Giáo trình Cân nhận chè tươi - Mã số MĐ 02: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Cân nhận chè tươi - Mã số MĐ 02: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...ừ năm 1979 - 1983 đưa trồng thử ra sản xuất. Năm 1985 được Bộ Nông nghiệp cho phép trồng khảo nghiệm ra sản xuất, được công nhận năm 1989. - Đặc điểm hình thái: Thân gỗ, phân cành trung bình. Ở giai đoạn cây con sinh trưởng bình thường, nhưng về sau cây sinh trưởng rất khoẻ, thân gỗ to, năng ...huyển và bảo quản. Nguyên liệu chè càng non càng dễ bị các tổn thương cơ học như dễ dập, dễ gẫy. - Quá trình hô hấp của chè non cũng mãnh liệt hơn chè già cho nên phần chè non là phần dễ bị ôi ngốt nhất (dễ bị thâm đen hoặc úa đỏ). Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải phân loại đ... rải mỏng với độ dày 20-25cm trên nền bảo quản ở nhà xưởng hoặc 25-30cm trên hộc bảo quản. - Không được rải chè vào những vị trí có thể bị mưa nắng hắt vào. Chè dính nước phải rải nơi thoáng mát và có độ dày mỏng hơn bình thường (10- 15cm). Giữa các lô, loại chè phải có lối đi lại để trán...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Cân nhận chè tươi - Mã số MĐ 02: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay trỏ để mở trốt hoặc chỉnh quả cân trên thanh chia 
vạch. 
- Biện pháp phòng tránh, khắc phục. 
 + Dùng hai tay bê để sọt chè lên bàn cân nhẹ nhàng. 
 + Kiểm tra các sọt chè và kệ cân không bị chạm chịt mới cân. 
 + Phải dùng tay để điều chỉnh quả cân 
25 
2.4. Chuyển chè đã cân vào vị trí bảo quản 
Chè tươi chuyển đến vị trí tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi cân nhận tới chỗ 
bảo quản xa hay gần mà có các phương pháp vận chuyển chè tươi khác nhau: 
 - Dùng tay bật công tắc điện quạt thông gió hoặc lưu hông không khí. 
 - Nếu vị trí bảo quản gần dùng tay bê, vác trên vai các sọt chè. Nếu cách 
xa nơi cân nhận thì dùng các xe chuyên dùng, để vận chuyển vào nơi bảo quản. 
 - Nếu vị trí bảo quản ở tầng 2 hay trên các sàn bảo quản thì có thể dùng 
cẩu, môtôray, băng tải cao su hoặc băng tải lưới chun để vận chuyển chè. 
 - Điều cần chú ý khi chuyển chè tươi vào nơi bảo quản là phải nhẹ nhàng, 
không quăng quật mạnh, không chồng chất nhiều sọt chè lên nhau để không làm 
dập nát chè. 
 - Các loại chè rải vào nơi bảo quản phải theo lô, theo loại phẩm cấp (non 
riêng, già riêng). 
 - Trường hợp chè đổ ra, khi bốc lại vào sọt phải bốc nhẹ nhàng, không 
nhồi đầy lèn chặt trong các dụng cụ chứa đựng. Chè rơi vãi trong khi bốc xếp, 
phải được thu quét gọn gàng, không giẫm đạp. Những lá chè đã dập nát, nhiễm 
bẩn phải được thu gom riêng để loại bỏ khỏi khu vực sản xuất chè. 
 - Khi chuyển tới vị trí bảo quản phải nhanh chóng dùng hai tay đổ chè ra, 
rũ thật tơi và rải mỏng với độ dày 20-25cm trên nền bảo quản ở nhà xưởng hoặc 
25-30cm trên hộc bảo quản. 
