Đề tài Chẩn đoán virus lở mồm long móng bằng kỹ thuật Elisa - Trương Thị Thùy Lam

Tóm tắt Đề tài Chẩn đoán virus lở mồm long móng bằng kỹ thuật Elisa - Trương Thị Thùy Lam: ...g vật ăn thịt cũng có thể mắc bệnh LMLM. Tuy nhiên bệnh LMLM ở người không có ý nghĩa quan trọng về lâm sàng cũng như về bệnh lý. Mức độ mẫn cảm với virus giữa các loài không giống nhau. Các loài động vật móng guốc có độ mẫn cảm ngang nhau nhưng mức độ phát bệnh lâm sàng khác nhau. Trâu bò mắc bệnh ...của bệnh LMLM chủ yếu nằm ngoài cơ thể, ở da, niêm mạc. Đó chính là những mụn nước trên cơ thể, có thể khỏi một cách nhanh chóng trừ khi bị phụ nhiễm. Bệnh tích bên trong chủ yếu là hoại tử các cơ bắp, cơ tim, viêm cơ tim cấp, tim mềm nhạt, dễ vỡ, có những đốm xám đỏ hay vàng do thoái hóa cơ nên đượ... thường. Kĩ thuật ELISA đã lợi dụng đặc tính hấp thụ tự nhiên của protein lên polyethylene để gắn kháng nguyên hoặc kháng thể lên giá (bề mặt đĩa nhựa) rồi cho kháng nguyên hoặc kháng thể tương ứng có đánh dấu enzyme vào tạo phản ứng. Sau khi loại bỏ chất đánh dấu không kết hợp, cho thêm vào hỗn dịc...

ppt54 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Chẩn đoán virus lở mồm long móng bằng kỹ thuật Elisa - Trương Thị Thùy Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loài thú có móng chẻ, gia súc cũng như thú hoang dã. tính chất Dịch lớn, lây lan rất nhanh và rất mạnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Viruslở mồm long móngGia súc mẫn cảm bệnh lở mồm long móngKiểm soát vận chuyển qua biên giới quốc gia và vùng thiếu hiệu quả Kiểm soát thiếu hiệu quả của chính quyền địa phương Không có sự hợp tác của các cơ quan hữu tráchSự thiếu hiểu biết về căn bệnh-Thiếu thông tin về bệnh-Do thông tin không hệ thống-do thông tin không giá trịSự coi thường pháp luật của người mua bánDịch lở mồm long móng hình thành và phát triểnĐiều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của virus (pH, ẩm độ, tốc độ gió, lượng mưa)Tiêm phòng không hiệu quả do-Không phù hợp kháng nguyên-Thao tác tiêm phòngMột số hình ảnh LMLMPhát hiện 200 con heo bị lở mồm long móng Heo bị viêm móng, thối móng đi lại khó khăn và đứng không đượcViêm loét gây thối móng và móng dễ dàng sứt ra Những dấu hiệu của bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên heo, trâu, bòMóng chân bị viêm có mủ và móng rất dễ sứt raNổi mụn nước ở niêm mạc mũi và vành mũi viêm loét gây thối móng và sứt móngMụn vỡ gây viêm loét giữa các kẽ móng chânIII. Tình hình bệnh LMLM ở nước ta Bệnh LMLM được phát hiện ở nước ta từ gần một thế kỷ nay. Sau đó bệnh lan rộng ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam, bệnh xảy ra ở cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Ở Việt Nam, dịch LMLM được phát hiện lần đầu tiên năm 1868 tại Nha Trang. Ở các tỉnh phía bắc từ 1954-1960 đã có 724 ổ dịch LMLM xảy ra, 13.000 trâu bò mắc bệnh trong đó bị chết 417 trâu bò. Thời gian gần đây bệnh có xu hướng gia tăng. Bệnh xảy ra gây thiệt hại về kinh tế của Nhà nước và của nhân dân. Từ năm 1965 đến nay, do áp dụng các biện pháp tích cực phòng chống bệnh nên đã không thấy dịch LMLM ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh phía Nam bệnh