Tài liệu về bệnh Ung thư (Phần 1)

Tóm tắt Tài liệu về bệnh Ung thư (Phần 1): ...ăn. 2. Chết tế bào theo lập trinh Chết tế bào theo lập trình là một kiểu chết tế bào, là một biến cố phụ thuộc vào năng lượng đã được lập trình (do đó gọi là chết theo lập trình). Đây là cơ chế quan trọng trong điều hòa tự nhiên trong cơ thể bình thường để duy trì cân bằng giữa tế bào sinh ...ểu mô vòm họng. - Ung thư gan và viêm gan siêu vi : + Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy viêm gan siêu vi B (HBV) có mối liên hệ với ung thư gan nguyên phát (HCC). HCC thường gặp ở những vùng như Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Quốc. Có 80% trường hợp HCC liên quan đến nhiễm virus viêm gan si...tology and its plication for screening policies 1985. BMJ; 293: 6599. 2. Kross LG, 1989. The Papanicolaou test for cervical cancer detection: a triumph and a tragedy. JAMA; 261;737. 3. Mandel JS, Church TR, Ederer F, et all, 1999. Colorectal cancer mortality: effectiveness of bienial screeni...

pdf107 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu về bệnh Ung thư (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh quản 
6 
Sờ một cách hệ thống các vùng hạch đặc biệt là hạch cổ, hạch nách , hạch bẹn để phát 
hiện các ung thư di căn đến hệ thống hạch tương ứng. 
Sờ và gõ vào vùng gan lách để phát hiện gan lách lớn. 
Sờ nắn ổ bụng để phát hiện u ổ bụng hoặc buồng trứng. 
Thăm âm đạo bằng mỏ vịt để phát hiện ung thư cổ tử cung. 
Thăm trực tràng để phát hiện ung thư trực tràng hoặc đánh giá tình trạng của 
dây chằng rộng trong ung thư cổ tử cung hoặc thám sát khối u vùng tiểu khung như u buồng 
trứng. Đối với nam giới thăm trực tràng còn để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến. 
Sờ nắn nhẹ nhàng và cẩn thận vùng bìu để phát hiện khối u tinh hoàn. 
Thăm khám thần kinh để phát hiện các khối u di căn não. 
IV. CẬN LÂM SÀNG 
1. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 
 Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được dùng để khẳng định những tổn thương nghi 
ngờ qua thăm khám lâm sàng và phát hiện những thương tổn mới, như vậy thay đổi được về đánh 
giá giai đoạn bệnh và khả năng điều trị. 
1.1. Xquang phổi 
 Phương pháp chụp Xquang phổi tuy đơn giản nhưng rất hữu ích để chẩn đoán ung thư 
phổi nguyên phát, ung thư phổi di căn, tràn dịch màng phổi, khảo sát các biến chứng nhiễm trùng 
hoặc xơ phổi sau điều trị. Chụp Xquang phổi nên được sử dụng càng rộng rãi càng tốt. 
 Một số hình ảnh có thể thấy được trên phim Xquang phổi: 
+ Hội chứng phế nang hoặc xẹp phổi 
+ Khối u đơn độc hoặc nhiều khối u phổi 
7 
+ Viêm tắc bạch mạch dạng ung thư 
+ Các hốc trong phổi 
+ Khối u trung thất 
+ Tràn dịch màng phổi 
+ Tràn khí màng phổi 
+ Các di căn xương 
+ Xquang xương 
 Xquang xương có thể phát hiện ung thư nguyên phát ở xương hoặc ung thư di căn đến 
xương với 3 hình ảnh khác nhau: 
Các thương tổn hủy xương: biến mất một vùng cấu trúc của xương (di căn từ ung thư 
thận, phổi, ung thư đầu cổ và một số ung thư khác). 
Thương tổn dày xương: Sự dày lên một vùng cấu trúc xương (di căn từ ung thư vú, tiền 
liệt tuyến và ung thư tuyến giáp). 
Thể kết hợp: Vừa hủy và dày xương. 
 Xquang xương thường cho phép chẩn đoán nhanh các trường hợp thương tổn xương. 
