Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Tóm tắt Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: ... khách không chỉ tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu giá trị tự nhiên đặc sắc mà còn được tắm biển và thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản tươi ngay trên bãi biển. 2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn Quan Lạn với tổng số dân 4.787 người thuộc 1.071 hộ và mật độ dân số khá cao 55 ...ượng khách (người) 4.500 6.031 8.402 21.089 Số lượng khách lưu trú qua đêm (người) 1.251 2.134 5.231 11.838 Nguồn: [6] P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 60 Thời gian lưu trú trung bình của du khách là 1,5 n...p đối tượng sau: Bảng 5. Các lớp đối tượng trong CSDL STT Tên lớp đối tượng Mô tả Định dạng Các trường thuộc tính 1 RanhGioi Ranh giới hành chính Polyline Loại ranh giới 2 HienTrang Hiện trạng sử dụng đất Polygon Mục đích sử dụng, năm hiện trạng, ghi chú 3 GiaoThong Giao thông Polyline T...
3.4. Khách du lịch Khách du lịch: khai thác những tuyến du lịch liên kết, lượng khách du lịch đến xã Quan Lạn ngày càng tăng ước đạt năm 2013 lượng khách tới Quan Lạn là 18.500 lượt, khách nội địa tăng 22% và khách quốc tế tăng 26% so với cùng kỳ năm 2012 [7]. Cũng tương tự, lượng khách du lịch đến xã Minh Châu năm 2010 chỉ đạt 4.500 lượt đến năm 2013 con số này đã tăng 4,6 lần (bảng 3). Bảng 3. Lượng khách du lịch đến xã Minh Châu giai đoạn 2010-2014 Năm 2010 2011 2012 2013 Số lượng khách (người) 4.500 6.031 8.402 21.089 Số lượng khách lưu trú qua đêm (người) 1.251 2.134 5.231 11.838 Nguồn: [6] P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 60 Thời gian lưu trú trung bình của du khách là 1,5 ngày, với những hoạt động du lịch được ưa thích như tắm biển bãi Minh Châu, thăm quan đình chùa Quan Lạn và thưởng thức ẩm thực địa phương. Mức độ hài lòng của du khách: Quan Lạn là hòn đảo đẹp, giàu tiềm năng du lịch, nhưng hệ thống hạ tầng vật chất còn hạn chế về điện sinh hoạt, nước sạch và giá dịch vụ cao khiến tỷ lệ du khách hài lòng về du lịch địa phương không cao 20,3%, tỷ lệ cảm thấy bình thường là 41,1% và đặc biệt tỷ lệ cảm nhận không hài lòng tới 16,2%. Nguyên nhân không hài lòng của du khách chủ yếu do dịch vụ còn khá đơn điệu, thiếu các hoạt động như vui chơi giải trí trên biển, các hoạt động thương mại dịch vụ về đêm, sản phẩm lưu niệm của địa phương. 3.5. Hoạt động giáo dục và thuyết minh môi trường Hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường tại các điểm du lịch là nguyên tắc hoạt động cơ bản của DLST, hoạt động này tại đảo Quan Lạn đã có và gắn kết chặt chẽ với VQG Bái Tử Long. Vườn thường xuyên mở các khóa học nâng cao nhận thức về “bảo tồn rùa biển” cho các thầy cô dạy môn sinh vật và làm công tác Đoàn, Đội của huyện Vân Đồn cũng như các ngư dân đang sinh sống vãng lai và nuôi trồng thủy sản trong VQG. Trung tâm giáo dục cộng đồng do Fronter – Việt Nam đã tài trợ xây dựng phòng trưng bày tại xã Minh Châu, du khách có thể tìm hiểu giá trị tự nhiên, lịch sử cũng như những loài động thực vật quý hiếm của Vườn tại đây. Bên cạnh đó, hai xã Quan Lạn và Minh Châu cũng đã mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng du lịch cho một số nhà nghỉ, khách sạn và khóa học tiếng anh, bồi bàn, buồng phòng, nấu bếp, hướng dẫn viên nhưng số lượng người tham gia còn hạn chế. 3.6. Hỗ trợ cộng đồng địa