Thư viện viện thông tin khoa học xã hội vươn tới hiện đại hóa

Tóm tắt Thư viện viện thông tin khoa học xã hội vươn tới hiện đại hóa: ..., Ðức, Hà Lan. Hung, latinh, Nauy, Rumani, Tây Ban Nha, Trung Quốc... Có những cuốn sách được in ra cách đây hơn ba thế kỷ. Chúng được xuất bản không chỉ ở Việt Nam, Pháp mà cả ở nhiều nước khác nữa: Anbani, Anh, Áo, Ấn Ðộ, Australia, Ba Lan, Băngladet, Bỉ, Bồ Ðào Nha, Brunây, Bunga...h, Trung Quốc = 29.898 biểu ghi. 2. CSDL sách kho La tinh cũ (QTO) và Latinh trước năm 1995: 46.109 biểu ghi CSDL Hương ước: 5.638 biểu ghi 3. CSDL Thần tích thần sắc: 13.210 biểu ghi. 4. CSDL bài tạp chí: 74.204 biểu ghi 5. CSDL mục lục tên tạp chí (SERIAL): 827 tên tạp chí. 6. ... tin còn ẩn chứa trong các kho tin chưa được tổ chức khai thác. Thư viện chưa xây dựng được nhiều cầu nối giữa người dùng tin và kho tài liệu thông qua ngôn ngữ tìm tin. Thư viện Viện Thông tin KHXH với vốn tài liệu đa dạng, phong phú, không ít tài liệu được đánh giá là rất quý nhưng...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thư viện viện thông tin khoa học xã hội vươn tới hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
35 
THƯ VIỆN 
VIỆN THÔNG TIN 
KHOA HỌC XÃ HỘI 
VƯƠN TỚI HIỆN ĐẠI HÓA
PGS. TS. VƯƠNG TOÀN 
Phó viện trưởng Viện TT Khoa học Xã hội 
Phụ trách Thư viện 
1. Tổ chức: 
Trực thuộc Viện Khoa học Xã hội 
(KHXH) Việt Nam, Viện Thông tin 
KHXH 1[1] được thành lập theo Quyết 
định số 93/CP ngày 08/05/1975 của Hội 
đồng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Thư 
viện KHXH (thành lập năm 1960) và 
Ban Thông tin KHXH (thành lập năm 
1973), với chức năng, nhiệm vụ: 
- Xây dựng và thực hiện các 
phương hướng, kế hoạch về công tác 
thông tin-tư liệu-thư viện; đôn đốc và 
phối hợp hoạt động thông tin tư liệu thư 
viện trong toàn Viện KHXH Việt Nam. 
- Tổ chức và phát triển nguồn lực 
thông tin về KHXH và nhân văn, bao 
gồm từ khâu thu thập, bổ sung, trao đổi, 
lưu trữ, bảo quản, đến xử lý, truy cập 
thông tin tới một số thư viện, trung tâm 
thông tin của Việt Nam và các nước. 
- Tổ chức khai thác, thông báo và 
cung cấp kịp thời những thông tin mới về 
KHXH và nhân văn, làm cơ sở cho các 
quyết định của lãnh đạo các cấp và cho 
việc hoạch định các kế hoạch và chương 
trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học 
và văn hoá của đất nước. 
1[1] Trụ sở: 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội . 
- Xây dựng các hệ thống tra cứu 
tin tích hợp, bao gồm cả mục lục truyền 
thống và mục lục điện tử. 
- Nghiên cứu những vấn đề lý 
luận và thực tiễn công tác thông tin - thư 
viện; ứng dụng các công nghệ thông tin 
tiên tiến trong việc tổ chức, phát triển các 
nguồn lực thông tin, lưu trữ, tra cứu và 
dịch vụ thông tin thư viện. 
