Giáo trình Bảo hiểm xã hội - Võ Thanh Tâm
Tóm tắt Giáo trình Bảo hiểm xã hội - Võ Thanh Tâm: ... cho thấy sau khoảng 2 tháng) 5.4.1. Sau khi sinh con, mẹ và con vẫn bình thường: - Thời gian: 4 tháng (~120 ngày) Công việc trong điều kiện lao động bình thường 5 tháng (~150 ngày) CV nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có hệ số PCKV ≥ 0.7 (sinh sống tại...năng lao động mới và trợ cấp lần 1 dựa trên mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Chênh lệch M do mức M1 thay đổi, M2 không đổi vì t không đổi. Vậy trợ cấp 1 lần thêm : M 1 lần thêm = Lmin 1 x [5 + (m1 -5) x 0.5] - Lmin 1 x [5 + (m0 -5) x 0.5] - Chú ý mức Lminchung lấy tại thời điểm g...BQCCĐBHXH được tính: LBQCCĐ BHXH = (752,110,450 + 116,380,000) / 360 = 2,412,473 VNĐ - Lương hưu của ông Minh: Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển 91 ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ LH = 2,412,473 x 75% = 1,809,...
của những lao động tham gia BHTN trong cả nước và mỗi năm chuyển 1 lần. V. Trợ cấp thất nghiệp: 5.1. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: Thời gian hưởng Thời gian đóng BH thất nghiệp 3 tháng 12 tháng ≤ tBHTN < 36 tháng 6 tháng 36 tháng ≤ tBHTN < 72 tháng 9 tháng 72 tháng ≤ tBHTN < 144 tháng 12 tháng tBHTN ≥ 144 tháng 5.2. Mức trợ cấp thất nghiệp: - Mức trợ cấp 1 tháng: + Trong đó: LBQCCĐBHXH 6 tháng liền kế trước khi thất nghiệp tính như sau: Ví dụ: Ông A đóng BH thất nghiệp từ 01/01/2009. Đến 01/01/2012 ông A thất nghiệp. Biết trong thời gian đóng BH thất nghiệp ông có 2 tháng gián đoạn là T10/2009 và T11/2009. Ông bị chấm dứt HĐLĐ vào tháng 01/2012. Tính trợ cấp thất nghiệp của ông A ? Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 120 Biết: LCCĐBHTN các tháng của ông như sau: 05/2011 : 3,000,000 VNĐ 06/2011 : 3,500,000 VNĐ 07/2011 : 3,000,000 VNĐ 08/2011 : 4,000,000 VNĐ 09/2011 : 4,000,000 VNĐ 12/2011 : 5,000,000 VNĐ Hướng dẫn: + Ông A đóng BH thất nghiệp được: 3 năm = 36 tháng, vì thế ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng. + Tính trợ cấp 1 tháng: TCTN = 60% x LBQCCĐ BHTN 6 tháng liền Mà LBQCCĐ BHTN 6 tháng liền = LBQCCĐ BHTN tháng 5;6;7;8;9;12 / 6 = 22,500,000 / 6 = 3,750,000 VNĐ Vậy TCTN = 0.6 x 3,750,000 = 2,250,000 VNĐ 5.3. Hỗ trợ học nghề và tìm việc làm: 5.3.1. Hỗ trợ học nghề: - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng (tối đa = 6 tháng). - Mức hỗ trợ học nghề = mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của Pháp luật về dạy nghề. 5.3.2. Hỗ trợ tìm việc làm: - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. 5.3.4. Bảo hiểm y tế: Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 121 - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ BH Y tế và do tổ chức BHXH đóng. VI. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Không thực hiện theo các quy định sau: + Đóng BHXH; + Về việc lập hồ sơ BHXH; + Bảo quản số BHXH; + Đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; + Thông báo hàng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; + Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi tổ chức BHXH giới thiệu. - Bị tạm giam. VII. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: các trường hợp sau 1. Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; 2. Có việc làm; 3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự; 4. Hưởng lương hưu; 5. Sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức BHXH giới thiệu mà không có lý do chính đáng. 6. Không: + Đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH trong 3 tháng liên tục; + Thông báo hàng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng liên tục; + Nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi tổ chức BHXH giới thiệu trong 3 tháng liên tục. 7. Ra nước ngoài để định cư; Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 122 8. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; 9. Bị chết. - Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp tại mục 2 và 3 thì: + Được trợ cấp 1 lần = giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp - Sau khi đã chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tBHTN trước đó không được tính nữa. ---------------------------------------------- Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 123 CHƯƠNG III CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI B. CHẾ ĐỘ BHXH TỰ NGUYỆN (Có hiệu lực từ 01/01/2008) I. Khái niệm và đối tượng: - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. - Đối tượng: người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và không thuộc các đối tượng người lao động quy định tại chế độ BHXH bắt buộc (ngoại trừ trường hợp hết tuổi lao động nhưng đã có thời gian tham gia BHXH ≥ 15 năm). - Ví dụ: Chị A sinh tháng 05/1953 và đã nghỉ việc tháng 05/2008 với thời gian đóng BHXH là 14 năm 11 tháng. Hỏi chị A có được thám gia đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu không ? Trả lời: Không vì chưa đóng phí BHXH đủ 15 năm. Trường hợp này hiện nay rất nhiều, ở TPHCM khoảng 90% người lao động đã tham gia đóng BHXH rơi vào trường hợp này. II. Phương thức đóng: - Theo tháng, quý, 6 tháng. Thời gian phải chặt chẽ: + Hàng tháng (15 ngày đầu của tháng). + Quý (45 ngày đầu của quý). + 6 tháng (3 