Tài liệu Giới thiệu về kế toán

Tóm tắt Tài liệu Giới thiệu về kế toán: ...ng mua vào/ hàng tồn kho ( DNSX). Chi phí mua vào của hàng tồn kho được xem là một khoản chi phí chủ yếu của một DNTM và những thay đổi về chi phí này có ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận. Chi phí khấu hao Khi tài sản được sử dụng để sử dụng để phục vụ sản xuất trong nhiều năm thì chi phí ...hương pháp tính khấu hao 10. Nguyên tắc công khai Nguyên tắc này đòi hỏi báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, dễ hiểu và phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Những báo cáo này phải được trình bày công khai cho tất cả những ai quan tâ...doanh thu - Hiệu suất sử dụng tài sản - Hệ số quay vòng tài sản - Tỉ suất lợi nhuận theo vốn Hệ số hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay khoản phải thu - Chu kỳ chuyển đổi tồn kho - Khả năng thanh toán lãi vay Hai nhân tố chủ yếu của một doanh nghiệp được đánh giá là có khả ...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Giới thiệu về kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí của 1 kỳ là: 
Giá vốn/ giá thành hàng bán trong kỳ 
Các khoản chi khác cần thiết cho hoạt động của kỳ (chi phí bán hàng, chi phí quản 
lý)
Các khoản thiệt hại xảy ra trong kỳ
8. Nguyên tắc khách quan
Tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan, có thể kiểm tra được nghĩa 
là có bằng chứng đáng tin cậy.
Kế toán phải được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan và các quyết 
định khách quan trong phạm vi cao nhất có thể được 
Kế toán là khách quan đồng thời cũng có tính chủ quan trong một phạm vi nhất 
định 
Nghiệp vụ kinh tế ngoại sinh: Tính khách quan và pháp lý cao 
Nghiệp vụ kinh tế nội sinh: Tính pháp lý thấp và mang nặng tính chủ quan 
Kế toán là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Là khoa học, kế toán mang 
tính khách quan, logic. Là nghệ thuật, kế toán có tính chủ quan, phụ thuộc vào người 
làm kế toán. 
9. Nguyên tắc nhất quán: Các khái niệm, chuẩn mực, nguyên tắc, các 
phương pháp mà kế toán sử dụng phải đảm bảo liên tục, nhất quán, không thay đổi 
từ kỳ này sang kỳ khác. 
Nhờ đó các Báo cáo tài chính có thể được so sánh giữa các thời kỳ và so sánh giữa 
các doanh nghiệp với nhau
Trong trường hợp có sự thay đổi phương pháp và chế độ kế toán áp dụng, 
doanh nghiệp phải diễn giải, trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính. 
Ví dụ: Sự thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, sự thay đổi phương 
pháp tính khấu hao 
10. Nguyên tắc công khai 
Nguyên tắc này đòi hỏi báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, dễ 
hiểu và phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh 
nghiệp. Những báo cáo này phải được trình bày công khai cho tất cả những ai quan 
tâm 
11. Nguyên tắc trọng yếu 
Nguyên tắc này chú ý đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mụcmang tính 
trong yếu quyết định tính bản chất, nội dung của sự vật, hiện tượng mà bỏ qua 
những vấn đề, yếu tố thứ yếu không làm thay đổi nội dung, bản chất của sự vật 
hiện tượng. 
Nói cách khác, theo nguyên tắc trọng yếu:
- Kế toán phải ghi chép, phản ánh tất cả các vấn đề quan trọng 
- Kế toán có thể bỏ qua (không ghi chép) những vấn đề không quan trọng 
12. Nguyên tắc thận trọng 
Các giải pháp được lựa chọn phải đảm bảo chắc chắn rằng ảnh hưởng của 
chúng đến vốn chủ sở hữu là ít nhất hay nói cách khác, phương pháp kế toán được 
lựa chọn là phương pháp có lợi thấp nhất. 
