Giải phóng dân tộc Inđônêxia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Tóm tắt Giải phóng dân tộc Inđônêxia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: ...ải phóng dân tộc không phải là con đường bạo động, nhất là khởi nghĩa đơn lẻ. Các tri thức tư sản nhận thấy tình trạng thấp kém của dân tộc trong hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán trong ý thức dân tộcDo đó, họ đã cổ súy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, nâng cao trình độ hiểu biết của d...c lập dân tộc dựa trên phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân, ngày càng giành nhiều thắng lợi. Thế nhưng, ở Inđônêxia giai cấp tư sản, chủ trương bất hợp tác không phải là biện pháp duy nhất, mà còn có một bộ phận nhỏ giai cấp tư sản lãnh đạo, đã thành lập Đảng Inđônêxia vĩ đại (Pa...rả độc lập cho Inđônêxia vào 1- 1-1946. Nhưng tình hình của chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mau lẹ, từ đó những người lãnh đạo của các nhóm đấu tranh bí mật (sinh viên, tri thức trẻ..) lại muốn chóng tuyên bố độc lập bằng chính sức mạnh của nhân dân Inđônêxia, chứ không phải nhận độ...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giải phóng dân tộc Inđônêxia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC NĐÔNÊXIA CUỐI 
THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 
Đặt vấn đề: 
Trải qua gần 3 thế kỉ xâm chiếm đất đai (tính từ 1596), haowcj bằng vũ 
lực hay “thương lượng”, với sức ép quân sự, chính trị và kinh tế thực 
dân Hà Lan đã hoàn thành việc thiết lập chế độ thuộc địa của mình ở 
Inđônêxia. Sự thống trị và đàn áp dã man cũng như chính sách bọc lột 
và khai thác toàn bộ của người Hà Lan suốt từ thời Công ty Đông Ấn tới 
đầu thế kỉ XX đã làm cho đại đa số nhân dân Inđônêxia bất bình ngày 
càng gay gắt với thực dân Hà Lan. Mâu thuẫn nảy lên hàng đầu là mâu 
thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Inđônêxia và bên kia là thực 
dân châu Âu, trước hết và chủ yếu là thực dân Hà Lan. Để giải quyết 
mâu thuẫn đó, đòi hỏi cả dân tộc Inđônêxia đứng lên đánh đổ thực dân 
Hà Lan giành độc lập cho dân tộc. Đó chính là yêu cầu lịch sử của 
Inđônêxia những năm cuỗi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
Trong quá trình xâm lược và thống trị Inđônêxia, thực dân Hà Lan đã 
vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân đất nước nghìn đảo 
này. Năm 1633, có phong tròa nổi dậy của Cakiali ở Ambon, năm 1741 
ở Cáctasura có phong trào “vì chiến tranh thần thánh”; những năm 40-
50 của thế kỉ XVIII, có những cuộc khởi nghĩa do các nhà tu lãnh đạo, 
sang thực dân Hà Lanế kỉ XIX, nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của 
Đíppônêgôrô (1825-1830), chiến đấu của nhân dân Ache 
Những cuộc nổi dậy điều anh dũng nhưng cuối cùng đều không đi đến 
thành công. Phải chăng nhân dân Inđônêxia đang thiếu một con đường 
cứu nước đúng đán, đang thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến khả dĩ 
dẫn dắt của cuộc đấu tranh giành độc lập này đi tới thắng lợi cuối cùng. 
Vào đầu XX, nhân dân Inđônêxia, trước hết là các giai cấp tiên tiến mới 
ra đời, trăn trở tìm cho Inđônêxia một hướng đi mới, một con đường 
đúng đắn dẫn tới độc lập tự do. 
Bài viết này, em xin giải quyết  
Chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản-con đường dẫn tới độc lập của 
Inđônêxia 
Phong trào dân tộc tư sản Inđônêxia trước khi xuất hiện Đảng dân 
tộc. 