 - Không được rải chè vào những vị trí có thể bị mưa nắng hắt vào. Chè 
dính nước phải rải nơi thoáng mát và có độ dày mỏng hơn bình thường (10-
15cm). Giữa các lô, loại chè phải có lối đi lại để tránh dẫm đạp lên chè, tiện cho 
việc kiểm tra và thực hiện các thao tác bảo quản. 
 * Lỗi thường gặp: 
- Lỗi thường gặp: 
 + Không bật quạt thông gió hoặc lưu thông không khí. 
 + Không dùng tay bê, vác mà dùng tay kéo sọt chè. 
 + Không để chè theo đúng lô, loại phẩm cấp. 
 + Khi rải chè vào bảo quản không đều, chỗ dầy, mỏng không theo quy 
định. 
- Biện pháp phòng tránh, khắc phục. 
 + Phải bật quạt lưu thông gió, không khí. 
 + Không dùng tay kéo mà phải bê hoặc vác sọt chè. 
 + Phải để đúng theo lô, loại phẩm cấp. 
 + Phải rải chè đều, đúng quy định. 
26 
2.5. Xác định hàm lượng nước bề mặt lá (nếu có) 
 - Lấy mẫu: Tránh làm rơi nước bề mặt lá. 
 + Lô hàng không quá 100 sọt, chọn 10% số sọt chè ướt nhưng không ít 
hơn 3 sọt (nếu dưới 3 sọt phải lấy mẫu ở tất cả các sọt). 
 + Dùng hai tay bê từng sọt chè định lấy mẫu đổ ra nền nhà thành từng 
đống riêng biệt (không được đảo rũ) và lấy mẫu ngay. Tại mỗi đống phải lấy 
mẫu ở 3 vị trí: Trên, dưới và giữa đống. 
 - Thực hiện xác định hàm lượng nước bề mặt lá bằng cách vẩy nước: 
Dùng các đầy ngón tay cầm 1 tệp chè và vẩy: 
+ Khi nước thành giọt lớn: Trừ nước từ 18-20%. 
 + Nước thành vệt đậm trên nền nhà: Trừ nước 15- 18%. 
 + Nước thành vệt nhưng ít đậm hơn: Trừ nước từ 10 - 15%. 
 + Nước bắn ra thành vệt mờ nhỏ: Trừ nước từ 6- 10%. 
 + Quan sát lá chè tươi có ánh nước, sờ ẩm tay: Trừ nước 1- 5%. 
- Thực hiện xác định hàm lượng nước dựa theo điều kiện thời tiết: 
 + Nếu có sương sáng: Trừ nước từ 1- 5%. 
 + Nếu có mưa nhỏ: Trừ nước 5 - 9%. 
 + Nếu có mưa vừa: Trừ nước 10 - 15%. 
 + Nếu mưa to: Trừ nước 16 - 20% (đôi khi có thể trừ trên 20%). 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục: 
 - Lỗi thường gặp: 
 + Không lấy đúng số sọt chè bị ướt đẵ quy định. 
 + khi đổ sọt chè ra lại dảo dũ và không lấy theo thứ tự trên, dưới, giữa. 
 + Khi vẩy để xác định hàm lượng nước cầm cả bàn tay và cầm quá nhiều. 
 + Khi trừ % nước không chính xác. 
 + Không quan sát thời tiết để trừ. 
 - Biện pháp phóng tránh, khắc phục. 
 + Phải lấy đúng % Số sọt chè phù hợp với trọng lượng của lô chè. 
 + Khi đổ chè ra không được đảo dũ và lấy theo thứ tự. 
 + Khi vẩy nước dùng hai đầu ngón tay cái và trỏ và cầm một tệp khoảng 
10 đọt. 
 + Trừ % nước chính xác để không thiệt cho bên mua và bên bán. 
 + Quan sát thời tiết ngày hôm trước có mưa không để trừ chính xác. 