LMLM vẫn còn lưu hành ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam và miền Bắc. Năm 2005, chính phủ đã phê duyệt chương trình phòng, chống bệnh LMLM quốc gia giai đoạn 2006-2010. IV. Thiệt hại do bệnh LMLM gây raHậu quả ngiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi sinh.Làm cho nhiều loại gia súc bị nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn - đàn gia súc sẽ giảm rất nhanh về số đầu con và năng suất chăn nuôi. Sức sinh sản của gia súc cái cũng giảm sút rất nhiều. Giảm sức cầy kéo, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành trồng trọt, năng suất cây trồng bị giảm.Làm cho trâu, bò, lợnăn uống kém, đi lại khó khăn, giảm tiết sữa, dễ gây phụ nhiễm các bệnh khác.Gây biến chứng ở tim, dễ bị chết đột ngột.Chi phí cho công tác phòng chống dịch rất lớn.V. Virus LMLM1. Hình thái Virus LMLM thuộc loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc, thuộc họ Picornaviridae, chi Aphthovirus. Hạt virus gồm phần trung tâm là acid nuleic 31%, được bao bọc bởi một capside gồm 60 capsomere, không vỏ bọc. Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có dạng hình cầu hay hình dâu, đường kính 20-28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh, 10 đỉnhVirus sốt lở mồm long móng (Foot and mouth disease virus) V. Virus LMLM2. Cấu trúc kháng nguyên Virus có cấu trúc kháng nguyên một sợi, không có tính sinh kháng thể và đặc tính kháng nguyên nhưng có vai trò trong gây nhiễm. Những protein tạo nên capside có tính chất kháng nguyên và khả năng sinh kháng thể, gồm 4 loại : VP1, VP2, VP3, VP4 (VP: viral protein). VP1, VP2, VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng còn VP4 là protein bên trong capside, kết dính ARN virus với mặt trong của hộp protein. VP1 ở ngoài cùng tham gia trong việc cố định virus trên những tế bào và tạo nên một trong những yếu tố cấu trúc sinh miễn dịch căn bản.V. Virus LMLM3. Sức đề khángVirus LMLM có sức đề kháng cao đối với các dung môi hữu cơ và mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, acid, formolVirus bền vững trong khoảng pH = 7 – 7.7, nhanh chóng bị vô hoạt ở độ pH cao hoặc thấp.Virus mất hoàn toàn khả năng gây nhiễm ở pH dưới 6. Virus kém chịu nhiệt. Đun 60- 700C virus chết sau 5-10 phút, đun sôi 1000C virus chết ngay. Trong mặt đất ẩm virus có thể duy trì độc lực đến 42 ngày về mùa hè, 146-163 ngày về mùa đông. Trong tủy xương, nước bọt, phủ tạng virus có thể sống 40 ngày. Virus có thể tồn tại lâu trong da muối và thịt đông lạnh. Để tồn trữ virus người ta dùng glycerin 50%. Để diệt virus trên cơ thể con vật, nên dùng các loại acid nhẹ như dấm ăn, phèn chua, chanh, khếVI. Một số đặc điểm dịch tễ học 1. Động vật cảm nhiễm Virus LMLM gây bệnh tự nhiên ở các loài vật có móng guốc chẵn. Người và động vật ăn thịt cũng có thể mắc bệnh LMLM. Tuy nhiên bệnh LMLM ở người không có ý nghĩa quan trọng về lâm sàng cũng như về bệnh lý. Mức độ mẫn cảm với virus giữa các loài không giống nhau. Các loài động vật móng guốc có độ mẫn cảm ngang nhau nhưng mức độ phát bệnh lâm sàng khác nhau. Trâu bò mắc bệnh nhiều nhất, sau đó đến heo và sau cùng là dê và cừu. Chó mèo rất ít khi nhiễm bệnh, ngựa, gia cầm, chim