phương Du lịch tại đảo Quan Lạn đã bước đầu mang lại lợi ích xã hội cho người đân địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp bằng việc tạo cơ hội việc làm tại các khu du lịch, resort, cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống với các công việc cụ thể như quản lí nhà nghỉ, khách sạn, chạy xe túc túc đưa đón khách du lịch, mở quán ăn, lễ tân, hướng dẫn viên, bán hải sản, cho thuê xe máy, Dựa trên kết quả điều tra xã hội học tại đảo Quan Lạn vào tháng 5 năm 2013, nhóm tác giả đã thu thập được thông tin về mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch (bảng 4). Bảng 4. Sự tham gia du lịch của một số hộ dân tại đảo Quan Lạn Họ và tên Thôn, Xã Năm bắt đầu hoạt động du lịch Người tham gia/tổng số người trong gia đình Hoạt động tham gia Phạm Hữu Thỏa Đông Nam, Quan Lạn 2008 Xây dựng nhà nghỉ Khải Huyền 6/7 Kinh doanh nhà nghỉ; bán hải sản khô; cho thuê xe đạp, xe máy Phạm Hùng Văn Xóm Đoài, Quan Lạn 2011 Mượn đất công ty Vic giá 1 triệu/năm 4/6 Xây dựng lều nghỉ chân gần bãi tắm Quan Lạn; thu mua hải sản, (từ tháng 4-9) Nguyễn Trọng Đức Đông Nam, Quan Lạn 2002 Xây dựng nhà nghỉ Ngân Hà 2/5 Kinh doanh nhà nghỉ; Bán tạp hóa; Cho thuê xe máy, xe đạp Bùi Thị Hải Quang Trung, Minh Châu 2013 Bán tạp hóa 2/4 Bán hàng tạp hóa; Bán hải sản khô Nguyễn Thị Thảo Nam Hải, Minh Châu 2007 Mua xe túc túc 1/4 Chạy xe túc túc (giá 600.000đ/chuyến); Bán hải sản khô Lài Xuân Thành Ninh Hải, Minh Châu 2010 Bắt đầu cho khách nghỉ lại tại nhà 3/4 Cho khách nghỉ qua đêm; Hướng dẫn du lịch; cho thuê xe máy, xe đạp P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 61 Du lịch đã thu hút số hộ nhất định tham gia, có gia đình tới 6/7 người làm dịch vụ du lịch, các hình thức tham gia khá đa dạng và có sự phân hóa giữa xã Quan Lạn và Minh Châu. Dịch vụ tham gia phổ biến của người dân xã Quan Lạn là kinh doanh lưu trú, cho thuê xe máy xe đạp, còn với xã Minh Châu là dịch vụ hướng dẫn viên, lái xe túc túc và bán hải sản khô. 3.7. Đánh giá chung du lịch đảo Quan Lạn a) Thuận lợi Đảo Quan Lạn thuộc cụm đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là bức bình phong vững vàng ngăn sóng biển, che chắn cho Vân Đồn, giúp Vân Đồn trở thành nơi neo đậu tàu thuyền an toàn và thuận tiện trong kết nối du lịch đảo Quan Lạn với đảo xung quanh. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như bãi Minh Châu, bãi Nhãng Rìa, bãi Bể Thích, bãi Chương Nẹp, bãi Giữa, hệ sinh thái rừng Trâm, hệ sinh thái rừng ngập mặncùng các giá trị nhân văn đặc sắc như các bến thuyền cổ, di tích lịch sử và lễ hội là tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái địa phương. Độ sâu tại các bãi biển trên đảo khá thấp từ 5 đến 10m, được bao bọc trong vịnh Bái Từ Long nên nước biển tại các bãi tắm rất sạch. Ngoài ra, các thông số khí hậu, hải văn khá thuận lợi cho loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Du lịch đã dần thay đổi chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương như đường giao thông, phương tiện vận chuyển kết nối đảo Quan Lạn với thị trấn Cái Rồng và đường bộ kết nối các thôn trong đảo; số lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, du lịch đã giúp người dân nâng cao chất lượng sống, giúp họ có thêm việc làm và thu nhập. b) Khó khăn Du lịch Quan Lạn có tính mùa khá rõ nét, lượng khách du lịch đến đảo tập trung chủ yếu vào các tháng hè từ tháng 4 đến