tháng đầu). III. Mức đóng: - Mức đóng hàng tháng: Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 124 CBHXHTN/tháng = % đóng vào BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng NLĐ chọn đóng (I). Trong đó: + % đóng vào BHXH tự nguyện : giống như % đóng vào lương hưu và tử tuất bắt buộc nhưng chỉ có người lao động đóng. Cụ thể như sau: 2008 – 2009 : 5% + 11% = 16% 2010 – 2011 : 6% + 12% = 18% 2012 – 2013 : 7% + 13% = 20% 2014 – về sau : 8% + 14% = 22% + Mức thu nhập tháng mà NLĐ chọn tham gia BHXH tự nguyện (I): I = Lminchung + m x 50,000 m = 0;1;2;3;4;.. là số tự nhiên, mục đích của m là làm chẵn số tiền đóng phí BHXH nhưng do Lminchung thay đổi nhiều nên m không còn chức năng làm chẵn nữa. Vậy Imin = Lminchung Imax = 20 x Lminchung (giảm phân hóa giàu nghèo, vì trước đây không giới hạn I nên có những người có Lhưu rất cao và Lhưu rất thấp) - Ví dụ: Ông A tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 05/2010, ông chọn m = 16. Hãy tính mức thu nhập tháng lựa chọn của ông A để đóng BHXH tự nguyện trong tháng 05/2010 ? Hướng dẫn: + m = 18 + Lminchung 05/2010 = 730,000 VNĐ + % đóng = 16%. + CBHXHTN = % đóng x I = % đóng x (Lminchung 05/2008 + m x 50,000) = 16% x (730,000 + 16 x 50,000) Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 125 = 244,800 VNĐ IV. Các chế độ: - Chỉ có hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất và mức trợ cấp tính như BHXH bắt buộc cho hai chế độ này. (Tại sao BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ mà không có 5 chế độ như BHXH bắt buộc ? BHXH tự nguyện thường được tham gia bởi những người không đi làm, thất nghiệp. Vì thế nếu có các chế độ: + Ốm đau: rất khó xét điều kiện hưởng. + Thai sản: người nam sẽ không tham gia hoặc người đã hoàn thành sinh con sẽ không tham gia. + TNLĐ&BNN: những người đi làm mới xét được. Chỉ có Hưu trí và Tử tuất thì ai cũng phải có nên có BHXH tự nguyện cho 2 chế độ này.) 4.1. Chế độ hưu trí: 4.1.1. Điều kiện nghỉ hưu: - Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. - Có đủ 20 năm đóng BHXH. 4.1.2. Cách tính Lương hưu: Lương hưu = Thu nhập bình quân x Tỷ lệ hưởng lương hưu - Thu nhập bình quân: tính giống như BHXH BB đối với KVNNN và được điều chỉnh theo tỷ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. TNBQ = Tổng TN các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH - Tỷ lệ hưởng lương hưu (r): r tính giống như BHXH bắt buộc. Rmax = 75% 4.1.3. Trợ cấp 1 lần: 4.1.3.1. Trợ cấp 1 lần đối với những trường hợp đóng BHXH lâu dài: tính giống BHXH bắt buộc. Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 126 4.1.3.2. Trợ cấp 1 lần đối với những trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu: tính giống BHXH bắt buộc. Và trợ cấp ngay khi có yêu cầu, không cần chờ 1 năm. Ví dụ: Một người đang đóng BHXH bắt buộc, sau đó ngưng và chuyển sang đóng BHXH tự nguyện và ngưng đóng. Người đó yêu cầu trợ cấp sẽ được trợ cấp ngay. 4.2. Chế độ tử tuất: 4.2.1. Trợ cấp mai táng phí: - Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được trợ cấp mai táng: + Người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH (hạn chế trường hợp lợi dụng đóng 2 tháng để nhận trợ cấp) + Người đang hưởng lương hưu. - Mức trợ cấp: MTP = 10 x Lminchung 4.2.2. Trợ cấp tuất 1 lần: Chỉ có Trợ cấp tuất 1 lần, không có hàng tháng: - Đối với thân nhân của người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng : TC 1 lần = Mức TNBQ x Số năm đóng BHXH x 1.5 - Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu: + Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu: TC 1 lần = 48 x LH + Nếu chết từ tháng thứ 3 trở đi: TC 1 lần = 48 x LH – (t – 2) x 0.5 x LH ----------------------------------------------- Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 127 CHƯƠNG IV QUỸ TÀI CHÍNH BHXH I. Nguồn hình thành quỹ: Sơ đồ minh họa Sơ đồ 1: Sự lưu thông quỹ Sơ đồ 2: Nguồn thu QUỸ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ Phí đóng chủ SDLĐ Phí đóng của NLĐ Đầu tư sinh lời Hỗ trợ Nhà nước Chi trả khi trợ cấp Chi bộ máy quản lý Chi dự phòng Chi đầu tư Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 128 II. Các mức đóng theo các giai đoạn: 2.1. Đối với BHXH bắt buộc: Giai đoạn Người lao động Người chủ SDLĐ Tổng cộng 01/2007 - 12/2008 5% x LCCĐBHXH 15% x Quỹ LCCĐBHXH 20% 01/2009 - 12/2009 5% x LCCĐBHXH + 1% TN 15% x Quỹ LCCĐBHXH + 1%TN 22% 01/2010 – 2011 6% x LCCĐBHXH + 1% TN 16% x Quỹ LCCĐBHXH + 1% TN 24% 01/2012 – 2013 7% x LCCĐBHXH + 1% TN 17% x Quỹ LCCĐBHXH + 1% TN 26% 01/2014 – về sau 8% x LCCĐBHXH + 1% TN 18% x Quỹ LCCĐBHXH + 1% TN 28% Diễn giải như sau: - Xét giai đoạn 2008 – 2009 thì: Năm 2008: + Người lao động : 5% bao gồm Hưu trí và Tử tuất + Người chủ SDLĐ : 15% bao gồm: 3% Ốm đau thai sản; 1% Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 11% Hưu trí và Tử tuất. Năm 2009: QUỸ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XH Quỹ BHXH bắt buộc Quỹ BHXH tự nguyện Quỹ BH Thất nghiệp Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 129 + Người lao động : 5% cho Hưu trí và Tử tuất. + Người chủ SDLĐ : 15% bao gồm: 3% Ốm đau thai sản; 1% Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 11% Hưu trí và Tử tuất. + Và nếu đủ điều kiện thì cả NLĐ và