Văn hoá – Báo chí: Quan hệ đồng hành trong thế giới hội nhập
Tóm tắt Văn hoá – Báo chí: Quan hệ đồng hành trong thế giới hội nhập: ... đại chúng xét cả hình thức, nội dung, xét các loại hình báo nói, báo hình, báo in hay báo mạng đều là hoạt động sáng tạo. Là hoạt động sáng tạo nên có thể xếp nó vào văn hoá. Ông F. Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO đưa ra định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sá...giá trị như bộ điều chỉnh hành vi của từng thành viên cũng như cả cộng đồng, nó sẽ góp cho đời sống văn hoá thêm phong phú. Ngược lại, những hoạt động làm lệch chuẩn văn hoá ấy thường gây tổn thương đến một số thành viên, thậm chí cả cộng đồng. Những hoạt động làm lệch chuẩn văn hoá truyền thố... mới, nhiều nơi cũng chăng đèn kết hoa, cũng đèn lồng đỏ treo caokhông biết có phải do xem phim và làm theo phim không. Lợi và không lợi cho văn hoá và hơn thế nữa đến đâu chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát điều tra, đánh giá. Chỉ xin lưu ý rằng : có vẻ như thiếu phim Hàn Quốc, phim Trung Qu...
VĂN HOÁ – BÁO CHÍ: QUAN HỆ ĐỒNG HÀNH TRONG THẾ GIỚI HỘI NHẬP TS. Nguyễn Viết Chức Thời kỳ hội nhập, cụm từ “văn hoá” được sử dụng rất phổ biến ví dụ: văn hoá giao thông, văn hoá học đường, văn hoá kinh doanh, văn hoá mạngđủ các loại văn hoá. Tuy nhiên, cách sử dụng “văn hóa” mang cả hai lớp nghĩa: tích cực và tiêu cực. “Văn hóa phong bì” là một ví dụ. Nói đến cụm từ “văn hoá phong bì” ắt là phải kính biếu, kính gửi rồi. “Văn hoá phong bì” có nhiều người phê phán nhưng nó cứ tồn tại, trên thực tế nếu thiếu nó thật khó sống. Ví như tiền thù lao cho những người tham gia hội thảo, ban tổ chức cho nó vào phong bao và trao lại cho các tác giả. Việc này có thể nói là việc làm có văn hoá. Tuy nhiên, tiền là thứ bẩn đệ nhất theo nghĩa đen của nó. Các nhà khoa học về vi trùng đã làm cuộc khảo sát và đánh giá: tiền có nhiều vi trùng hơn bồn cầu vệ sinh. Phong bì kiểu “lót tay” hay “bôi trơn” khá phổ biến hiện nay có vẻ như không phải là văn hoá. Hãy hình dung: kẻ đưa phong bao bằng hai tay với dáng điệu kính cẩn, người nhận từ chối nhẹ nhàng, về hình thức vẻ như văn hoá, nhưng việc “lót tay” hay “bôi trơn” hoàn tất thì bản chất nó lộ ra lại là cái trái với văn hoá. Nói cách khác, cũng là phong bì, phong bao nhưng có cái là văn hoá, có cái lại phản văn hoá. Bởi thế nên “Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập” là đề tài khá nhạy cảm và phong phú. Vì nó nhạy cảm và phong phú nên càng cần phải đàm thảo. Né tránh là cũ, là lạc hậu, thì không thể nói gì đến đổi mới. Nếu xét về dư luận xã hội (đây là quan điểm cá nhân của tôi, tôi chưa thực hiện cuộc điều tra xã hội học nào về vấn đề này) thì có nhiều chiều, ít nhất là hai chiều: Chiều ồn ào có vẻ mạnh mẽ, chiều sâu lắng có vẻ khiêm nhường. Chiều ồn ào thường là tiếng kêu lo lắng nhiều khi thái quá: báo chí, truyền thông làm hỏng hết văn hoá rồi. Người theo luồng dư luận này viện dẫn: chương trình văn nghệ thì hở hang, ngôn ngữ sử dụng đôi khi không góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà còn “nối giáo” cho kiểu ngôn ngữ “sát thủ đầu mưng mủ”. Quảng cáo cái gì cũng nhất, làm cho trẻ em Việt Nam không thích cái bình thường, chỉ thích cái phi thường. Rồi thì quảng cáo quần lót, tã lót, vệ sinh bồn cầu, đánh vi khuẩn, giết vi trùng vào giờ đa phần khán giả đang dùng