tháng 7, 8 dương lịch do vậy công suất sử dụng phòng khách sạn không thực sự hiệu quả. Đảo Quan Lạn nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 55km nên khả năng cung ứng nước ngọt, điện lưới cho sinh hoạt của người dân và du khách còn nhiều khó khăn kéo theo sự nghèo nàn và đơn điệu của dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại về buổi đêm. Hiện nay, số doanh nghiệp du lịch tại đảo còn ít và đa phần đầu tư cho lưu trú, ăn uống mà chưa chú trọng cho sản phẩm du lịch tại các điểm như bãi Minh Châu, Sơn Hào, bãi Nhãng Rìa. Số lượng cơ sở lưu trú tăng qua các năm nhưng chất lượng còn hạn chế, số buồng phòng đạt tiêu chuẩn thấp và chất lượng nguồn lao động du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. 4. Một số giải pháp phát triển và quản lý du lịch sinh thái đảo Quan Lạn 4.1. Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý du lịch sinh thái Với mục tiêu giúp các nhà quản lý có thể truy vấn, cập nhật, quản lý dữ liệu du lịch trên địa bàn được thuận lợi và dễ dàng, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS phục vụ quản lý du lịch đảo Quan Lạn thể hiện đầy đủ các nội dung về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng du lịch, tuyến du lịch, Các nguồn dữ liệu nhóm tác giả thu thập được bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu không gian là 148 mảnh bản đồ địa chính (trong đó có 69 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000, 79 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000). Ngoài ra còn có bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quan Lạn năm 2010 định dạng *.dgn tỷ lệ 1/2000. Dữ liệu thuộc tính nhóm tác giả thu thập từ các nguồn là báo cáo kinh tế - xã hội các xã Minh Châu, Quan Lạn qua các năm; số liệu thống kê du lịch huyện Vân Đồn, tài liệu thu thập từ điều tra thực địa, Hình 2 mô tả quy trình xây dựng CSDL do đề tài đề xuất với sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS. P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 62 Hình 2. Quy trình xây dựng CSDL GIS phục vụ quản lý du lịch sinh thái đảo Quan Lạn. Cấu trúc CSDL bao gồm 3 nhóm chính là nhóm nền địa lý, nhóm cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch và nhóm tài nguyên du lịch. Cụ thể các nhóm này bao gồm các lớp đối tượng sau: Bảng 5. Các lớp đối tượng trong CSDL STT Tên lớp đối tượng Mô tả Định dạng Các trường thuộc tính 1 RanhGioi Ranh giới hành chính Polyline Loại ranh giới 2 HienTrang Hiện trạng sử dụng đất Polygon Mục đích sử dụng, năm hiện trạng, ghi chú 3 GiaoThong Giao thông Polyline Tên, mô tả 4 DiemKTXH Điểm kinh tế, xã hội như ủy ban, trường học, Point Tên, mô tả 5 BenTauThuy Bến tàu thủy Point Tên bến tàu, tọa độ X, tọa độ Y 6 CoSoLuuTru Cơ sở kinh doanh lưu trú Point Tên cơ sở, địa chỉ, số phòng, mô tả chất lượng 7 DoanhNghiepDL Doanh nghiệp du lịch Point Tên, địa chỉ, hình thức cung ứng 8 TTGDCongDong Trung tâm giáo dục cộng đồng Point Tọa độ X, tọa độ Y, ý nghĩa 9 BaiTam Bãi tắm Polygon Nhiệt độ, độ đục, pH 10 HeSinhThai Hệ sinh thái Polygon Tên hệ sinh thái, mô tả 11 DiTich Di tích lịch sử như đền, chùa, Point Tên, địa chỉ, mô tả, hình ảnh minh họa 12 LeHoi Điểm lễ hội Point Tên, thời gian diễn ra, mô tả, hình ảnh minh họa 13 TuyenDuLich Tuyến du lịch Polyline Tên, chiều dài, giá cả, thời gian, mô tả 14 GhiChuKhac Ghi chú khác Point Tên ghi chú Mục tiêu nghiên cứu Thu