không mắc bệnh.VI. Một số đặc điểm dịch tễ học2. Đường xâm nhập của virus Virus LMLM có thể xâm nhập vào cơ thể động vật cảm nhiễm bằng nhiều đường. Hai đường xâm nhập chính trong tự nhiên của virus là đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sau khi phát triển ở khu vực cuống họng, virus lan sang các vùng kế cận, vào hệ thống tuần hoàn và hệ lâm ba dẫn tới các tế bào, cơ quan khắp cơ thể. Ngoài ra virus còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hay sây sát ở da, nhất là ở vú.VI. Một số đặc điểm dịch tễ học3. Đường truyền lâyVirus có thể lây truyền trực tiếp qua nước bọt, dịch mụn nước, nước tiểu, phân, sữa.Ngoài ra virus cũng có thể lây truyền gián tiếp qua nhiều con đường: Qua trung gian sinh vật. Qua trung gian vô sinh. Virus còn có thể lây lan qua việc vứt rác, rửa thịt khi mổ theo các dòng nước chảy hay theo sự di chuyển của gia súc và các sản phẩm chăn nuôi. Virus có thể xâm nhập từ hệ tuần hoàn của thú mẹ vào phôi thai.VI. Một số đặc điểm dịch tễ học 4. Chất chứa và thải virus Virus chứa nhiều nhất trong mụn nước sơ phát nhưng sẽ không còn độc lực vào ngày thứ 4 sau khi vỡ ra. Virus được thải ra ngoài qua nước miếng lẫn nước mụn và mảnh ngoại bì của mụn bị vỡ ra trên niêm mạc lưỡi và miệng. Mụn nước ở chân, đầu vú và các nơi khác như sữa, nước tiểu thì chứa ít virus hơn.VII. Cách sinh bệnhTrong tự nhiên thời kì nung bệnh từ 2-7 ngày, có khi chỉ trong 24 giờ hoặc kéo dài đến 11 ngày. Theo OIE thời gian nung bệnh tối đa là 21 ngày Nếu gia súc đã được tiêm phòng hay có miễn dịch rồi thì thời gian nung bệnh dài hơn, có thể chỉ phát hiện được sau 20 ngày. Virus xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua các tổn thương ở da. VII. Cách sinh bệnhTrước tiên virus nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa hoặc của da, gây thủy thủng một số tế bào này và hình thành mụn nước sơ phát. Sau đó virus phân tán vào máu gây nhiễm virus máu, thú sốt cao. Virus theo máu đến các cơ quan phủ tạng gây bệnh toàn thân.Đến cuối giai đoạn sốt, virus nhân lên ở tế bào đang phân chia mạnh và gây nên các mụn nước thứ phát ở miệng, chân, núm vúDịch mụn nước ở giai đoạn này có thể gây nhiễm mạnh mẽ nhất.VII. Cách sinh bệnhSau khi mụn vỡ, những vết tích ở thượng bì được lấp bằng nhanh chóng. Nếu mụn nước bị sây sát, nhiễm khuẩn sinh mủ gây hoại tử, bại huyết làm con vật có thể chết hoặc suy yếu. Ở thú mang thai, virus có thể theo tuần hoàn của thú mẹ qua nhau thai làm sẩy thai. Con vật non có thể chết do sự thoái hóa cơ tim trước khi hình thành mụn nước thứ phát.VIII. Triệu chứng và bệnh tích1. Triệu chứng Thời gian nung bệnh từ 2 - 7 ngày, trung bình là 3 - 4 ngày, gồm 3 thể bệnh: 1.1. Thể thông thường 1.2. Thể biến chứng 1.3 Thể ác tính 1.1. Thể thông thường:Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 40 – 410C kéo dài 3 ngày.Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vúỞ miệng: Lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi, gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, lỗ chân răng, môi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phòng.Ở mũi: Niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc đầu trong sau đục dần.Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ  trước ra sau, mụn vỡ làm long móng. Ngoài da: Xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng. Thú giảm sản lượng sữa, sau sữa đổi thành màu vàng, vắt sữa khó gây viêm vú.Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, thú sốt cao, suy nhược dần. 1.2. Thể biến chứngNhững biến chứng xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm thú què. Vú thì bị viêm tắt sữa. Các mụn khác vỡ sẽ gây nhiễm vi khuẩn kế phát, bại huyết. Bệnh lỡ mồm long móng ghép với các bệnh ký sinh trùng hay vi khuẩn khác có sẵn trong máu có thể làm con vật mau chóng chết. 1.3 Thể ác tính   Trên bê nghé ngoài triệu chứng sốt cao, thú bị tiêu chảy và chết đột ngột trước khi xuất hiện các mụn nước ở thượng bì do viêm ruột cấp tính, viêm phổi cấp hoặc viêm cơ tim cấp tính. 2. Bệnh tích Bệnh tích của bệnh LMLM chủ yếu nằm ngoài cơ thể, ở da, niêm mạc. Đó chính là những mụn nước trên cơ thể, có thể khỏi một cách nhanh chóng trừ khi bị phụ nhiễm. Bệnh tích bên trong chủ yếu là hoại tử các cơ bắp, cơ tim, viêm cơ tim cấp, tim mềm nhạt, dễ vỡ, có những đốm xám đỏ hay vàng do thoái hóa cơ nên được gọi là bệnh tim hổ. Ngoài ra có thể gặp những biểu hiện của bại huyết, viêm màng phổi - phổi, viêm dạ dày - ruột cấp tính.IX. Phân loại và biến chủng virus Có 7 typ virus LMLM là: O, A, C, SAT 1, SAT 2, SAT 3, Asia 1; chúng gây những triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng không gây miễn dịch cho nhau được. Những typ này lại phân chia thành nhiều typ phụ khác nhau bởi những đặc tính miễn dịch học.Không có miễn dịch chéo giữa các typ và chỉ có miễn dịch chéo giữa một số typ phụ trong phạm vi một typ. Đối với 3 typ O, A, C, trong một ổ dịch có thể có sự kết hợp của các typ này, nhưng thông thường chỉ một typ chiếm ưu thế.X. Chẩn đoánđầu tiên căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Trâu bò mắc bệnh lúc đầu có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, kém ăn và đi đứng khó khăn, thường đứng yên một chỗ, bò sữa thì lượng sữa giảm nhiều. Sau đó, con vật thường chép miệng, chảy nhiều nước bọt. Các mụn nước lúc đầu chứa đầy thanh dịch màu vàng rơm, về sau trở nên đục, hình thành ở niêm mạc môi, thân lưỡi và vòm miệng. Mụn nước cũng thấy ở gốc móng hoặc giữa phần da giữa và trên móng, các phần da không có lông như đầu vú, bầu vú, âm hộLợn cũng có triệu chứng tương tự như trâu bò. Mụn nước ở đầu mõm và kẻ móng thường to và mau vỡ ra. Khi móng bị tổn thương, con vật bị đau không thể đi lại được, thường quỳ một chỗ và di chuyển bằng đầu gối. Nhiều kĩ thuật phân tích khác nhau đã được sử dụng để phát hiện acid nucleic virus, kháng nguyên, và sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ; bao gồm: kết hợp bổ thể trung hòa virus ELISA RT - PCR Việc xác định trình tự và nhân lên của chuỗi acid nucleicX. Chẩn đoán1. Phân lập virus Nguyên tắt: dựa trên biểu hiện bệnh đặc trưng ở tế bào nhiễm virus. Với phương pháp phân lập virus, dựa vào kết quả có thể nhận định trong bệnh phẩm (mụn nước, biểu mô) nghi có phải là virus LMLM hay không. Virus LMLM (nếu có) còn sống trên mẫu mô của vật bệnh được chuyển qua nuôi cấy trên môi