Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 5: Dinh dưỡng vitamin

Tóm tắt Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 5: Dinh dưỡng vitamin: ...n tế bào võng mạc mắt, khi có ánh sáng, rhodopsin → retinol + opsin; trong tối -> quá trình tái tổng hợp ngược lại. b. Điều khiển biểu thị gen - Retinoic acid (RA) hoạt động như một hormon có ảnh hưởng đến sự biểu thị gen -> ảnh hưởng nhiều quá trình sinh lý. - Vitamin A có ảnh...-CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 O + Nguồn cung cấp E: - Có nhiều trong cây xanh, rau, cỏ, hạt ngũ cốc, hạt mầm, dầu thực vật, lòng đỏ trứng - Trong lá chứa E gấp 20-30 lần so với cọng - ĐV chứa ít E + Vai trò sinh học • Chống ...trùng chứa clo-hydrocacbon làm tăng nhu cầu vitamin C của cá. • C rất dễ bị phá hủy trong quá trinh SX, dự trữ và chế biến bởi ánh sáng và nhiệt độ -> phải bảo vệ trước khi bổ sung vào thức ăn: - Bọc với ethylcellulose hay mỡ. - Dạng muối photphat khá bền - Bổ sung trước khi ...

pdf75 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 5: Dinh dưỡng vitamin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THUỶ SẢN 
CHƯƠNG 5 
DINH DƯỠNG VITAMIN 
NỘI DUNG 
1. KHÁI NIỆM 
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ 
DỤNG VITAMIN 
3. PHÂN LOẠI 
4. NHU CẦU VITAMIN CỦA TÔM, CÁ 
5. SỬ DỤNG VITAMIN TRONG THỨC ĂN 
1. KHÁI NIỆM 
• Vitamin là nhóm chất DD thiết yếu được 
phát hiện sau cùng. 
• 1897, Eifkman (Hà Lan) phát hiện gạo lứt, 
cám gạo trị được bệnh beri-beri. 
• 1906, Hopkins phát hiện yếu tố “thức ăn 
phụ” khi thí nghiệm trên chuột 
• 1912, Casimir Funk đặt tên là vitamin (vita: 
sự sống, amin: chất có chứa nhóm amin) 
• McCollum và Davis (1913) và 
Osboene và Mendel (1914) chia 
vitamin thành 2 nhóm: A: tan trong 
dầu và B: tan trong nước. 
• Host và Flolich tìm ra chất ngăn ngừa 
chảy máu chân răng (scobus) đặt tên 
là Vitamin C (tan trong nước nhưng 
không chứa N) 
• Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà 
động vật yêu cầu với số lượng rất ít 
so với các chất DD khác nhưng cần 
thiết cho sự sinh trưởng và duy trì 
cuộc sống của chúng. 
• Một số chất tiền vitamin sau khi thay 
đổi đặc tính hóa học thì có chức năng 
vitamin 
• Vitamin dễ bị oxy hóa bởi nhiệt độ, 
ánh sáng 
• Vitamin chiếm 1-2% trong thức ăn nhưng 
có vai trò quyết định trong trao đổi chất. 
• Giữ vai trò xúc tác các phản ứng sinh hóa 
trong cơ thể sinh vật. 
• ĐVTS không có hay có khả năng tổng hợp 
rất ít vitamin nên việc cung cấp vitamin 
trong TA là rất cần thiết. 
• Thiếu vitamin -> sinh trưởng chậm, tỉ lệ 
sống thấp, khả năng chịu đựng với biến 
động môi trường kém và dễ bị bệnh. Dấu 
hiệu khi thiếu: xuất huyết, dị hình, nứt sọ ở 
cá, đen thân ở tôm 
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ 
DỤNG VITAMIN TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 
 2.1. Điều kiện chế biến và bảo quản vitamin 
• Gia tăng nhiệt trong quá trình ép viên thức 
ăn thường phân hủy vitamin C, B12 và 
Pyridoxine. Vitamin kháng nhiệt hay ép viên 
ở nhiệt độ không quá cao sẽ giảm sự hao 
hụt vitamin. Hoặc dùng dung dịch “lipid-
vitamin” và phun áo ngoài bề mặt của viên 
thức ăn sau khi gia nhiệt. 