Bước vào đầu XX, ở Inđônêxia phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản 
đã vùng lên dưới những hình thức khác nhau. Những cuộc tranh luận 
diễn ra giữa các nhóm trong phái tầng lớp tri thức về việc hiện đại hóa 
nền văn hóa Inđônêxia truyền thống. Những ngưiowif có tư tưởng 
truyền thống thấy được sức mạnh vĩ đại bát nguồn từ quá khứ của nền 
văn hóa dân tộc, muốn khơi dậy và sử dụng sức mạnh của nền văn hóa 
dân tộc để giành lại độc lập đã mất. 
Dù các nhóm phái tronmg tầng lớp tri thức Inđônêxia còn đang tranh 
luận trong những bước đi hứu hiệu để dẫn dắt dân tộc Inđônêxia ra 
khỏi lầm than, những trăn trở của họ đã hé mở những tia sáng cho độc 
lập, tự do, chiếu rọi vào đất nước nghìn đảo này. 
Một điểm đáng lưu ý trong phong trào cứu nước của nhân dân 
Inđônêxia là sự xuất hện vào năm 1900, người phụ nữ Giava tài ba 
Raden Adgieng Cáctini. Bà và BS. Waidin Sudira Usada đều coi việc mở 
mang nền giáo dục phương Tây là một biện pháp cứu nước. Năm 1908, 
Usada và các tri thức Inđônêxia lập ra tổ chức dân tộc đầu tiên “Budi 
Utomo”. Từ những hoạt độngban đầu thuần túy mang tính chất phát 
triển văn hóa giáo dục, đến những năm 1915-1917, tổ chức đã nêu ra 
những yêu cầu về chính trị, như đòi quyền bình đẳng giữa người 
Inđônêxia và người Hà Lan. Năm 1912, Đảng Ấn Độ-Đảng chính trị được 
thành lập ở Inđônêxia. Đảng hoạt động đòi quyền cho người Inđônêxia, 
và cao hơn là đưa ra yêu cầu quyền độc lập cho Inđônêxia. “Chủ nghĩa 
dân tộc toàn Inđônêxia” là tư tưởng của những người lãnh đạo Đảng. 
Sớm hơn, vảo 1917, Đảng Sarekat Islam (Liên minh Hồi giáo) là Đảng 
chính trị đầu tiên đã ra đời. Ngay từ khi trơpr thành đảng chính trị thì 
đảng này tập trung vào những vấn đề chính trị, tôn giáo và nhanh 
chóng trở thành phong trào nhân dân. Như vậy, giai cấp tư sản 
Inđônêxia mà trước hết là tầng lớp tri thức tư sản là những người đi 
tiên phong trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc. Những năm 
đầu XX, chính họ chứ không phải giai cấp phong kiến hoặc nông dân, 
nhận thấy đất nước nghìn đảo lại nhiều dân tộc, tộc người, có nhiều tôn 
giáo, lại bị một tên thực dân tàn bạo đô hộ thì con đường giải phóng 
dân tộc không phải là con đường bạo động, nhất là khởi nghĩa đơn lẻ. 
Các tri thức tư sản nhận thấy tình trạng thấp kém của dân tộc trong 
hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán trong ý thức dân tộcDo đó, họ đã cổ 
súy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, nâng cao trình độ hiểu biết 
của dân chúng tập hợp dân tộc Inđônêxia thành một khối để hướng 
mục tiêu đòi độc lập dân tộc từ thấp đến cao. Đó là bước đầu của sự 
lựa chọn con đường đi tới độc lập hoàn toàn của giai cấp tư sản 
Inđônêxia. 
Tư tưởng Marhaenism và con đường đi tới độc lập Inđônêxia. 
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, cách mạng Inđônêxia có những 
chuyển biến mới. Bên cạnh phong trào cách mạng theo xu hướng tư 
sản ngày càng khởi sắc thì phong trào cách mạng theo xu hướng vô sản 
cũng xuất hiện. Sự kiện tiêu biểu là sự ra đời của ĐCS Inđênôxia (5-
1920) và những cuộc đấu tranh do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên do đường 
lối sai lầm cảu Đảng, trong điều kiện bấy giờ ở Inđônêxia mà con đường 
vô sản do Đảng lãnh đạo, về cơ bản đã chấm dứt, để rồi phong trào 
cách mạng GPDT Inđônêxia đã lựa chọn co đường cứu nước theo xu 
hướn tư sản do Đảng dân tộc khởi xướng. 
