Tài liệu Văn học Trung Quốc - Phùng Hoài Ngọc

Tóm tắt Tài liệu Văn học Trung Quốc - Phùng Hoài Ngọc: ...ỳ diễm lệ. Thực ra, phú bắt nguồn từ Sở từ của Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc và đạt đến đỉnh cao mẫu mực nghệ thuật thời Hán với những nhà viết phú nổi tiếng thời Hán như Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Ban Cố Tư Mã Tương Như (司马相如) tự Tràng Khanh (179-117 tr CN) người đất Thục, thời ...ịch lại những bài đã biết nhưng thấy bản dịch chưa sát . 5. Luyện sáng tác : Làm một số bài bát cú và tứ tuyệt : Thông thường người ta làm thơ Ðường luật khi cảm xúc, cảm hứng về những giá trị truyền thống, hoặc kỷ niệm, ký ức, ấn tượng quá khứ tương phản với hiện tại. MỘT SỐ KIỂU RA ÐỀ LÀM ...hốc lát để thoát khỏi cảnh đời ngang ngược, để “thực hiện” những mơ ước. Nhược điểm của Liêu Trai là còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng định mệnh, báo ứng luân hồi, quan điểm tướng số NHO LÂM NGOẠI SỬ 儒林外史 [Rú lín wài shǐ] (Chuyện làng nho) Tác giả Ngô Kính Tử 吴敬梓 [Wú Jìng zǐ] Tác giả sinh ...

pdf185 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tài liệu Văn học Trung Quốc - Phùng Hoài Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu hùng vĩ nghiêm mật. 
③语言简洁而纯净, 准确而传神,朴素而多变采。 
 Ngữ ngôn giản khiết nhi đồn tịnh, chuẩn xác nhi truyền thần, phác tố nhi đa biến thái. 
四、主要著作的文体性质归类 
 Chủ yếu trứ tác đích văn thể tính chất qui loại 
1、《论语》是我国先秦时期一部语录体散文集。 
 “Luận ngữ” thị Bộ ngữ lục thể tản văn tập thời kì TiênTần 
2、《春秋》是鲁国的编年史. 
“Xuân thu” thị Lỗ quốc đích biên niên sử 
3、《战国策》是一部国别体杂史书,也是一部优秀的散文总集。 
 “Chiến quốc sách” thị nhất bộ quốc biệt thể tạo sử thư, dã thị nhất bộ uu tú đích tản 
 văn tổng tập. 
4、《国语》是一部国别体史书. Quốc ngữ : thị nhất bộ quốc biệt thể sử thư 
5、《左传》是我国早期的编年体历史著作,同时也是具有文学价值的散文名著 
 “Tả truyện” thị Biên niên thể lịch sử sớm nhất, đồng thì dã thị cụ hữu văn học giá trị đích 
 tản văn danh trứ. 
6、《史记》是我国第一部纪传体通史,同时它也是一部伟大的传记文学作品 
 “Sử kí” thị ngã quốc đệ nhất bộ kí truyện thể thông sử, đồng thì tha dã thị nhất bộ 
 vĩ đại đích truyện kí văn học tác phẩm. 
7、《诗经》是我国最早的一部诗歌总集, 
 Thi kinh: Bộ tổng tập thi ca sớm nhất 
8、《乐府诗集》是唐五代以前乐府诗的总集。 
 Nhạc phủ thi tập: Đường ngũ đại coi đây là tổng tập thơ Nhạc phủ tiền kì. 
9、《世说新语》是一体按内容分类的笔记小说集。 
 Thế thuyết tân ngữ thị Một tập tiểu thuyết bút kí phân loại nội dung (thể văn chương) 
10、《西厢记》是元杂剧,是我国古典杂曲国的不朽著作。 
Tây sương kí thị Tác phẩm tạp khúc cổ điển bất hủ của tạp kịch Nguyên.. 
11、《三国演义》是我国第一部长篇章回小说,也是历史演义小说的开山 之作 
 “Tam quốc diễn nghĩa” thị đệ nhất bộ trường thiên chương hồi tiểu thuyết, 
 dã thị lịch sử diễn nghĩa tiểu thuyết đích khai sơn chi tác. 
