Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp: Nhiệm vụ then chốt trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp: Nhiệm vụ then chốt trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long: ...ăng động - xông xáo và lớn tuổi có kinh nghiệm). - Có tính liên vùng, liên ngành, liên bộ phận cao, nên cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, rộng, sâu và thường xuyên giữa lao động trong các lĩnh vực quản lí, kinh doanh, sản xuất, tiếp thị và các lãnh thổ, các địa phương, khu vực và quốc t...2020 cùng vài chục công ti du lịch lữ hành), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, cao về chất lượng, đa dạng các loại hình cùng đội ngũ cán bộ quản lí, lực lượng lao động (trực tiếp, gián tiếp) đủ về số lượng, cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuyên nghiệp của du TẠP C...o tạo lại, bồi dưỡng bổ sung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí các cấp, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho đội ngũ những lao động ngành không quản lí trực tiếp (dân địa phương có cơ sở du ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp: Nhiệm vụ then chốt trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể làm gia tăng tổng thu nhập 
kinh tế quốc dân; giải quyết việc làm, 
nâng cao đời sống cho người lao động địa 
phương. Tuy nhiên, việc khai thác các ưu 
thế nổi trội của hệ thống các đảo, các khu 
bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh 
quyển, các khu Ramsar, hệ sinh thái nông 
nghiệp, các di tích lịch sử - văn hóa, lễ 
hội truyền thống, làng nghề còn rất hạn 
chế và thiếu đồng bộ; sản phẩm du lịch 
còn đơn điệu, chất lượng chưa cao; cơ sở 
hạ tầng phục vụ du lịch đạt mức thấp. 
Đặc biệt là lực lượng lao động trong các 
lĩnh vực quản lí điều hành, marketing, lao 
động trực tiếp, gián tiếp, dịch vụ... còn 
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, 
chưa đạt trình độ cao và thiếu chuyên 
nghiệp . 
Trước những đòi hỏi của hội nhập 
về du lịch, vùng cần tập trung đầu tư tối 
đa nhân lực, vật lực cho sự phát triển. 
Trước hết phải bổ sung, phát triển đội 
ngũ lao động trình độ cao - chuyên 
nghiệp hóa, có khả năng chủ động giải 
quyết các nhiệm vụ trong mọi tình huống, 
phải coi đó là “mắt xích xung yếu” duy 
trì toàn bộ guồng máy hoạt động du lịch. 
Đồng thời, phải xây dựng được chiến 
lược và giải pháp bổ sung, phát triển 
nhân lực phù hợp mới có thể đưa ngành 
du lịch phát triển đúng với tiềm năng, 
củng cố vị thế “mũi nhọn” trong chiến 
lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng 
và cả nước. 
2. Nhận thức yêu cầu khi phát triển 
nhân lực ngành du lịch 
2.1. Vai trò, vị thế và đặc điểm của 
nhân lực phát triển du lịch 
Nhân lực du lịch là lực lượng lao 
động làm việc trực tiếp và gián tiếp trong 
ngành du lịch thuộc các lĩnh vực như cơ 
quan quản lí nhà nước về du lịch (các ban 
chuyên ngành của Chính phủ, các địa 
phương, bộ chủ quản, tổng cục du 
lịch); những người làm việc trong các 
cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân 
lực cho các lĩnh vực quản lí, hoạt động 
kinh doanh du lịch (các trường đại học, 
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy 
nghề); những người làm việc trực tiếp 
trong các doanh nghiệp du lịch (khách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
131 
sạn - nhà hàng, công ti lữ hành, vận 
chuyển, các dịch vụ văn hóa thể thao, 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch 
vụ khác). 
Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân 
lực chất lượng cao có vai trò quyết định 
trình độ phát triển du lịch. Phát triển nhân 
lực chất lượng cao là một trong bốn chiến 
lược chính trong phát triển du lịch nước 
ta, bởi đó là: 
- Lực lượng trực tiếp thực hiện các 
nhiệm vụ trong mọi hoạt động du lịch. 
- Lực lượng tham gia với vai trò chủ 
thể trong quá trình quản lí, điều hành, 
tham gia vào quá trình tạo chất lượng sản 
phẩm du lịch. 