Nguyên tắc thận trọng có hai phần:
- Ghi tăng vốn chủ sở hữu khi chúng có chứng cớ chắc chắn 
- Ghi tăng chi phí, giảm vốn chủ sở hữu ngay khi chúng có bằng chứng chưa 
chắc chắn( chứng cớ có thể) 
Khi có sự mâu thuẫn về nguyên tắc thì phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng 
Ví dụ: Việc lập dự phòng cho hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu 
tư tài chính ngắn và dài hạn 
So sánh chi phí dự phòng và chi phí khấu hao tài sản cố định 
- Giống nhau: Đều làm giảm tài sản và tăng chi phí của doanh nghiệp 
- Khác nhau: Khấu hao là sự giảm giá trị chắc chắn của tài sản 
Dự phòng là sự giảm giá chưa chắc chắn. Do đó, đồng thời với khái niệm dự 
phòng còn có khái niệm hoàn nhập dự phòng như một khoản doanh thu. 
Lưu chuyển tiền tệ 
Tiền mặt hay lợi nhuận 
Chu kỳ của dòng tiền 
Vốn hoạt động thuần 
Phân loại dòng tiền (Dòng tiền vào ---> Hoạt động ---> Dòng tiền ra) 
 Lưu chuyển tiền tệ theo phương thức trực tiếp 
Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp 
Phương trình kế toán 
Tài sản = Công nợ + Vốn chủ sở hữu 
Ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế tới phương trình kế toán: 
Nghiệp vụ kinh tế làm tăng một tài khoản ở một vế của phương trình kế toán 
thì đồng thời phải có một tài khoản khác ở vế bên kia của phương trình tăng lên hoặc 
có 1 tài khoản khác ở cùng vế của phương trình giảm đi. 
Phân tích các nghiệp vụ kinh tế bằng thuật ngữ Nợ/ có 
Quy tắc 
Mỗi nghiệp vụ kinh tế được ghi ít nhất 1 bên nợ hoặc 1 có 
Ghi tăng 1 tài khoản tài sản nhập số liệu vào bên nợ 
Ghi giảm một tài khoản tài sản nhập vào Bên có 
Ghi tăng 1 tài khoản vốn chủ sở hữu / công nợ nhập số liệu vào bên có 
Ghi giảm 1 tài khoản vốn chủ sở hữu / công nợ nhập số liệu vào bên nợ 
Ghi tăng 1 tài khoản doanh thu nhập số liệu vào Bên có 
Ghi tăng 1 tài khoản chi phí nhập số liệu vào bên nợ 
Áp dung các qui tắc ghi chép trên cần: 
Hiểu nghiệp vụ kinh tế 
Nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng thế nào đến phương trình kế toán 
Xác định tài khoản bị ảnh hưởng 
Ghi nhớ rằng mọi nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến ít nhất 2 tài khoản, các nghiệp 
vụ phức tạp có thể ảnh hưởng đến 2 tài khoản hoặc hiểu hơn. 
Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng tăng hay giảm lên tài khoản 
Ảnh hưởng này ghi bên nợ hay bên có 
Phân loại tài khoản:Tài sản, Công nợ, Doanh thu, Chi phí, vốn chủ sở hữu 
Phân loại tài khoản Số dư Tăng Giảm 
Tài sản Bên nợ Ghi nợ Ghi có 
Công nợ Bên có Ghi có Ghi nợ 
Vốn chủ sở hữu Bên có Ghi có Ghi nợ 
Doanh thu Bên có Ghi có Ghi nợ 
Chi phí Bên nợ Bên nợ Bên có 
Lựa chọn qui tắc ghi chép 
Tài khoản Tài sản Tài khoản công nợ Tài khoản vốn 
Các khoản 
tăng được 
ghi vào bên 
trái hoặc 
bên Nợ 
Các khoản 
giảm được 
ghi vào bên 
phải hoặc 
bên Có 
Các khoản 
giảm được 
ghi vào bên 
trái hoặc bên 
Nợ 
Các khoản 
tăng được ghi 
vào bên phải 
hoặc bên Có 
Các khoản 
giảm được 
ghi vào bên 
trái hoặc bên 
Nợ 
Các khoản 
tăng được ghi 
vào bên phải 
hoặc bên Có 
Khi áp dụng các nguyên tắc trên 
Tổng số dư nợ của các tài khoản Tài sản = Tổng số các Dư có của các tài Khoản 
công nợ và Vốn chủ sở hữu. 
