Giáo trình Đóng gói chè - Mã số MĐ 07: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Đóng gói chè - Mã số MĐ 07: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...g chè. 2.2. Kiểm tra an toàn thiết bị trộn. - Trước khi cho chè vào thiết bị trộn cần phải tiến hành các bước như sau: *Bước 1: + Tiến hành kiểm tra vệ sinh các thiết bị trộn và khu đấu trộn + Kiểm tra độ an toàn của các thiết bị và hệ thống băng chuyền + Kiểm tra và đóng các cửa ra chè ...bì đặt trên máy lắc cho đến khi chè đạt khối lượng theo yêu cầu thì tiến hành làm kín bao. * Đối với đóng thùng: Các thùng chứa chè được làm bằng gỗ dán hoặc gỗ bản khô, sạch sẽ không có mùi lạ và được đóng thành khối hộp chữ nhật và khối hộp hình vuông có các kích thước qui định: Dài x Rộn...xếp các gói chè nhỏ vào thùng vào hộp - Chuẩn bị băng dính và kéo cắt để làm kín thùng và hộp - Khi làm phải nhẹ nhàng và cẩn thận, làm kín hộp và không rách lớp giấy chống ẩm ở bên trong. - Không để lại khoảng trống giữa không khí và chè, ở phần miệng bao hay nắp thùng. - Đường dây khâu...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Đóng gói chè - Mã số MĐ 07: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lô chè 
đó và phải cùng một chủng loại để phù hợp với công đoạn đóng chè gói nhỏ. 
- Ngoài các sản phẩm chè cám, vụn được đóng gói chè túi lọc có khối lượng 2 - 
3g thì trên thị trường còn tiêu thụ phổ biến các sản phẩm chè được đóng trong 
các gói nhỏ với khối lượng khác nhau từ 5g, 10g, 50g, 100g, 200g, 500g đến 
1000g phù hợp với thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng. 
 Các cơ sở sản xuất qui mô nhỏ và vừa hoặc một số doanh nghiệp lớn cũng 
tổ chức đóng gói chè trong các bao gói nhỏ với nhiều loại mẫu mã, trang trí, in 
ấn đẹp, màu sắc đa dạng để giới thiệu về quê hương xứ sở và gây ấn tượng với 
người tiêu dùng như: chè xanh các loại, chè xanh đặc sản, chè ướp hương, ướp 
hoa, chè Ôlongvà các sản phẩm chè đen đóng gói nhỏ. 
 * Bước 2: Kiểm tra chè trước khi đưa vào để đóng gói 
+ Khâu kiểm tra chè trước khi đưa vào để đóng gói là một trong công đoạn đóng 
vai trò rất quan trọng các tiêu trí phải được như sau: 
- Ngoại hình: Nhỏ và đều, màu sắc đặc trưng cho loại chè cần đóng gói, không 
có lẫn râu xơ. 
- Màu nước pha: Đặc trưng cho từng sản phẩm chè, sắc nước tương đối sáng và 
sánh. 
- Mùi: Thơm tự nhiên dễ chịu, đặc trưng cho loại sản phẩm chè hoặc hương liệu 
đã ướp. 
- Vị: Đậm, dịu, đặc trưng và có hậu 
- Độ ẩm của chè: ≤ 7,5%. 
- Tạp chất sắt: không quá 0,001% 
- Tạp chất lạ: không quá 0,2% 
- Tỷ lệ bụi: không quá 10%. 
+ Sau khi kiểm tra chè xong đạt yêu cầu theo đúng quy định thì tiến hành cân 
chè và vận chuyển đến nơi để đóng gói. 
 * Bước 3: Cân và chuyển chè đến nơi đóng gói 
- Kiểm tra và chỉnh cân để cân số lượng chè cần đóng gói trong một ca hoặc một 
ngày, không nên lấy chè ra chỗ đóng gói để quá nhiều nếu đóng không hết chè 
sẽ bị hút ẩm. 
- Vận chuyển chè về nơi để thự hiện quá trình đóng gói trong quá trình vận 
chuyển phải cẩn thận và xếp chè vào nơi để dễ thuận tiện cho công việc đổ chè 
lên máy đóng gói. 
 23 
2.4. Cài vật liệu bao gói và phụ kiện đi kèm hoặc xếp, đặt bao bì vào vị trí 
hứng chè. 
* Bước 1: 
- Cài các bao gói nhỏ lên băng chuyền của thiết bị đóng gói và sợi dây chỉ và ghim. 