 Một số hình ảnh Xquang xương để phát hiện di căn xương: 
+ Hủy xương ở các xương tứ chi 
+ Hủy xương vùng xương chậu 
+ Hủy xương đốt sống 
+ Hủy xương sọ 
+ Thương tổn dày lên vùng xương chậu 
+ Thương tổn dày lên của xương cột sống 
8 
+ Thương tổn dày lên của xương sọ 
Hình1: Chụp X.Quang 
1.2. Mammography 
 Mamography là xét nghiệm đang dẫn đầu trong chẩn đoán ung thư vú. Người ta đã hoàn 
thiện dần về mặt kỹ thuật trong 10 năm qua và những tiến bộ hơn nữa đang trong quá trình hoàn 
thiện như kỹ thuật số hóa. 
 Ngày nay người ta có thể phát hiện khối u nhỏ hơn 4mm đường kính (khối u tiền lâm sàng) 
với những hình ảnh đặc hiệu về đậm độ, bờ không rõ ràng, khối mờ có hình sao,vôi hóa vi thể. 
 Sinh thiết khối u được thực hiện với hệ thống cố định cho chẩn đoán rất tốt về giải phẫu 
bệnh trước khi phẫu thuật. 
Hình 2: Chụp nhũ ảnh 
9 
Hình 3: Kết quả chụp nhũ ảnh 
1.3.Siêu âm 
 Siêu âm được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư. Siêu âm phát hiện được các khối u 
của các cơ quan như khối u gan, u thận, khối u buồng trứng, u tử cung v.v. 
 Siêu âm còn có thể cho biết được tính chất của khối u: dạng đặc hoặc dạng nang. Với 
những đầu dò có tần số cao, siêu âm còn có thể đánh giá được mức độ xâm lấn của ung thư vào 
tổ chức chung quanh (ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...). 
 Chẩn đoán siêu âm dễ thực hiện ở các tuyến y tế, giá cả hợp lý, không độc hại. Tuy nhiên 
siêu âm khó thực hiện đối với các tạng có không khí và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người 
đọc. 
1.4. Đồng vị phóng xạ 
 Đồng vị phóng xạ là một xét nghiệm thăm dò chức năng, chất lượng hình ảnh ít chú ý hơn 
là thăm dò chức năng thật sự. Tuy nhiên, ung thư không chỉ là bệnh lý có thể tạo ra bất thường 
trên đồng vị phóng xạ mà còn một số bệnh lý khác, do đó chúng ta phải thận trọng giải thích 
những bất thường đó và nên đối chiếu với bệnh sử lâm sàng của bệnh nhân. 
10 
1.5. Xạ hình xương 
 Xạ hình xương cho phép phát hiện di căn xương trước khi bất kỳ triệu chứng Xquang nào 
xuất hiện và có thể xem như xét nghiệm sàng lọc để phát hiện di căn xương. Chất đánh dấu được 
tiêm vào là một diphosphonate đánh dấu với 99Technetium. Giống như Phosphorus người ta 
quan sát thấy chất này cố định ở những vùng xương bị thương tổn: Vùng callus xương ở những 
xương bị gãy, bệnh Paget đang tiến triển, ung thư di căn. 
Tổng liều phóng xạ là rất thấp (740MBq) không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. 
 Ở những vùng xương bị ung thư di căn ta có thể thấy hình ảnh tăng cố định chất phóng xạ 
dạng chấm (punctiform hyperfixation). Tuy nhiên hình ảnh này cũng có thể quan sát được ở 
những bệnh lý lành tính như: viêm khớp, viêm xương, di chứng sau chấn thương. 
 Về nguyên tắc chỉ có những ung thư di căn có phản ứng tạo xương mới cố định chất phóng 
xạ đánh dấu, tuy nhiên hầu như tất cả các vùng hủy xương đều kèm theo quá trình tạo xương tối 
thiểu do đó gây ra cố định chất đồng vị phóng xạ đánh dấu. 
