Giáo trình Cho đẻ và ấp trứng - Mã số MĐ 03: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương

Tóm tắt Giáo trình Cho đẻ và ấp trứng - Mã số MĐ 03: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương: ... 1m3nước trong bể có 0,8g Clo dư (0,8g/m3). Bể chứa 10m3nước, lượng Clo dư trong bể là: 0,8g/m3 x 10m3 = 8g Tính lượng Thiosulfat Natri vừa đủ để khử hết lượng Clo dư trong bể Lượng Thiosulfat Natri = Lượng Clo dư x 7 21 Theo tỷ lệ: 7g Na2S2O3.5H2O khử 1g Clo dư, với lượng Clo dư trong bể...kính hiển vi - Hàu cái: Hàu thành thục Hàu chưa thành thục - Trứng hình bầu dục hay hình quả lê - Ranh giới giữa nhân và nguyên sinh chất rõ ràng, nhân to rõ. - Trứng hình tam giác, kéo dài tạo thành “đuôi” - Đa số trứng chưa có nhân - Hàu đực: Hàu thành thục Hàu chưa thành thục ...ố của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. Hình 3.4.43. So màu Bước 11. Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu - Quản lý oxy hòa tan trong bể ấp: + Duy trì sục khí thường xuyên cung cấp oxy cho bể ấp + Thay nước cho bể ấp 5.3. Theo dõi chuyển giai đoạn ấu trùng chữ D ...

pdf83 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Cho đẻ và ấp trứng - Mã số MĐ 03: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Tinh trùng Hình 3.4.45: Trứng 
- Sau 45 - 55 phút xuất hiện cực cầu cấp 1, cực cầu cấp 2, sau 70 phút 
phân chia thành 2 tế bào, quá trình phân cắt nhiều lần liên tiếp tạo thành phôi 
nang (8 giờ), phôi vị (9 giờ). Ở thời kỳ phôi vị, phôi có dạng hình cầu, trên bề 
mặt có phủ tiêm mao, nên phôi có thể vận động quay tròn. 
Hình 3.4.46: Trứng thụ tinh Hình 3.4.47: Cực cầu 1 
Hình 3.4.48: Cực cầu 2 Hình 3.4.49: Hai tế bào 
 65 
Hình 3.4.50: Nhiều tế bào 
Hình 3.4.51: Phôi nang Hình 3.4.52: Phôi vị 
Cách theo dõi ấu trùng hàu Thái Bình Dương có thể quan sát bằng mắt 
thường hoặc trên kính hiển vi. 
+ Ấu trùng bánh xe (Trochophora): Sau khi thụ tinh 10 - 12 giờ thì trứng 
phát triển đến giai đoạn ấu trùng bánh xe. Ấu trùng có dạng hình vuông, tròn, 
thoi toàn thân bao phủ bởi các tiêm mao, nhiều tiêm mao tập trung lại tạo thành 
vành miệng (đĩa bơi). Ấu trùng vận động nhanh và liên tục, chúng di chuyển tiến 
về phía trước hoặc di chuyển vòng tròn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 18 - 19 
giờ thì chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ D. Kích thước dao động từ 50 - 
55m. 
+ Ấu trùng chữ D (Veliger): Ấu trùng có dạng chữ D, có hai nắp vỏ trong 
suốt, vành tiêm mao nằm giữa hai nắp vỏ. Khi vận động ấu trùng thò vành tiêm 
mao ra ngoài, hoạt động liên tục của các tiêm mao làm cơ thể chuyển động. 
Kích thước ấu trùng chữ D khoảng 60 - 70m. Thời gian biến thái giai đoạn ấu 
trùng chữ D từ 20 - 24 giờ. 
 66 
Hình 3.4.53: Ấu trùng bánh xe Hình 3.4.54: Ấu trùng chữ D 
6. Thu ấu trùng chữ D 
6.1. Dụng cụ thu 
Dụng cụ thu ấu trùng chữ D gồm: 
+ Vợt có kích thước mắt lưới 55 - 63µm 
+ Xô 
+ Chậu 
+ Nước biển sạch 
+ Ống xi phông 
Hình 3.4.55: Ống xiphông 
6.2. Xác định số lượng ấu trùng 
Khi thu ấu trùng chữ D cần phải xác định số lượng ấu trùng thu được để 
xác định số lượng bể cần ương, mật độ ương phù hợp. 