Năm 2003, Viện Thông tin KHXH 
đã trở thành thành viên chính thức của 
Hiệp hội Thư viện Quốc tế (IFLA). Hiện 
nay, Viện có quan hệ hợp tác với trên 50 
tổ chức nước ngoài và quốc tế tại Hà 
Nội, các Trung tâm thông tin và Thư 
viện lớn, các tổ chức học thuật, các Quỹ 
quốc gia và quốc tế, cá nhân các nhà 
khoa học... của nhiều nước thuộc hầu hết 
các châu lục khác nhau trên thế giới, về 
trao đổi sách báo khoa học, phát triển 
nguồn lực thông tin, về trao đổi, đào tạo 
và bồi dưỡng cán bộ, về các trang thiết bị 
kỹ thuật. 
Viện Thông tin KHXH cung cấp 
thông tin với các hình thức khác nhau 
qua các ấn phẩm như: Tạp chí Thông tin 
KHXH (12 số/năm); bản tin Tài liệu phục 
vụ nghiên cứu, gồm 2 loại: Tin nhanh 
(150 số/năm) và Tin đặc biệt; các Kiến 
nghị hàng tháng gửi VP Trung ương 
Ðảng; các sách điện tử; CD-ROM. Từ 
năm 2003 về trước, cùng với những tập 
Cái mới trong KHXH, sau đổi thành 
Chuyên đề Thông tin KHXH (12 
số/năm), Viện cũng dịch và xuất bản 
nhiều tác phẩm khoa học có giá trị của 
các học giả nước ngoài. 
Viện còn được giao việc tổ chức 
các lớp học nâng cao nghiệp vụ cho cán 
bộ thông tin - thư viện trong toàn Viện 
KHXH Việt Nam. 
Thư viện Viện Thông tin KHXH có 
hai đơn vị trực tiếp phục vụ bạn đọc đến 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
36 
khai thác tài liệu, đó là: Phòng Công tác 
bạn đọc và Phòng Báo Tạp chí. Làm 
công tác thu thập từ các nguồn và xử lý 
kỹ thuật thư viện là cán bộ của hai 
phòng: Phòng Bổ sung và Trao đổi và 
Phòng Phân loại Biên mục. Vận chuyển 
sách từ kho ra phục vụ theo yêu cầu bạn 
đọc là các cán bộ Phòng Bảo quản. 
2. Vốn tài liệu: 
Với hơn một triệu đơn vị tài liệu 
đang lưu trữ, đây là một thư viện chuyên 
ngành vào loại lớn nhất nước ta. Thư 
viện Viện Thông tin KHXH đựợc tiếp 
thu vốn sách báo KHXH từ Học viện 
Viễn Ðông Bác cổ (EFEO) của Pháp 
chuyển giao lại năm 1957, gồm nhiều bộ 
sưu tập quý hiếm, có giá trị cao về khoa 
học, chính trị, văn hoá, lịch sử, văn bản,.. 
đã thu hút một số lượng không nhỏ các 
nhà khoa học trong và ngoài nước đến 
khai thác, sử dụng, góp phần sáng tạo ra 
những công trình khoa học mới. 
Theo kết quả của đợt Tổng kiểm kê 
gần đây nhất (tháng 8-1998) thì vốn tài 
liệu được lưu giữ tại đây có gần 300.000 
cuốn sách, 2.000 tên tạp chí với 200.000 
số, gần 300 tên báo với 200.000 số, hàng 
chục ngàn bản đồ; hàng chục ngàn ảnh, 
hàng ngàn cuộn microfim, hàng chục 
ngàn tấm phim kính và phim nhựa. 
Kho tài liệu này cũng chứa đựng 
nhiều thông tin có giá trị đặc biệt, chẳng 
hạn như kho quốc ngữ có 170 tập Thần 
tích thần sắc của 1.700 làng, gồm khoảng 
230.000 trang tư liệu viết tay có tính chất 
độc bản. Hương ước bằng chữ quốc ngữ 
được soạn thảo vào nửa đầu thế kỷ XX, 
khoảng hơn 5.000 bản. Hương ước được 
viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, toàn 
bộ được coi như văn bản gốc vì đều viết 
bằng bút lông trên giấy dó, gồm 1.225 
văn bản, trong đó hơn 50 văn bản được 
soạn thảo vào các thế kỷ XVIII. 