 Những ung thư di căn xương phát hiện được bằng xạ hình xương thường là ung thư vú di 
căn, ung thư tiền liệt tuyến di căn và ung thư tuyến giáp. Xạ hình xương có thể thay thế cho chụp 
Xquang xuơng. Những tổn thương xương nguyên phát cho những hình ảnh rõ hơn (ví dụ như 
Sarcom Ewing). 
 Trong những trường hợp nghi ngờ như thoái hóa khớp, hoặc các bệnh lý chuyển hóa về 
xương như bệnh Paget chúng ta có thể chụp Xquang xương hoặc cộng hưởng từ để làm rõ chẩn 
đoán. 
Hình 4: Xạ hình xương 
11 
1.6. Xạ hình tuyến giáp 
 Xạ hình tuyến giáp rất được ưa chuộng để phát họa lên những nhân lạnh và để loại bỏ 
những bệnh lý khác của tuyến giáp tạo ra do sự tăng thể tích của tuyến. 
 Sử dụng Iode phóng xạ đánh dấu phù hợp sinh lý hơn, tuy nhiên thời gian bán hủy của 
Iode phóng xạ dài (8 ngày) gây phiền phức trong vấn đề bảo vệ an toàn bức xạ. Sử dụng 
Technetium99 được ưa chuộng hơn và cho những hình ảnh rõ nét về nhân lạnh và nhân nóng và 
để theo dõi những nhân giáp không độc. 
 Với hình ảnh xạ hình tuyến giáp chúng ta có thể phân biệt một số bệnh lý sau: 
+ Nhân lạnh: Không có cố định Technetium và nên làm thêm các xét nghiệm khác 
để chẩn đoán. 
+ Nhân nóng: Nhân tạo ra nhiều hormone 
- Bướu giáp đa nhân 
- Viêm tuyến giáp 
- Bệnh lý nội tiết của tuyến giáp: Basedow, suy giáp. 
Iode123 để đo mức độ bắt Iode của tuyến giáp và để theo dõi những trường hợp điều trị 
ung thư tuyến giáp bằng iode phóng xạ. 
Hình 5: Xạ hình tuyến giáp 
12 
1.7. Miễn dịch phóng xạ huỳnh quang 
 Kỹ thuật này sử dụng 1 kháng thể đặc hiệu kết hợp với 1 kháng nguyên hoặc 1 mô đặc biệt 
được đánh dấu với 1 đồng vị phóng xạ. Kháng thể đặc hiệu không bị hấp thụ bởi kháng nguyên 
tuần hoàn và nếu có thể không làm rối loạn thêm các thử nghiệm về miễn dịch của kháng nguyên. 
 Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện những vi di căn của những bệnh nhân đã điều trị 
phẫu thuật: Choriocarcinoma (βHCG), di căn của ung thư tiêu hóa (ACE), ung thư buồng trứng 
(CA-125)v.v. 
 1.8. Sử dụng đồngvị phóng xạ trong lúc mổ 
 Với việc sử dụng đầu dò phóng xạ trong lúc mổ, phẫu thuật viên có thể phát hiện ra những 
khối u không thể nhìn thấy được và thực hiện được cắt bỏ hoàn toàn (ví dụ ung thư tuyến giáp tái 
phát tại chỗ, tái phát ung thư tiêu hóa vi thể, dò hạch vệ tinh (sentinel) để vét hạch trong ung thư. 