- Là đối tượng khai thác phục vụ du 
lịch, đồng thời là thị trường rộng lớn tiêu 
thụ những sản phẩm du lịch. 
- Yếu tố quyết định tạo ra năng lực 
cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các 
điểm, khu du lịch, vùng du lịch và các 
quốc gia du lịch nhờ nguồn nhân lực 
trình độ và chất lượng cao, chuyên 
nghiệp. 
Đặc điểm của lao động ngành du 
lịch là: 
- Không có sự phân bố đều và cân 
đối giữa các lứa tuổi, giới tính, sức khỏe 
bởi xuất phát từ đặc tính và yêu cầu của 
ngành, nghề nghiệp (số lượng nữ, nam; 
sự trẻ trung - năng động - xông xáo và 
lớn tuổi có kinh nghiệm). 
- Có tính liên vùng, liên ngành, liên 
bộ phận cao, nên cần phải có sự kết hợp 
chặt chẽ, rộng, sâu và thường xuyên giữa 
lao động trong các lĩnh vực quản lí, kinh 
doanh, sản xuất, tiếp thị và các lãnh thổ, 
các địa phương, khu vực và quốc tế. 
- Khó có thể thống kê số lượng, phân 
loại chất lượng chính xác, bởi tính linh 
hoạt, đa dạng và phức tạp trong các lĩnh 
vực hoạt động (cơ hữu, bán thời gian, 
khoán công việc, không do doanh nghiệp 
quản lí). 
- Lao động chất lượng cao có thể chủ 
động thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo kế 
hoạch, nhưng cũng còn số lượng đáng kể 
khó có thể, thậm chí không thể thực hiện 
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo mong 
muốn của các doanh nghiệp (do chỉ lao 
động thời gian ngắn ở các hoạt động dịch 
vụ theo thời vụ khi có sự kiện diễn ra). 
- Trong nhiều lĩnh vực hoạt động, lao 
động du lịch vừa là chủ thể, vừa là sản 
phẩm du lịch (những lao động làm hướng 
dẫn du lịch, bộ phận lễ tân, các dịch vụ 
văn hóa văn nghệ, thể thao). 
2.2. Hướng thực hiện mục tiêu bổ 
sung nhân lực du lịch cho ĐBSCL 
2.2.1. Những căn cứ để thực hiện 
Thứ nhất, căn cứ vào quy hoạch 
phát triển nhân lực ngành du lịch giai 
đoạn 2011-2020 đã được Bộ Văn hóa 
Thể thao và Du lịch phê duyệt với các 
mục tiêu là: 1) Giải quyết đủ về số lượng, 
đảm bảo chất lượng, cơ cấu trình độ, 
ngành nghề và vùng miền hợp lí, đáp ứng 
nhu cầu nhân lực trong nước và tham gia 
thị trường lao động du lịch quốc tế. 2) 
Phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu 
vực và một số mặt tiếp cận trình độ các 
nước tiên tiến trên thế giới. Quy hoạch 
tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên 
trọng điểm là hoàn thiện chính sách, cơ 
chế quản lí phát triển nhân lực ngành và 
xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nguồn 
nhân lực du lịch. 3) Phát triển mạng lưới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 4(69) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
132 
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, đào tạo 
viên và chương trình nội dung đào tạo 
bồi dưỡng trong du lịch; tổ chức đào tạo, 
đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực 
hiện có. Đến năm 2015 toàn ngành có 
khoảng 2,3 triệu lao động, trong đó có 
700 ngàn lao động trực tiếp và 1,6 triệu 
lao động gián tiếp; đến 2020 có khoảng 
3900 người có trình độ trên đại học, 
99.500 người có trình độ đại học, cao 
đẳng, 98.000 người trình độ trung cấp, 
150.450 người có trình độ sơ cấp, 
348.100 người được đào tạo nghề và 
truyền nghề. 