12、《西游记》是中国古代最杰出的长篇神魔小说。 
 “Tây du kí” thị Trung quốc cổ đại tối kiệt xuất đích trường thiên thần ma tiểu thuyết. 
13、《金瓶梅》是第一部文人独作的白话长篇小说 
 Kim Bình Mai thị đệ nhất bộ văn nhân độc tác đích bạch thoại trường thiên tiểu 
 thuyết (độc tác: không dùng tài liệu đã có, tự mình hoàn toàn hư cấu) 
14、“三言二拍”是明代代表性的短篇小说集。 
 “Tam ngôn nhị phách” thị Minh đại điển hình tính đích đoản thiên tiểu thuyết tập. 
15、《聊斋志异》是清初最富有创造性, 文学成就最高的志怪传奇文言小说、 
 “Liêu trai chí dị” thị Thanh sơ tối phú hữu sáng tạo tính, văn học thành tựu tối cao đích 
 chí quái truyền kì văn ngôn tiểu thuyết. 
16、《儒林外史》是我国古代最杰出的讽刺文学的代表作。 
 “Nho lâm ngoại sử” thị cổđại tối kiệt xuất đích phúng thích vănhọc đích đại biểu tác. 
17、《红楼梦》是中国古代世情长篇小说的高峰。 
 Hồng lâu mộng : thế tình trường thiên tiểu thuyết đích cao phong. 
18/18、《水浒传》是第一部描写农民起义全过程的英雄传奇长篇小说。 
 “Thủy hử truyện” thị đệ nhất bộ miêu tả nông dân khởi nghĩa toàn quá trình đích 
 anh hùng truyền kì trừơng thiên tiểu thuyết. 
五、主要著作的基本内容归类 
 Chủ yếu trứ tác đích cơ bản nội dung qui loại 
1、《诗经》分为“风”,“雅”,“颂”三个部分,“风”是采自15个地区的诗,其中大多数是民歌;“雅
”有《大雅》,《小雅》, 是产生地王都附近的诗; 
 “颂”有《周颂》, 《鲁颂》, 《商颂》, 是用于宗庙祭祀的诗。 
 “Thi kinh”phân vi “phong”, “nhã”, “tụng” tam cá bộ phận, “phong” thị thái tự 15 cá địa khu 
đích thi, kì trung đại đa số thị dân ca; “nhã” hữu “đại nhã”, “tiểu nhã” thị sản sinh địa phương đô 
phụ cận đích thi; “Tụng” hữu Chu tụng, Lỗ tụng, Thương tụng thị dụng vu tông miếu tế tự đích 
thi. 
2、《论语》主要记载孔子及其弟子的言行。 
 “Luận ngữ” chủ yếu kí tải Khổng tử cập kì đệ tử đích ngôn hành. 
3、《战国策》记载了战国时期谋臣策士洲说各国或互相辩难的言论和行动 
 “Chiến quốc sách” kí tải Chiến quốc thì kì mưu thần sách sĩ Chu thuyết các quốc 
 hoặc hỗ tương biện nan đích ngôn luận & hành động. 
4、《左传》记叙了春秋时期250多年间各诸侯国的政治,军事, 经济, 
 交等方面的历史事实。 
 “Tả truyện” kí tự liễu Xuân thu thì kỳ 250 đa niên gian các chư hầu quốc đích chính 
 trị, quân sự, kinh tế, giao đẳng phương diện đích lịch sử sự thực. 
5、《史记》记叙了上自传说中的黄帝, 下至汉武帝太初年间共3000多年的历史。 
 “ Sử kí” kí sự liễu thượng tự truyền thuyết trung đích Hoàng đế, hạ chí Hán vũ đế thái 
 sơ chu niên gian cộng 3000 đa niên đích lịch sử. 
6、《西厢记》写书生张生与崔相国之女莺莺追求婚姻自由, 反对封建礼教的故事 
 “Tây sương kí” tả thư sinh Trương sinh dữ Thôi tướng quốc chi nữ Oanh Oanh truy 
 cầu hôn nhân tự do, phản đối phong kiến lễ giáo đích cố sự. 
7、《世说新语》记载了东汉末年至东晋年间许多贵族, 名人的言谈逸事。 
 “Thế thuyết tân ngữ” kí tải liễu Đông Hán mạt niên chí Đông Tấn niên gian hứa đa 
 quí tộc, danh nhân đích ngôn đàm dật sự. 