1.9. PETScan 
 PETScan là một kỹ thuật hình ảnh về chức năng, liên quan trực tiếp chức năng của một cơ 
quan hơn là hình thái của cơ quan đó. Cũng giống với Scintigraphy, chụp PETScan được thực 
hiện bằng cách tiêm một chất đồng vị phóng xạ có đánh dấu, thông thường người ta sử dụng 18-
Fluoro-Desoxy-Glucose (18FDG), chất này khuếch tán trong cơ thể và được phát hiện qua một 
màng huỳnh quang đặc biệt: một camera gắn đồng thời vào đó. Chất đồng vị phóng xạ thường 
dùng có thời gian bán hủy ngắn (từ vài phút tới vài giờ). 18FDG ngày nay thường dùng nhất phục 
vụ cho những nghiên cứu về lâm sàng. Nó là một phân tử glucose, một nhóm hydroxyl ở vị trí 2 
đã được thay bằng một nguyên tử phóng xạ fluor (18F). Tế bào ung thư có sự chuyển hóa năng 
động hơn tế bào bìmh thường, cần nhiều glucose hơn tế bào bình thường. Khi18FDG đã xâm 
nhập vào trong tế bào, nó không chuyển hóa giống như glucose bình thường mà ở lại lâu hơn 
trong tế bào. Khi các tế bào ung thư không biệt hóa tiến triển nhanh và nhân lên, chúng sẽ sử 
13 
dụng một lượng lớn 18F-Glucose. Sự gia tăng chuyển hóa glucose này cũng có thể gặp trong một 
số bệnh lý nhiễm trùng hoặc viêm hoặc một số loại tế bào rất năng động như tế bào não hoặc tế 
bào cơ. Ngược lại, một vài khối u ác tính có thể tiêu thụ glucose thấp, đặc biệt là khối u có độ ác 
tính thấp hoặc khối u hoại tử. Vì vậy độ đặc hiệu của PET-Scan không phải là tuyệt đối. 
 Các chỉ định của PETScan: 
+ Chỉ định trong ung thư 
+ PET dùng để chẩn đoán ung thư, đánh giá giai đoạn và theo dõi trong điều trị 
đặc biệt trong bệnh Hodgkin, Non-Hodgkinlypphoma và ung thư phổi. 
+ Chẩn đoán các khối u đặc. Đặc biệt hữu ích để phát hiện các khối u di căn, các 
khối u tái phát sau khi đã được cắt bỏ. 
Các chỉ định khác của PETScan: 
+ Chỉ định trong một số bệnh lý của não bộ 
+ Bệnh lý tim mạch, bệnh lý xơ mạch, bệnh lý về mạch máu. 
+ Bệnh lý về tâm thần kinh. 
+ Bệnh tâm thần. 
Về dược học: Nghiên cứu về độ tập trung và thải trừ của thuốc. 
 Hình 6: Máy chụp PET-Scan Hình 7:Chụp PET 
14 
 Hình 7: Ung thư gan Hình 8: Ung thư di căn xương 
1.10 Chẩn đoán nội soi 
 Nội soi là phương pháp khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể nhờ các 
phương tiện quang học. Kỹ thuật nội soi ngày càng phát triển nhanh chóng, hiện đại nhờ sự tiến 
bộ của kỹ thuật quang học, công nghệ điện tử vi mạch. 
 Nội soi có vị trí rất quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung 
thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư phế quản, ung thư bàng quang .v.v. 
 Nội soi cho phép tiến hành một số thủ thuật: sinh thiết, cắt polip, điều trị một số tổn thương, 
bơm thuốc cản quang để chụp Xquang (chụp ngược dòng, chụp phế quản). Nội soi can thiệp đang 
phát triển nhanh chóng và đang được áp dụng để tiến hành các phẫu thuật như cắt buồng trứng, 
cắt túi mật, cắt ruột thừa, vét hạch chậu, cắt tử cung và cắt đại tràng. Tương lai phẫu thuật nội soi 
còn phát triển xa hơn. 
Hình 10: Nội soi thấp 
15 
1.11. Chụp cắt lớp vi tính ( CT-Scan) 
 Chụp cắt lớp vi tính là một trong những phương tiện chính để chẩn đoán ung thư trong 
hầu hết tất cả các phần của cơ thể. 
 Những thương tổn (u nguyên phát, hạch nằm ở những vị trí ở sâu, u di căn) với kích thước 
>1cm là tương đối dễ phát hiện. 
 Làm tăng độ cản quang bằng cách tiêm các chất chứa Iodine làm tăng sự hiển thị mạch 
máu, thương tổn do ung thư dễ dàng phát hiện hơn. 
