Bài giảng Luật kinh tế - Chương V: Pháp luật về tín dụng ngân hàng

Tóm tắt Bài giảng Luật kinh tế - Chương V: Pháp luật về tín dụng ngân hàng: ...ên cho vay (gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn).Chủ thể tham gia vào quan hệ cầm cố bao giờ cũng có hai bên: Bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Tài sản đem cầm cố thường là động sản. Tài sản sẽ dịch chuyển từ bên cầm cố sang bên chủ...ông đưôc chuyển quyền sở hữa tài sản thuê cho các nhâ, tổ chứ khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê và thanh toán các cho phí liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, bảo hiểm đối với tài sản thuê;Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng ... tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH 8. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhTrong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo...

ppt98 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Chương V: Pháp luật về tín dụng ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H7.Quyền và nghĩa vụ của các bên:a. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:Bên bảo lãnh có quyền:	- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; 	- Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;	- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);	- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần);	- Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH7.Quyền và nghĩa vụ của các bên:a. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:Bên bảo lãnh có quyền:	- Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. 	- Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.	- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;	- Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH7.Quyền và nghĩa vụ của các bên:a. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:	- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;	- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH7.Quyền và nghĩa vụ của các bên:b. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng:Khách hàng có quyền:Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình;Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh;Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH7.Quyền và nghĩa vụ của các bên:b. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng:Khách hàng có nghĩa vụ:Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh;Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận;Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.IV.CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH8. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhTrong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có). Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay.V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ1. Khái niệm:Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ1. Khái niệm:NH ANH CKhách hàng BNH DPhát hànhBánChiết khấuTái chiết khấuĐến hạn thanh toán, nhận tiềnĐến hạn thanh toán, nhận tiềnV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ2. Các chủ thể tham gia:Các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động và được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.Khách hàng chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng là chủ sở hữu giấy tờ có giá, bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức tín dụng.Khách hàng tái chiết khấu giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng là tổ chức tín dụng sở hữu giấy tờ có giá đó.V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ3. Các giấy tờ được CK, Tái CKCác giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Các loại trái phiếu được phát hành theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm: Tín phiếu kho bạc; Trái phiếu kho bạc; Trái phiếu công trình trung ương; Trái phiếu đầu tư; Trái phiếu ngoại tệ; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương.Các tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu, tái chiết khấu theo quy định của pháp luật.V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ	4. Điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu, tái chiết khấu	Giấy tờ có giá được các tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau đây:Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng;Chưa đến hạn thanh toán;Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác);Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ5. Phương thức chiết khấu, tái chiết khấuChiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là phương thức mua hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho tổ chức tín dụng. Khi giấy tờ có giá đó đến hạn thanh toán, tổ chức tín dụng xuất trình giấy tờ có giá để thanh toán với tổ chức phát hành. Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn:	- Các tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá theo thời hạn và giá chiết khấu, tái chiết khấu, đồng thời kèm theo cam kết của khách hàng về việc mua lại giấy tờ có giá đó vào ngày đến hạn chiết khấu, tái chiết khấu.	- Trường hợp hết thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu mà khách hàng không thực hiện việc mua lại giấy tờ có giá, thì tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá đó.Lưu ý: Thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, nhưng thời hạn này không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. V. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHIẾT KHẤU-TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ6. Thủ tục chiết khấu, tái chiết khấuKhi có nhu cầu chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, khách hàng gửi giấy đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu và giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ có giá chiết khấu, tái chiết khấu tại tổ chức tín dụng.Tổ chức tín dụng thẩm định các điều kiện giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu. Khi tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu, khách hàng chuyển giao ngay giấy tờ có giá, đồng thời làm thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng.Các thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản. Văn bản thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu phải có các nội dung phù hợp với quy định của Quy chế này, các quy định của pháp luật khác có liên quan và hợp đồng mẫu do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành.Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng chuyển giao giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá cho khách hàng.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁNKhái niệm:	Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng.	- Có 3 chủ thể tham gia: bên bán hàng, cung ứng dịch vụ; bên mua hàng, bên nhận dịch vụ và các TCTD cung ứng bao thanh toán.	