• Ánh sáng mặt trời trực tiếp làm mất B12, E. 
Các vitamin A, D, E, K sẽ biến chất khi điều 
kiện chế biến thức ăn không tốt vì chất béo 
sẽ bị oxy hóa. 
2.2. Khả năng tổng hợp vitamin 
• Khả năng tổng hợp vitamin của 
ĐVTS là rất kém, có vitamin 
không thể tổng hợp được như 
vitamin C. 
• Cá nước ấm có khả năng tổng 
hợp vitamin bởi VSV đường ruột 
tốt hơn ở cá vùng ôn đới. 
• Một số VSV đường ruột của một 
số loài cá (cá chép, rô phi, cá 
hồi...) có khả năng sinh tổng hợp 
vitamin B12 nếu trong thức ăn 
được cung cấp Co. Tuy nhiên khả 
năng sinh tổng hợp này có thể bị 
hạn chế nếu có chất kháng sinh 
trong thức ăn. 
2.3 Tập tính dinh dưỡng 
• Tập tính bắt mồi gây khó khăn trong 
xác định nhu cầu về vitamin và làm 
giảm hiệu quả sử dụng vitamin trong 
thức ăn: 
 - Tập tính ăn chậm (giáp xác) làm các 
vitamin trong TĂ bị rữa trôi vào môi 
trường -> nhu cầu Vit. cần tăng lên. 
 - Tập tính xé, cạp mảnh thức ăn 
của giáp xác làm thất thoát 
vitamin vào môi trường nước. 
 - Đối với những bọn ăn lọc thức 
ăn tự nhiên sẽ sử dụng nguồn 
vitamin rất phong phú trong 
nguồn thức ăn này. 
2.4. Điều kiện nuôi dưỡng 
• Nuôi quảng canh hay quảng canh cải 
tiến không cần cung cấp vitamin vì 
ĐVTS có thể lấy từ thức ăn tự nhiên. 
• Nuôi bán thâm canh, thâm canh và 
nuôi trong lồng bè, thức ăn tự nhiên 
rất giới hạn nên cần phải cung cấp 
đầy đủ vitamin. 
2.5. Điều kiện sinh lý của cá 
• Giai đoạn ấu trùng, tôm cá cần được 
cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn 
giai đoạn trưởng thành và bố mẹ. 
• Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần bổ sung 
200 mg vitamin C/kg thức ăn, giai 
đoạn tôm giống cần bổ sung 100 
mg/kg thức ăn. 
• Trong thời kỳ sinh sản cần lượng lớn 
A, E, C. 
• C có tác dụng tăng khả năng chịu 
đựng của tôm cá khi đánh bắt hay khi 
vận chuyển. 
• Khả năng đề kháng bệnh của thủy 
sản tăng lên khi bổ sung C, E, B6, 
Pantothenic acid, choline 
2.6.Chất kháng vitamin trong thức ăn 
• Một số nguyên liệu có chứa chất kháng 
vitamin tự nhiên, các chất này làm giảm 
hoạt tính và hiệu quả sử dụng vitamin. 
• Sự hiện diện của chất kháng vitamin như 
enzyme thiaminase có trong cá sống ức 
chế thiamine (B1) . 
• Trong thức ăn chứa nhiều chất béo sự oxy 
hóa sẽ hủy hoại các vitamin nhóm A, D, E 
và K tan trong chất béo. 
3. PHÂN LOẠI VITAMIN 
• Phân loại: 
– Nhóm vitamin tan trong chất 
 béo: vitamin A, D, E và K. 