NSDLĐ phải đóng thêm 1% BH thất nghiệp. Vậy tổng cộng là: (5%+1%) + (15% + 1%) = 22%. - Đến giai đoạn 2010 – 2011 thì: + Người lao động : 6% bao gồm Hưu trí và Tử tuất (tăng 1%) + Người chủ SDLĐ : 16% bao gồm: 3% Ốm đau thai sản; 1% Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 12% Hưu trí và Tử tuất (tăng 1%) + Và nếu đủ điều kiện thì cả NLĐ và NSDLĐ phải đóng thêm 1% BH thất nghiệp. Vậy tổng cộng là: (6%+1%) + (16% + 1%) = 24%. - Tương tự cho hai giai đoạn còn lại. 2.2. Đối với BHXH tự nguyện: - Vì BHXH tự nguyện có Hưu trí và Tử tuất mà chỉ có người lao động tham gia đóng phí nên người lao động sẽ đóng cả phần phí Hưu trí và Tử tuất của người SDLĐ. Cụ thể như sau: Giai đoạn Người lao động NLĐ đóng thêm Tổng cộng NLĐ phải đóng 2008 – 2009 5% x I 11% x I 16% x I 2010 – 2011 6% x I 12% x I 18% x I 2012 – 2013 7% x I 13% x I 20% x I Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 130 2014 – về sau 8% x I 14% x I 22% x I 2.3. Bảng tổng hợp: (Đính kèm) Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 131 CHƯƠNG V QUẢN LÝ TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI I. Tổ chức Bảo hiểm xã hội: - Tổ chức BHXH là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH theo quy định của Luật BHXH. - Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Tổ chức BHXH do Chính phủ quy định. II. Sổ Bảo hiểm xã hội: - Sổ BHXH được cấp đối với từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH. - Mẫu Sổ BHXH do tổ chức BHXH quy định. Và Sổ BHXH được thay thế dần bằng thẻ BHXH để đơn giản hóa quá trình xét BHXH. - Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp; 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. III. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội: 3.1. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: - Tờ khai cá nhân của người lao động theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. - Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do người sử dụng lao động lập. - Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động đối với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu; hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động là cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động. 3.2. Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện : Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 132 3.3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: - Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định - Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập. IV. Cấp Sổ bảo hiểm xã hội: - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội. - Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội: + Trong thời hạn 30, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. + Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. V. Hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội: 5.1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. - Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. - Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo giấy khám bệnh của con đối với người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. - Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau do người sử dụng lao động lập. Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 133 5.2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật. - Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật. - Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. 5.3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông. - Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. 5.4. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao. - Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 134 5.5. Hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: - Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu do người sử dụng lao động lập. - Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. 5.6.Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội; đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 51 của Luật này. 5.7. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: 5.7.1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội; - Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết; - Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định; - Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp trong trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 5.7.2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên bao gồm: - Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết; - Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. 5.8. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: 5.8.1. Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội; Môn: Bảo Hiểm Xã Hội UEH - Khoa Kinh Tế Phát Triển ----- Bài giảng: GV. Võ Thành Tâm ------------------------------------------------------ 135 - Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. 5.8.2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội; - Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết; - Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định. ----------------------------------------------------- -----------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_hiem_xa_hoi_vo_thanh_tam.pdf