Cách xác định số lượng ấu trùng chữ D: 
 67 
+ Đong thể tích số lượng ấu trùng chữ D thu được đạt khối lượng bao 
nhiêu 
+ Đong một thể tích mẫu (1 - 2mL), đếm số lượng ấu trùng chữ D trong 
(1-2mL) mẫu trên, tính ra được số ấu trùng chữ D/ 1mL. Sau đó nhân với thể 
tích ấu trùng thu được là tính ra tổng số ấu trùng chữ D. 
Tống số lượng ấu trùng chữ D = số ấu trùng chữ D/1mL x tổng thể 
tích ấu trùng thu được 
6.3. Thu ấu trùng 
Khoảng 18-20h sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chữ D xuất hiện nhiều. 
Tiến hành thu ấu trùng chữ D chuyển sang bể ương để xử lý. 
* Phương pháp thu ấu trùng chữ D 
- Tắt sục khí khoảng 15 phút 
- Những ấu trùng chữ D khỏe mạnh nổi lên trên mặt nước 
- Dùng vợt vớt ấu trùng chữ D khỏe mạnh này chuyển sang bể ương ấu 
trùng. 
- Ấu trùng trước khi chuyển vào bể ướng cần rửa sạch bằng nước biển đã 
qua lọc có điều kiện thủy lý, thủy hóa tương tự bể ấp. 
- Những ấu trùng yếu hoặc dị hình tập trung ở tầng dưới và ở đáy bị loại 
bỏ ra ngoài. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
Kỹ thuật ấp nở trứng hàu Thái Bình Dương? Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ 
nở của ấu trùng? 
2. Bài tập thực hành 
Bài thực hành số 3.4.1: Chuẩn bị bể ấp 
Bài thực hành số 3.4.2: Thu ấu trùng chữ D 
C. Ghi nhớ 
 - Chuẩn bị bể ấp đảm bảo yêu cầu 
 - Quản lý bể ấp đúng kỹ thuật 
 - Thu ấu trùng chữ D đúng thời điểm, ấu trùng khỏe, tỷ lệ sống cao. 
 68 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun Cho đẻ và ấp trứng là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái 
Bình Dương; được giảng dạy sau các mô đun Chuẩn bị bè nuôi hàu và trước mô 
đun ương ấu trùng, hầu giống. Mô đun Cho đẻ và ấp trứng có thể giảng dạy độc 
lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun Cho đẻ và ấp trứng là chuyên môn nghề được giảng 
dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở 
đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất giống, nuôi hàu và đầy đủ các 
trang thiết bị cần thiết. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Trình bày được phương pháp chọn hàu bố mẹ đạt tiêu chuẩn cho sinh 
sản; 
+ Mô tả được phương pháp lấy tuyến sinh dục hàu, cách gieo tinh nhân 
tạo và ấp trứng hàu. 
- Kỹ năng: 
+ Chọn được hàu bố mẹ thành thục cho sinh sản; 
+ Lấy được tuyến sinh dục đực, cái của hàu bố mẹ; 
+ Thực hiện được thao tác gieo tinh nhân tạo và ấp trứng hàu đúng kỹ 
thuật. 