bữa. “Làn da mịn màng”, “tự tin, khoái cảm”, “chống mãn dục nam”, “ cả nhà đều vui”được quảng cáo cho tất cả các đối tượng nam phụ, lão, ấu cùng xem. Chuyện ấy theo chúng tôi là có, nhưng nói truyền thông làm hỏng hết văn hoá rồi thì có phần chưa xác đáng. Báo chí, truyền thông thời hội nhập đã chắp cánh cho văn hoá Việt Nam bay cao, bay xa đó sao? Rồi, chẳng đã là cầu nối cho văn hoá thế giới tới Việt Nam đều đều đó sao? Không ba phải, nhưng cũng không thể áp đặt quan điểm theo số đông hay theo “âm lượng còi to cho đúng”, hội thảo là để tìm ra cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm mục đích như ban tổ chức đã định là: “làm rõ và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nội dung và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn về yếu tố văn hoá trong hoạt động báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam hiện nay”. Điều đó khẳng định Hội thảo về đề tài này là đúng đắn, là cần thiết. Nói theo lối nói dân gian thì văn hoá là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Trong thời hội nhập này, báo chí, truyền thông đại chúng cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Từ đó mà suy: báo chí, truyền thông đích thị là văn hoá rồi. Bản thân nó là văn hoá thì nó có đi một mình trong thời hội nhập này nó cũng đồng hành phát triển cùng văn hoá. Trên thực tế nó chẳng bao giờ đi một mình cả. Nếu tiếp cận theo lối thao tác nghiệp vụ ta thấy hoạt động báo chí, truyền thông đại chúng xét cả hình thức, nội dung, xét các loại hình báo nói, báo hình, báo in hay báo mạng đều là hoạt động sáng tạo. Là hoạt động sáng tạo nên có thể xếp nó vào văn hoá. Ông F. Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO đưa ra định nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Nếu đem “áp vào” tổng thể các hoạt động sáng tạo của báo chí, truyền thông đại chúng của Việt Nam trong quá khứ và trong hiện tại, thì các hoạt động sáng tạo ấy cũng đã tạo nên những giá trị, các truyền thống và thị hiếu mang bản sắc của từng cơ quan báo chí cũng như của cả hệ thống báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam. Nói tóm lại xét ở góc độ dân gian hay khoa học bác học thì báo chí, truyền thông đại chúng cũng là một bộ phận quan trọng của Văn hoá. Hoạt động của nó có thuộc tính là hoạt động sáng tạo, bởi thế nó có thể được xếp vào hệ thống các hoạt động văn hoá. Và đương nhiên khi nằm trong hệ thống các hoạt động văn hoá nó phải tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ấy. Nhân đây, nói thêm một chút về hoạt động văn hoá và giá trị văn hoá. Một cách tương đối có thể hiểu: Giá trị văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần được cá nhân hoặc một cộng đồng tạo nên, được cộng đồng ấy và có thể một cộng đồng lớn hơn thừa nhận, ngưỡng mộ, tôn vinh, sùng kính một cách tự nguyện. Bởi thế giá trị văn hoá thường được xây dựng trong quá khứ và có ý nghĩa lâu bền cần được giữ gìn và phát huy trong hiện tại. Ngược lại, hoạt động văn hoá thường là những hoạt động diễn ra trong hiện tại, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Nhìn chung nó là hoạt động sáng tạo, kể cả những hoạt động mang tính kỳ cuộc như chăng đèn kết hoa, treo cờ, giăng biểu ngữ, băng rôn cũng đều ít nhiều mang tính sáng tạo. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động văn hoá dẫu có tính sáng tạo ấy đều tạo nên giá trị văn hoá. Nhưng dẫu không tạo nên giá trị văn hoá thì những hoạt động ấy cũng vẫn là những nhu cầu chính đáng về đời sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng trong hiện tại. Vậy là, giá trị văn hoá hay hoạt động văn hoá đều có ý nghĩa thiết thực với đời sống đương đại. Chỉ có điều, những hoạt động ấy không trái với những chuẩn mực văn hoá đã đi vào tiềm thức cộng đồng, có giá trị như bộ điều chỉnh hành vi của từng thành viên cũng như cả cộng đồng, nó sẽ góp cho đời sống văn hoá thêm phong phú. Ngược lại, những hoạt động làm lệch chuẩn văn hoá ấy thường gây tổn thương đến một số thành viên, thậm chí cả cộng đồng. Những hoạt động làm lệch chuẩn văn hoá truyền thống không phải tất cả đều xấu, cũng có cái thúc đẩy hoặc manh nha cho cái mới ra đời phù hợp hơn và thiết thực hơn. Tuy nhiên, lệch chuẩn văn hoá làm tổn thương đến tình cảm, đạo đức của một số thành viên cộng đồng hoặc cả cộng đồng đều phải được xem xét một cách cẩn trọng. Không vị cái mới, vị quyền lực hay tiền bạc mà bất chấp tổn hại về văn hoá. UNESCO đã cảnh báo: ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm đến yếu tố văn hoá sẽ gây ra những hệ lụy không chỉ đối với văn hoá mà còn cả với kinh tế - xã hội. Cơ quan báo chí, truyền thông và những người làm báo chí, truyền thông chắc chắn hiểu được điều đó. Vậy nguyên nhân sâu xa nào làm cho người ta phải kêu toáng lên rằng: báo chí, truyền thông làm hỏng văn hoá rồi. Có lẽ cả 3 “bệnh”: vị mới, vị quyền và vị tiền. Ba “bệnh” này lúc hành hạ đơn lẻ, khi hành hạ phối hợp, làm cho bệnh thêm trầm trọng. Nhiều người lợi dụng cái “báo chí là quyền lực thứ tư” để vị quyền làm bừa gây tổn hại cho văn hoá. Nhiều người “nhân danh cái mới” làm những việc tổn hại đến văn hoá. Và “vị tiền” làm tổn hại văn hoá. Những biểu hiện cụ thể của các bệnh trên thông qua hoạt động của báo chí, truyền thông đại chúng xin phép không nêu vì ai cũng biết rồi. Xin gọi tên bệnh ra vậy, không gọi đích danh các bệnh nhân sợ bị dài. Nhân đây, chúng tôi xin chỉ ra một thứ như là vô tình, không ai có lỗi cả, và cũng có thể do hoàn cảnh nên đã kéo dài quá trình “nhiễm bệnh tự nguyện” của cả cộng đồng mà bệnh có nguy cơ thành mãn tính, khó chữa. Đó là bệnh xem phim và làm theo phim. ( Bệnh mê quảng cáo và làm theo quảng cáo xin nhường người khác nói). Phim Hàn Quốc có nhiều phim hay, nhưng cũng có nhiều phim người ta tổng kết : yêu tay ba, người tốt thường ung thư, bạo bệnh hoặc đâm xe rồi chếtDiễn viên có đầu tóc, quần áo có vẻ hợp giới trẻvậy là xem và làm theo! Phim Trung Quốc rất hay, những cuộc tranh giành quyền lực, những thâm cung bí sử, những trận huyết chiến, rồi luyện công, luyện kiếm, đánh võ + kỹ xảo điện ảnh ly kỳ, hấp dẫn vô hạnlàm người Việt thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử Việt, yêu mến những vị vua Trung Hoa như người Trung Hoa yêu mến vậy! Rồi đón năm mới, nhiều nơi cũng chăng đèn kết hoa, cũng đèn lồng đỏ treo caokhông biết có phải do xem phim và làm theo phim không. Lợi và không lợi cho văn hoá và hơn thế nữa đến đâu chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát điều tra, đánh giá. Chỉ xin lưu ý rằng : có vẻ như thiếu phim Hàn Quốc, phim Trung Quốc là không được! Món ăn tinh thần hàng ngày của cộng đồng có vị phim Hàn Quốc, vị phim Trung Quốc như là phở Hà Nội phải có chanh tươi rồi. Mà hình như chiếu các