Phương pháp ghi chép như trên được gọi là ghi sổ kép 
Chủ sở hữu đầu tư 5000 vào kinh 
doanh 
+5000 +5000 
Công ty vay NH 3000 +3000 +3000 
Công ty mua chịu vật tư cung ứng: 500 +500 +500 
Công ty trả các khoản chi bằng tiền: 
4200 
-4200 -4200 
Công ty sử dụng vật tư cung ứng: 300 -300 -300 
Công ty nhận được tiền của khách hàng 
trả cho dịch vụ: 6000 
+6000 +6000 
Trả một phần nợ và lãi vay: 1015 -1015 1000 -15 
Chủ sở hữu rút tiền mặt cho chi dùng cá 
nhân: 600 
-600 -600 
Số dư cuối tháng 8.185(A) 200(B) 2000(C) 500(D) 5885(E) 
Sổ kế toán 
Nhật ký chuyên dùng 
Tăng cường khả năng thông tin
Tăng cường khả năng kiểm soát và tính tin cậy của số liệu trên tài khoản 
Đơn giản trong ghi chép 
Giảm thiểu sự quá tải của sổ nhật ký chung 
Nhật ký chuyên dùng được sử dụng khi: 
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng một dạng 
Các nghiệp vụ cùng được được ghi vào bên nợ hoặc bên có của cùng một tài 
khoản 
Các sổ Nhật ký chuyên dùng
Nhật ký thu tiền 
Nhật ký chi tiền 
Nhật ký mua hàng 
Nhật ký bán hàng 
Loại nghiệp vụ
Thu tiền mặt 
Chi tiền mặt 
Mua chịu hàng 
Bán chịu hàng 
Sổ chi tiết 
Hữu ích trong việc tổng hợp thông tin có liên quan
Dễ dàng trong việc lập các báo cáo với mục đích cụ thể 
Giảm thiểu khối lượng ghi chép trên sổ nhật ký chung 
Các loại sổ chi tiết thông thường 
Sổ phải thu của Khách hàng
Sổ phải trả người bán
Sổ tài sản cố định
Mối quan hệ giữa sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 
Sổ cái các tài khoản ghi số tổng cộng của các sổ chi tiết 
Chuyên đề 2 
Ra quyết định dựa trên thông tin của kế toán
Phân tích báo cáo tài chính 
Phân tích điểm hoà vốn 
Đánh giá hoạt động nội bộ 
Giới thiệu 
Báo cáo lãi lỗ trình bày kết quả hoạt động kinh doanh trong 1 thời kỳ
Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản, công nợ của 1 doanh nghiệp tại 
1 thời điểm nhất định 
Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần phải tổng hợp và 
phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính đã được công khai 
Việc phân tích các báo cáo này dựa vào các hệ số để rút ra kết luận về tình 
hình tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp 
Việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng 
thông tin của từng đối tượng cụ thể. 
Việc phân tích tài chính nhằm mục đích : 
- Dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp 
- Phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm bằng các 
báo cáo tài chính công khai 
Phân tích tài chính có ích ngay cả với đối với các nhà quản lý và người sử dụng 
thông tin bên ngoài doanh nghiệp 
Phân tích tài chính giúp các nhà quản lý xác định và duy trì hiệu quả của các 
cấp quản lý trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực 
Phân tích tài chính giúp cho người sử dụng thông tin bên ngoài ra các quyết 
định về cho vay, đầu tư 
Phân tích tài chính phục vụ quản lý nội bộ 
Các hệ số phân tích 
Hệ số biểu hiện mối quan hệ giữa số liệu của chỉ tiêu này với số liệu của chỉ 
tiêu khác trên báo cáo tài chính và được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau. 