27 
2.6. Xác định phẩm cấp nguyên liệu. 
- Lấy mẫu chè tươi: Theo phương pháp đường chéo, với lô chè có khối 
lượng dưới 1 tấn, lấy mẫu ở 5 vị trí (H.1) và lô hàng trên 1 tấn, lấy mẫu ở 8- 9 vị 
trí (H.2) rải trên nền nhà dày 30cm, đảm bảo tính đại diện. Khối lượng trên 1kg. 
 H.1 H.2 
- Lấy mẫu trung bình: Theo phương pháp đường chéo. Khối lượng mẫu 
200- 400g. 
 - Phân loại các búp chè 1 tôm 2 lá và 1 tôm 3 lá: Để riêng, không lẫn loại. 
 - Ước lượng tỷ lệ % các loại chè trong mẫu phân tích: Đảm bảo kết quả 
chính xác. 
 - Đánh giá phẩm cấp cho cả lô chè: Dựa theo tiêu chuẩn sau: 
 + Nếu số búp 1 tôm + 2 lá > 70% là chè loại 1. 
 + Nếu số búp 1 tôm + 2 lá > 60% là chè loại 2. 
 + Nếu số búp 1 tôm + 2 lá > 50% là chè loại 3. 
 + Nếu số búp 1 tôm + 2 lá< 50% búp chè loại 4. 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục: 
 - Lỗi thường gặp: 
+ Lấy mẫu không theo thứ tự đường chéo và lấy ở lô có khối lượng quá lớn trên 
hai tấn. 
+ Trong khi phân loại không để riêng các búp 1 tôm, 2 lá và 1 tôm 3 lá. 
+ Đánh giá phẩm cấp cho lô chè không dựa theo tiêu chuẩn. 
- Biện pháp phòng tránh, khắc phục: 
+ Lấy mẫu theo thứ tự đường chéo và lấy ở lô có khối lượng dưới hai tấn. 
+ Để riêng các búp 1 tôm, 2 lá và 1 tôm 3 lá trong khi phân loại. 
+ Đánh giá phẩm cấp cho lô chè dựa theo đúng tiêu chuẩn. 
2.7. Tính khối lượng thực nhập và viết phiếu thanh toán với bên giao chè. 
- Thống kê toàn bộ khối lượng chè đã cân: Dựa vào khối lượng các mã chè đã 
cân và trừ bì. 
- Tính khối lượng nước bề mặt lá: Dựa vào hàm lượng nước bề mặt lá. 
1 2 
5 
3 
4 1 
8 
2 
7 
9 
3 
6 
4 
5 
28 
- Xác định khối lượng thực của chè, Khối lượng các mã cân đã trừ bì trừ khối 
lượng nước bề mặt lá. 
- Viết phiếu thanh toán, hoặc hóa đơn: Chính xác khối lượng và phẩm cấp của 
chè. 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục: 
 - Lỗi thường gặp: 
+ Trừ bì không đúng với những mã cân. 
+ Trừ nước không đúng với % của khối chè. 
+ Viết phiếu, hóa đơn không đúng với với khối lượng thực nhập. 
- Biện pháp phòng tránh, khắc phục: 
+ Trừ bì đúng với những mã cân. 
+ Trừ nước đúng với % của khối chè. 
+ Viết phiếu, hóa đơn đúng với với khối lượng thực nhập. 
29 
BÀI 3: VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN CHÈ TƢƠI 
Mã bài: M2-03 
*Giới thiệu: Khi thực hiện vận chuyển và bảo quản chè tươi thường xảy ra 
những biến đổi lý - hóa như mất nước, tổn thất chất khô, tăng nhiêṭ đô ̣khối chè. 
Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật thì từ những biến đổi này có thể gây ra sự 
bốc nóng, khô táp, ôi ngốt chè tươi. 
*Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học viên có khả năng: 
- Trình bày được trình tự và tiêu chuẩn các bước thực hiện công việc vận chuyển 
và bảo quản chè tươi. Các lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục 
khi thực hiện công việc. 