8、《三国演义》 
 以蜀汉与曹魏的斗争为主线, 
描写了自汉末群雄逐鹿至西晋统一历史进程 
 “Tam quốc diễn nghĩa” dĩ Thục Hán dư Tào Ngụy đích đấu tranh chủ tuyến, miêu tả liễu tự 
Hán mạt quần hùng trục lộc chí Tây Tấn thống nhất lịch sử tiến trình. 
9. “水浒传” 描写梁山泊农民起义发生, 发展到失败的全过程 
“Thủy hử truyện”miêu tả Lương sơn bạc nông dân khởi nghĩa phát sinh, phát triển đáo thất bại 
đích toàn quá trình. 
10、”西游记” 
以孙悟空为中心,写唐僧师徒四人西天取经的故事。寄寓了广大人民反抗黑暗势力,要求战
胜自然,克服困难的精神,曲折地反映了封建时代的社会现实。 
 “Tây du kí”dĩ Tôn Ngộ Không vi trung tâm, tả Đường Tăng sư đồ tứ nhân Tây Thiên thủ kinh 
đích cố sự. Kỳ ngụ liễu quảng đại nhân dân phản kháng hắc ám thế lực, yêu cầu chiến thắng tự 
nhiên, khắc phục khó khăn đích tinh thần, thủ chiết địa phản ánh liễu phong kiến thời đại đích xã 
hội hiện thực. 
11、《红楼梦》以贾,王,史,薛四大家族为背景,以贾宝玉, 
、林篱玉的爱情悲剧为主要线索,着重描写了贾家荣, 宁二府由盛到衰的过程。 
 “Hồng lâu mộng” dĩ Giả, Vương, Sử, Tiết tứ đại gia tộc vi bối cảnh, dĩ Giả Bảo Ngọc, Lâm li 
Ngọc đích ái tình bi kịch vi chủ yếu tuyến tác, khán trọng miêu tả liễu Giả gia Vinh, Ninh nhị 
phủ do thịnh đáo suy đích quá trình. 
12、《聊斋志异》描写歌颂爱情。抨击科举制度的腐败。揭露现实政治的腐败和政治阶级
对人民的残酷压迫。热情地歌颂被压迫人民的反抗斗争。 
 “Liêu trai chí dị” miêu tả ca tụng ái tình. Bình kích (phê phán) khoa cử chế độ hủ bại. Yết lộ 
(phơi bày) hiện thực chính trị đích hủ bại hòa chính trị giai cấp đối nhân dân đích tàn khốc áp 
bức. Nhiệt tình địa ca tụng bị áp bức nhân dân đích phản kháng đấu tranh. 
13、《桃花扇》以候方域、李香君的爱情故事为线索,写南明王朝兴亡的历史 
 “借离合之情,写兴亡之感。” 
 “Đào hoa phiến” dĩ Hầu Phương Vực, L í Hương Quân đích ái tình cố sự vi tuyến tác, tả nam 
Minh vương triều hưng vong đích lịch sử,“tá li hợp chi tình tả hưng vong chi cảm”. 
14、《长生殿》一方面颂扬李,杨之间生死不渝的爱情,表达了作者的爱情理想 
 另一方面又谴责他们荒淫祸国,企图达到“垂戒来世”的目的” 
Trường sinh điện nhất phương diện tụng dương lí, dương chi gian sinh tử bất du đích ái tình, 
biểu đạt liễu tác giả đích ái tình lí tưởng; lánh nhất phương diện hựu khiển trách tha môn hoang 
dâm họa quốc, xí đồ đạt đáo “thùy giới lai thế” đích mục đích. 
 15/15、《牡丹亭》通过杜丽娘和柳梦梅生离死合的爱情故事, 
 提示了反封建礼教的主题。 
“Mẫu đơn đình” thông quá Đỗ Lệ Nương hòa Liễu Mộng Mai sinh li tử biệt đích ái tình cố sự, 
đề thị liễu phản phong kiến lễ giáo đích chủ đề (Tác giả: Thang Hiền Tổ, Minh triều) 
6. Tác gia và nhà lý luận văn học 
1. Khổng tử đề xướng lấy việc dạy thơ là cốt lõi, lại đề ra thuyết “hưng, quan, quần, oán”. (*[1]) 
2. Mạnh Tử đề xuất tư tưởng mỹ học của văn nghệ là “cùng niềm vui của nhân dân”, kết hợp 
phương pháp luận phê bình văn học là “lấy ý đón chí”, “hiểu người mà bàn về cuộc đời”. 