Tài liệu ở đây không chỉ bằng tiếng 
Pháp và tiếng Việt mà còn bằng nhiều 
ngôn ngữ khác: Anbani, Anh, Ba Lan, Bồ 
Ðào Nha, Ðức, Hà Lan. Hung, latinh, 
Nauy, Rumani, Tây Ban Nha, Trung 
Quốc... Có những cuốn sách được in ra 
cách đây hơn ba thế kỷ. 
 Chúng được xuất bản không chỉ ở 
Việt Nam, Pháp mà cả ở nhiều nước khác 
nữa: Anbani, Anh, Áo, Ấn Ðộ, Australia, 
Ba Lan, Băngladet, Bỉ, Bồ Ðào Nha, 
Brunây, Bungari, Canada, Ðức, Hà Lan, 
Hoa Kỳ, Hongkong, Hungari, Indonexia, 
Italia, Mông Cổ, Myanma, Nam Tư, 
Nauy, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Pakistan, Rumani, Sudan, Surinam, Tây 
Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Ðiển, Thuỵ Sĩ, 
Tiệp Khắc (cũ), Trung Quốc... 
Kho bản đồ được lưu trữ từ nhiều 
năm, ở nhiều tỷ lệ, nhiều khổ giấy, nhiều 
loại giấy. Phần lớn bằng tiếng Pháp, 
nhưng có cả bản đồ được chú bằng các 
ngữ khác: Anh, Nga, Thái, Lào, Hoa... 
Kho tài liệu này lại thường xuyên 
được bổ sung cập nhật bằng các nguồn 
trao đổi và nhận tặng, với số lượng lớn. 
Nguồn thông tin được lưu giữ ở đây hết 
sức phong phú và đa dạng còn do Viện 
được Nhà nước cấp một nguồn kinh phí 
bổ sung sách báo hàng tỷ đồng/năm, kể 
cả ngoại tệ mạnh. 
Tài liệu nhập về được trực tiếp biên 
mục trên máy tính, có định chủ đề và từ 
khoá, tiện cho việc tra tìm tài liệu. 
Sách và báo tạp chí mới nhập về 
được trưng bày dưới dạng kho mở sau 
một năm mới đưa vào kho lưu trữ. Công 
tác phục vụ bạn đọc tra cứu trên máy 
được duy trì ở hai phòng tiếp xúc với bạn 
đọc. Năm 2003, tổng số lượt bạn đọc 
được phục vụ tại Phòng công tác bạn đọc 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
37 
là 19.284; tại phòng đọc Báo - Tạp chí là 
7859 lượt. 
Như vậy có thể nói nhu cầu sử dụng 
tài liệu liên ngành cho công tác nghiên 
cứu rất lớn. Tài liệu được sử dụng quay 
vòng là 237.614 lượt. Hàng tuần, thư 
viện tổ chức hướng dẫn bạn đọc sử dụng 
thư viện, nhất là cách tìm tin trên máy. 
Hiện nay, bạn đọc quen và thích tìm 
tin trên máy tính hơn sử dụng tủ mục lục. 
Nếu chưa thành thạo thì bạn đọc sẽ được 
thủ thư trợ giúp hoặc tìm hộ. Từ 2003, 
thư viện không còn đưa phiếu sách mới 
nhập lên tủ mục lục. Qua điều tra cho 
thấy 85.8% người dùng tin đã thoả mãn 
nhu cầu tìm kiếm thông tin tại Viện 
Thông tin KHXH*. 
Viện đã cho tổ chức đóng bìa bảo 
quản cho tài liệu. Tuy nhiên, trong điều 
kiện kho tàng chật hẹp, không còn diện 
tích xếp giá, nhiều tập báo phải chồng 
chất lên nhau, nhiều cuốn sách phải xếp 
xuống sàn nhà làm giảm tuổi thọ của tài 
liệu và ít nhiều ảnh hưởng tới việc phục 
vụ độc giả. 
Dựa trên những số liệu cụ thể và 
thực tế hoạt động, có thể đánh giá trong 
gần 5 năm qua đã có nhiều cố gắng, nhất 
là trong lĩnh vực ứng dụng tin học. Cán 
bộ thư viện sử dụng máy tính trong 
chuyên môn khá thành thạo. Các CSDL 
được cập nhật ngày càng tăng, đáp ứng 
nhu cầu tìm tin của bạn đọc. 