- Thái độ: 
Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, nghiêm túc, cẩn thận. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ 03-01 
Bài 1: Chuẩn bị 
nước sản xuất 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
14 2 12 
MĐ 03-02 Bài 2: Chọn 
hàu bố mẹ 
thành thục 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
19 3 14 2 
MĐ 03-03 Bài 3: Gieo 
tinh nhân tạo 
Tích Lớp học 19 3 14 2 
 69 
hợp Cơ sở 
thực hành 
MĐ 03-04 Bài 4: Ấp trứng Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực hành 
20 4 16 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Tổng 76 12 56 8 
IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
4.1. Chuẩn bị nước sản xuất 
4.1.1. Bài thực hành số 3.1.1: Lắp đặt bể lọc cơ học 
- Nguồn lực: 
+ Bể lọc bằng xi măng hoặc composite 
+ Than hoạt tính 
+ Cát 
+ Sỏi 
+ Ống nhựa 
+ Lưới chắn 
+ Gang tay 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Vệ sinh bể lọc 
+ Rửa, khử trùng vật liệu lọc nước 
+ Lắp ráp bể lọc nước cơ học 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Vệ sinh bể lọc Sạch, khô 
2 Rửa, khử trùng vật liệu lọc 
nước 
- Các vật liệu được rửa sạch 
- Khử trùng dụng cụ bằng hóa chất 
3 Lắp ráp bể lọc nước cơ học - Đúng kỹ thuật 
 70 
4 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.1.2. Bài thực hành số 3.1.2: Xử lý nước bằng hóa chất 
- Nguồn lực: 
+ Bể chứa xi măng hoặc composite 
+ Xô 
+ Chậu 
+ Chlorine A 
+ Thuốc tím 
+ Iodine 
+ Thiosunfat 
+ Gang tay 
+ Khẩu trang 
+ Quần áo bảo hộ 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Lựa chọn loại hóa chất 
+ Xác định liều lượng xử lý 
+ Thao tác xử lý nước bằng hóa chất 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Lựa chọn loại hóa chất xử lý Tiêu diệt được mầm bệnh 
2 Xác định liều lượng hóa chất Liều lượng phù hợp 
3 Thao tác xử lý nước bằng 
hóa chất 
Làm sạch nước 
An toàn cho người sử dụng 
4 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
 71 
4.2. Chọn hàu bố mẹ thành thục 
4.2.1.Bài thực hành số 3.2.1: Lựa chọn hàu bố mẹ thành thục 
- Nguồn lực: 
+ Hàu bố mẹ 
+ Kéo cắt vỏ hàu 
+ Dao cắt cơ khép vỏ 
+ Kình hiển vi 
+ Gang tay 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Lựa chọn hàu bố mẹ thành thục 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Lựa chọn hàu bố mẹ thành 
thục 
Tuyến sinh dục hàu bố mẹ đã thành 
thục 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.2.2. Bài thực hành số 3.2.2: Vận chuyển hàu bố mẹ 
- Nguồn lực: 
+ Rổ nhựa 
+ Túi lưới 
+ Thuyền hoặc mủng 
+ Xe ôtô 
+ Nước biển 
+ Gang tay 
+ Áo phao: 06 bộ 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Vận chuyển hàu bố mẹ 
 72 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Vận chuyển hàu bố mẹ Khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.3. Giao tinh nhân tạo 
4.3.1. Bài thực hành số 3.3.1: Phân biệt hàu đực/cái 
- Nguồn lực: 
+ Kéo 
+ Dao 
+ Hàu bố mẹ 
+ Gang tay 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Tách vỏ hàu bố mẹ 
+ Phân biết hàu đực/cái 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Tách vở hàu bố mẹ Mở được vỏ hàu, không dập nát 
2 Phân biệt hàu đực/cái Nhận biết chính xác hàu đực/cái 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.3.2. Bài thực hành số 3.3.2: Gieo tinh nhân tạo 
- Nguồn lực: 
+ Xô nhựa 
 73 
+ Cốc thủy tinh 
+ Pipet 
+ Kính hiển vi 
+ Kéo 
+ Bơm kim tiêm 
+ EDTA 
+ Gang tay y tế 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị môi trường chứa sản phẩm sinh dục 
+ Gieo tinh nhân tạo 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị môi trường chứa 
sản phẩm sinh dục 
Đảm bảo yêu cầu 
2 Gieo tinh nhân tạo - Đúng kỹ thuật 
- Tỷ lệ thu tinh cao 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.3.3. Bài thực hành số 3.3.3: Định lượng trứng 
- Nguồn lực: 
+ Cốc đong 
+ Cân 
+ Trứng thụ tinh 
+ Kính hiển vi 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Định lượng trứng bằng cách cân mẫu 
+ Định lượng trứng bằng thể tích 
 74 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Định lượng trứng bằng cách 
cân mẫu 
Xác định được số lượng trứng thụ 
tinh 
2 Định lượng trứng bằng thể 
tích 
Xác định được số lượng trứng thụ 
tinh 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.4. Ấp trứng 
4.4.1. Bài thực hành số 3.4.1: Chuẩn bị bể ấp 
- Nguồn lực: 
+ Formol 
+ Cốc đong thủy tinh 
+ Bạt 
+ Xà phòng 
+ Bàn chải 
+ Khăn lau 
+ Ca nhựa 
+ Xô nhựa 
+ Gang tay cao su 
+ Khẩu trang 
+ Ủng 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Vệ sinh bể ấp trứng 
+ Cấp nước vào bể 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
 75 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Vệ sinh bể ấp trứng Sạch, tiêu diệt mầm bệnh 
2 Cấp nước vào bể Nước sạch 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.4.2. Bài thực hành số 3.4.2: Thu ấu trùng chữ D 
- Nguồn lực: 
+ Vợt có kích thước mắt lưới 55 - 63µm 
+ Xô 
+ Chậu 
+ Cân 
+ Cốc đong thủy tinh 
+ Nước biển sạch 
+ Ống xi phông 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Thu ấu trùng chữ D 
+ Định lượng ấu trùng chữ D 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Thu ấu trùng chữ D Ấu trùng khỏe, tỷ lệ sông cao, không 
lẫn tạp chất 
2 Định lượng ấu trùng chữ D Xác định được số lượng ấu trùng 
chữ D thu được 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
 76 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1. 