– Nhóm vitamin tan trong nước: 
 nhóm vitamin B, Vitamin C, 
 choline và inositol. 
• Mỗi một loại vitamin có cấu tạo, 
chức năng riêng biệt. 
• Nhu cầu vitamin được nghiên cứu 
trên một số đối tượng như cá hồi, 
cá chép, cá nheo Mỹ và một số 
loài tôm biển 
Các Vitamin quan trọng trong DD ĐVTS 
VITAMIN TÊN HÓA HỌC 
I. Tan trong dầu: 
A Retinol 
D2 Ergocalciferol 
D3 Cholecalciferol 
E Tocopherol 
K Phylloquinone 
2. Tan trong nước: 
B-complex 
B1 Thiamin 
B2 Riboflavin 
B3 Acid pantothenic 
B6 Pyridoxine 
B5 (PP) Nicotinic acid (Niacin) 
H Biotin 
Acid Folic 
Choline 
B12 Cobalamine 
C Acid ascorbic 
3.1- Vitamin A 
+ Công thức C20H25OH 
+ Các dẫn xuất của Vitamin A: retinol, 
 retinaldehyd, retinoic, retinilacetat, 
 retinilpropionat, retinilpalmitat. 
 1UI = 0,300 microgram retinol 
 = 0,344 microgram retinilacetat 
 = 0,440 microgram retinilpalmitat 
+ Các chất tiền vitamin A: 
α caroten, β caroten, 
criptoxanthin (ngô vàng), 
astaxanthin (rong biển) 
β caroten → cho ra 2 phân tử vitamin A. 
 CH2-OH
 CH3 CH3
 CH3 CH3 
 CH3
+ Nguồn cung cấp: 
 - Tiền vitamin A: có nhiều trong quả màu 
vàng, đỏ (cà rốt, đu đủ, gấc, cà chua) 
 - Vitamin A: gan động vật, lòng đỏ trứng, 
mỡ sửa. Hàm lượng thay đổi tùy theo loài 
và khẩu phần ăn. 
 - Dầu gan cá là nguồn cung cấp Vitamin A 
tốt nhất. 
+ Vai trò sinh học 
a. Vai trò thị giác 
Rhodopsin trên tế bào võng mạc mắt, khi có 
ánh sáng, rhodopsin → retinol + opsin; trong tối 
-> quá trình tái tổng hợp ngược lại. 
b. Điều khiển biểu thị gen 
 - Retinoic acid (RA) hoạt động như một 
hormon có ảnh hưởng đến sự biểu thị 
gen -> ảnh hưởng nhiều quá trình sinh lý. 
 - Vitamin A có ảnh hưởng tương tác 
đến sự sao mã trong sinh tổng hợp 
protein; retinoic acid đóng vai trò chính 
trong sự biệt phân tế bào, nhất là những 
tế bào chuyên môn hoá cao. 
c. Vai trò liên quan đến niêm mạc 
 - Thiếu vitamin A màng niêm mạc 
bị khô cứng, chết và bong tróc. 
 - Mắt: thiếu vitamin A → giác mạc 
bị khô cứng, gây ra ngứa và trầy 
xước. 
- Đường hô hấp, tiêu hoá hay sinh 
sản: thiếu vitamin A → niêm mạc 
khô cứng và suy yếu không có khả 
năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm 
nhập vào bên trong tế bào, gây các 
bệnh viêm phổi, tiêu chẩy và rối 
loạn sinh sản → giảm hiệu quả 
chăn nuôi. 
d. Vai trò liên quan đến miễn dịch 
 Vitamin A và retinoic acid 
(RA) đóng vai trò trung tâm trong 
phát triển và biệt phân tế bào 
bạch cầu như lymphocytes. 
e. Vai trò liên quan đến sinh trưởng 
và phát triển 
 Thiếu và thừa vitamin A là nguyên 
nhân của những khuyết tật của động 
vật sơ sinh. Trong quá trình phát triển 
thai , RA có quan hệ đến sự phát 
triển của các chi và hình thành tim, 
mắt và tai. RA còn điều khiển biểu thị 
gen sản sinh hormone sinh trưởng. 