Năm 1927, một nhóm những người dân tộc chủ nghĩa cấp tiến, do 
Xucacno và Kusama lãnh đạo lập ra Đảng dân tộc Inđônêxia (PNI), Đảng 
này nổ lực tập hợp những tổ chức dân tộc chủ nghĩa hiện có để tiến 
hành một phong trào bất hợp tác theo mô hình của Găngđi đòi độc lập 
cho Inđônêxia. Cơ sở tư tưởng cương lĩnh của Đảng dân tộc là 
Marhaenism của Xucacno. 
Marhaenism là học thuyết do Xucacno soạn thảo trong những năm 
1926-1933. Hoc thuyết đó có những điểm chính sau: 
- Xu hướng chống đế quốc, thực dân rõ rệt. 
- Con đường đi tới độc lập dân tộc chính là chính sách bất hợp tác với 
thức dân, đêw quốc trong tấ cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị xã hội. 
- Nhiệm vụ của con đường “bất hợp tác” là giáo dục cho dân chúng vào 
khả năng, sức mạnh của chính mình và đoàn kết tất cả các lực lượng 
chống thực dan, đế quốc trong một mặt trận chung thống nhất. 
Sau này, Xucacno đã mô hình hóa tư tưởng Marhaenism dưới dạng 5 
nguyên tắc trong bài phát biểu của mình vào ngày 6-1-1945 và được gọi 
là sự ra đời của “Pancha Sila”: 
- Chủ nghĩa dân tộc thống nhất trên toàn lãnh thổ Inđônêxia. 
- Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân văn, tức là từ bỏ chủ nghĩa sô 
vanh để đoàn kết hữu nghị với tất cả dân tộc. 
- Mufakat hay nền dân chủ phù hợp với những truyền thống xã hội 
Inđônêxia. 
- Xã hội thịnh vượng. 
- Niểm tin vào thượng đế, nghĩa là mỗi người có quyền tôn thờ vị thần 
của riêng mình. 
Năm nguyên tắc này cũng chính là cơ sở tư tưởng cho nền độc lập 
tương lai Inđônêxia. 
Đảng dân tộc ra đời, nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc có uy tín trong 
quần chúng, đã tổ chức cuộc đấu tranh gianhf độc lập dân tộc dựa trên 
phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân, ngày càng giành 
nhiều thắng lợi. Thế nhưng, ở Inđônêxia giai cấp tư sản, chủ trương bất 
hợp tác không phải là biện pháp duy nhất, mà còn có một bộ phận nhỏ 
giai cấp tư sản lãnh đạo, đã thành lập Đảng Inđônêxia vĩ đại (Parindra) 
vào tháng 12-1935. Còn nữa năm 1937, Đảng Inđônêxia (Partinddo) giải 
thể, một số người chủ trương bất hợp tác lập ra phong trào nhân dân 
Inđônêxia (Gerindo) do Xucacno và Ami Xariphudin khởi xướng. Họ chủ 
trương giành độc lập cho Inđônêxia nhưng có thể hợp tác với chính phủ 
Hà Lan ở Inđônêxia trong một phạm vi nhất định. Vào năm 1936, họ đã 
dự thảo “kiến nghị Xutacgiơ” trình bày ước muốn hợp tác với Chính phủ 
Hà Lan để từng bước trong vòng 10 năm giải quyết vấn đề độc lập cho 
Inđônêxia, chính quyền Hà lan bác bỏ kiến nghị này. Sự kiện này đã 
thức đẩy những người chủ trương hợp tác và những người chủ trương 
bất hợp tác trong cuộc đấu tranh đòi độc lập gắn bó với nhau. Sự thất 
bại của nhóm hợp tác ở Inđônêxia, xuất hiện các Đảng Dân tộc (Gapi) 
gồm Gerido, Paridra, Đảng Liên minh Hồi giáo và nhều đảng phái khác. 