3. Lão Tử đề xướng luận thuyết “Âm lớn quá hóa nhỏ, hình quá lớn thì vô hình”. 
4. Trang Tử viết bài đề cao giới tự nhiên, phản đối thuyết lấy người làm trung tâm, đề xướng 
“bức tranh hư ảo”, “vật hóa” và “được ý mất lời”. 
5. Khuất Nguyên đề xướng thuyết “Căm hận sinh cảm xúc làm thơ”. 
6. Tư Mã Thiên đề xướng thuyết “Căm hận viết ra sách”. 
7. Vương Sung viết luận văn đề xướng thuyết “Chân thiện mỹ thống nhất và hòa hợp”. 
8. Chung Vinh viết luận văn “Lấy nghiên cứu trực tiếp ngôn từ làm cốt lõi”. 
9. Lý Bạch bày tỏ lý luận thi ca: đề cao tự nhiên và thanh tân 
10. Vương Xương Linh đề xướng lý thuyết “Cảnh vật trong thơ”. 
11. Tư Không Đồ viết luận văn bàn về phẩm chất của thơ “Ngoài vị lại có vị, ngoài hình có hình, 
ngoài cảnh có cảnh” (ý nói sự hàm súc, tầng lớp trùng điệp của thơ, tạo ra sự tưởng tượng và liên 
tưởng) 
12. Hàn Dũ viết luận văn “văn và đạo hợp nhất, việc qua kể lại, cảm hứng sang mãn thì thành 
văn, văn thuận theo chữ”. 
13. Âu Dương Tu viết luận văn “Văn chương phải làm sáng đạo, hữu ích cho trí tuệ, gây niềm tin 
tưởng, làm đẹp lời nói” 
14. Bạch Cư Dị chủ trương “sáng tác văn chương hợp với thời cuộc, viết thi ca hợp với sự việc) 
15. Nghiêm Vũ bàn về thơ, yêu cầu cần có “ biệt tài, hứng thú đặc biệt”, “nhận thức kỳ diệu” và 
“lấy nghệ thuật thời Thịnh Đường làm chuẩn mực noi theo”. 
16. Lý Trập chủ trương “thuyết đồng tâm” (giữa tác giả và bạn đọc) 
17. Trường phái Công An đề xướng “thuyết tính linh”, tận cùng sẽ biến đổi, gắng sức tìm cái 
mới” 
18. Vương Thổ Trinh chủ trương “thuyết gieo vần tinh thần” 
19. Thẩm Đức Tiềm chủ trương thuyết “cách điệu trong văn chương”. 
20. Ông Phương Cương chủ trương “cơ lý thuyết” (về vận động). 
21.Viên Mai chủ trương “thuyết tính linh” (năng lực bẩm sinh có linh cảm) 
7. Tác phẩm lý luận văn học 
1. Tào Phi bàn về kinh điển, luận văn. 
2. Lục Cơ bàn về thể “phú” 
3. Chung Vinh bàn về “Tác phẩm thơ” 
4. Lưu Hiệp viết tác phẩm “Văn tâm điêu long” (Bàn về văn chương). 
5. Đỗ Phủ bàn về niềm vui làm thơ sáu câu (Hý vi lục tuyệt cú) 