 Máy chụp cắt lớp hiện đại (Multislice) cho phép cắt cùng những lát cắt rất mỏng, với sự 
nhiễm phóng xạ tối thiểu, thực hiện trong một thời gian rất ngắn như vậy loại bỏ những artifact 
do cử động hô hấp làm giảm kích thước của những hình ảnh bệnh lý có thể phát hiện được. 
 Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện những thương tổn tương đối sâu như vậy có thể dùng 
chụp cắt lớp vi tính để hướng dẫn chọc sinh thiết những khối u ở sâu trong cơ thể. 
 Hiện nay chụp cắt lớp vi tính là loại máy tốt nhất để xác định thể tích bia trong điều trị tia 
xạ và để tính toán liều lượng trước khi xạ trị. 
Hình 11: CT Scan 
16 
1.12. Chụp cộng hưởng từ (Resonance magnetic imaging) 
 Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, không dùng tia xạ 
nên an toàn cho bệnh nhân. Nguyên lý cơ bản là các nguyên tử trong cơ thể sau khi đặt trong từ 
trường của máy sẽ cộng hưởng với sóng vô tuyến và phát ra tín hiệu.Tín hiệu này sẽ được thu 
nhận và xử lý vi tính để tạo ra hình ảnh. Đây là dạng sóng điện từ không gây tác hại cho người 
chụp. 
 Chụp cộng hưởng từ cho những hình ảnh rất rõ về bệnh lý thần kinh và xương. Chỉ định 
của cộng hưởng từ hạn chế hơn chỉ định của CT-Scan. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ đang liên 
tục trở nên nhanh và hiệu quả hơn, do đó chỉ định đang tăng lên và dần dần khác với chỉ định của 
CT-Scan. Đặc biệt nhiều nghiên cứu gần đây đang được thực hiện để theo dõi những thay đổi đầu 
tiên được tạo ra do hóa trị liệu, xạ trị và dự báo đáp ứng lâm sàng với điều trị. 
 Một chỉ định khác rất được quan tâm là theo dõi những khối u sau xạ trị (đặc biệt là ung 
thư vú). 
 Hinh 12: MRI vú 
17 
1.13. Một số phương pháp chẩn đoán X.Quang khác 
Phương pháp chụp mạch: trước đây phương pháp này ít được sử dụng, hình ảnh cho thấy 
sự tăng sinh mạch rất mạnh ở khối u (đặc biệt trong những khối u thận và não). Chụp mạch cũng 
còn được sử dụng để điều trị như là nút mạch hoặc hóa chất động mạch. 
Hình 13: Chụp mạch 
2. Chẩn đoán sinh học 
 Một số xét nghiệm sinh học được đòi hỏi để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư. Ví dụ như 
đo giá trị của β-HCG để chẩn đoán ung thư rau thai, thyroglobulin trong ung thư tuyến giáp. 
 Các xét nghiệm sinh học đơn giản khác là hữu ích trong xếp loại ung thư (nghiên cứu về di 
căn gan bằng enzym gan (hepatic enzymology) hoặc tình trạng toàn thân trước khi bắt tay vào 
điều trị (công thức máu, chức năng gan thận, oxymetry). 
 Những xét nghiệm khác nên được thực hiện một cách có hệ thống trong trường hợp có thay 
đổi về tình trạng toàn thân, rối loạn nước điện giải, hoặc kích thích (ví dụ như tăng Calci máu 
hoặc tăng Kali máu). 
 Các xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u (tumors markers) cũng rất được quan tâm để chẩn 
đoán và đánh giá tiến triển của bệnh hoặc độc tính trong điều trị. 
18 
 Chất chỉ điểm khối u là chất hiện diện trong máu, có thể trong nước tiểu hoặc các dịch khác 
của các bệnh nhân ung thư và không có ở người khoẻ mạnh, do đó gợi ý sự xuất hiện của ung 
thư. 