phim ấy có lời hơn thì phải. Nhiều người xem, quảng cáo giữa các pha vô cùng gây cấn, hấp dẫnKhông ai có lỗi vì nhà đài và đa phần cộng đồng đều thích! Khó giải quyết, nhưng rồi cũng giải quyết được. Tôi là người lạc quan! Những việc do một vài cơ quan báo chí hoặc một vài cá nhân làm tổn hại đến văn hoá chúng tôi tin tự họ điều chỉnh được vì chúng tôi đã trình bày Văn hoá – Báo chí đồng hành mà. Báo chí, truyền thông đại chúng có vai trò tích cực đặc biệt của trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giới thiệu văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế. Các bài báo, trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình về văn hoá, nghệ thuật, đặc biệt là về di sản văn hoá vật thể, phi vật thể đã được truyền tải ngày càng nhiều, ngày càng hấp dẫn. Các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, MCngày càng chuyên nghiệp và có trình độ cao làm cho người Việt biết nhiều hơn và tự hào hơn về văn hoá của minh. Văn hoá các dân tộc Việt Nam cũng ngày càng được quảng bá rộng rãi, sâu sắc làm cho bức tranh văn hoá đầy đủ màu sắc hơn, đẹp hơn, da dạng hơn trong sự thống nhất có bản sắc Việt Nam. Làm cho cộng đồng quốc tế xa gần hiểu hơn, yêu mến hơn đất nước và con người Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là thành tựu lớn của báo chí, truyền thông, công lao đáng ghi nhận của các cơ quan báo chí và những người làm báo trong lĩnh vực này. Không có lý gì mà những người làm văn hoá, các cộng đồng văn hoá không hoan nghênh, không hợp tác và không kiến nghị: Báo chí, truyền thông hãy làm mạnh hơn, nhiều hơn và hấp dẫn hơn nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam, giới thiệu rộng rãi, sâu sắc văn hoá Việt Nam cho cả cộng đồng trong nước và quốc tế. Càng hội nhập sâu, rộng càng cần nhiều tác phẩm báo chí, hoạt động báo chí như vậy. Văn hoá – Báo chí đồng hành phát triển trong một thế giới hội nhập là yêu cầu thực tế khách quan cho đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Để bớt đi những khiếm khuyết, nhiều hơn những ưu điểm, chúng tôi xin nêu một vài giải pháp nhỏ: 1. Các cơ quan báo chí, truyền thông chủ động hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan văn hoá, các tổ chức và cá nhân hoạt động văn hoá có uy tín, trách nhiệm xây dựng các chương trình có tính chiến lược về quảng bá văn hoá Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế như là sức mạnh Việt nam trong quá khứ giữ nước cũng như trong hội nhập phát triển đất nước. Người ta nói văn hoá như là sức mạnh mềm trong thời hiện đại, với Việt Nam văn hoá là cứu cánh trong quá khứ, là động lực phát triển trong hiện tại và tương lai, là mục đích, là lẽ sống của con người Việt Nam khoan dung, yêu chuộng hoà bình, hữu nghị và hợp tác. 2. Với những người làm báo, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ như là yêu cầu bắt buộc. Bởi vậy phải có đầu tư về vật chất và tinh thần cho việc này. Học và tiếp tục nâng cao ngôn ngữ Việt phải là yêu cầu bắt buộc, đồng thời có động viên, khuyến khích kịp thời. Có đầu tư để xây dựng đội ngũ làm báo chuyên nghiệp về văn hoá, hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam, tiếp cận được với các nền văn hoá, văn minh trên thế giới. Đôi điều đàm thảo mong góp một phần nhỏ cho văn hoá và báo chí.
File đính kèm:
- van_hoa_bao_chi_quan_he_dong_hanh_trong_the_gioi_hoi_nhap.pdf