- Làm được các công việc vận chuyển và bảo quản chè tươi. 
- Có ý thức trách nhiệm bảo quản chè tươi không bị dập nát và an toàn trong quá 
trình lao động. 
*Nội dung chính: 
1. Vận chuyển chè. 
1.1. Chuẩn bị điều kiện phục vụ vận chuyển. 
* Chuẩn bị điều kiện vận chuyển: 
- Xe: Xe vận chuyển chuyên dùng trọng tải 1,5 – 2,5 tấn và xe đẩy bốn bánh. 
- Sọt: Sọt đan bằng tre có các lỗ thông thoáng, chắc khỏe đựng được 15- 16 kg 
chè tươi. 
- Công nhân bốc xếp vận chuyển khỏe mạnh. 
1.2. Bốc chè vào dụng cụ chứa đựng. 
- Khi bốc chè vào dụng cụ chứa phải nhẹ nhàng, không nhồi đầy, lèn chặt và 
tránh làm dập nát, ôi ngốt chè tươi. 
- Quá trình bốc xếp chè búp tươi không được dẫm đạp, nằm ngồi lên nguyên liệu 
và tiến hành khẩn trương để giảm thời gian lưu chè lâu trong các dụng cụ chứa 
đựng và không được chứa đựng chè trong các bao bì kín. 
- Các loại chè khác nhau phải có quy định xếp riêng để thuận tiện cho việc bốc 
dỡ, cân nhận và phân theo lô, phân loại theo giống, theo độ non già khi bảo quản 
thuận tiện. 
* Phương pháp bốc xếp: 
 - Chè búp tươi phải được để vào các dụng cụ chứa đựng chắc khỏe, sạch 
sẽ, thông thoáng, không có mùi vị lạ; tốt nhất là dùng các sọt hoặc giỏ đan bằng 
tre, nứa có nhiều lỗ để thoát nhiệt hoặc đựng trong các túi lưới. 
 - Khi bốc chè vào dụng cụ chứa phải nhẹ nhàng, không nhồi đầy, lèn chặt 
và tránh làm dập nát lá chè, khối lượng mỗi sọt không nên vượt quá 15kg. Quá 
30 
trình bốc xếp chè búp tươi phải được tiến hành khẩn trương để giảm thời gian 
lưu chè lâu trong các dụng cụ chứa đựng và không được chứa đựng chè trong 
các bao bì kín. 
 - Các loại chè khác nhau phải có quy định xếp riêng để thuận tiện cho việc 
bốc dỡ, cân nhận và phân theo lô, loại khi bảo quản. 
1.3. Xếp chè lên phương tiện vận chuyển. 
- Không quá trọng tải của xe, đảm bảo sự thông thoáng, sọt chè không chồng 
trực tiếp lên nhau. 
- Không giẫm đạp vào chè. 
- Chè xếp trên phương tiện hoặc xe vận chuyển phải có sàn ngăn cách, không 
xếp chồng trực tiếp các sọt chè lên nhau và cũng không được xếp chồng chè quá 
cao để đảm bảo sự thông thoáng, dễ dàng thoát nhiệt sinh ra trong khối chè. 
- Chè tươi xếp trên phương tiện vận chuyển phải tránh được mưa, nắng trực tiếp 
hắt vào. 
- Trong thời gian xếp chè lên phương tiện phải nhanh gọn không để vương vãi 
trên xe. 
- Trên xe vận chuyển chè nguyên liệu không được chồng cây que, củi gỗ hoặc 
người nằm, ngồi lên chè. 
2. Bảo quản chè. 
2.1. Chuẩn bị và kiểm tra khu vực bảo quản chè tươi. 
- Chuẩn bi ̣ duṇg cu,̣ khu vưc̣ bảo quản chè tươi: 
+ Dụng cụ: Chổi quét, cây đảo chè. 