- Mỗi túi lọc chứa được từ 2 đến 3 gam chè (lượng chè trong túi chiếm không 
quá 2/3 chiều cao của túi) tùy theo từng khách hàng đặt. 
- Các túi chè đều có các phụ kiện đi kèm là dây giữ túi lọc và ghim túi lọc: 
+ Dây giữ túi lọc là loại chỉ màu trắng không độc hại, không ảnh hưởng đến chất 
lượng chè, không bị đứt khi ngâm trong nước. 
+ Dây chỉ phải có độ dài phù hợp (≥ 17cm) đủ để giữ túi chè trong dụng cụ pha 
và lấy túi chè ra. 
+ Mối liên kết giữa một đầu dây chỉ và túi chè phải chắc chắn để túi chè không 
tuột khỏi dây chỉ trong khi pha và khi nhấc ra. Đầu kia của dây chỉ được gắn với 
tem, với nhãn. 
- Ghim túi lọc: Nếu dùng ghim để cố định túi vào đầu dây chỉ thì ghim phải là 
loại ghim không gỉ, không ảnh hưởng đến chất lượng chè. 
 * Bước 2: 
- Chuẩn bị hộp bằng bìa cát tông hoặc thùng gỗ để vào đúng vị trí chỗ bao gói 
chè đi ra. 
- Chuẩn bị hộp hoặc thùng gỗ để đựng và xếp các gói chè nhỏ, các thùng đựng 
phải đảm bảo sạch sẽ không có mùi lạ, các bao bì có thể làm bằng hộp cát tông. 
- Chỗ chè đi ra phải bố trí người xếp các gói chè ở đầu chè ra. 
H7-09: Thiết bị đóng chè gói chè túi lọc 
 24 
2.5. Đổ chè vào phễu rót của thiết bị đóng gói. 
Gồm các bước sau đây: 
 * Bước 1: 
- Trước khi đổ chè phải tiến hành vệ sinh dụng cụ, máy đóng gói và khu vực sản 
xuất thật sạch sẽ. 
- Sau đó tiến hành dùng dao hoặc kéo cởi miệng bao và tháo dây buộc bao chè 
để gọn dây cho khỏi lẫn vào chè sau đó tiến hành. 
 * Bước 2: 
- Bê bao chè để lên miệng phễu và tiến hành đổ chè ra khi đổ phải luôn giữ cho 
dòng chè phải đều và không đổi điều chỉnh sao cho phù hợp và chính xác. 
- Đầu tiên đổ nửa bao ra trước sau đó cầm đáy bao đổ tiếp phần còn lại và rũ 
sạch bao chè không nên để sót cánh chè còn dính lại trong bao. Nếu để còn sót 
lại thì sợi chè sẽ bị mốc. Sau khi đổ xong thì tiến hành gấp bao lại và để gọn vào 
một chỗ và cất vào đúng nơi quy định. 
2.6. Vận hành máy đóng gói và làm kín bao bì. 
* Bước 1: 
- Kiểm tra chè, và các bao bì đã cài trên băng truyền, kiểm tra đường dây chỉ, 
tem có đúng chủng loại chưa. 
- Sau đó đóng cầu dao điện của thiết bị 
- Tiến hành bấm nút công tắc cho máy đóng gói hoạt động, trong quá trình máy 
hoạt động phải luôn theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Để đảm bảo sao cho 
dòng chè chạy đều trên thiết bị. 
* Bước 2: 
- Chuẩn bị thùng chứa để xếp các gói chè nhỏ vào thùng vào hộp 
- Chuẩn bị băng dính và kéo cắt để làm kín thùng và hộp 
- Khi làm phải nhẹ nhàng và cẩn thận, làm kín hộp và không rách lớp giấy 
chống ẩm ở bên trong. 
- Không để lại khoảng trống giữa không khí và chè, ở phần miệng bao hay nắp 
thùng. 
- Đường dây khâu bao phải mau, dày và sát với lớp chè, nhưng không được làm 
thủng hoặc rách lớp lót chống ẩm và đảm bảo vẻ đẹp mỹ quan cho bao bì. 
- Nắp thùng và ke nẹp đóng đinh phải vừa khít với miệng thùng của hộp bìa cát 
tông. 
* Các lỗi thường gặp và biện pháp xử lý: 
- Khi cởi bao chè vẫn chưa bỏ hết dây buộc, phải nên cẩn thận trong khi cởi bao 
chè để thuận tiện cho lúc đổ chè ra. 