Các hệ số phân tích được phân loại thành 
Các hệ số đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời 
- Tổng nợ/ Tổng vốn 
- Lợi tức gộp/ Lãi phải trả 
Cấu trúc nguồn vốn 
- Tổng nợ/ Tổng tài sản
- Tổng nợ/ tổng vốn 
- Nợ dài hạn/TSCĐ 
Khả năng sinh lợi 
- Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Hiệu suất sử dụng tài sản 
- Hệ số quay vòng tài sản 
- Tỉ suất lợi nhuận theo vốn 
Hệ số hoạt động 
- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay khoản phải thu 
- Chu kỳ chuyển đổi tồn kho 
- Khả năng thanh toán lãi vay 
Hai nhân tố chủ yếu của một doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng tồn 
tại và phát triển 
Doanh nghiệp có khả năng liên tục tạo ra mức lợi nhuận mong đợi 
Doanh nghiệp luôn luôn duy trì được cơ cấu tài chính ổn định 
Các hệ số về khả năng sinh lời 
Doanh lợi tổng vốn = (Lợi nhuận trước thuế)/(Tài sản bình quân) 
(Hệ số này đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Cho biết một đồng vốn bình 
quân trong kỳ tạo ra được mấy đồng lợi nhuận) 
Trong đó: 
Tài sản bình quân= (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2 
Doanh lợi tổng vốn phụ thuộc vào khả năng tạo lợi nhuận của doanh thu và được đo 
bằng: 
Doanh lợi doanh thu = (Lợi nhuận trước thuế)/( Doanh thu) 
(Hệ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu dòng lợi nhuận) 
Hiệu quả sử dụng và quản lý đồng vốn tạo ra doanh thu được đo bằng 
Vòng quay của tài sản = (Doanh thu) / (Tài sản bình quân) 
(Hệ số này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh 
thu) 
(2) 
Tỉ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp) / (Doanh thu) 
(Hệ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp) 
Các hệ số hoạt động 
(1) 
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân 
(Hệ số này cho biết số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ) 
(2) 
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu/Số dư bình quân 
các khoản phải thu 
(3) 
Vòng quay của tài sản = Doanh thu/ Số dư bình quân của TSCĐ 
(4) 
Những hạn chế của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 
Sự khác nhau về quy mô và vốn của các doanh nghiệp trong cùng một ngành 
Tiêu chuẩn để so sánh 
Các báo cáo tài chính thường chỉ phản ánh kết quả của quá khứ 
Để khắc phục 1 phần hạn chế này kết quả phân tích phải được:
So sánh với kết quả quá khứ 
So sánh với kết quả của doanh nghiệp trong cùng ngành và so sánh với mức 
trung bình của ngành đó 
Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 
Chu kỳ kinh doanh = Số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu + Số 
ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 
Được so sánh với 
Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp 
Doanh số mua chịu của nhà cung cấp / Nợ phải trả bình quân 
Quản lý vốn lưu động 
Bản chất của rủi ro tài chính
Khả năng tài chính ngắn hạn phụ thuộc vào khả năng trả các khoản nợ đến hạn 
Mối quan hệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn 
Vốn lưu động= Tài sản lưu động 
Vốn lưu động ròng= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn 
Vốn lưu động(ròng) = Vốn CSH + Nợ phải trả - TSCĐ 
Khả năng thanh toán 
(1) 
Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn 
(2) 
Khả năng thanh toán nhanh = Tiền, các khoản tương đương tiền / Nợ 
ngắn hạn 
Điểm hoà vốn 
Điểm hoà vốn chỉ ra mức độ hoạt động cần thiết để tránh tổn thất
Điểm hoà vốn biểu thị mức doanh thu tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được 
Giảm điểm hoà vốn bằng 3 cách 
Giảm tổng chi phí cố định 
Giảm chi phí biến đổi 
Tăng giá bán sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho việc phân tích điểm hoà vốn, 
chi phí trong doanh nghiệp được phân loại theo cách ứng xứ của chi phí 
Chi phí biến đổi: Là chi phí thay đổi trong tổng số một cách trực tiếp với sự 
thay đổi của mức độ hoạt động. 
Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi trong tổng số khi có sự thay đổi của 
mức độ hoạt động. 
Doanh thu - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định = Lợi nhuận 
Giá bán đơn vị 
sản phẩm x 
Khối lượng 
SP bán ra -
Biến phí/ 
ĐVSP x
Khối lượng sản 
phẩm bán ra -
Chi phí - 
cố định = 
Lợi 
nhuận 
Điểm hoà vốn: 
Khối lượng 
SP bán ra x 
Giá bán đơn vị 
sản phẩm -
Biến phí/ 
ĐVSP -
Chi phí cố 
định =
Lợi 
nhuận 
Khối lượng SP bán ra x Mức dư đảm phí ĐVSP = Chi phí cố định 
Điểm hoà vốn( sản lượng) = Chi phí cố định / Mức dư đảm phí ĐVSP 
Tỉ lệ mức dư đảm phí ĐVSP = Mức dư đảm phí ĐVSP/ Giá bán ĐVSP 
Điểm hoà vốn và các quyết định về sản lượng, giá và lợi nhuận mong đợi 
Sản lượng mong đợi với 1 mức lợi nhuận xác định 
Sản lượng mong đợi(ĐVSP) = (Chi phí cố định + Lợi nhuận xác định) / Mức dư đảm 
phí ĐVSP 
Sản lượng mong đợi( doanh thu) = (Chi phí cố định + Lợi nhuận xác định) / Mức dư 
đảm phí ĐVSP 
Mức an toàn về doanh thu 
Ảnh hưởng của thuế thu nhập 
Ảnh hưởng của thay đổi chi phí cố định 
Ảnh hưởng của thay đổi về mức dư đảm phí 
Ảnh hưởng của thay đổi về chi phí biến đổi 
Ảnh hưởng về thay đổi của giá bán sản phẩm 
Điểm hoà vốn trong DN sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng 
Hạn chế của phân tích điểm hoà vốn trong thực tiễn 
Giả định rằng giá bán ĐVSP không thay đổi khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ 
thay đổi 
Chi phí được phân loại hợp lý thành chi phí cố định và chi phí biến đổi 
Chi phí cố định không thay đổi với mọi mức độ của sản lượng 
Chi phí khả biến/ ĐVSP không thay đổi với bất kể số lượng sản phẩm sản xuất 
là bao nhiêu 
Năng lực sản xuất, công nghệ sản xuất và điều kiện thị trường không thay đổi 
Năng lực sản xuất không tăng thêm trong thời gian phân tích. Điều này đảm 
bảo rằng không có sự thay đổi ( tăng thêm) về chi phí cố định hoặc sự thay đổi trong 
biến phí/ ĐVSP. 
Trong các doanh nghiệp SX lượng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau. Điều 
này giả định rằng sản lượng sản xuất trong kỳ bằng sản lượng bán ra trong kỳ. 
Trong các DNSX nhiều mặt hàng tỉ lệ doanh thu của từng mặt hàng được duy 
trì ở mộ mức cố định. 
Tài liệu tham khảo 
Các văn bản pháp quy về quản lý tài chính- kế toán 
Báo cáo tài chính theo thông tư 167/25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 
Hệ thống văn bản DNNN 
Văn bản chung về QLTC 
Nghị định 59/CP 3/10/96 Ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán cho 
DNNN.