Từ năm 1998, các CSDL của Viện 
Thông tin KHXH cùng nhiều CSDL bài 
báo tạp chí đặt mua của Xunhasaba, các 
CSDL trên đĩa CD-ROM đã được đưa 
phục vụ cho bạn đọc trên mạng LAN của 
Viện. Hiện nay, bạn đọc đã có thể tra cứu 
các CSDL sau đây: 
* Theo Khoá luận của Bùi Thị Tâm về đề tài Nghiên 
cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Thông tin 
Khoa học xã hội (2004). 
1. CSDL sách Việt và, Nga, Latinh, 
Trung Quốc = 29.898 biểu ghi. 
2. CSDL sách kho La tinh cũ (QTO) và 
Latinh trước năm 1995: 46.109 biểu 
ghi CSDL Hương ước: 5.638 biểu ghi 
3. CSDL Thần tích thần sắc: 13.210 
biểu ghi. 
4. CSDL bài tạp chí: 74.204 biểu ghi 
5. CSDL mục lục tên tạp chí (SERIAL): 
827 tên tạp chí. 
6. CSDL Công báo (từ năm 1974 đến 
năm 2000): 6.746 tên văn bản. 
Cùng với các CSDL chứa trong 
CD-ROM: 
1- Văn bản pháp luật từ 1945 -1998 gồm 
9000 văn bản pháp luật của Nhà 
nước. 
2- Hồ Chí Minh toàn tập 
3- Chuyên đề của Viện Thông tin KHXH 
năm 2000 và 2001 
4-CSDL Social Sciences: Từ năm 1983 
đến tháng 1 năm 2003 gồm 500 tên 
tạp chí có tóm tắt và toàn văn bằng 
tiếng Anh bao quát các chủ đề: 
nghiên cứu hứng thú, nhân loại học, 
nghiên cứu khu vực, y tế và chăm sóc 
sức khoẻ cộng đồng, xét xử tội phạm, 
tội phạm học, kinh tế học, nghiên cứu 
môi trường, dân tộc học, nghiên cứu 
gia đình, nghiên cứu về giới, địa lí 
học, nghiên cứu tuổi già, quan hệ 
quốc tế, luật, nghiên cứu dân tộc 
thiểu số, hành chính công và kế 
hoạch hoá, khoa học chính trị, tâm 
thần học, tâm lý học, dịch vụ công, 
công tác xã hội, xã hội học, nghiên 
cứu đô thị... 
5-CSDL Humanites: Từ năm 1984 đến 
tháng 01 năm 2003 có tóm tắt và toàn 
văn bằng tiếng Anh bao quát các chủ 
đề: khảo cổ học, nghiên cứu khu vực, 
nghiên cứu kinh điển, truyền thống, 
múa, phim ảnh, dân ca, nghiên cứu về 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
38 
giới, lịch sử, báo chí, ngôn ngữ, văn 
học và văn học xã hội phê phán, âm 
nhạc, nghệ thuật thể hiện, triết học, 
tôn giáo và thần học... 
6- CSDL Dialog on Disk: Gồm các bài 
tạp chí nước ngoài về KHXH bằng 
tiếng Anh 
7- CSDL Văn Uyên tứ khố toàn thư chứa 
toàn văn kho sách Trung Quốc bao 
gồm các bộ: Kinh, Sử, Tử, Tập bao 
quát các lĩnh vực khoa học: triết học, 
sử học, kinh tế, luật học, văn học, địa 
lý, toán học, sinh vật học,... với trên 
700 triệu chữ Hán ghi trong 36.000 
cuốn sách hiện lưu tại Trung Quốc. 