 Một số chất chỉ điểm khối u chính: 
Các protein ung thư của phôi thai:(Oncofoetal proteins) 
+ CEA: (Carcino embrionic antigen) 
Đây là một Glycoprotein hiện diện trong đường tiêu hoá, trong gan và tuỵ của bàothai 
giữa tháng thứ 2 và tháng thứ 6 của thai kỳ. Chúng có tỷ lệ rất thấp ở trong huyết thanh của nguời 
bình thường. CEA có thể tăng cao trong ung thư đường tiêu hoá, ung thư vú và ung thư buồng 
trứng. Tuy nhiên nó cũng tăng trong một số bệnh lý lành tính như xơ gan, thiểu năng hô hấp và 
những người nghiện thuốc lá nặng. 
+ AFP(Alphafoeto-protein) 
Đó là một α1-globulin được tạo ra bởi gan, ruột non và túi Yolk trong thời kỳ bào thai. 
Nồng độ của nó tăng cao trong ung thư gan nguyên phát, trong ung thư tinh hoàn dạng non-
seminomatous hoặc buồng trứng. 
Hormones 
+ HCG (Human Chorionic Gonadotropin) 
Hormon này được tạo ra trong thai kỳ bởi các tế bào syncytiotrophoblastic của nhau thai. 
Nồng độ của nó tăng cao trong ung thư rau thai, ung thư tinh hoàn dạng non-seminomatous và 
ung thư buồng trứng. 
+ Thyrocalcitonin 
19 
Đây là một calcium của tuyến giáp điều hoà hormon, nó tăng cao một cách đặc biệt trong 
ung thư tuyến giáp thể tuỷ, ngoài ra nó còn được tiết ra một cách lạc chỗ trong ung thư phổi tế 
bào nhỏ. 
Enzymes 
+ Acidic Prostatic Phosphatase 
Được tiết ra bởi các tế bào của tiền liệt tuyến bình thường, chúng chủ yếu tăng cao trong 
di căn xương. 
+ Alkaline phosphatase: nồng độ trong máu của nó thường tăng cao trong trường 
hợp di căn gan hoặc di căn xương 
+ LDH (Lactico-dehydrogenase) 
Đây là một enzyme của cơ, nồng độ của nó gia tăng trong lymphoma, ung thư tinh hoàn 
và ung thư phổi do di căn. 
+ PSA (Protate specific antigen) 
Nó là một glycoprotein có nguồn gốc từ tế bào tiền liệt tuyến. PSA gia tăng một cách đặc 
hiệu trong ung thư tiền liệt tuyến và u xơ tiền liệt tuyến. 
Một số yếu tố tiên lượng mới đang nổi lên từ những nghiên cứu về sinh học phân tử và 
đang làm thay đổi phương pháp kiểm tra đối với một số loại ung thư. 
3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh 
 Chẩn đoán ung thư luôn luôn đòi hỏi mổ sinh thiết và xét nghiệm giải phẫu bệnh (ngoại trừ 
trong giai đoạn cuối khi sự điều trị tích cực không còn ý nghĩa). 
 Ngoại trừ một số trường hợp ít gặp, khi bắt đầu chỉ định điều trị triệt căn phải có bằng 
chứng giải phẫu bệnh chẩn đoán là u ác tính (hoặc ít nhất là chẩn đoán tế bào học). Một số trường 
20 
hợp nhiễm trùng kéo dài, một số u lành tính và một vài bệnh hiếm gặp có thể nhầm lẫn với ung 
thư. Tuy nhiên, những sai lầm trong sử dụng xạ trị và hóa trị đối với những trường hợp như vậy 
sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề. 
 Để đảm bảo một cách chắc chắn chẩn đoán ung thư trước khi chỉ định điều trị phẫu thuật, 
xạ trị hoặc điều trị hóa chất bắt buộc phải có kết quả giải phẫu bệnh. 
3.1. Xét nghiệm tế bào học 
Xét nghiệm tế bào bong: Nhiều loại ung thư gây ra tiết dịch, do đó chúng ta có thể lấy 
chất dịch tiết để làm xét nghiệm tế bào như dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch tủy sống. 
Chọc hút khối u bằng kim nhỏ: là phương pháp chẩn đoán có giá trị và cho tỷ lệ dương 
tính cao, có thể thực hiện đối với các khối u nông và sâu trong cơ thể. Với những khối u sâu có 
thể chọc dưới hướng dẫn của siêu âm. 