Nghị định 27/1999/NĐ-CP 20/4/99 sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính 
và hạch toán đối với 
DNNN ban hành kèm theo N Đ 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ. 
Các thông tư hướng dẫn 
TT 62/1999/TT-BTC 7/6/99 Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong 
DNNN. 
TT 63/1999/TT-BTC 7/6/99 hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá 
thành sản phẩm, dịch vụ tại các DNNN. 
TT 64/1999/TT-BTC 7/6/99 hướng dẫn việc độ trích lập và sử dụng DP giảm giá 
hàng tồn kho, DP công nợ khó đòi, DP giảm giá chứng khoán. 
TT 65/1999/TT-BTC 7/6/99 hướng dẫn việc thực hiện công khai tài chính đối 
với DNNN 
TT 66/1999/TT-BTC 7/6/99 hướng dẫn việc xây dựng sửa đổi quy chế tài chính 
của Tổng công ty nhà nước. 
TT 67/1999/TT-BTC 7/6/99 hướng dẫn việc sử dụng vốn và hạch toán kế toán 
tiền mua và lãi công trái xây dựng tổ quốc tại các doanh nghiệp 
CV 687 TCT/NV26/3/2001 của Tổng cục thuế về việc quyết toán năm 2002. 
NĐ 103/1999/NĐ-CP 10/9/99 về giao,bán, khoán, kinh doanh, cho thuê DNNN. 
TT 24/1998/TT-BTC 26/2/1998 hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng vốn tái 
đầu tư trong DNNN. 
TT 07/TT-BLĐTBXH 29/3/2000 Hướng dẫn một số điều về lao động theo NĐ 
103/1999/NĐ-CP 10/9/99 về giao bán khoán kinh doanh cho thuê DNNN 
CV 02/KK/TW 4/3/2000 về phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình 
hình tài chính của DNNN. 
Quản lý TSCĐ và khấu hao 
QĐ 166/QĐ-BTC ngày 30/12/99 ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao 
TSCĐ( có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, thay thế QĐ 1062)
NĐ 42/CP ngày 16/7/1996 về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây 
dựng. 
NĐ 88/CP 1/9/1999 V/v ban hành quy chế đấu thầu. 
NĐ 14/2000/NĐ-CP 5/5/2001 sử đổi một số điều NĐ 88. 
NĐ 04/2000/TT-BKH 26/5/2000 Hướng dẫn việc thực hiện quy chế đấu thầu. 
TT 66 TC/ĐTPT 2/11/1996 Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư XDCB. 
TT 24/1998/TT-BTC 26/2/1998 Hướng dẫn chế độ quản lý vốn đầu tư trong 
doanh nghiệp NN. 
NĐ 73/2000 NĐ-CP 6/12/2000 Quy định quản lý phần vốn nhà nước ở DN khác. 
QĐ 1447/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 ban hành quy chế về thuê máy móc thiết 
bị nước ngoài. 
CV 314/TC/QLCS 15/11/2000 Hướng dẫn quản lý và sử dụng hoá đơn bán TS 
thanh lý. 
Quản lý doanh thu và chi phí 
Nghị định 59/CP 3/10/96 Ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán cho doanh 
nghiệp NN.
TT 85/TT-BTC 22/8/97 Hướng dẫn sửa đổi bổ sung thông tư hướng dẫn chế độ 
quản lý doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ tại DNNN. 
TT 63/1999/TT-BTC 7/6/99 Hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi pí và giá 
thành sản phẩm. 
TT 08/2000/TT-TCDN19/1/2000 sửa đổi bổ sung thông tư63/1999/TT-BTC 
ngày 7/6/99 Hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm dịch 
vụ tại các DNNN 
TT 01/1998/TT-btc hướng dẫn thực hiện qui định về chi phí dịch vụ môi giới 
trong DNNN. 