Nhằm thông báo cho bạn đọc biết 
vốn sách mới nhập về Viện KHXH Việt 
Nam (và hồi cố dần dần, bao gồm cả Thư 
viện KHXH tại TP Hồ Chí Minh), với 
chức năng là cơ quan chính trong hệ 
thống các thư viện thuộc Viện KHXH 
Việt Nam, Viện Thông tin KHXH đã xây 
dựng CSDL tích hợp từ tháng 3/1998 
đến nay. Tính đến ngày 16/9/2004, 
CSDL tích hợp này bao gồm 38.915 biểu 
ghi tiếng Việt và Latin, 590 biểu ghi 
tiếng Nga, 1124 biểu ghi tiếng Hán. Từ 
CSDL này, Thông báo sách mới nhập 
được phát hành hàng tháng. Hàng quý, 
cũng phát hành Thông báo sách mới 
nhập vào thư viện Viện Thông tin 
KHXH . 
Tuy nhiên, phải thừa nhận là Viện 
Thông tin KHXH còn quá chậm triển 
khai các hoạt động để thỏa mãn những 
nhu cầu dịch vụ thư viện mới. Sự đầu tư 
hạn chế do điều kiện kho tàng, diện tích 
làm việc và phục vụ bạn đọc hiện tại rất 
chật hẹp đã hạn chế sự phát triển của một 
thư viện muốn hiện đại hoá. Việc kiểm 
soát bạn đọc sử dụng thư viện khó khăn. 
Việc ứng dụng tin học hoá mới chỉ 
ở bước khởi đầu. Việc nhập hồi cố vào 
CSDL các loại tài liệu mà thư viện đang 
lưu giữ mới chỉ ở mức khiêm tốn. Trong 
khi đó, những nguồn tin còn ẩn chứa 
trong các kho tin chưa được tổ chức khai 
thác. Thư viện chưa xây dựng được 
nhiều cầu nối giữa người dùng tin và kho 
tài liệu thông qua ngôn ngữ tìm tin. 
Thư viện Viện Thông tin KHXH 
với vốn tài liệu đa dạng, phong phú, 
không ít tài liệu được đánh giá là rất quý 
nhưng chưa được bạn đọc khai thác 
nhiều bởi phương tiện tra cứu còn bất 
cập. Nhiều kho tài liệu tạm thời coi là 
chết vì không được phản ánh trên tủ mục 
lục cũng như những thông tin ẩn chứa 
không được khai thác vì thiếu ngôn ngữ 
tìm tin. Chính cán bộ thư viện cũng 
không thể nắm được nội dung và giới 
thiệu với bạn đọc vì hàng rào ngôn ngữ. 
Sau đợt Tổng kiểm kê, vốn tài liệu 
quý hiếm phần nào đã được bảo quản 
khá hơn, có điều kiện xã hội hoá, bạn 
đọc đến khai thác mỗi năm một nhiều 
hơn. Song đáng tiếc là Viện chưa được 
thực hiện dự án tiếp theo để có thể baỏ 
quản tốt những kho tài liệu đã cũ (về thời 
gian xuất bản) nhưng quý hiếm (vì không 
mấy nơi có và lưu giữ được). Cần có đủ 
diện tích tối thiểu, cũng như có những 
biện pháp và phương tiện bảo quản để 
chúng thực sự trở thành những tài liệu 
quý hiếm được nhiều người biết và có 
thể đến khai thác. Chẳng hạn, như trong 
kho có những bức tranh cỡ lớn, nếu 
không có biện pháp bảo quản và trưng 
bày thì mãi mãi chỉ là tấm vải mục vẫn 
được lưu giữ trong kho thật đấy, song nó 
tự nát dần theo thời gian. 
Nếu như được đầu tư thoả đáng, 
Viện Thông tin KHXH có thể tổ chức 
khai thác kho tư liệu để giới thiệu quảng 
bá tới bạn đọc. Làm một lần có thể sử 
dụng nhiều lần, sao cho mỗi cán bộ thư 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
39 
viện có thể biết được nội dung và giới 
thiệu được với nhiều bạn đọc khác nhau 
thông qua ngôn ngữ tìm tin. Người có 
thể khai thác kho tư liệu không ai khác 
chính là đội ngũ cán bộ nghiên cứu có 
trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi. 