thập dữ liệu Chuẩn hóa dữ liệu Thiết kế cấu trúc CSDL Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính Nhóm nền địa lý Nhóm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Nhóm tài nguyên du lịch Biên tập dữ liệu P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 63 Hình 3. Minh họa chức năng hiển thị thông tin thuộc tính. Dựa trên cấu trúc dữ liệu đã xây dựng, các lớp đối tượng được tiến hành biên tập và cập nhật thông tin thuộc tính trong CSDL. Nhóm tác giả đã xây dựng được CSDL phục vụ quản lý du lịch sinh thái đảo Quan Lạn với một số các chức năng cơ bản như hiển thị thông tin, tra cứu thông tin và đo đạc. Đây cũng là những chức năng mà du khách muốn tìm hiểu khi đến với đảo. Hình 3 thể hiện các thông tin thuộc tính của di tích lịch sử đình Quan Lạn - ngôi đình cổ nhất của tỉnh Quảng Ninh. Du khách có thể nhìn thấy hình ảnh trực quan của ngôi đình này. Tương tự, khách du lịch có thể xem được các thông tin của các đối tượng khác như nhà nghỉ, khách sạn, hay các điểm lễ hội, Một trong những nhu cầu của du khách là muốn tìm kiếm những tuyến du lịch phù hợp với sở thích của mình để thăm quan và nghỉ ngơi. Hệ thống cũng có thể cung cấp một số công cụ tìm kiếm với các điều kiện như loại hình du lịch, giá cả, hay thời gian. Chỉ cần nhập điều kiện tìm kiếm vào công cụ lựa chọn theo thuộc tính, hệ thống sẽ hiển thị kết quả phù hợp. Hình 4 là ví dụ với điều kiện tìm kiếm là thời gian của tuyến du lịch là 2 ngày 1 đêm và loại hình du lịch sinh thái. Kết quả hiển thị là tuyến du lịch màu đỏ. Các thuộc tính chi tiết của tuyến cũng được hiển thị trực quan giúp du khách nắm bắt được thông tin, bao gồm mô tả tuyến du lịch, giá cả và phương tiện đi lại, cũng như các hình ảnh đặc trưng của các điểm du lịch. CSDL này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc định hướng phát triển và quy hoạch khu du lịch sinh thái tốt hơn. P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 64 Hình 4. Minh họa chức năng tìm kiếm thông tin tuyến du lịch. 4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hiện nay, các tuyến du lịch trên đảo chưa thực sự đa dạng, còn thiếu các tuyến du lịch cho mục đích thể thao giải trí. Với mục tiêu mở rộng sức ảnh hưởng của du lịch địa phương, đề tài cũng cho rằng cần đẩy mạnh liên kết du lịch với một số cụm điểm du lịch nổi bật như: Hà Nội – Vân Đồn – VQG Bái Tử Long – đảo Quan Lạn; Hà Nội – Cái Rồng – đảo Quan Lạn; Hà Nội – Vịnh Hạ Long – đảo Quan Lạn; Hà Nội – Hòn Gai – đảo Quan Lạn. Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình hoạt động của DLST tại đảo Quan Lạn nói riêng hay hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quang Ninh nói chung nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục như: Cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với DLST: cải thiện chất lượng đường bộ đến các điểm du lịch như đường đến bãi Sơn Hào, bãi Quan Lạn; nâng cao khả năng cung ứng nước ngọt và điện lưới quốc gia cho đảo. Đảo cần tiếp tục nâng cấp về số lượng cũng như chất lượng của hệ thống cơ sở ăn uống, mua sắm, lưu trú, giải trí tại các bãi tắm. Bên cạnh đó, đảo cũng cần quan tâm đến chất lượng thông tin liên lạc, dịch vụ y tế tại các xã Quan Lạn, Minh Châu nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên đảo và khách du lịch. Địa phương có thể kêu gọi vốn đầu tư cho xây dựng các bến du thuyền, bãi đáp trực thăng và khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao để đón khách quốc tế từ nhiều quốc gia trong Đông Nam Á. Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch địa phương có thể tổ chức các hoạt động vui chơi như Bungee, chèo xuồng Caiac, quan sát hệ động thực vật hoang dã trên đảo. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái: thiết kế và phổ biến các tờ gấp, tờ rơi gìn giữ môi trường phù hợp đặt từng trạm kéo dài từ khu du lịch sinh thái Vân Hải thuộc xã Quan Lạn tới các bãi Chương Nẹp, Nhãng Rìa của xã Minh Châu. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường các phương tiện truyền tin, giáo dục môi trường trên tuyến tham quan đi dạo trong rừng Trâm, tham quan bãi rùa đẻ trứng, khu du lịch sinh thái Vân Hải; xây dựng Trung tâm đón khách cùng giáo dục môi trường tại khu du lịch P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 65 sinh thái Vân Hải và các hoạt động giáo dục môi trường cho người dân địa phương hai xã cần tổ chức thường niên. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch: du lịch tại đảo Quan Lạn đã dần lôi kéo người dân địa phương vào các dịch vụ du lịch như chạy xe túc túc, cho thuê xe đạp, cho thuê xe máy, bán đặc sản địa phương, cung ứng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ homestay, phục vụ ăn uống Chính quá trình tham gia đáp ứng những nhu cầu của du khách đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Nhằm nâng cao khả năng tham gia du lịch của cộng đồng địa phương có thể tổ chức một số mô hình du lịch sinh thái cộng đồng như: Mô hình ki ốt dịch vụ: đặt tại bãi Chương Nẹp, bãi Nhằng Rìa xã Minh Châu. Du khách sẽ được trải nghiệm quy trình sản xuất mực khô, sá sùng khô, tôm khô và tại đây du khách có thể mua đặc sản địa phương về làm quà. Mô hình nuôi thủy hải sản: mô hình được đề xuất sẽ giúp đa dạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng vào du lịch và cung cấp thực phẩm cho khách. Tại xã Minh Châu tập trung nuôi nhuyễn thể như tu hài, ốc với quy mô nuôi 150 ha và tiến hành nuôi thả tự nhiên cầu gai, bào ngư, hải sâm với quy mô khoảng 359 ha. Với xã Quan Lạn mô hình nuôi tu hài có thể tổ chức tại đầm Cống Chậu và một số ao, đầm thuộc thôn Hải Yến, thôn Đông Nam quy mô đạt 326 ha. Bên cạnh đó, ven rừng ngập mặn cũng là địa điểm thuận lợi cho nuôi ngán, ốc, bào ngư, cá ghim, sá sùng Các điểm nuôi thủy hải sản là nơi trải nghiệm thú vị cho du khách ưa khám phá cuộc sống của người dân miền biển. Tuyên truyền quảng bá du lịch: tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới thiệu về du lịch đảo Quan Lạn rộng rãi đến nhiều đối tượng trong và ngoài nước. Kết hợp với công ty lữ hành các tỉnh thành phố giới thiệu hình ảnh đảo Quan Lạn trên internet, truyền hình và tổ chức định kỳ phát phiếu thăm dò để lấy ý kiến của du khách trong một số tuyến du lịch tắm biển tại bãi Minh Châu (thôn Ninh Hải), khu du lịch Vân Hải và đến thờ Trần Khánh Dư vào mùa lễ hội nhằm đánh giá những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình vận hành du lịch. 5. Kết luận Đảo Quan Lạn nói riêng, hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh nói chung còn lưu giữ các giá trị du lịch sinh thái đặc sắc: hệ thống bãi cát biển đẹp như Minh Châu, Sơn Hào, Nhãng Rìa, Chương Nẹp; hệ sinh thái rừng trâm thuần chủng; các di tích lịch sử, di chỉ bến thuyền cổ, lễ hội đình Quan Lạn,. Bên cạnh tài nguyên du lịch