TT 100/2000/TT-BTC 16/20/2000 Quy định về chế độ chi tiêu tiếp khách nước 
ngoài là việc tại Việt Nam. 
Phân phối lợi nhuận sử dụng qũ 
Thông tư 64/1999/TT-BTC ngày 11/5/96 hướng dẫn chế độ phân phối lợi tức 
sau thuế và quản lý các quỹ của DNNN. 
Lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 
Nghị định 28/CP 28/3/97 Đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập.
NĐ 03/2001/NĐ-CP 11/12001: Sửa đổi bổ xung NĐ 28/CP 
TT 05/2001/TT-BLĐTBXH 29/1/2001 Hướng dẫn thi hánh NĐ 28/CP và NĐ 
03/CP. 
TT 06/2001/TT-BLĐTBXH 29/1/2001 Hướng dẫn tính tốc độ tăng năng suất lao 
động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bính quân trong các doanh nghiệp NN. 
TT 13/LĐTBXH- TT 10/4/97 Hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền 
lương và quản lý tiền lương, thu nhập. 
TT 13/LĐTBXH- TT 10/4/97 Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao 
động 
QĐ 83/ QĐ- TTg 15/4/98 về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với các thành 
viên HĐQT, ban kiểm soát TCT nhà nước và DNNN độc lập quy mô lớn. 
TT 18/TTLT-BLĐTBXH-BTC 31/12/98 v/v hướng dẫn xác định quỹ tiền lương 
thực hiện khi doanh nghiệp NN không đảm bảo chỉ tiêu nộp NSNN và lợi nhuận. 
TT 4320/LĐTBXH- TT 29/12/98 Hướng dẫn quy chế trả lương trong các DNNN. 
TT 19/99/TTLT 14/8/99 Hướng dẫn bổ sung TT 18/TTLT-BLĐTBXH-BTC 
31/12/1998. 
QĐ 188/1999/QĐ-TTg 17/9/1999 V/v thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 
TT 23/1999/TT-BLĐTBXH 4/10/1999 Hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm 
việc trong tuần đối với các DNNN. 
TTLT 11/TTLT-BLĐTBXH-BTC 6/4/2000 Hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ 
cấp trong Doanh nghiệp 
TTLT 32/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC29/12/2000 Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh 
tiền lương tối tiểu và phục ấp trong các DN hoạt động theo luật DNNN và luật doanh 
nghiệp. 
TTLB 03/2001/TT-LB 18/1/2000 thực hiện chế độ phụ cấp khu vực. 
NĐ/12/CP 26/1/95 Ban hành điều lệ BHXH. 
NĐ 92/Cp 12/11/98 Sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ BHXH 
TT 19/TT-TB 7/3/94 Hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% bảo hiểm xã hội cho 
ngành lao động thương binh xã hội. 
TT 58/TC/HCSN 24/7/1995 Hướng dẫn tạm thời thu nộp BHXH. 
TT 85/TT-BTC ngày 25/6/1998 Hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với 
BHXH Việt Nam 
TT 02/TT-BLĐTBXH 9/1/1999 Hướng dẫn thi hành nghị định số 93/CP 
12/11/1998 V/v sửa đổi bổ sung 1 số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo NĐ 
12/CP ngày 26/10/1995. 
TT 01/TT-BLĐTBXH 9/1/1999 bổ xung một số điều lệ BHXH ban hành kèm theo 
NĐ 12 CP 
NĐ 299- HĐBT ngày 15/8/1982 ban hành điều lệ BHYT 
TTLT 04/TTLT-BLĐTBXH-BTC 15/3/1999 bổ sung TTLT số 15/98/TTLT ngày 
5/12/1998 hướng dẫn việc thực hiện BHYT bắt buộc. 
NĐ47/CP 6/6/1994 sửa đổi bổ xung một số điều của điều lệ BHYT

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_gioi_thieu_ve_ke_toan.pdf
Ebook liên quan