+ Biểu hiện ở cá khi thiếu A: 
Xuất huyết hố mắt, gốc mang, 
biến dạng nắp mang. 
Cá trơn Mỹ nuôi bằng khẩu phần 
có β - 0,4mg caroten/kg TA có 
hiện tượng chậm tăng trưởng, 
mắt lồi, thận xuất huyết. 
Cá chép thiếu vitamin A: nhợt 
nhạt, xuất huyết da và vây, biến 
dạng nắp mang. 
Quá nhiều vitamin A (2,2 triệu 
UI/kg ở dạng retinyl palmitate) 
làm cá chậm lớn, thiếu máu, biến 
dạng cuống vây đuôi. 
3.2- VITAMIN D 
+ Công thức 
Phổ biến trong tự nhiên: vitamin D2 (C28H44O) và D3 - 
C27H44O - (ergocalciferol và cholecalciferol). 
Tiền vitamin D2: ergosterol ; tiền vitamin D3: 7-
dehydrocholesterol. 
Tia hồng ngoại biến tiền vitamin D biến thành vitamin D. 
7-dehydro cholesterol Vitamin D3 
+ Nguồn cung cấp: 
 - D2 có trong thực vật 
 - D3 có rất nhiều trong dầu gan cá, mỡ cá, 
trứng; sữa đầu nhiều gấp 6-10 lần sữa 
thường. 
 - Tiền Vitamin D không có giá trị DD, phải 
chuyển hóa sang Vitamin D nhờ bức xạ 
mặt trời và một số yếu tố vật lý khác cơ 
thể ĐV mới sử dụng được 
 - Dự trữ tiền Vitamin D ở da 
+ Chuyển hóa D3 
CHOLECALCIFEROL 
 GAN 
25- OH-D3 
 THẬN 
1,25-(OH)2-D3 
Ca 
PO4 
 RUỘT 
XƯƠNG 
Ca PO4 
Ca 
PO4 
+ 
+ 
+ + 
D3 TĂ và TIỀN D3 Ở DA 
 Bức xạ 
CƠ CHẾ ĐIỀU KHIỂN Ca HUYẾT CỦA VITAMIN D 
Thiếu vitamin D3 ở cá 
• Nghèo sinh trưởng, gan nhiều mỡ. 
• Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu rõ 
hoàn toàn nhu cầu vitamin D của cá. 
• Ở cá hồi, nhu cầu vitamin D rất nhỏ, 
khẩu phần không chứa calciferol vẫn 
không biểu hiện triệu chứng thiếu hụt. 
• Thông thường bổ sung dầu thực vật 
vào khẩu phần là đủ. Với thức ăn 
viên, thường đưa vào 2000-3000 IU 
vitamin D3/kg thức ăn. 
• Cá trao đổi Ca trực tiếp với nước 
qua mang -> vùng nước nào nghèo 
Ca phải bổ sung Ca cùng với vitamin 
D. 
Vitamin D có tác dụng ngăn ngừa ung thư 
trực tràng: 
 Khi ăn thực phẩm giàu L., gan tiết axit 
mật để tiêu hóa, sau đó hầu hết axit mật trở 
về gan. Chỉ có Lithocolic acid (LCA) không 
về gan mà xuống trực tràng, LCA là một chất 
độc kích thích ung thư trực tràng. 
 Bình thường LCA được khử độc bởi 
enzyme CYP3A theo cơ chế: thụ thể vitamin 
D kết hợp với LCA từ đó kích hoạt biểu thị 
gen đối với enzyme CYP3A -> Thiếu vitamin 
D -> tăng nguy cơ ung thư trực tràng. 