Căn cứ để thực hiện quy hoạch trên, 
hiện nay cả nước có khoảng 284 cơ sở 
tham gia đào tạo, trong đó có 62 trường 
đại học có khoa đào tạo du lịch, 80 
trường cao đẳng du lịch có khoa đào tạo 
du lịch, 117 trường trung cấp, 23 trung 
tâm đào tạo nghề; đặc biệt đã có 20 cơ sở 
đào tạo tham gia mạng lưới đào tạo du 
lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương 
(APETTT), 6 cơ sở tham gia mạng lưới 
đào tạo du lịch ASEAN. Số giảng viên có 
đủ các điều kiện (chuyên môn nghiệp vụ 
và các yêu cầu khác) thực hiện đào tạo 
du lịch khoảng 2000 người (tham gia trực 
tiếp và gián tiếp) đã giúp nâng cao chất 
lượng và quy mô đào tạo cho các cơ sở 
hoạt động du lịch tại các địa phương của 
vùng. 
Thứ hai, xuất phát từ quan điểm chỉ 
đạo nhất quán về phát triển du lịch vùng 
ĐBSCL thời kì hội nhập: 
- Du lịch là ngành có đóng góp quan 
trọng vào tăng trưởng kinh tế, góp phần 
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, đảm 
bảo tốt an ninh quốc phòng của vùng. 
- Phát triển du lịch dựa trên lợi thế so 
sánh của từng khu vực, địa phương về 
khả năng tạo sản phẩm du lịch đặc thù, 
làm nền tảng và tạo cơ hội kết nối sản 
phẩm giữa các địa phương và vùng với 
các hướng phát triển chủ yếu. 
- Xây dựng hoàn thiện, vững chắc về 
chiến lược liên kết vùng, liên vùng, liên 
lãnh thổ trong phát triển du lịch. Tập 
trung vào thị trường Đông Nam Á, Đông 
Bắc Á, Tây Âu và Bắc Mĩ ở hiện tại và 
cả tương lai lâu dài. 
- Phát triển, nâng cao chất lượng sản 
phẩm du lịch đặc thù của vùng là du lịch 
tham quan sông nước, miệt vườn, du lịch 
văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 
cao cấp thuộc các hệ sinh thái miệt vườn, 
rừng phòng hộ, vườn quốc gia, ven biển 
và hải đảo; phát triển các cơ sở dịch vụ, 
cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, đảm bảo 
tăng khả năng thu hút du khách. Phấn đấu 
đón được 3,9 triệu lượt khách quốc tế và 
6,5 triệu lượt khách nội địa vào năm 
2020. 
Để có thể đón lượng khách trong và 
ngoài nước theo mục tiêu đề ra, ĐBSCL 
cần đầu tư đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện 
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật theo 
hướng hiện đại, chất lượng cao (cần có 
khoảng 37- 38 nghìn phòng ở khách sạn 
và nhà nghỉ các loại vào năm 2015, 
khoảng 50 nghìn phòng vào năm 2020 
cùng vài chục công ti du lịch lữ hành), 
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số 
lượng, cao về chất lượng, đa dạng các 
loại hình cùng đội ngũ cán bộ quản lí, lực 
lượng lao động (trực tiếp, gián tiếp) đủ về 
số lượng, cao về trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ và chuyên nghiệp của du 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
133 
khách. 
Thứ ba, từ thực trạng và hướng phát 
triển nhân lực: Theo thống kê của các sở 
VHTT&DL trong vùng, năm 2000, lực 
lượng lao động trực tiếp ngành du lịch có 
khoảng 5956 người, đến năm 2012 có 
23.509 người, một lượng quá mỏng, lại 
có khoảng gần 50% chưa được đào tạo 
chuyên về du lịch và không được bồi 
dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên. 
Đặc biệt là lao động có trình độ cao (trên 
đại học, đại học) còn rất khiêm tốn, thiếu 
chuyên nghiệp. Dự báo về nhân lực cần 
đảm bảo cho ĐBSCL đến năm 2020 là 
207.900 lao động, trong đó 75.400 lao 
động trực tiếp, 132.500 lao động gián 
tiếp. Lực lượng lao động này phải đảm 
bảo có đủ kiến thức và kĩ năng về du lịch 
đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực hoạt 
động quản lí điều hành, kinh doanh khách 
sạn, nhà hàng, lữ hành cùng các dịch vụ 
tổng hợp. Trước những yêu cầu của hội 
nhập, nhiệm vụ phát triển nhân lực chất 
lượng, trình độ cao và chuyên nghiệp là 
hết sức quan trọng và cấp bách. 
