết bỏng trên cơ thể. 
1. độ sâu của vết bỏng 
Bỏng được phân loại theo độ sâu thành 3 độ: 
1.1 ĐỘ I: BỎNG bề mặt: 
Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi 
bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. 
Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày. 
1.2. ĐỘ II: Bỏng một phần da: 
Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn 
thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng 
nước được hìnhthành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề 
mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự 
lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại 
sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành 
vết bỏng có thể đỏ trong MỘT THỜI GIAN DÀI HƠN. NẾU BỎNG 
1 
Sức khỏe 
ÐỘ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II 
CHUYỂN THÀNH BỎNG ÐỘ III. 
1.3. Ðộ III 
Bỏng toàn bộ các lớp da: Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao 
gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám 
ìại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần 
kinh bị phá hủy. 
Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới 
da cũng có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ. 
Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ 
phía bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy 
thời gian lành vết bỏng thường kéo dài rất lâu. 
Ðộ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của 
các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất... và thời gian 
mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt 
và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng 
nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà 
vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có 
tác dụng làm giảm ÐỘ SÂU CỦA BỎNG. 
2. diện tích VếT BỏNG. 
Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường 
diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9. 
ủa vết bỏng với các dịch của cơ thể phục thuộc vào phần. TRĂM 
ảnh hưởng của vết bỏng với các dịch của cơ thể phụ thuộc vào phần 
trăm diện tích bỏng so với diện tích cơ thể. Bỏng càng rộng thì càng 
nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ 
thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Ðối với người lớn 
nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là 
bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện. 
Hình 215. Cách tính diện tích vết bỏng 
2 
Sức khỏe 
3. Vị TRí VếT BỏNG TR? CƠ THể. 
BỎNG Ở NHỮNG vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với 
tính mạng và quá trình hồi phục. 
Ví dụ: 
- Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị 
sẹo xấu và sự biến dạng 
- BỎNG Ở MẮT có thể dẫn đến mù 
- BỎNG Ở BÀN tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, 
mất hoặc giảm chức năng hoạt động... 
- Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu 
môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian 
lành vết bỏng. 
- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô 
hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô HẤP 
VÀ RẤT DỄ DẪN ÐẾN VIÊM PHỔI... 
4. CHĂM SóC CấP CứU BỏNG NóI CHUNG. 
4.1. Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng. 
Ðây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng 
thêm. 
- Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, 
chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni 
lông để dập lửa). 
- Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, 
dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước 
lạnh để dội vào vùng bỏng. 
- Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng 
ở táy có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng 
bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh lên vùng bỏng 
3 
Sức khỏe 
nhưng phải thay thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn 
nhân thấy đỡ đau rát. 
- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn 
trước khi vết bỏng sưng nề. 
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc 
hoặc vải sạch. 
Chú ý: Ðừng bao giờ: 
- Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào 
trong nước. 
- Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát 
- Sờ mó vào vết bỏng 
4.2. Phòng chống sốc. 
- ĐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế nằm 
- Ðộng viên an ủi nạn nhân 
- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải 
chuyển nạn nhân đi xa. 
Chú ý: 
- Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và 
không có những chấn thương khác. 
- Dung dịch cho uống: Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau để 
cho nạn nhân uông. 
Pha vào 1 lít nước: 
+ 1/2 thìa cà phê muối ăn 
+ 1/2 thìa cả phê muối na tri bicarbonat 
2-3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép. 
4 
Sức khỏe 
Nếu không có điều kiện để pha dung dịch trên thì có thể cho nạn 
nhân uống nước chè đường, nước trái muối, đường hoặc oreson. 
- Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Dùng aspirin 
Khi dùng thuốc giảm đau phải chú ý nếu nghi ngờ nạn nhân có 
CHẤN THƯƠNG BÊN TRONG THÌ không được dùng thuốc giảm 
đau, an thần mạnh. 
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng 
tốt. 