6. Bạch Cư Dị gửi thư cho nhà thơ Nguyên Chẩn, bàn về thi ca . 
7. Hiệu Nhiên bàn về thể thức làm thơ 
8. Tư Không Đồ giới thiệu 24 bài thơ tiêu biểu 
9. Nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu bàn về thể Từ (Luận từ) 
10.Trương Giới bàn về tập thơ Đường của Tuế Hàn 
11. Nghiêm Vũ viết “Thương Lãng thi thoại” (Bàn về thơ Thương Lãng) 
12. Trương Viêm bàn về nguồn gốc của thể loại Từ 
13. Diệp Tiếp bàn về nguồn gốc của thơ (Nguyên thi) 
Kết luận 
Văn học Trung Quốc rất đa dạng phong phú, chỉ cần ít nhất hai cây bút là hình thành một tư trào, 
lưu phái. Đúng là một nền văn học “trăm hoa đua nở”. Tài liệu này chỉ nêu ra những tác phẩm 
nổi bật đại diện cho mỗi thể loại văn học hoặc trường phái sáng tác qua nhiều thời kỳ khác nhau, 
trong số thiên kinh vạn quyển của nền văn học Trung QuốcTuy nhiên giới nghiên cứu văn học 
bỏ qua thành tựu văn học xây dựng CNXH (1949-1976) – có lẽ họ còn thận trọng khi đánh giá 
giai đoạn đặc biệt này. 
Người Trung Quốc có thói quen nói tắt, viết tắt. Chẳng hạn “Trường Đại học Bắc Kinh” nói là 
“Bắc đại”, còn trong văn học nghệ thuật thì lối viết tắt trở thành thuật ngữ văn học. Như “Tam 
Tào” tức “ba cha con Tào Tháo”, “Lý- Đỗ” (Lý Bạch và Đỗ Phủ), tiểu Lý – Đỗ (Lý Thương Ẩn 
và Đỗ Mục), “Kiến An thất tử” gồm bảy nhà thơ. v.v Kiểu nói tắt có thể tóm gọn được cả 
những lý luận dài dòng, như câu Khổng tử nói về Kinh Thi “Hưng quan quần oán” đủ mô tả tác 
dụng cơ bản của thi ca (Mục 6.1 ở trên). Kiểu nói tắt là một cách truyền bá nhanh chóng, gọn 
gàng, dễ nhớ. 
Công trình này tóm tắt nội dung văn học Trung Quốc, sắp xếp 7 yếu tố thành hệ thống, dễ truyền 
bá rộng rãi và thuận lợi cho học sinh, sinh viên ôn thi đại học và nghiên cứu sinh (gọi chung hệ 
đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ). 
Hi vọng sẽ có nhà nghiên cứu văn học Việt Nam bỏ công ra viết một công trình tương tự về nền 
văn học 1000 năm nước Việt. 
(*) Nguồn: nguyên tác Hán ngữ, tổng hợp từ hai trang WEB sau: 
1/  
《中国古代文学史》应用归类法学习 
2/  
Biên giả tổng hợp, dịch nghĩa, chú giải và giới thiệu: 
PHỤ LỤC 1 
BẢNG ÐỐI CHIẾU NIÊN ÐẠI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT 
NAM 
VIỆT NAM TRUNG QUỐC 
Nước Văn Lang – cách đây 4000 năm 
 -Văn hóa Phùng Nguyên 
 -Văn hóa Ðồng Ðậu, Gò Mun 
 -Văn hóa Ðông Sơn 
Nước Âu Lạc 
Vua An Dương vương Thục Phán 
Nửa sau thế kỉ 3 tr CN 
Chiến tranh xâm lấn của Triệu Ðà 
Âu Lạc diệt vong (179 tr.C.N ) 
Thuộc Triệu (179- 111 tr.CN) 
Thuộc Tây Hán (111- 24 sau CN) 
Thuộc Ðông Hán (25- 204) 
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) 
Thuộc Ngô / Tam quốc (244-280 ) 
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) 
Thuộc Tấn (280-420) 
Thuộc Tống (420- 479) 
Thuộc Tề (479-505) 
Thuộc Lương (504-543) 
Nuớc Vạn Xuân (544-603 ) 
Thuộc Tùy (603-617) 
Thuộc Ðường (618-906) 
Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) 
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791) 
Họ Khúc giành quyền tự chủ (905-930) 
Dương Ðình Nghệ (931-937) 
Ngô Quyền chiến thắng Bạch Ðằng (938) 
Ngô Vương (939-967) 
Ðinh (968-980) 
Tiền Lê (980-1009) 
Lê Hoàn và k/c chống Tống lần 1 (981) 
Nhà Lý (1010-1225) 
K/c chống Bắc Tống lần 2 (1075-1077) 
Nhà Trần (1225-1400) 
Kháng chiến chống Nguyên Mông (1258) 
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 (1285) 
Kháng chiến chống Nguyên lần 3 1287-1288) 
Hồ (1400-1407) Quý Ly 
Hậu Trần (1407-1413) 
Thuộc Minh (1414-1427) 
-Kháng chiến chống Minh (1406-1407) 
-Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1409-1413) 
-Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1413) 
- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418) và đại thắng quân Minh 1427 . 