trường tế bào động vật mẫn cảm. Môi trường nuôi cấy này được ủ trong 48 giờ và được quan sát hàng ngày. 1. Phân lập virusVirus LMLM khi tấn công vào tế bào sẽ gây ra những biểu hiện trên tế bào rất đặc trưng, những biểu hiện đó gọi là CPE. Nếu quan sát thấy tế bào biểu hiện CPE, ta kết luận mẫu có sự hiện diện của virus LMLM, nhưng không biết được đó là týp virus nào. Tuy nhiên, biểu hiện CPE đối với virus LMLM có thể nhầm lẩn với virus bệnh mụn nước ở lợn, nên phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với kĩ thuật ELISA để khẳng định lại kết quả.1. Phân lập virusTóm lại, sau khi nuôi cấy virus LMLM trên tế bào mẫn cảm, nếu quan sát thấy biểu hiện CPE, dịch nổi của môi trường nuôi cấy sẽ được chuyển qua cho thực hiện ELISA để khẳng định lại kết quả. Nếu CPE âm tính, dịch nổi môi trường nuôi cấy thứ nhất sẽ được chuyển vào một bình nuôi cấy tế bào khác và cũng quan sát kết quả CPE trong 48 giờ. Nếu kết quả dương tính, sẽ xác nhận lại bằng ELISA. Nếu CPE âm tính và ELISA trên mẫu nguyên gốc cũng âm tính thì kết luận mẫu không chứa virus LMLM.Ngoài ra, Sutmoller, P. và cvt (2003), cũng đã đề cập đến việc phân lập virus để phát hiện động vật mang trùng dai dẳng.1. Phân lập virusQuá trình nghiên cứu trâu bò nhiễm bệnh kéo dài bằng cách thu thập những mẫu probing (chỉ ở niêm mạc) từ họng đã được phát triển ở Hà Lan năm 1959 và được áp dụng như một phương pháp thường quy ở hầu hết các quốc gia khác đối với ổ dịch LMLM. Dịch và mảnh vụn từ hầu và phía trên thực quản được lấy bằng một cái chén nhỏ nối với tay cầm bằng sắt được Grac và Tallgren sử dụng đầu tiên.X. Chẩn đoán2. Phản ứng huyết thanh lọc Kỹ thuật ELISAELISA là một phân tích sử dụng kháng thể để nhận diện protein. Ở đây kháng thể đặc hiệu cho kháng nguyên.Biện pháp thích hợp để phát hiện kháng nguyên của virus LMLM là giám định các serotype của virus là phương pháp ELISA. Đây là phản ứng sandwich gián tiếp trong đó sử dụng kháng huyết thanh của thỏ kháng lại từng serotype của virus LMLM làm kháng thể bắt, và kháng huyết thanh của chuột lang kháng lại từng serotyp của virus LMLM làm kháng thể nhận diện. Kháng thể phát hiện là huyết thanh của bò kháng chuột lang gắn với enzyme.Nguyên lí: Thông thường sự kết hợp kháng nguyên – kháng thể không thể phát hiện bằng mắt thường. Kĩ thuật ELISA đã lợi dụng đặc tính hấp thụ tự nhiên của protein lên polyethylene để gắn kháng nguyên hoặc kháng thể lên giá (bề mặt đĩa nhựa) rồi cho kháng nguyên hoặc kháng thể tương ứng có đánh dấu enzyme vào tạo phản ứng. Sau khi loại bỏ chất đánh dấu không kết hợp, cho thêm vào hỗn dịch chất hiện màu. Nhờ hoạt tính xúc tác của enzyme làm giải phóng oxy nguyên tử [O] từ H2O2 để oxy hóa chất hiện màu làm thay đổi màu của hỗn dịch.Ưu điểm phương pháp ELISA:Phản ứng có tính đặc hiệu cao. Kháng huyết thanh thỏ đặc hiệu với từng typ virus sẽ chọn lọc các kháng nguyên virus từ các protein cạnh tranh khác và tập trung chúng lại giúp gia tăng khả năng phát hiện virus.