 25 
- Khi kiểm tra bao gói nhỏ, hộp đựng, tem vẫn còn sơ xuất chưa tốt vẫn còn có 
bao bị rách, bị nhầm. Nên thận trọng trong lúc chuẩn bị lấy và kiểm tra lúc ban 
đầu. 
- Trong khi đổ chè không cẩn thận vẫn còn sót chè ở lại trong bao, khi đổ chè 
lên phiễu thì phải rũ hết phần chè còn lại ở bao nếu không để sẽ bị mốc làm 
hỏng sản phẩm. 
- Trong khi dán hộp chưa được kín hết, cho nên khi làm kín hộp hoặc gói chè 
phải chú ý cẩn thận. 
2.7. Kiểm tra, kiểm định, đóng kiện chè thương phẩm và vận chuyển chè về 
kho bảo quản. 
 Tùy theo yêu cầu của thị trường hoặc ý muốn của khách hàng, các loại 
chè gói nhỏ sau khi nghiệm thu có thể được xếp vào hộp hoặc thùng để đóng 
thành các kiện chè thương phẩm với khối lượng 5, 10, 15, 20, 25kg Sau khi 
tiến hành làm kín, các kiện hoặc thùng chè đều phải được in, kẻ nhãn mác theo 
qui định như: 
 + Chuẩn bị sổ, bút để kiểm tra các hộp và thùng chứa chè. 
 + Kiểm tra tên và loại sản phẩm. 
 + Kiểm tra khối lượng cả bì. 
 + Kiêm tra khối lượng tịnh. 
 + Kiểm tra ký mã hiệu lô hàng. 
 + Ngày, tháng, năm sản xuất. 
 + Địa chỉ nơi sản xuất. 
 Số lượng gói và trọng lượng chè phải bảo đảm đủ định lượng như ghi trên 
nhãn mác bao bì chè thương phẩm. Sau cùng là tiến hành kiểm tra qui cách, 
kiểm định số lượng lần cuối và làm thủ tục nhập kho. Khi xếp các kiện hàng chè 
thương phẩm trong kho, phải chú ý xếp riêng theo lô, mặt các hộp hoặc thùng 
chè có ghi tên, loại, ký hiệu của chè phải quay ra phía ngoài để dễ cho việc kiểm 
tra và xuất hàng. 
2.8. Vệ sinh sau khi kết thúc công việc. 
- Sau khi kết thúc quá trình đóng gói , đóng bao, đóng thùng, đóng hộp, đóng túi 
thì tiến hành như sau: 
- Thu dọn các sợi chè rơi vãi, vệ sinh thiết bị và toàn bộ khu vực sạch sẽ để đảm 
bảo cho sản phẩm, lý lịch nào đi theo lý lịch đó. 
- Thu dọn các dụng cụ chuyên dùng phục vụ cho quá trình đóng gói, đóng bao, 
đóng hộp, quá trình cất các dụng cụ phải đúng nơi quy định để thuận tiện cho 
quá trình đấu trộn lần sau. 
 26 
BÀI 3: BẢO QUẢN CHÈ 
Mã bài: M7-03 
*Giới thiệu: Các sản phẩm chè đã hoàn thành công đoạn đóng gói, trước khi 
đưa ra thị trường tiêu thụ cần thực hiện bảo quản trong điều kiện thích hợp để 
giữ gìn chất lượng của chè. Có nhiều phương pháp bảo quản chè khác nhau như: 
Bảo quản chè trong điều kiện thường, bảo quản chè trong môi trường lạnh, bảo 
quản chè trong môi trường khí trơ, bảo quản chè trong môi trường chân không. 
Nhưng cách bảo quản chè thông dụng nhất, thường gặp nhất vẫn là bảo quản chè 
trong điều kiện thường. 
*Mục tiêu của bài: 
Học viên học xong bài này có khả năng: 
- Trình bày được các bước bảo quản chè trong điều kiện thường, các lỗi xảy ra 
trong quá trình bảo quản chè và biện pháp phòng tránh, khắc phục. 
- Làm được công việc bảo quản chè bằng trong điều kiện thường. 
- Kiểm tra được các điều kiện bảo quản chè trong kho. 
* Nội dung chính: 
1. Giới thiệu về quá trình bảo quản chè. 
1.1. Mục đích của quá trình bảo quản chè. 
- Quá trình bảo quản chè là nhằm hạn chế hút ẩm, tránh sự nhiễm khuẩn, nhiễm 
bẩn, chế ngự các biến đổi sinh hóa xảy ra trong chè khi đang bảo quản. 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và tiêu thụ trong thời gian 
dài. 