đa dạng thì khả năng tiếp cận từ đất liền ra đảo bằng tàu và khả năng cung ứng cơ sở lưu trú đã có những chuyển biến tích cực là nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Lượng khách du lịch đến đảo Quan Lạn tắm biển, nghỉ dưỡng vào mùa hè ngày càng tăng thể hiện qua số lượt khách đến xã Minh Châu năm 2013 tăng 4,6 lần so với năm 2010. Thực trạng du lịch tại đảo đã bước đầu thỏa mãn các nguyên tắc phát triển của DLST như bảo tồn giá trị du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ điện lưới, nước sinh hoạt, vui chơi giải trí còn đơn điệu. Do vậy, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiến tới xây dựng mô hình du lịch sinh thái bền vững tại đảo Quan Lạn nói riêng hay đảo ven bờ nói chung. Ngoài ra, địa phương cần tích cực công tác quảng bá P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66 66 hình ảnh du lịch bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và cung cấp thông tin trên mạng Internet rộng rãi hơn. Tài liệu tham khảo [1] P.P. Wong (1991), Coastal Toursim in Southeart Asia, United States Coastal Resources Management Project, 40 pages. [2] Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 45 tr. [3] Lê Đức An (1999), “Nghiên cứu hệ thống đảo ven bờ phục vụ quản lý tổng hợp vùng biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học tập 2, Hội nghị khoa học công nghệ toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr. 725-729. [4] UBND tỉnh Quảng Ninh (2009), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, 252 tr. [5] Vũ Văn Thành (2006), “Tiềm năng phong phú của du lịch Vân Đồn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nâng cao nhận thức và nănh lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa”, Hạ Long, tr.125-137. [6] UBND xã Minh Châu (2013), Báo cáo kinh tế xã hội xã Minh Châu, Quảng Ninh, 17 tr. [7] UBND xã Quan Lạn (2013), Báo cáo kinh tế xã hội xã Quan Lạn, Quảng Ninh, 14 tr. Potential Resources and Resolution to Develop Eco-tourism in Quan Lạn Island, Vân Đồn District, Quảng Ninh Province Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy, Lê Phương Thúy Faculty of Geography, VNU University of Science, 334 Nguyễn Trãi, Hanoi, Vietnam Abstract: Quan Lạn Island which is located in the coastal islands system of Quảng Ninh has an important role in terms of national security and the development of marine economy. In especially, the general planning of socio-economic in Vân Đồn by 2020, with a vision to 2030, the island has been identified as one of the four typical clusters of eco-tourism system in this district. However, the situation of eco-tourism exploitation in the island is quite fragmented and spontaneous. In this paper, we would like to analyze the natural potential and humanity potential specifically based on the comprehensive analysis view, environment monitoring and field survey. Then we would like to propose the resolutions in order to support the management and development of eco-tourism in Quan Lạn island such as establishment of GIS database model, improvement of infrastructure, strengthen environmental education as well as encourage the participation of local communities in tourism activities. Keywords: Coastal islands system, eco-tourism, Quan Lạn Island, Vân Đồn district.
File đính kèm:
- tiem_nang_tai_nguyen_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_sinh_th.pdf