Lắp đặt bể lọc cơ học. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 
lắp đặt bể lọc cơ học 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Thực hiện lắp đặt bể lọc 
cơ học 
- Quan sát thao tác và kiểm tra bể lọc 
5.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2. 
Xử lý nước bằng hóa chất 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Thực hiện xử lý nước 
bằng hóa chất 
- Quan sát thao tác 
 77 
5.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.1 
Lựa chọn hàu bố mẹ thành thục 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Thực hiện lựa chọn hàu bố mẹ 
thành thục 
- Quan sát thao tác và kiểm tra 
hàu bố mẹ 
5.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.2. 
Vận chuyển hàu bố mẹ 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 
vận chuyển hàu bố mẹ 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Thực hiện vận chuyển hàu 
bố mẹ 
- Quan sát thao tác 
5.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1. 
Phân biệt hàu đực/cái 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
 78 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Phân biệt hàu đực/cái - Quan sát thao tác và kiểm tra 
5.6. Đánh giá bài thực hành 3.3.2 
Gieo tinh nhân tạo 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Gieo tinh nhân tạo - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả 
5.7. Đánh giá bài thực hành 3.3.3. 
Định lượng trứng 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
 79 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Định lượng trứng - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả 
5.8. Đánh giá bài thực hành 3.4.1. 
Chuẩn bị bể ấp 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật 
liệu 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị bể ấp - Quan sát thao tác và đánh giá kết quả 
5.9. Đánh giá bài thực hành 3.4.2 
Thu ấu trùng chữ D 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
 80 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thu 
ấu trùng chữ D 
- Kết quả chuẩn bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Thu ấu trùng chữ D - Quan sát thao tác và đánh giá 
kết quả 
 81 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngô Thế Anh & Nguyễn Huy Thông, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi 
động vật thân mềm, NXB Nông nghiệp, năm 2007. 
2. Lê Trọng Phấn và Cao Văn Nguyên, Một số kết quả bước đầu nghiên cứu 
sinh sản nhân tạo hàu Crassostrea virrginica ở Nha Trang - Khánh Hòa. 
Tuyến tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn 
quốc lần thứ hai - Nha Trang, 24-25/11/2003, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
245-248. 
3. Hà Đức Thắng và ctv (2005), Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình 
công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương 
phẩm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2000 – 2005. 
4. Nguyễn Thị Thuyết, Công trình và thiết bị trong Nuôi trồng thủy sản, 
NXB Nông nghiệp, năm 2007. 
5. Ngô Anh Tuấn, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm, NXB 
Nông nghiệp, năm 2012. 
6. Đồng Xuân Vĩnh, 2003. Báo cáo kết quả Dự án (Tiếp nhận công nghệ sản 
xuất giống và nuôi Hầu Thái Bình Dương của Australia), 2003-2004 
Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1. 
7.  
 82 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
 GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Lê Văn Thắng Chủ nhiệm 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Phó chủ nhiệm 
3. Ông Đỗ Văn Sơn Thư ký 
4. Ông Nguyễn Văn Tuấn Thành viên 
5. Ông Đinh Quang Thuấn Thành viên 
6. Ông Lê Văn Thích Thành viên 
7. Ông Hà Thanh Tùng Thành viên 
8. Ông Nguyễn Triều Dương Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 
3. Ông Trần Thế Mưu Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 
5. Ông Hà Văn Ninh Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cho_de_va_ap_trung_ma_so_md_03_nghe_san_xuat_gion.pdf
Ebook liên quan