+ Khu vưc̣ bảo quản: Nền nhà xưởng hoăc̣ hôc̣, giàn tre 
- Kiểm tra khu vưc̣ bảo quản : Trước khi cho chè tươi vào bả o quản cần kiểm tra 
các dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ , sạch sẽ, khu vưc̣ bảo quản phải cao ráo , sạch 
sẽ, thoáng mát và có đủ diện tích để bảo quản. 
2.2. Đổ và rải chè tươi vào nơi bảo quản. 
- Phân loaị chè : Chè tươi bảo quản phải để thành từng lô riêng biệt theo phẩm 
cấp non, già (A, B, C, D), theo giống, theo hàm lượng nước bề mặt lá ...giữa các 
lô phải có khoảng trống làm lối đi lại để thưc̣ hiêṇ viêc̣ kiểm tra và bảo quản. 
- Đổ chè: Để nghiêng sọt, 1 tay cầm miệng, 1 tay giữ đáy sọt, lắc nhẹ rồi dốc 
ngược sọt cho chè ra hết. 
- Rải chè: Rải chè thành 1 lớp với đô ̣dày từ 20-25cm, rải đều, không giâm̃ lên chè. 
* Những lỗi thường găp̣ trong quá trình đổ, rải chè và biện pháp khắc phục: 
- Các lỗi thường găp̣: 
 + Không thưc̣ hiêṇ phân loaị, để lẫn loại chè. 
 + Rải chè thành lớp quá dày, rải không đều, giâm̃ lên chè 
31 
- Biêṇ pháp khắc phuc̣: 
 + Phân loaị chè thành từng loaị riêng để bảo quản. 
 + Rải chè với độ dày hợp lý, đều, không đươc̣ giâm̃ lên chè. 
2.3. Đảo rũ chè bảo quản. 
- Xác định lô chè cần đảo rũ: Dựa theo phiếu theo dõi thực hiện quá trình (cách 
lần đảo trước khoảng 2 giờ) và dựa theo tiêu chuẩn cảm quan. 
- Tắt quạt thông gió (nếu có). 
- Dùng sào tre hoặc dùng tay để đảo rũ: Không dùng cào, rĩa sắt vì sẽ làm dập 
nát nguyên liệu chè. Chè đảm bảo tơi và thoát được nhiệt. 
- Bật quạt thông gió (nếu có). 
- Ghi thời gian đảo chè vào phiếu theo dõi: Đảm bảo chính xác. 
* Những lỗi thường găp̣ trong quá trình đảo chè và biện pháp khắc phục: 
 + Thưc̣ hiêṇ đảo chè quá muôṇ tính từ khi bắt đầu bảo quản hoăc̣ từ lần 
đảo rũ trước. Cần xác điṇh đúng lô chè cần phải đảo dưạ trên đánh giá cảm quan 
và thời gian. 
 + Dùng rĩa sắt hoặc các dụng cụ không phù hợp để đảo chè làm chè dập 
nát. Phải dùng tay hoăc̣ sào tre để đảo. 
2.4. Kiểm tra cảm quan chè và điều kiện bảo quản. 
- Kiểm tra chè bảo quản : Điṇh kỳ kiểm tra cảm quan chè trong và sau khi bảo 
quản, đảm bảo chè không bi ̣ bốc nóng, ôi ngốt, chất lươṇg chè phải đảm bảo cho 
chế biến. 
- Điều kiện bảo quản: Thường xuyên kiểm tra điều kiêṇ bảo quản , đảm bảo thưc̣ 
hiêṇ đúng và có điều chỉnh cho phù hơp̣ với tình hình thưc̣ tế . Vệ sinh sạch sẽ 
phương tiện, khu vực bảo quản trước, trong và sau khi thực hiện công việc ở 
công đoạn bảo quản, không để tạp chất lại hoặc chè của các lô cũ đã bị khô táp 
lẫn vào làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm chè. 
* Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên. 
- Bài tập 1: Thực hiện kỹ năng cân chè tươi, đánh giá phẩm cấp, xác định hàm 
lượng nước bề mặt lá, nhận biết các giống chè thông qua đặc điểm của búp chè. 
 - Bài tập 2: Thực hiện kỹ năng vận chuyển và bảo quản chè tươi tại khu vực cân 
nhận, vận chuyển và bảo quản chè. 
* Ghi nhớ: 
- Trình tự và tiêu chuẩn thực công việc cân nhận, vận chuyển và bảo quản chè tươi. 
32 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Ví trí của mô đun: Mô đun này được bố trí học sau mô đun chuyên môn Tìm 
hiểu công nghệ chế biến chè và học trước các mô đun Chế biến chè xanh bán 
thành phẩm, Chế biến chè đen bán thành phẩm. 
- Tính chất của mô đun: Đây là mô đun chuyên môn trong nghề Chế biến chè 
xanh, chè đen trình độ sơ cấp. 
II. Mục tiêu mô đun: 
 * Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Phân biệt được đặc điểm hình thái của các giống chè sử dụng trong chế biến 
chè xanh, chè đen. 
- Trình bày được trình tự, tiêu chuẩn thực hiện các công việc cân nhận, vận 
chuyển và bảo quản chè tươi. Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc 
phục khi thực hiện các công việc. 
- Làm được các công việc cân nhận, vận chuyển và bảo quản chè tươi. 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực của học viên. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên các bài 
trong mô đun 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
M2-
01 
Giới thiệu về 
quá trình cân 
nhận, vận 
chuyển và bảo 
quản chè tươi 
Lý thuyết - Địa điểm 
thu mua, vận 
chuyển và bảo 
quản chè. 
5 5 
M2-
02 
Cân chè tươi Tích hợp - Khu vực cân 
nhận của phân 
xưởng sản 
xuất chè. 
15 1 13 1 
M2-
03 
Vận chuyển và 
bảo quản chè 
tươi 
Tích hợp - Khu vực cân 
nhận, vận 
chuyển và bảo 
quản chè. 
16 1 14 1 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
Tổng số 38 7 287 4 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
33 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
1. Bài tập 1: Học sinh thực hành cân nhận chè tại khu vực cân nhận 
của phân xưởng sản xuất chè. 
* Nguồn lực cần thiết: 
- Khu vực cân nhận: Diện tích đủ rộng để thực hiện cân nhận chè. 
- Nguyên liệu chè búp tươi: Khoảng 1,5- 2 tấn chè. 
- Cân bàn để cân chè : 2 cái. 
- Sổ sách, giấy bút. 
* Cách tổ chức thực hiện: Chia học sinh thành nhóm: 5 học sinh/1 nhóm. 
Một lớp có 30 học sinh chia làm 6 nhóm. 
- Lần cân nhận thứ nhất: Nhóm 1 và nhóm 2 thực hiện cân, các nhóm còn 
lại quan sát. Trong mỗi nhóm từng học sinh trong nhóm sẽ lần lượt điều 
chỉnh cân và xác định khối lượng chè ở từng lần cân; đánh giá phẩm cấp, 
hàm lượng nước bề mặt lá của lô chè theo phương pháp xác định nhanh và 
nhận biết các giống chè. 
- Lần cân nhận thứ 2: Nhóm 3 và nhóm 4 thực hiện cân, các nhóm còn lại 
quan sát. 
- Lần cân nhận thứ 3: Nhóm 5 và nhóm 6 thực hiện cân, các nhóm còn lại 
quan sát. 
Kết thúc thực hành cân nhận: Mỗi học sinh đều được thực hành cân và xác 
định đúng khối lượng chè. 
* Thời gian: Thực hiện bài tập trong 16 giờ. 
* Số lượng: Mỗi học sinh được thực hành cân và xác định đúng khối lượng 
chè tối thiểu 5 lần. 