2.2.2. Hướng phát triển, bổ sung nhân 
lực cho du lịch ĐBSCL 
Để bổ sung kịp thời nhân lực 
chuyên nghiệp chất lượng cao cho du lịch 
ĐBSCL, cần phải thực hiện các hướng 
kết hợp đồng bộ, đảm bảo phát triển bền 
vững như sau: 
- Về số lượng: Tăng cường, đẩy 
mạnh tuyển dụng lao động chuyên nghiệp 
trình độ cao, có kinh nghiệm (cả trong và 
ngoài nước) bằng mọi chính sách phù 
hợp, bổ sung cho các lĩnh vực xung yếu 
như quản lí điều hành doanh nghiệp; hoạt 
động marketing, xúc tiến, quảng bá 
thương hiệu; xây dựng chiến lược 
- Về chất lượng: Phải chủ động thực 
hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho 
lao động đang tham gia tại các cơ quan 
quản lí, kinh doanh du lịch và dịch vụ du 
lịch, các cơ sở đào tạo trong vùng, như: 
Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ, 
Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật 
Cần Thơ, Trường Văn hóa Nghệ thuật 
Sóc Trăng, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh 
doanh (Đại học Cần Thơ), Khoa Quản trị 
kinh doanh (Đại học Cửu Long), Trường 
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Kiên 
Giang và những cơ sở liên kết với các 
trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bà 
Rịa - Vũng Tàu, được đầu tư nâng cấp cả 
về quy mô và chất lượng. Đặc biệt chú ý 
đến bồi dưỡng lao động truyền thống ở 
những địa phương có các hoạt động du 
lịch. 
- Về cách thức thực hiện: 
+ Xúc tiến mạnh mẽ việc liên kết 
với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước 
(đặc biệt là các nước có du lịch phát 
triển, nhiều kinh nghiệm trong đào tạo 
nhân lực du lịch) bằng nhiều hình thức để 
đào tạo mới; đào tạo lại tại chỗ, đào tạo 
tại nước ngoài hoặc kết hợp cả hai Chú 
ý đến vấn đề xã hội hóa trong đào tạo 
thông qua việc đóng góp nguồn lực tài 
chính, truyền nghề, bảo tồn và phát huy 
giá trị sản phẩm. 
+ Xây dựng và thực hiện chính sách 
ưu đãi trong tuyển dụng, sử dụng nhân tài 
hợp lí cho từng khâu, tập trung vào 
những khâu chủ chốt. 
3. Một số giải pháp phát triển, bổ 
sung nhân lực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 4(69) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
134 
Phát triển bổ sung nhân lực chất 
lượng cao - chuyên nghiệp là nhiệm vụ 
then chốt, có vai trò quyết định đối với 
phát triển du lịch ĐBSCL. Những giải 
pháp dưới đây sẽ góp phần thực hiện hiệu 
quả nhiệm vụ nêu trên. 
3.1. Thống nhất cao về quan điểm, 
nhận thức và trách nhiệm 
Các cấp lãnh đạo chính quyền, quản lí 
ngành, ngành có liên quan ở địa phương 
toàn vùng phải thống nhất quan điểm, 
nhận thức và trách nhiệm: 
- Coi phát triển du lịch của từng địa 
phương (tỉnh, thành phố) là nhiệm vụ 
chung của toàn vùng. Việc tổ chức đào 
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lí 
và tay nghề cho lao động là trách nhiệm 
thường xuyên mà mỗi địa phương phải 
thực hiện để phục vụ chiến lược chung 
của vùng. Trong quá trình phát triển phải 
luôn luôn đặt trong mối quan hệ liên 
vùng, khăng khít, lâu dài và bền vững. 
- Cùng chung sức xây dựng kế hoạch 
phát triển bổ sung nhân lực trước mắt và 
lâu dài, đạt trình độ chuyên môn, nghiệp 
vụ cao - chuyên nghiệp với thị trường 
tuyển dụng rộng, không chỉ ở toàn quốc 
mà cả ở quốc tế (có thể dài hạn, ngắn 
hạn), đặc biệt chú ý đến lực lượng lao 
động chuyên nghiệp. 