Nhà Lê (1428-1527, trước Lê -Trịnh) 
Nhà Mạc (1527-1595 ) 
Hậu Lê (Lê -Trịnh):1533-1788 
(Ðàng Ngoài & ÐàngTrong chúa Nguyễn) 
Tây Sơn (1788-1802) Nguyễn Huệ 
Kháng chiến chống Mãn Thanh (1788-1789) 
Nhà Nguyễn (1802-1945) (+) 
Cánh mạng Tháng Tám 1945 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1975) 
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
(từ 1976) 
Nhà Hạ (tk 21-17 tr.CN) 
Thương (17-11tr CN) và Aân 
Chu: Tây Chu (11-8 tr.CN) 
 Ðông Chu (8-3 tr.CN) : 
- Xuân Thu (8-5 tr.CN) 
- Chiến Quốc (5-3 tr.CN) 
Tần (221-206 tr CN) 
Hán: Tây Hán (206 tr CN-24 sau CN) 
Ðông Hán (25- 220) 
Tam quốc (220-280) : 
- Ngụy 220-265 
- Thục 221- 265 
- Ngô 222-280 
Tấn : Tây Tấn (265- 316) 
 Ðông Tấn(317-420) 
Nam Bắc triều (420-589) 
Nam triều (420-589) 
Tống (420- 479) 
Tề (479-502) 
Lương (502-557) 
Trần (557-589) 
Bắc Nguỵ 386-534, Đông Nguy 534-550, Bắc Tề 550-577 Tây Nguỵ 535-556, Bắc Chu 557-581 
Tùy (581-617) 
Ðường (618- 907) 
Ngũ Ðại (907- 960) 
Bắc Tống (960-1127) 
Nam Tống (1127-1279) 
Liêu 907-1125, Kim 1115-1234 
Nguyên (1271-1368) 
Minh (1368- 1644) 
Thanh (1644 – 1911) 
- Thuận Trị , 
- Khang Hy , 
- Ung Chính 
- Càn Long , 
- Gia Khánh, 
- Hàm Phong (chồng Từ Hy), Ðồng Trị (hai chị em Từ Hi cùng ngồi ngai vàng),Từ Hi, Đạo 
Quang, Quang Tự & Phổ Nghi. 
Trung Hoa Dân Quốc (1911-1949 ) 
Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa từ 1949 
(+) Ghi chú về các vua nhà Nguyễn (1802-1945) 
Gia Long (1802-1819), 
Minh Mạng (1820), 
Thiệu Trị (1841), 
Tự Ðức (1848), 
Kiến Phúc (1883),Hàm Nghi (1885), 
Ðồng Khánh (1886), 
Thành Thái (1889), 
Duy Tân (1907), 
Khải Ðịnh (1916), 
Bảo Ðại (1926-1945). 
PHỤ LỤC 2 
10 NHÂN VẬT VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG NHẤT NƯỚC TRUNG QUỐC MỚI 
Mạng www.china.com.cn, văn phòng thông tin chính phủ TQ tổ chức bình chọn 
 (Chỉ bình chọn người sáng tác sau ngày thành lập nước Trung Hoa mới 1.10.1949) 
BẢNG XẾP HẠNG VĂN HỌC 
1. Lão Xá nhà văn TQ (1899-1966) 
2. Băng Tâm nhà thơ TQ (1900-1999) 
3. Hải Tử nhà thơ TQ (1964-1989) 
4. Ba Kim nhà văn TQ (1904-2005) 
5. Kim Dung, nhà văn Hồng Công (1924 – ) 
6. Quỳnh Dao, nữ nhà văn Đài Loan (1938 – ) 
7. Trương Ái Linh, nữ nhà văn Hoa kiều Mỹ (1920-1995) 
8. Phó Lôi, phiên dịch, bình luận văn học TQ 
9. Hàn Hàn, nhà văn TQ (1982-) 
10. Tam Mao, nữ nhà văn Đài Loan (1943-1991) 
 BẢNG XẾP HẠNG TỔNG HỢP (văn chương, sân khấu, âm nhạc) 
1 Đặng Lệ Quân, ca sĩ Đài Loan 
2. Vương Phi, ca sĩ Hongkong 
1. Châu Kiệt Luân, ca sĩ Đài Loan 
2. Hàn Tái Phấn diễn viên kịch TQ 
3. Lão Xá, nhà văn TQ(1899-1966 tự tử chết trong CMVH) 
4. Mao Uy Đài, diễn viên Việt kịch TQ 
5. Băng Tâm nhà thơ, nhà văn 1900-1999 TQ 
6. Lỗ Đại Hữu, nhạc sĩ Đài Loan 
7. Hà Chiếm Hào, nhạc sĩ TQ 
8. Triệu Lệ Dung, diễn viên kịch TQ 
PHỤ LỤC 3 
DANH MỤC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 
NGHIÊN CỨU MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC DO BIÊN GIẢ HƯỚNG DẪN 
1. Đặc điểm nghệ thuật của những bài thơ tình bằng hữu tiêu biểu trong Đường Thi. 