4.3. Duy trì đường hô hấp. 
Nạn nhân bị bỏng vùng mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà BỊ CHÁY 
MÀ Ở ÐÓ CÓ DẦU, đồ đạc, bàn ghế, đang bốc cháy... thì sẽ nhanh 
chóng bị phù mặt và cổ và các biến chứng của đường hô hấp do hít 
phải khói hơi. Những trường hợp này phải ưu tiên số 1 và phải được 
chuyển tới bệnh viện ngay. Nhưng trong khi chờ đợi phải theo dõi sát 
nạn nhân và phải đảm bảo sự thông thoát đường hô hấp (giữ tư thế 
đúng hoặc có thể đặt một canul vào mũi hoặc miệng nạn nhân, có 
trường hợp phải mở khí quản...) 
4.4. Phòng chống nhiễm khuẩn. 
Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất 
thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn: không dùng nước không 
sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng và có điều kiện người cấp cứu 
nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng. 
4.5. Băng vết bỏng. 
- Không dược bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh 
vào vết bỏng. 
- Không được chọc phá các túi phỏng nước 
- Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng 
- Nếu có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì 
dùng vải càng sạch càng tốt. 
5 
Sức khỏe 
- Vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để 
băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc 
hoặc vải phủ vết bỏng. 
Chú ý: Nếu không có băng co giãn thì chỉ được băng lỏng vùng bỏng 
để đề phòng khi vết bỏng sưng nề gây chèn ép. 
- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng 
lỏng cổ tay, làm như vậy sẽ cho phép nạn nhàn vẫn cử động được 
các ngón tay một cách dễ dàng vừa tránh làm bẩn vết bỏng. 
- Nếu vết bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng 
gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Có thể đặt 
nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng 
phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón chân, ngón 
tay và phải khuyên nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay 
nếu có thể được. 
5. cấp cứu một số TRườNG HợP BỏNG đặC BIệT. 
5.1. Bỏng điện 
Ðiện giật hoặc sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số bệnh nhân bị 
bỏng điện thì cơ thể cũng bị ngừng tim do dòng diện đánh vào tim do 
vậy phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay nếu nạn nhân bị ngừng 
tim rồi mới sơ cứu vết bỏng sau. Nhưng trước khi tiến hành vết bỏng 
phải: 
- Ngắt điện 
- Nếu không thể ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp 
xúc với điện (phải dùng vật cách điện: Cao su, gậy gỗ khô để gỡ 
hoặc kéo nạn nhân). 
- Khi sơ cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới 
ngay bệnh viện vì những bệnh nhân bị điện giật rất dễ có rối loạn về 
tim mạch. 
5.2. Bỏng hóa chất 
6 
Sức khỏe 
Một số loại hóa chất như acid, kiềm mạnh hoặc iod, phospho dùng 
trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng 
nặng và làm nạn nhân rất đau đớn; với những loại bỏng nặng và làm 
nạn nhân rất đau đớn với những loại bỏng do hóa chất phải: 
- Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không 
các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. 
Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng 
bằng nước :ó pha bicarbonat. Nếu bỏng là do kiềm thì rửa bằng 
nước có pha giấm, chanh. Nhưng nếu bỏng mắt do hóa chất chỉ 
được rửa bầng nước bình thường. Nếu trong mắt vẫn còn những hạt 
vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra. 
- Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo 
vệ tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo). 
- Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương 
chảy máu. 
- Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị. 
Cấp cứu bỏng thì đơn giản không rắc rối phức tạp nhưng đòi hỏi phải 
cấp cứu khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể 
tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca 
bỏng mà được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên. Nhiều ca bỏng nặng, 
bỏng rộng nhưng được cứu sống và để lại di chứng không đáng kể 
nhờ có sự cấp cứu và chăm sóc cấp cứu ban đầu tốt. 
7 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dieu_duong_co_ban.pdf
Ebook liên quan