- Chủ động triển khai thường xuyên 
các hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng bổ 
sung nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí các 
cấp, lao động đang làm việc tại các doanh 
nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch. Đặc 
biệt chú ý bồi dưỡng cho đội ngũ những 
lao động ngành không quản lí trực tiếp 
(dân địa phương có cơ sở du lịch hoạt 
động) để họ nâng cao nhận thức, cùng 
cộng đồng có trách nhiệm, giữ gìn những 
giá trị của sản phẩm du lịch đặc thù ở địa 
phương. 
- Mỗi địa phương phải có trách 
nhiệm đầu tư cả bề rộng lẫn bề sâu cho 
các cơ sở đào tạo đang có ở địa phương, 
và phải coi đó là nơi cung cấp lao động 
chủ yếu cho các địa phương toàn vùng. 
Chủ động kết hợp với các cơ sở đào tạo 
có năng lực, kinh nghiệm trong, ngoài 
vùng và quốc tế, thực hiện đào tạo mới 
theo chuyên ngành sâu. 
3.2. Xúc tiến các hoạt động tìm kiếm, 
đào tạo bổ sung nhân lực 
Cần xúc tiến thống kê tổng hợp, 
phân tích, phân loại lao động hiện tại 
đang tham gia các hoạt động trong ngành 
(lao động trực tiếp, gián tiếp, cơ hữu, thời 
vụ, khoán việc...), theo trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ; lao động đã được đào 
tạo, loại trường đào tạo, bậc đào tạo, loại 
hình đào tạo, công việc đang đảm trách. 
 Phân tích và so sánh hiện tại với 
mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể 
nhân lực du lịch theo các kế hoạch ngắn, 
trung và dài hạn và xác định mức độ phù 
hợp chung của toàn vùng và khả năng 
đáp ứng của từng địa phương. 
 Dựa trên định hướng chiến lược 
phát triển từ các đơn vị kinh doanh của 
các địa phương về cơ sở lưu trú, các dịch 
vụ du lịch, xác lập kế hoạch về lao động 
cần thiết ở từng loại trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ, số lượng để xây dựng kế 
hoạch chiến lược đào tạo nhân lực phù 
hợp, bổ sung kịp thời cho từng lĩnh vực, 
từng giai đoạn. 
Tiến hành đánh giá toàn diện, đầy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
135 
đủ về năng lực đào tạo của các cơ sở 
được giao đào tạo, liên kết và sẽ gửi đi 
đào tạo (cơ sở vật chất – kĩ thuật, đội ngũ 
giảng viên chuyên ngành); hạn chế tối đa 
tình trạng như nhiều năm qua, các trường 
đào tạo trình độ cao (cao đẳng, đại học) 
khá nhiều, nhưng chất lượng đào tạo 
không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp cần 
tuyển dụng. 
 Thực hiện lựa chọn và xác định nơi 
đưa lao động đến đào tạo (trong nước, 
ngoài nước), thời gian đào tạo (dài hạn, 
ngắn hạn, bồi dưỡng thực hành, chuyên 
đề); cách thức đào tạo (trực tiếp, gián 
tiếp), hạn chế tối đa tình trạng ngành 
thừa, ngành thiếu dẫn đến nhiều lao động 
phải làm việc trái nghề, hiệu quả thấp. 
 Xây dựng chính sách vùng về đầu 
tư để phân bổ hợp lí về ngân sách cho các 
đối tượng cần được đào tạo (cả đào tạo 
mới và đào tạo lại), đồng thời phải có 
cam kết ràng buộc người đi học phải học 
đúng nghề, phải trở về công tác cho nơi 
cử đi đào tạo. 
 Tập trung cao đầu tư toàn diện cho 
các cơ sở đào tạo các trình độ (nghề đến 
đại học và trên đại học); đặc biệt chú ý 
đến các cơ sở đào tạo nghề và các cơ sở 
liên kết đào tạo nghề có nhiều kinh 
nghiệm ở trong và ngoài nước. 
 Thực hiện việc trao đổi thường 
xuyên đội ngũ cán bộ giảng dạy, huấn 
luyện tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ 
túc kiến thức giữa các cơ sở đào tạo. Đối 
với lao động trình độ cao làm công tác 
quản lí, quảng bá, marketing nên gửi đi 
đào tạo tại các cơ sở có nhiều kinh 
nghiệm ở nước ngoài. 