 (SV Dương Thị Thúy Hằng, lớp ĐH 1C3, Khóa 1) 
 2. Hình tượng “Gió” trong thơ Đường . 
 (SV Tạ Thanh Hảo, lớp ĐH 2C2, Khóa 2) 
3. Tìm hiểu cảm hứng xuất thế trong thơ Đường. 
 (SV Trần Văn Cẩm, Lớp ĐH 3C2, Khóa 3) 
 4. Hình tượng nhân vật nho sinh và nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng 
Linh. 
 (SV Nguyễn Thị Thu Giang, lớp ĐH 4C2, Khóa 4) 
5. Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quí tộc tài hoa trong tiểu 
thuyết Hồng lâu mộng. 
 (SV Nguyễn Hoàn Anh, lớp ĐH 5C2, Khóa 5) 
 6. Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại. 
 (SV Huỳnh Phương Đan, lớp ĐH 6C2, Khóa 6) 
7. Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn. 
 (SV Nguyễn Trung Nam, lớp ĐH 6C2, Khóa 6) 
 (Văn bản luận văn lưu tại: Thư viện Đại học An Giang, Khoa sư phạm và Bộ môn Ngữ văn) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
 1. Giáo trình Văn học Trung Quốc tập I, II. GS Nguyễn Khắc Phi, GS Trương Chính, GS Lương 
Duy Thứ. NXB Giáo dục, 1988. 
2. Thần thoại Trung Quốc, Ðinh Gia Khánh biên soạn, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 
1994 
3. Lịch sử văn minh Trung Quốc, Will Durant, ÐHSP Thành phố HCM 1990. 
4. Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Lâm Ngữ Ðường. Nhà xuất bản Ca Dao , Sài Gòn 
1970. 
5. Tinh hoa lý luận văn học cổ điển T rung Quốc. Phương Lựu, Nxb Giáo dục 1989 
6. Một số bài giảng chuyên đề Cao học khoá XI Khoa Ngữ văn 
 Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội 1 . 
7. Lỗ Tấn tuyển tập, Nhà xuất bản Hậu Giang 1987. 
8. Thơ Ðường (2 tập), Nhiều người dịch, Nhà xuất bản Văn học HN 1985 
9. Ðường thi, Trần Trọng Kim dịch 
10. Đường thi tam bách thủ, Ngô Văn Phú dịch, Nxb Hội nhà văn 2000 
11. Thiên gia thi, Ngô Văn Phú soạn, Nxb Hội nhà văn 1998 
12. Tam quốc, Tây du, Thuỷ hử, Liêu Trai chí dị, Đông chu liệt quốc, Hồng lâu mộng, Nho lâm 
ngoại sử, Tình sử  
13. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Ðường Thao chủ biên tập I . Lê Huy Tiêu và nhóm 
tác giả dịch Nxb Giáo dục 1999 
14. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Ðường Thao chủ biên – tập 2 . Lê Huy Tiêu và nhóm 
tác giả dịch, Nxb Giáo dục, 2002 
15. Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hóa 1999 hai tập . 