- Đối với sản phẩm chè xanh, quá trình bảo quản còn có mục đích hoàn thiện 
chất lượng của sản phẩm. Vị của chè thuần dịu hơn và mùi hăng ngái giảm. 
1.2. Các điều kiện của kho bảo quản chè thông thường. 
- Hiện nay, trong thực tế, hầu hết các cơ sở sản xuất chế biến chè đều sử dụng 
phương pháp bảo quản chè sơ chế (BTP), chè phân loại dở dang và chè hoàn 
thành phẩm ở điều kiện bình thường (điều kiện tự nhiên) trong khu vực nhà 
xưởng hoặc nhà kho chuyên dùng. Phương pháp bảo quản này tiến hành như 
sau: 
 - Chè sơ chế sau khi làm khô và để nguội từ 1,5 đến 2 giờ có thủy phần 
nhỏ hơn hoặc bằng 5% được lấy mẫu kiểm tra chất lượng, xếp loại và cho vào 
đóng bao trong các túi vải, bao tải dứa (PP), bao tải gai theo cấp loại và phần 
chè to, nhỏ khác nhau, bên trong có lót lượt túi PE chống ẩm (chống thấm 
nước), đổ đầy và lắc chặt, sau đó làm kín miệng túi và chuyển vào kho cao ráo, 
sạch sẽ, xếp theo lô, theo loại để bảo quản hoặc xếp bảo quản tạm thời ở khu 
vực sấy trong một thời gian ngắn chờ chuyển đến các phân xưởng gia công để 
tinh chế hay phân loại. 
 27 
 - Chè sơ chế đưa ra phân loại hoặc chè dở dang trong quá trình phân loại 
đều phải được bảo quản trong các bao bì kín chống thấm nước (hút ẩm), chống 
nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn và nhiễm mùi vị lạ. 
 - Khi phân loại, phải tính toán để không đưa ra khối lượng chè BTP quá 
dư thừa, vượt quá công suất của các máy phân loại trong 1 ca, 1 ngày hoặc 1 chu 
kỳ sản xuất nhằm ngăn ngừa chè bị hút ẩm trở lại và nhanh chóng bị giảm chất 
lượng. 
 - Các mặt hàng chè thành phẩm sau khi phân loại hoặc sau khi đấu trộn 
được nghiệm thu và đóng trong các bao bì chống ẩm theo quy định rồi chuyển 
vào xếp trong các kho chuyên dụng để bảo quản. 
 - Các bao, các thùng chè bảo quản trong kho phải được xếp đặt theo lô, 
theo loại riêng biệt và phải được kê trên các kệ gỗ khô, sạch, không mùi lạ, cách 
mặt nền từ 10 đến 15cm, xếp cách tường ít nhất 0,5m và không được xếp chồng 
quá cao. Giữa các lô chè phải có lối đi lại để tiện cho việc kiểm tra định kỳ và 
xuất hàng. 
 - Vào mùa hè, do điều kiện thời tiết ẩm ướt thất thường, nên càng phải 
chú ý đến điều kiện bảo quản, trong đó cố gắng làm khô chè đến độ ẩm còn lại 
thấp hơn bình thường. Nếu có điều kiện thì trong những ngày này nên điều tiết 
không khí để giảm độ ẩm xuống. 
- Nhà kho bảo quản phải cao ráo và sạch sẽ, thoáng mát, nhà kho bảo quản chè 
phải lắp quạt thông gió thường xuyên nhằm điều tiết không khí ẩm trong kho 
bảo quản chè. 
- Phải đảm bảo đầy đủ các kệ để kê các hộp và thùng chè, kệ kê phải đạt đúng 
tiêu chuẩn hàng cách hàng, hàng cách tường, độ cao của cầu chè trên kệ. 
- Nhà kho không bị rột hoặc ánh nắng chiếu vào, cao ráo và sạch sẽ. 
2. Thực hiện bảo quản chè. 
2.1. Chuẩn bị kho chứa và kệ kê chè. 
* Bước 1: 
- Kiểm tra kho và chuẩn bị các dụng cụ, điều kiện cần thiết sẵn sàng cho công 
việc bảo quản chè như sau: 
 + Vệ sinh nhà kho sạch sẽ đảm bảo không có mùi lạ, không bị ẩm ướt, 
không bị mưa, nắng hắt vào. 
 + Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm không khí trong kho bảo quản phải đảm bảo 
theo đúng yêu cầu quy định. 