3.3- Vitamin E 
+ Công thức 
Vitamin E có nhiều đồng phân: α tocopherol, β 
tocopherol, γ tocopherol & δ tocopherol. Hoạt tính 
-tocopherol 100; β, γ, δ lần lượt là: 30-40, 10 & 
1. 
Công thức hóa học: C23H50O2 
 HO 
 H3C -CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH-CH2-CH2-CH2-CH
 CH3 CH3 CH3 CH3 
 CH3
 CH3
 CH3 
 O
+ Nguồn cung cấp E: 
 - Có nhiều trong cây xanh, rau, 
cỏ, hạt ngũ cốc, hạt mầm, dầu 
thực vật, lòng đỏ trứng 
 - Trong lá chứa E gấp 20-30 lần 
so với cọng 
 - ĐV chứa ít E 
+ Vai trò sinh học 
• Chống oxy hoá sinh học, ngăn 
cản sự oxy hoá các acid béo không 
no PUFA và HUFA có trong màng tế 
bào. 
• Thiếu vitamin E: tổn thương gan, 
cơ thoái hoá, cơ quan sinh dục kém 
phát triển. 
• E làm tăng khả năng sinh sản ở 
cá chép: bổ sung E hệ số thành 
thục của cá chép là 14,1% thay vì 
3,3% so với đối chứng. 
• Nâng cao tỷ lệ nở của trứng. 
• E và Se có quan hệ hỗ trợ nhau 
trong việc ngăn trở sự oxy hoá 
những acid béo không no. 
• E ngăn cản sự hinh thành peroxit 
• Se: thành phần của glutathion 
peroxidase (GSH-Px), có vai trò xúc 
tác sự phân giải peroxit thành nước 
• Bổ sung vitamin E và Se vào thức 
ăn cá: tăng tốc độ sinh trưởng, 
FCR và độ bền của huyết cầu 
3137 
1,53 
15,9 
35,6 
20,1 
2976 
1,63 
2,80 
3,4 
21,6 
3125 
1,62 
16,0 
36,8 
30,9 
2322 
1,89 
1,70 
2,30 
51,5 
 1. Tăng trọng % 
 2. FCR (kgTA/TT) 
 3. Vitamin E: 
-Trong máu (μg/ml) 
- Gan (μg/g) 
 4. % hồng cầu vỡ 
41 
0,9 
2,0 
0,9 
41 
0,06 
2,0 
0,06 
Vitamin E (mg/kg) 
Se (mg/kg) 
Tác dụng của vitamin E và Se đối với cá 
3.4- Vitamin K 
+ Công thức: 3 dạng 
• Vitamin K1 có trong thực vật (phylloquinone), 
• Vitamin K2 do vi khuẩn tiết ra (menaquinone) 
• Vitamin K3 do tổng hợp (menadinone). 
 Hoạt tính vitamin K3 lớn hơn K1 và K2. 
Công thức hóa học: C31H46O2 
 O
 O
 CH2-CH=C-CH2-(CH2-CH2-CH-CH2)3H
 CH3
 CH3 CH3 
 CH3 
 CH3
 (CH2-CH=C-CH2)nH
 O 
 O
 O
 O
 H
 CH3
Vitamin K1 
Vitamin K2 
Vitamin K3 
+ Vai trò 
• K tham gia vào hoạt hóa protrombin, cần 
cho sự đông máu của động vật. 
• Cần cho quá trình phosphoryl hóa 
+ Nguồn cung cấp: 
• Thức ăn động vật như bột cá là nguồn 
cung cấp quan trọng vitamin K2. 
• Thiếu K do rối loạn đường ruột -> không 
tổng hợp đủ hoặc do cung cấp thiếu K.
+ Triệu chứng khi thiếu K: 
• Máu chậm đông 
• Xuất huyết mang và mắt cá (nếu thiếu K kéo dài) 
+ Nhu cầu: 
• Lượng vitamin K 0,5 - 1 mg/kg thức ăn đủ cho 
nhu cầu của cá. 