16. Thi pháp Đường thi, Nguyễn Thị Bích Hải, Huế 
17. Thi tiên Lí Bạch, Lê Ðức Niệm, Nxb Văn nghệ TP. HCM 2001 
18. Tống từ. Nguyễn Xuân Tảo biên dịch. Nxb Văn học 1999 
 19. Thi ca từ Trung Hoa, Phùng Hoài Ngọc, Nhà xuất bản Đại học quốc gia tp.Hồ Chí Minh, 
2008 
 20. Tứ thư, Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuân 
biên dịch, Hà Nội: 2003 
21. Three ways of Asian Wisdoms. New York 1968. Nancy Willson Ross. 
Và một số sách, tạp chí khác. 
Mạng internet www.china.com ngày 5.03.2009 
Hết 
 (Đọc tiếp: “Văn học Trung Quốc hiện đại”, cùng chuyên mục Giáo trình văn học) 
Biên giả 
Phùng Hoài Ngọc 
² Ghi chú: Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn tả nàng Kiêu chơi đàn lần cuối cùng có câu 
Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên ? điển cố ngụ ý Thuý Kiều tiếc 
nuối mối tình xưa . 
 § Nhạc phủ (樂府) (phủ coi việc âm nhạc) do Hán Vũ đế (56 tr. CN – 87) lập nên, có 
nhiệm vụ thu thập ca dao và thơ để phổ nhạc. Bài nào được lựa chọn thì gọi là nhạc phủ 
khúc, sau gọi vắn tắt là nhạc phủ. Thành thử danh từ nhạc phủ dùng để chỉ nhiều thể văn 
có vần, phổ vào nhạc được. Trong số này, bộ phận được chọn nhiều nhất, có giá trị nhất 
là dân ca, bởi vậy từ nhạc phủ còn dùng để chỉ dân ca đời Hán (206 tr.CN – 220) và Lục 
triều (220 – 581). Đến thời nhà Đường nhiều thi sĩ đã cải cách thể thơ này, gọi là “Tân 
nhạc phủ”, người thành công nhất là Bạch Cư Dị. 
§ Lê Quí Đôn viết “Văn có ba loại: văn trời, văn đất, văn người”(Vân đài loại ngữ) đã tiếp thu 
quan điểm của Lưu Hiệp (Người viết ghi chú) 
 § § Tán: nghĩa hẹp là làm cho rõ ra một hiện tượng, một vấn đề nào đó. Về sau “tán” chỉ 
bài thơ tâm đắc của nhà sư. Ở đây, Lưu Hiệp dùng như lời kết cho một chương (ông là 
nhà tu Phật giáo). 
(ô) Ghi chú : Trong nguyên tác “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân, Kiều đứng bên 
mộ Lưu Đạm Tiên đã làm bài thơ bát cú ngũ ngôn viếng nàng: 
Săc hương đâu đó tá ? 
Thăm viếng não lòng thay 
chăn gấm trăng soi lạnh 
Đài gương bụi phủ nhoà 
Đất tuy vùi ngọc ấy 
tuyết chưa lấp danh này 
Rượu nhiều như sông đó 
nào ai tưới chốn đây ?! 
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ viết : 
“Một vùng cỏ áy bóng tà 
Gió hiu hiu thổi một và bông lau 
Rút trâm sẵn giắt mái đầu 
vạch da cây vịnh bốn câu ba vần” . 
Kiều của Thanh Tâm tài nhân còn tặng bài thơ an ủi nữa truớc khi từ biệt mộ Đạm Tiên : 
Gió tây đâu bỗng nổi 
rào rào thật buồn thay 
thảm thiết như hờn óan 
thê luơng dạ chẳng khuây 
xe loan đi cõi khác 
Bóng hạc tưởng về đây 
Phảng phất hồn thơm đó 
Rêu xanh rõ dấu giày . 
 Câu hỏi : Tại sao Nguyễn Du không chép nguyên bài thơ của Kiều tặng Đạm Tiên ? 
(*1) Bốn chữ “hưng, quan, quần oán” rút trong sách Luận ngữ: “Học Thi có thể hưng khởi tâm 
trí, giúp khả năng quan sát, cùng với người khác quần tụ, hiểu đúng về oán hận ..”. Câu này trở 
thành một trong các quan điểm cơ bản của Khổng tử vê văn chương (thiên Dương Hóa, câu 9- 
Người dịch: Phùng Hoài Ngọc) 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_hoc_trung_quoc_phung_hoai_ngoc.pdf