Đến dây sự thống nhất dân tộc và hành động được đẩy lên cao hơn và 
cũng là sự chuẩn bị cho việc đón nhận độc lập sắp tới. Vào tháng 12-
1939, Liên đoàn các Đảng Dân tộc, đứng đầu là Xucacno, đã tổ chức Đại 
hội nhân dân Inđônêxia bao gồm 90 đảng phái, biểu thị sự thống nhất 
dân tộc. Đại hội tuyên bố là cơ quan thường trực của mặt trận dân tộc 
thống nhất. Bằng các hoạt động của mình, các đảng phái và nhân dân 
Inđônêxia công khai bày tỏ ý nguyện của mình cùng với chính quyền Hà 
Lan chống nguy cơ xâm lược của quân phiệt Nhật và Inđônêxia sã dần 
dần được nhận nền độc lập từ người Hà Lan, nhưng Hà Lan đã khước 
từ. Sự thất vọng của người Inđônêxia trước thái độ của chính quyền Hà 
Lan đã dẫn người Inđônêxia hy vọng một điều gì đó đến người Nhật. 
Tháng 9-1940, người Nhật đánh chiếm Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải 
Phòng, mở đầu cho cuộc xâm lược Đông Nam Á. Sự tiến quân của 
người Nhật quád nhanh khiến cho người Inđônêxia tin rằng kẻ chiến 
thắng cuối cùng sẽ là người Nhật. Đối với Inđônêxia, việc Nhật hứa hẹn 
sẽ trao trả nền độc lập và đối với vài nới ở Đông Nam Á thì Nhật đã 
“diễn trò trao trả độc lập”. Tình hình đó làm cho người Inđônêxia càng 
hi vọng vào Nhật. Truwf một số kẻ cam tâm làm tay sai cho Nhật còn 
nhiều người Inđônêxia cũng chỉ coi Nhật nư một phương tiện giúp họ 
đánh đuổi thực dân phương Tây. Xucacno, Hatta và các đồng chí của 
ông đã tiến hànhcuoocj vận động yêu cầu Nhật trao trả độc lập trong 
khi hoạt động chống Nhật của các lực lượng dân tộc ngày càng phát 
triển. Trong điều kiện đó, người Nhật buộc phải chấp nhận những yêu 
cầu độc lập của Inđônêxia là hứa trao trả độc lập cho Inđônêxia vào 1-
1-1946. 
Nhưng tình hình của chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mau lẹ, từ 
đó những người lãnh đạo của các nhóm đấu tranh bí mật (sinh viên, tri 
thức trẻ..) lại muốn chóng tuyên bố độc lập bằng chính sức mạnh của 
nhân dân Inđônêxia, chứ không phải nhận độc lập như một thứ “quà 
ban phát’ từ tay người Nhật. Họ đã dựa vào uy tín của Xucacno, Hatta 
để thực hiện chủ trương đó. Ngày 17-8-1945, Xucacno đã trịnh trọng 
đọc bản Tuyên ngôn độc lập của I trước các đại biểu sinh viên, công 
nhâ, viên chức, các nhà buôn, các tầng lớp nhân dân khác. 
Sau khi nước cộng hòa Inđônêxia ra đời, thực dân Hà Lan quay trở lại 
đặt ách đô hộ, nhân dân Inđônêxia tiếp tiucj cuộc đấu tranh chống Hà 
Lan trong điêu kiện mới. Tuy nhiên, con đường bảo vệ độc lập vẫn còn 
là con đường của chủ nghĩa dân tộc với hình thức đấu tranh chính trị là 
chủ yếu, có kết hợp với hình thức đấu tranh vũ trang. 
Đảng cộng sản Inđônêxia và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
Như trên đã nêu, ĐCS Inđênôxia đã ra đời sớm ở Đông Nam Á có uy tín 
đối với nhân dân Inđônêxia và đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo phong 
trào giải phóng dân tộc ở đất nước này. Lẽ ra, Đảng phải tận dụng 
những thuận lợi lúc đó ở Inđônêxia, vạch ra con đường đứng đắn phù 
hợp với dân tộc, với hoàn cảnh của đất nước để dẫn dắt cách mạng 
Inđônêxia đi tới thành công. Thế nhưng, Đảng lại mắc những sai lầm 
nghiêm trọng và triền miên để rồi làm mất đi lòng tin vào quần chúng, 
mất đi vai trò đã có ngay từ đầu khi vừa ra đời trong việc đảm nhiệm sứ 
mệnh lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đất nước nghìn đảo 
này. Sai lầm của Đảng tập trung mất điểm sau: 
- Không củng cố được mối tình cảm rộng lớm của quần chúng đông đảo 
đối với Đảng. 