Chẩn đoán tế bào học có nhiều ưu điểm như nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, giá rẽ. Tuy 
nhiên vẫn còn tồn tại một số âm tính sai và dương tính sai. 
3.2. Sinh thiết trước phẫu thuật 
 Những tiến bộ về lâm sàng mới đây đã đạt được ngày càng nhiều chẩn đoán giải phẫu bệnh 
trước khi phẫu thuật với sự sử dụng nội soi để phát hiện khối u và sinh thiết một cách chính xác. 
Tương tự các kỹ thuật Xquang can thiệp có thể sinh thiết khối u bằng kim. 
Sau đây là một vài ví dụ: 
+ Nội soi thanh quản và sinh thiết đối với ung thư vùng đầu mặt cổ. 
+ Nội soi phế quản với u phổi. 
+ Nội soi dạ dày đối với u dạ dày. 
+ Nội soi đại trực tràng đối với ung thư đại trực tràng. 
21 
+ Soi cổ và thân tử cung đối với ung thư tử cung. 
+ Sinh thiết u vú, gan, thận, tiền liệt tuyến và các u khác dưới sự hướng dẫn của 
siêu âm. 
+ Sinh thiết u vú dưới sự hướng dẫn của bộ phận cố định mammography. 
 3.3. Bệnh phẩm mổ sinh thiết 
 Đối với một số khối u như sarcome phần mềm, di căn phúc mạc do ung thư buồng trứng 
hoặc khối u tinh hoàn, các tác giả khuyên không nên sinh thiết do nguy cơ phát tán tế bào ung thư 
tới cơ quan lân cận. Nghiên cứu đại thể bệnh phẩm sinh thiết nên: 
- Mô tả đầy đủ, chi tiết những mẫu bệnh phẩm khác nhau mà phẫu thuật viên gởi đến. 
- Mô tả hình ảnh đại thể (kích thước, màu sắc, đại thể). 
- Giới hạn của các mốc phẫu thuật. 
- Mô tả tình trạng hạch và làm tất cả các tiêu bản về hạch một cách hệ thống. 
- Lấy mẫu tại mép cắt để làm tiêu bản. 
V. CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN 
 Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràng của ung thư bao gồm đánh giá 
tình trạng tại chỗ, tại vùng và tình trạng di căn xa. Chẩn đoán giai đoạn nhằm các mục đích sau: 
+ Giúp lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp với từng giai đoạn bệnh 
+ Giúp đánh giá tiên lượng bệnh. 
+ Thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, so sánh và đánh 
giá các phương pháp điều trị. 
22 
1. Phân loại TNM 
 T : U nguyên phát 
 To : Chưa có dấu hiệu u nguyên phát. 
 Tx : Chưa đánh giá được u nguyên phát 
 Tis : Ung thư tại chỗ 
 T1-4 : U theo kích thước tăng dần hoặc mức độ xâm lấn tại chỗ của u nguyên phát. 
 N : Hạch vùng 
 No : Chưa có dấu hiệu xâm lấn hạch vùng 
 Nx : Chưa thể đánh giá được hạch tại vùng 
 N1-3 :Mức độ tăng dần sự xâm lấn hạch tại vùng. 
 M : Di căn xa 
 Mo : Chưa có di căn xa 
 Mx : Chưa đánh giá được di căn 
 M1 : Di căn xa 
23 
CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
1. Nêu các xét nghiệm cận lâm sang giúp chẩn đoán ung thư ? 
2. Phương pháp đánh giá phân loại giai đoạn bệnh ung thư và ý nghĩa ? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 
1. Bộ Y tế - Bệnh viện K, 1999. Hướng dẫn thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư, nhà xuất 
bản Y học, trang 7-15. 
2. Đại học Y Hà Nội, 1999. Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản Y học, trang 39-45. 
3. UICC, 1995. Ung thư học lâm sàng, trang 189-207. 
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 
1.Vincent T. De Vita, Principles & Practice of Oncology, Part 2. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ve_benh_ung_thu_phan_1.pdf