Ngoài việc nhập CSDL còn có thể số hoá 
các tài liệu đặc biệt để có thể khai thác 
sử dụng. Mong muốn của những người 
làm thư viện là làm thế nào để xã hội hoá 
vốn tài liệu mình lưu giữ. 
Thư viện phải tổ chức được các kho 
mở theo môn loại khoa học để bạn đọc 
có thể tiếp cận lựa chọn tài liệu trực tiếp 
trên giá sách. Ðó là xu hướng tất yếu của 
thư viện hiện đại. Ngoài ra, tự động hoá 
trong các hoạt động thư viện cũng cần 
phải đặt ra như thẻ từ, mã vạch, mượn trả 
tài liệu, thống kê, kiểm kê bằng máy tính. 
3. Chiến lược phát triển: 
Mười sáu năm về trước, chúng tôi 
đã lưu ý rằng Hoạt động thông tin 
KHXH ở nước ta lâu nay phân tán và 
còn bị coi nhẹ. Người ta chưa dành cho 
nó một mối quan tâm xứng đáng để nó 
có thể đáp ứng được nhu cầu phong phú 
của người dùng tin là những nhà nghiên 
cứu và giảng dạy KHXH trong và ngoài 
nước. Nó chưa có khả năng trả lời nhanh 
chóng kịp thời và chính xác những câu 
hỏi mà KHXH Việt Nam và thế giới đặt 
ra. Một phần bởi vì nó chưa có điều kiện 
tiếp cận và nắm bắt những thông tin cần 
thiết, phương tiện cất giữ và khai thác 
thông tin lạc hậu, không phù hợp với 
cách quản lý một kho thông tin hiện 
đại2[2]. 
Thư viện Viện Thông tin KHXH 
nay được xếp vào một trong 6 thư viện 
2[2] Tính kinh tế của tin học hóa công tác tư liệu. Tc 
Nghiên cứu kinh tế, 1988, s. 4, tr.75. 
có vị trí đặc biệt quan trọng được Nhà 
nước đầu tư tập trung (Nghị định của 
Chính phủ quy định chi tiết thi hành 
Pháp lệnh Thư viện). 
Chiến lược phát triển Viện Thông 
tin KHXH giai đoạn đến 2010 xác định 
xây dựng một thư viện hiện đại về 
KHXH và nhân văn, ứng dụng các thành 
tựu của công nghệ thông tin hiện đại và 
đa dạng hoá các dịch vụ thông tin. 
Từ cuối thế kỷ trước, theo thiết kế 
chung, một Thư viện KHXH tổng hợp sẽ 
được xây dưng để trở thành nơi lưu giữ 
tư liệu bao gồm hàng triệu đầu sách, 
phim ảnh, bản đồ quý hiếm. Ðó sẽ là 
khối nhà 12 tầng, với diện tích 5.000 m2 
sàn, thuộc Tổ hợp công trình ở ngã tư 
Ðội Cấn - Liễu Giai. 
Trong Chíến lược phát triển của 
Viện, trụ sở mới này sẽ bao gồm một kho 
sách có sức chứa hai triệu đơn vị thư 
viện (tính đến năm 2010) bảo đảm yêu 
cầu chiếu sáng, thông gió, vận tải nội bộ 
bằng băng chuyền ngang dọc, có khả 
năng khống chế vi khí hậu cho những 
phương tiện mang tin chuyên dạng 
(phim, ảnh, băng từ, đĩa hát, CD-ROM), 
có những hệ thống giá kệ chuyên dụng 
thích hợp (cố định và di động), hệ thống 
báo cháy, chữa cháy tự đông. 
Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều 
thách thức, Viện Thông tin KHXH đang 
tăng cường mọi mặt để có thể sớm hình 
thành một Thư viện tổng hợp hiện đại 
nhất về KHXH và nhân văn, có thể hội 
nhập, liên thông và trao đổi, cùng chia sẻ 
nguồn lực thông tin với các trung tâm 
thông tin - thư viện ở nước ta và thế giới. 
Hà Nội 
Tháng 10-2004 

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_vien_thong_tin_khoa_hoc_xa_hoi_vuon_toi_hien_dai_ho.pdf