- Không làm được nhiệm vụ đoàn kết dân tộc. 
- Mắc bệnh “cộng sản tả khuynh”. 
- Không chú ý đúng mức công tác xây dựng Đảng trong quá trình cách 
mạng. 
- Không tận dụng và kết hợp các hình thức đấu tranh, chỉ chú ý nhấn 
mạnh đấu tranh vũ trang. 
Trong một nước thuộc địa kẻ thù không trừ một thủ đoạn nào để duy 
trì ách thống trị, đất nước lại bị phân tán về mặt địa lý, đa dân tộc, 
nhiều tôn giáo như Inđônêxia, muốn ginàh độc lập dân tộc, nhiệm vụ 
trước mắt của cách mạng là phải tập hợp các lực lượng dân tộc để tạo 
nên sức mạnh. ĐCS Inđênôxia không làm được nhiệm vụ này, họ rơi vào 
chủ nghĩa “tả khuynh” không nắm được thực tiễn ở Inđônêxia. Đảng 
“muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng một đòn: Tiêu diệt phong kiến, 
giải phóng đất nước khỏi bọn Hà Lan, đập tan bọn đế quốc, lật đổ chính 
ohur phản động, thanh toán phú nông, thanh toán tư sản dân tộc”. 
Trong một nước thuộc địa, tư sản dân tộc có những nhược điểm của 
họ, nhưng về căn bản họ có mâu thuẫn với đế quốc thực dân, cũng 
muốn đánh đuổi thực dân để giành độc lập cho dân tộc. Ở Inđônêxia 
lực lượng này cũng sớm trănm trở tìm đường cuuws nước, thế nhưng 
ĐCS đã “bỏ qua” họ, thậm chí đòi tiêu diệt họ, thực hiện nay “chuyên 
chính vô sản”. 
Ở Inđônêxia sớm tồn tại các tôn giáo, trước hết là Đạo Hồi, đạo này 
không những thâm nhập vào đông đảo quần chúng mà còn là lực lượng 
đáng kể chống đế quốc từ sớm, lẽ ra phải đoàn kết với các tôn giáo, 
tranh thủ họ, thì ĐCS lại nóng vội “quyết định rằng chủ nghĩa cộng sản 
đối lập với cả chủ nghía Đại Hồi Giáo”. Kết quả là ĐCS đã đẩy lực lượng 
dân tộc đối lập với Đảng, chống lại Đảng. 
Sai lầm của ĐCS trong đường lối thể hiện ở tư tưởng nóng vội để đi tới 
đích cuối cùng (“xây dựng ngay chủ nghĩa xã hội”), không thiết lập mặt 
trận đoàn kết rộng rãi các giai cấp mà lại “chống tất cả mọi thứ chủ 
nghĩa tư bản”, thậm chí “không thể tin nông dân trong bất cứ việc gì”, 
tất cả “các tầng lớp trung gian và tri thức đã trở thành công cụ của chủ 
nghĩa tư bản” như sau này Ai Đích đã chỉ ra. 
Sai lầm tả khuynh này đã dẫn đến sự tổn thất nặng nề của Đảng (như 
các sự kiện 1926-1927, 1948, 1965), gần như chấm dứt vai trò lãnh đạo 
của Đảng đối với phong trào giải phóng dân tộc và đã làm cho uy tín, vai 
trò của Đảng Dân tộc ngày càng lên cao. Từ đó, ĐCS bỏ lỡ cả những cơ 
hội cực kì hiếm có để giành độc lập cho dân tộc, như thời kì tháng 8-
1945. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phong_dan_toc_indonexia_cuoi_the_ki_xix_dau_the_ki_xx.pdf