• Vitamin K3 không bền khi trộn vào TAHH hay 
trong premix (vì Choline chloride và các ion kim 
loại xúc tác phân hủy). 
• Hạn chế phơi nắng trực tiếp do K bị phân hủy 
bởi tia tử ngoại 
⇌ 
3.5- Vitamin C (ascorbic acid) 
+ Công thức: C6H8O6, C6H6O6 
 L- ascorbic acid Dehydro L-ascorbic acid 
 (dạng khử) (dạng oxy hóa) 
+ Nguồn cung cấp: 
- Có nhiều trong rau quả tươi, đặc 
biệt trong rau xanh và các loại quả: 
cam, chanh, ớt 
- Hạt ngũ cốc, trứng, thịt hầu như 
không có C 
- C được tổng hợp chủ yếu ở thực 
vật 
+ Vai trò của Vitamin C 
Hầu hết các loài cá đều không tự tổng hợp 
được vitamin C (người, khỉ, chuột cũng 
không tự tổng hợp được vitamin C) 
• Kết hợp với E chống lại sự oxyhóa lipid 
• Hydroxyl hóa tryptophan, tyrosine, lysine, 
phenylalanine & proline, quan trọng nhất là 
hydroxyl hóa proline  hydroxyproline (cần 
cho sự hình thành mô liên kết, mô sẹo, 
khung collagen của xương). 
• Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt 
hơn ngăn ngừa hiện tượng thiếu 
máu ở cá khi thiếu vitamin C. 
• Tham gia các phản ứng 
chuyển acid folic thành 
tetrahydrofolic, tryptophan thành 
serotonin tổng hợp hormone 
steroid vỏ thượng thận 
+ Triệu chứng thiếu Vitamin C ở cá hồi: 
 - Vẹo xương sống, tật ưỡn lưng, sụn 
mắt. 
 - Mang bất thường, 
 - Xuất huyết. 
• Những dấu hiệu này xẩy ra trước các 
dấu hiệu không đặc trưng (yếu, mệt mỏi) 
• Vẹo xương sống, tật ưỡn lưng còn thấy 
ở cá da trơn, cá chép, rô phi. 
Vẹo cột sống khi thiếu C 
• Bổ sung vitamin C cho cá da trơn 
và cá hồi có tác dụng tăng đáp ứng 
miễn dịch 
• Môi trường ô nhiễm kim loại 
nặng, thuốc diệt côn trùng chứa 
clo-hydrocacbon làm tăng nhu cầu 
vitamin C của cá. 
• C rất dễ bị phá hủy trong quá 
trinh SX, dự trữ và chế biến bởi 
ánh sáng và nhiệt độ -> phải bảo 
vệ trước khi bổ sung vào thức ăn: 
 - Bọc với ethylcellulose hay mỡ. 
 - Dạng muối photphat khá bền 
 - Bổ sung trước khi cho ăn 30’ 
3.6 - Vitamin nhóm B 
Tóm tắt triệu chứng thiếu vitamin B và C 
 Vitamin 
Triệu chứng khi thiếu 
B1 Chảy máu vây, thần kinh, nhạt màu, 
kém ăn, chậm lớn 
B2 Kém ăn, chậm lớn, tỷ lệ chết cao, 
chảy máu da và vây, hiện tượng thần 
kinh, sợ ánh sáng 
B3 Kém ăn, chậm lớn, lờ đờ, chậm chạp, 
thiếu máu, lồi mắt 
B6 Kém ăn, chậm lớn, rối loạn thần kinh 
Vitamin 
Triệu chứng khi thiếu 
PP Chảy máu da, tỷ lệ chết cao 
H Chậm lớn, giảm hoạt động 
Cholin Chậm lớn, gan nhiễm mỡ 
Inositol Chậm lớn, chảy máu da và vây, mất 
niêm mạc da 
C Chậm lớn, biến dạng cột sống, xuất 
huyết vây, da 
4- Nhu cầu vitamin của tôm 
và cá 
4.1. Những yếu tố chi phối nhu cầu 
+ Tập tính ăn của tôm và cá. Ví dụ: 
tôm tiêu thụ thức ăn chậm hàng giờ 
→ mức vitamin trong TA phải cao để 
bù lại vitamin bị mất trong nước. 