Độ nhạy cao khi dùng với một kháng thể đơn dòng. Có thể đây là một kĩ thuật huyết thanh lọc nhạy nhất với mục đích chẩn đoán và định typ.Khả năng định typ virus từ mẫu kháng nguyên không nguyên vẹn cao.Các thành phần phụ hỗ trợ không quan trọng.Kết quả đọc bằng đo quang phổ nên khách quan hơn và chính xác hơn.Phương pháp đơn giản, nhanh và có tính lặp lại.Hóa chất có thời hạn sử dụng lâu hơn và dễ dàng chẩn đoán.XI. Một số biện pháp phòng trị bệnhPhải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:Vệ sinh: cách ly thú bệnh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, xử lý chất thải, kiểm soát chặt chẽ công tác vận chuyển động vật, dụng cụ và thức ăn chăn nuôi.Vaccine: sử dụng vaccine để tạo miễn dịch cho thú.Các biện pháp kết hợp: tùy vào điều kiện dịch tễ tự nhiên, kinh tế xã hội của từng khu vực, từng quốc gia có bệnh LMLM mà có những biện pháp phù hợp nhưng tập trung thực hiện những biện pháp tổng hợp sau:Tăng cường hệ thống thú y từ trung ương đến địa phương, đào tạo thú y viên cơ sở có đủ trình độ phát hiện và chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh LMLM.Tăng cường khả năng chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Phải xác định được nguồn virus và xác định được serotype.Thực hiện tiêm phòng gồm tiêm phòng bao vây khi có dịch xảy ra và tiêm phòng hàng năm tại các vùng có dịch cũ.Khống chế chặt chẽ từng ổ dịch không để lây lan, tăng cường kiểm soát gia súc, người, vật dụng, thức ăn chăn nuôira vào vùng dịch.Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh trong từng giai đoạn, xác định các yếu tố nguy cơ, nắm được các đặc điểm của bệnh để có biện pháp khống chế.Giám định chất lượng vaccine về hiệu lực và chủng loại.Tiêu độc sát trùng nghiêm ngặt.Xác định thời gian khống chế bệnh và các biện pháp kỹ thuật, chính sách đầu tưthực hiện trong thời gian đó.Có chương trình hợp tác quốc tế chặt chẽ nhất là với các nước trong khu vực.Đối với nơi đã xảy ra dịch:Thực hiện tích cực việc bao vây dập tắt ổ dịch bằng mọi biện pháp. Xử lý triệt để gia súc mắc bệnh bằng cách tiêu diệt hoàn toàn tránh lây lan ra diện rộng, có thể đem gia súc đi chôn ở nơi xa dân cư hoặc thiêu đốt.Cách ly triệt để đàn gia súc khi số lượng nhiễm bệnh quá nhiều.Tiêu độc hàng ngày đối với chuồng nuôi, chất thải và chất môi giới truyền bệnh, kể cả các phương tiện đi lại bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol 2%, crezin 5%, virkou, Bencocid, Biokide.Tiêm phòng khẩn cấp cho những động vật dễ bị lây nhiễm bằng cách tiêm phòng bao vây từ phía ngoài vào tâm ổ dịch.Đối với nơi chưa có dịch: Tuy chưa nhiễm bệnh, nhưng tại các vùng này phải thực hiện mạnh các biện pháp sau:Cần phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán tốt nhất là thực hiện chẩn đoán định kỳ ngăn ngừa bệnh từ xa.Thực hiện cách ly nghiêm ngặt động vật có biểu hiện triệu chứng lở mồm long móng và những con được nuôi chung. Ngăn chặn vật môi giới truyền bệnh, tăng cường theo dõi, chăm sóc đàn vật nuôi trong vùng dịch.Tiêu độc định kỳ môi trường, nơi liên quan đến chăn nuôi động vật, nhất là vùng ổ dịch cũ hoặc nơi phát sinh để diệt mầm bệnh. Xử lý vệ sinh thú y triệt để các phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vật dụng (quần áo) và nước uống.Tốt nhất nên định kỳ tiêm phòng vaccin LMLM, 2 lần/năm.