 Chú ý đến việc đầu tư toàn diện, bồi 
dưỡng cho lực lượng lao động du lịch 
nhưng không thuộc quản lí của ngành 
(lao động ở các ngành khác, lao động 
truyền thống địa phương có hoạt động du 
lịch), để khi họ tham gia vào hoạt động 
phục vụ du khách vẫn giữ được nét văn 
hóa đặc thù của dân tộc ở địa phương, 
vùng. 
 Có quy chế hợp lí quản lí các cơ sở 
đào tạo ở địa phương, vùng về việc thực 
hiện trách nhiệm gắn chặt với các doanh 
nghiệp du lịch và chính quyền địa 
phương để đảm bảo các điều kiện cho 
người học; đảm bảo an ninh, an toàn 
trong quá trình học tập, thực tập nghề. 
Đối với các doanh nghiệp du lịch mạnh, 
phải xác định mình là nơi đáng tin cậy, 
có trách nhiệm thực hiện đào tạo tại chỗ 
cho lao động nghề và lao động phổ 
thông. 
4. Kết luận 
Trong quá trình phát triển của quốc 
gia và vùng, nhân lực luôn là yếu tố 
quyết định. Số lượng nhân lực đảm bảo 
cho mọi hoạt động trên lãnh thổ. Chất 
lượng của nguồn nhân lực tạo ra năng lực 
cạnh tranh cho nền kinh tế và từng ngành 
sản xuất. Trong ngành du lịch, nhân lực 
còn được coi như một loại “sản phẩm du 
lịch đặc biệt”, nó vừa giữ vai trò chủ đạo 
tạo ra các sản phẩm du lịch, vừa là “sản 
phẩm” phục vụ trực tiếp cho du khách 
trong chuyến du lịch. Mặt khác, nó còn là 
lực lượng trực tiếp và gián tiếp tiêu thụ 
những sản phẩm du lịch do chính họ tạo 
ra. 
ĐBSCL là vùng có nhiều lợi thế tạo 
sản phẩm du lịch có sức thu hút khách du 
lịch trong và ngoài nước. Trong những 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 4(69) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
136 
năm qua, ngành du lịch đã có chuyển 
biến đáng kể về phát triển cơ sở hạ tầng - 
vật chất kĩ thuật và các dịch vụ phục vụ 
du khách; tuy nhiên sự đáp ứng nhu cầu 
du khách mới chỉ đạt mức độ thấp. Có 
nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, 
nhưng nguyên nhân cơ bản là quản lí 
ngành còn yếu kém, lực lượng lao động 
thiếu và yếu, chưa chuyên nghiệp, sử 
dụng lao động chưa hợp lí. 
Nội dung trình bày trên đã phần nào 
nêu lên được những nét cơ bản về vai trò 
và những yêu cầu phát triển nguồn nhân 
lực cho du lịch ĐBSCL; những định 
hướng và giải pháp đào tạo, bổ sung nhân 
lực cho vùng. Đặc biệt chú ý các giải 
pháp nâng cao nhận thức, tinh thần trách 
nhiệm của cán bộ quản lí chính quyền, 
ngành các cấp trong việc phát triển, bổ 
sung nguồn nhân lực du lịch; kế hoạch 
chiến lược về thu hút nhân lực chất lượng 
cao - chuyên nghiệp từ các nguồn trong 
và ngoài nước; tổ chức đào tạo các loại 
trình độ; các lĩnh vực này cần chú ý cả về 
số lượng và chất lượng mới hi vọng đưa 
ngành du lịch toàn vùng phát triển mạnh, 
toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kì 
hội nhập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), Giao nhiệm vụ lập đề án phát triển du lịch 
đồng bằng sông Cửu Long đến 2020, Quyết định số 1683/QĐ (2009). 
2. Phạm Xuân Hậu (2014), “Phát triển nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: 
Nhìn nhận và giải pháp”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Văn Hiến, tháng 3/2014. 
3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Đào tạo nguồn 
nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội”, Kỉ yếu Hội thảo, tháng 3/2008. 
4. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, 
tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. 
5. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, Quyết định số 939/QĐ-TTg 
ngày 19/7/2012. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 01-3-2015; ngày phản biện đánh giá: 20-3-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 15-4-2015) 

File đính kèm:

  • pdfbo_sung_nhan_luc_chat_luong_cao_va_chuyen_nghiep_nhiem_vu_th.pdf