- TCTD cung ứng 1 khoản tiền tệ cho bên bán hàng, cung ứng dịch vụ sau đó nhận lại từ bên mua hàng, bên nhận dịch vụ VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN2. Chủ thể tham gia vào hoạt động bao thanh toána. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, gồm:Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng:	- Ngân hàng thương mại nhà nước;	- Ngân hàng thương mại cổ phần;	- Ngân hàng liên doanh;	- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;	- Công ty tài chính;	- Công ty cho thuê tài chính.Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật TCTD.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN2. Chủ thể tham gia vào hoạt động bao thanh toánb. Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán 	là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (sau đây viết tắt là bên bán hàng) và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ (sau đây viết tắt là bên mua hàng) tại hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Đối với Công ty cho thuê tài chính, chỉ được thực hiện bao thanh toán đối với khách hàng là bên thuê của Công ty cho thuê tài chính”.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN3. Phân loại bao thanh toán:a. Căn cứ vào khả năng truy đòi của tổ chức tín dụngBao thanh toán có quyền truy đòi: Là loại hình bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: Là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như tại thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN3. Phân loại bao thanh toán:b. Nếu xem xét ở góc độ địa giới hành chính Bao thanh toán trong nước là việc tổ chức tín dụng mua lại các khoản phải thu từ các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Chủ thể của các hợp đồng mua bán hàng hóa này là các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.Bao thanh toán xuất nhập khẩu là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán tiến hành mua lại các khoản phải thu từ các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Chủ thể của các hợp đồng này một bên là các tổ chức kinh tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và một bên là các tổ chức kinh tế hoạt động ở nước ngoài. Đối với loại hình bao thanh toán này, tổ chức tín dụng bao thanh toán muốn đảm bảo thông tin và hạn chế rủi ro, cần thiết phải có sự tham gia của tổ chức tín dụng nước nhập khẩu, từ đó nảy sinh mối quan hệ giữa đơn vị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, mối quan hệ này cũng bị ràng buộc bởi pháp luật là các thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN3. Phân loại bao thanh toán:c. Căn cứ phương thức bao thanh toánBao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN4. Quy trình hoạt động bao thanh toán:	i. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu;	ii. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng;	iii. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. 	iv.Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN4. Quy trình hoạt động bao thanh toán:	v. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh.	vi. Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Nếu tài liệu nêu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh; VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN5. Các khoản phải thu không được bao thanh toán	Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán:Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm;Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp;Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp; Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo phụ lục đính kèm; Hợp đồng mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng”.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN6. Nội dung hợp đồng bao thanh toán	Hợp đồng bao thanh toán bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax..... Của các bên ký hợp đồng bao thanh toán;Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng;Lãi và phí bao thanh toán;Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán. Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán; Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan;VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN6. Nội dung hợp đồng bao thanh toán	Hợp đồng bao thanh toán bao gồm các nội dung chính sau: Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm;Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán;Quyền và nghĩa vụ của các bên;Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; Giải quyết tranh chấp phát sinh;Các thoả thuận khác.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN7. Quyền và nghĩa vụ của các bêna. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán Quyền của đơn vị bao thanh toán:	- Được yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng;	- Được yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bảng kê kèm bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền về hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán 	- Có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng;	- Được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng bao thanh toán có thoả thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ.VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN7. Quyền và nghĩa vụ của các bêna. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán Nghĩa vụ của đơn vị bao thanh toán:	- Thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán; 	- Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi. 	- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán. 	VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN7. Quyền và nghĩa vụ của các bênb. Quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng Quyền của bên bán hàng:	Nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;Nghĩa vụ của bên bán hàng:	- Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán;	- Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan; 	- Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi.	- Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán toàn bộ bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán”.	- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN7. Quyền và nghĩa vụ của các bênc. Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng Quyền của bên mua hàng:	- Được thông báo về việc bao thanh toán;	- Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. VI. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BAO THANH TOÁN7. Quyền và nghĩa vụ của các bênc. Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng Nghĩa vụ của bên mua hàng:	- Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo đúng quy định; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.	- Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.	- Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_v_phap_luat_ve_tin_dung_ngan_h.ppt