Điều trị: Tiêu độc và sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh bằng cách hàng ngày phun xịt thuốc sát trùng Biodine với nồng độ pha loãng 1/200 liên tục cho đến 2 tuần sau khi gia súc được chữa khỏi bệnh. Việc điều trị chủ yếu là chữa trị các triệu chứng (các vết thương ở miệng, vùng rìa móng, giảm sốt) và sử dụng các loại kháng sinh để ngăn ngừa phụ nhiễm và các biến chứng xảy ra trên gia súc.XII. Kết luận:Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc lây lan nhanh, rất mạnh và rất rộng là bệnh cấp tính đối với tất cả các loài động vật hai móng hoang dã và gia súc. Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi giảm sút sức cày kéo, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành trồng trọt, năng suất cây trồng do thiếu sức kéo, chậm thời vụ gieo trồng và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội bảo vệ môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ con người vì vậy ta phải có biện pháp phòng và trị thích hợp tăng cường công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm, tiêm phòng bằng văcxin để bảo vệ và cung cấp nguồn sức kéo cũng như nguồn thực phẩm an toàn cho người sử dụng và cho xuất khẩu.Một số đề suất:Đề nghị các hộ chăn nuôi nên liên hệ với cán bộ kỹ thuật viên nông nghiệp tại địa phương hoặc các Trạm Thú Y huyện, thành thị để được hướng dẫn cụ thể và tiêm phòng cho gia súc của mình là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh lở mồm long móng.Đề nghị các hộ buôn bán giết mổ động vật nên mua những gia súc có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y địa phương. Đề nghị tiêm phòng văcxin lở mồm long móng phải được tiến hành khẩn cấp, bắt buộc cho toàn đàn gia súc và vành đai bảo vệ.Khi có hiện tượng nghi là dịch, chủ nuôi phải báo ngay cho cơ quan Thú Y gần nhất để khám nghiệm và xác định bệnh.Phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức và tằm quan trọng của các biện pháp phòng chống dịch để mọi người dân tự giác thực hiện, và vận động người khác tham gia Tài liệu tham khảo: 1. THS. THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG, 2006. BỆNH LMLM Ở GIA SÚC. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TP. HCM.2. PGS. TS. PHẠM SỸ LĂNG – PGS. TS. NGUYỄN THIỆN, 2002. MỘT SỐ BỆNH MỚI DO VIRUT Ở GIA SÚC GIA CẦM NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.3. BS. VĂN ĐĂNG KỲ, 1999. KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ BỆNH NHIỆT THÁN Ở GIA SÚC. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP.4. WWW.GOOGLE.COM.VN5. HUỲNH THỊ THANH THỦY, 5/2003. VÀI ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN TRÂU, BÒ, HEO TẠI TP. HỒ CHÍ MINH. LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP. TP HỒ CHÍ MINH.6. VÕ THỊ THU THỦY –TPHCM, 2005. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở HEO VÀ BÒ TRÊN MỘT SỐ HỘ Ở HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CHUYÊN NGÀNH THÚ Y. TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM.7. BS. VĂN ĐĂNG KỲ,1999. KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ BỆNH NHIỆT THÁN Ở GIA SÚC. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP.

File đính kèm:

  • pptde_tai_chan_doan_virus_lo_mom_long_mong_bang_ky_thuat_elisa.ppt
Ebook liên quan