+ Khả năng tổng hợp vitamin của 
vi sinh vật đường ruột: Những loài 
tôm hay cá thuộc nhóm ăn TV hay 
ăn tạp có hệ vi sinh vật đường ruột 
phát triển, có khả năng tổng hợp 
được hầu hết vitamin nhóm B → 
nhu cầu những vitamin giảm. 
 + Hệ thống nuôi: nuôi quảng canh 
không cần bổ sung vitamin. Yêu 
cầu bổ sung vitamin tăng lên khi 
tăng mật độ và giảm khi có nhiều 
thức ăn tự nhiên. 
 + Kích cỡ và tốc độ tăng trưởng 
của các loài tôm và cá: nhu 
cầu/đơn vị khối lượng giảm khi 
khối lượng con vật tăng. 
 + Thành phần dinh dưỡng của 
khẩu phần: 
 Ví dụ: nhu cầu tocopherol, 
thiamine và piridoxine tăng lên khi 
nồng độ acid béo chưa no, 
carbohydrate và protein khẩu 
phần cao theo thứ tự tương ứng. 
+ Phương pháp chế biến: chế biến 
bằng kỹ thuật nhiệt khô hay viên 
nóng mất nhiều vitamin hơn viên 
nguội. 
+ Tính chất của nước và trạng thái 
sức khoẻ của tôm và cá: Nước bị ô 
nhiễm, con vật bị bệnh -> nhu cầu 
Vit. tăng lên. 
Chú ý: 
Nhu cầu vitamin tối thiểu để hỗ 
trợ cho tôm cá sinh trưởng tối 
đa và ngăn ngừa những dấu 
hiệu thiếu vitamin sẽ khác rất 
nhiều so với nhu cầu vitamin 
trong sản xuất. 
4.2. Nhu cầu vitamin của cá 
 Những nghiên cứu về nhu cầu 
vitamin hầu hết thực hiện trên cá 
hồi và những kết quả nghiên cứu 
này được chấp nhận cho những 
loài cá khác 
6000 
2000 
300-500 
10 
15 
25 
15 
50 
180 
0,6 
8 
0,03 
130 
1000 
 150 (dạng bền) 
2500 
2400 
50 
Chưa xác dịnh 
1 
4-7 
3-6 
20 
10 
0,15 
1 
0,01 
300 
1000 
50 
Vitamin A (IU) 
Vitamin D3 (IU) 
VitaminE 
Vitamin K3 
Thiamin (B1) 
Riboflavin (B2) 
Pyridoxine (B6) 
Pantothenic acid (B3) 
Niacin (PP) 
Biotin (H) 
Folic acid 
Vitamin B12 
Inositol 
Choline chloride 
Ascorbic acid (vitaminC) 
Mức thêm vào thức ãn NRC (1993) Vitamin 
Nhu cầu vitamin của nhóm cá Salmonid (mg/kg TA) 
(R. Stickney, 2000) 
5- Sử dụng vitamin trong thức ăn 
+ Các vitamin tổng hợp được sản xuất 
ra dưới dạng khác nhau và được bảo vệ 
để chống lại sự phân huỷ trong quá trình 
chế biến và dự trữ. 
+ Khi trộn vitamin vào thức ăn cần chú ý 
đến độ bền của vitamin. Các dạng 
vitamin khác nhau và cách bảo vệ khác 
nhau thì có độ bền khác nhau. 