* Tiêu chuẩn sản phẩm: Khối lượng chè trong mỗi lần cân được xác định 
đúng và ghi chép đầy đủ, chính xác. 
2. Bài tập 2: Cho học sinh thực hành kỹ năng vận chuyển và bảo quản chè 
tươi tại khu vực cân nhận, vận chuyển và bảo quản chè. 
* Nguồn lực cần thiết: 
- Xe đẩy bốn bánh 
- Nguyên liệu chè búp tươi đã được cân nhận và đánh giá phẩm cấp: 
Khoảng 1,5 - 2 tấn chè. 
- Khu vực bảo quản chè: Nền nhà xưởng hoăc̣ hôc̣ bảo quản. 
 * Cách tổ chức thực hiện: Chia học sinh thành nhóm: 6 học sinh/1 nhóm. 
Một lớp có 30 học sinh chia làm 5 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thực hành vận 
chuyển và bảo quản chè tại 1 vị trí trong khu vực bảo quản. Lần lượt 2 học 
sinh trong mỗi nhóm sẽ thay nhau thực hành. 
34 
Kết thúc thực hành vận chuyển và bảo quản: Mỗi học sinh đều được thực hành 
các thao tác vận chuyển và bảo quản chè đúng kỹ thuật. 
* Thời gian: Thực hiện bài tập trong 18 giờ. 
* Số lượng: Mỗi học sinh được thực hành vận chuyển và bảo quản chè đúng 
yêu cầu kỹ thuật tối thiểu 5 lần. 
* Tiêu chuẩn sản phẩm: Chè phải được vận chuyển và bảo quản đúng kỹ thuật. 
Chè không bị dập nát, không bị ôi ngốt. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.2. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Đảm bảo kết quả cân trong từng 
lần cân nhận phải chính xác. 
 - Kiểm tra cân. 
- Khối lượng chè trong từng lần 
cân phải chính xác. 
- Theo dõi, quan sát quá trình thực hiện cân 
chè theo đúng yêu cầu các bước đã đưa ra. 
- Đánh giá phẩm cấp chè tươi. - Theo dõi thao tác của học sinh và đánh 
giá kết quá thu được. 
- Xác định hàm lượng nước bề 
mặt lá. 
- Theo dõi thao tác của học sinh và đánh 
giá kết quả thu được. 
- Nhận biết được các giống chè 
thông qua các đặc điểm hình thái 
của chúng. 
- Lấy mẫu nhiều loại giống chè hoặc đưa 
học sinh ra thăm quan đồi chè có trồng các 
giống chè trên để nhận biết. Cũng có thể 
nhận biết búp chè giống tại khu vực cân 
nhận. 
5.3. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kỹ năng bốc xếp, vận chuyển 
và bảo quản chè tươi đúng yêu 
cầu kỹ thuật 
- Đánh giá quá trình thực hiện kỹ năng 
trong khi thực hành. 
35 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1] Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay kiểm tra và đánh giá chất 
lượng chè miền bắc, NXB Nông nghiệp. 
[2]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay Kỹ thuật chế biến chè- 
NXB Nông nghiệp. 
[3]. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương, Giáo trình Kỹ thuật cây chè, Trường ĐH 
Nông Lâm Thái Nguyên. 
[4]. Nguyễn Duy Thịnh, Công nghệ sản xuất chè xanh, Trường ĐH Bách khoa 
Hà Nội. 
[5] Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2007), Công nghiệp chế biến chè. 
[6]. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (2010), Giới 
thiệu các giống tiến bộ kỹ thuật. 
[7]. Vũ Thy Thư cùng cộng sự (2001), Các hợp chất hóa học có trong chè và 
một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam, NXB 
Nông nghiệp - 2001. 
36 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_can_nhan_che_tuoi_ma_so_md_02_nghe_che_bien_che_x.pdf