• Ví dụ : 
 + Vitamin A dưới dạng vitamin A 
acetat chứa trong viên nang, trong 
nang có chứa khung bằng gelatin có 
cấu trúc liên kết chéo, vitamin phân 
tán khắp trong cái khung này cùng 
với chất chống oxy hoá và được bọc 
một lớp vỏ bảo vệ bằng tinh bột ngô. 
Thường trong viên gelatin người ta 
thêm cả vitamin D3. 
 + Độ bền của vitamin D3 trong 
điều kiện bảo quản như vitamin A 
bằng 75 - 80%. 
 + Các dạng vitamin khác và độ 
bền của nó trong thức ăn viên (ép 
đùn) và trong premix ghi ở bảng 
sau 
Vitamin 
Dạng sử dụng 
Hoạt tính còn lại sau 3 
tháng dự trữ (%) 
Trong 
premix 
Trong viên 
ép đùn 
A 
D 
E 
K 
B1 
B2 
Vitamin A acetate 
Cholecalcalciferol 
dl-α tocoferol acetate 
Menadione (K3) 
Thiamin mononitrate 
Tinh thể 
70 - 90 
80 - 100 
90 - 100 
65 - 85 
70 - 80 
90 - 100 
70 - 90 
75 - 100 
90 - 100 
40 - 70 
60 - 80 
90 - 100 
Độ bền của vitamin trong premix và trong viên ép đùn 
(F. Hoffman-La Roche, 1988) 
Vitamin 
Dạng sử dụng 
Hoạt tính còn lại sau 3 
tháng dự trữ (%) 
Trong 
premix 
Trong viên 
ép đùn 
B6 
B3 
PP 
H 
Folic acid 
B12 
Cholin 
Inositol 
C 
Pyridoxine hydrochoride 
Calcium d-pantothenate 
Niacinamide & nicotinic acid 
d-biotin 
Tinh thể 
Dung dịch 1% 
Muối chloride 
Ascorbate-2-polyphosphate 
Tinh thể 
80 - 90 
80 - 100 
90 - 100 
80 - 100 
50 - 70 
50 - 80 
Kô. thêm 
100 
30 - 70 
80 - 90 
80 - 100 
90 - 100 
70 - 90 
50 - 65 
40 - 80 
100 
100 
10 - 30 
+ Cần đặc biệt lưu ý đến độ bền của 
vitamin C 
• Tinh thể acid ascorbic cực kỳ nhạy 
cảm với sự oxy hoá: 
 - Trong 3 ngày dự trữ ở nhiệt độ 
thường, hoạt tính vitamin mất toàn bộ 
 - Trong thức ăn viên, hoạt tính 
vitamin C chỉ còn lại 20% sau khi xử lý 
nhiệt và dự trữ. 
• Gần đây, sử dụng asorbate-2-
monophosphate do chỉ mất 15 % 
hoạt tính trong viên ép đùn và dự 
trữ 3 tháng ở nhiệt độ phòng, 
trong khi viên C bọc mỡ hay 
ethylcellulose mất 70-90% hoạt 
tính trong cùng điều kiện. 
• Vitamin tan trong nước -> trộn 
vào thức ăn cho tôm và cá dễ mất 
khi thức ăn ngâm trong nước. Kích 
thước thức ăn càng nhỏ, thời gian 
ngâm càng dài thì vitamin mất vào 
nước càng nhiều. 
Ví dụ: 
Vitamin C: mất 50-70% khi ngâm nước 
10 giây (kích cỡ viên 1,18-2,36 mm). 
Acid pantothenic, acid folic, thiamine, 
pyridoxine mất 5-20%, 0-27%, 0-17% 
và 3-13% lần lượt sau khi ngâm trong 
nước 10 giây (Slinger, Razzaque và 
Cho, 1979). 
XIN CÁM ƠN 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_duong_va_thuc_an_thuy_san_chuong_5_dinh_duong.pdf