 + Chia ô, đánh dấu cho các khu vực bảo quản chè thành từng lô, từng loại 
riêng biệt. 
* Bước 2: 
 - Sắp xếp các kệ kê chè cách nền, cách tường đúng theo yêu cầu kỹ thuật 
không sát tường cũng không cách xa tường làm tốn diện tích bảo quản chè. 
 28 
 - Xếp và bảo quản các loại chè sơ chế (chè BTP) trong kho bán thành 
phẩm. Không nên để lẫn chè đã đóng gói, đóng bao, đóng thùng vào cùng trong 
một kho bảo quản. 
 - Phân lô và xếp các loại chè đã đấu trộn, chè đóng bao và đóng thùng vào 
kho bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 - Nghiệm thu số lượng các loại chè nhập kho, ghi thẻ kho và vào sổ theo 
dõi các lô chè bảo quản. 
2.2. Xếp chè theo lô, loại. 
- Chuẩn bị các bao chè, thùng chè. 
- Sau khi đã chuẩn bị và vệ sinh kho bảo quản xong, thì tiến hành xếp từng loại 
chè như sau: 
+ Loại chè đóng gói để riêng thành một lô và kê cao mặt nền khoảng từ 20 - 25 
cm cách tường khoảng 40-50 cm. 
+ Loại chè đóng bao, đóng thùng cũng tiến hành xếp riêng 1 lô và cách tường 
nhà khoảng 40 - 50 cm, và cao hơn mặt nền 20- 25 cm. hàng cách hàng khoảng 
10- 20 cm, để lấy lối đi, hoặc bốc hàng được cho dễ dàng. 
+ Loại chè đóng hộp cũng tiến hành xếp riêng 1 lô và cách tường nhà khoảng 40 
- 50 cm, và cao hơn mặt đất nền nhà từ 20 - 25 cm. Hàng cách hàng 10-20 cm, 
để lấy lối đi hoặc bốc hàng được thuận tiện dễ dàng. 
 29 
H07-10: Sắp xếp các lô chè trong kho bảo quản 
2.3. Làm thủ tục nhập kho bảo quản. 
- Khi bốc xếp hàng vào kho phải tiến hành kiểm tra số lượng cân, nhẵn mác, 
tem, thủy phần của chè; bao bì, các thùng chè, hộp chè có bị rách, bị in sai, in 
lộn ngược ngày tháng. 
- Phải có sổ ghi rõ ràng từng loại sản phẩm chè khi nhập vào kho: Bên giao, bên 
nhận, ngày tháng năm, khối lượng của từng loại sản phẩm chè. Nếu kiểm tra đã 
đạt đúng yêu cầu không sai lệch thì tiến hành làm các thủ tục nhập vào kho bảo 
quản. 
2.4. Kiểm tra các điều kiện trong kho bảo quản. 
 - Kho bảo quản chè phải xây dựng ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, khô, thoáng 
mát, có diện tích đủ rộng, đủ ánh sáng, nằm ở xa các nguồn lây ô nhiễm môi 
trường và không được để cho mưa nắng hắt vào chè. 
 - Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong kho bảo quản không được quá cao: 
Nhiệt độ không khí trong kho bảo quản chè tốt nhất không vượt quá 200C, còn 
độ ẩm không khí nên duy trì ở mức 60 – 70%. 
 - Không được thông hơi cho kho bảo quản chè vào lúc thời tiết ẩm ướt 
hoặc ngay sau khi trời mưa. 
 - Trong thời gian bảo quản, chỉ mở cửa kho khi thật cần thiết như khi cất 
xếp chè, khi kiểm tra kho hoặc khi xuất chè hay do những yêu cầu cấp thiết khác 
của sản xuất. 
 - Không bảo quản chè sơ chế quá lâu trong kho bảo quản và phải có hồ sơ 
theo dõi chè bảo quản. Chè sau 6 tháng bảo quản phải xác định lại chất lượng và 
khả năng tiếp tục bảo quản của chè. 
 30 
 - Không bảo quản chè sơ chế bằng cách vun đống trên nền nhà xưởng, 
nhà kho hoặc trong những bao bì dễ hút ẩm. 
 - Kho bảo quản chè phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện 
phòng chống cháy nổ. 
2.5. Kiểm tra chè bảo quản. 
- Trong quá trình bảo quản phải luôn luôn tiến hành kiểm tra định kỳ hàng 
tháng. 
- Kiểm tra mái nhà của kho bảo quản chè, nền nhà xung quanh kho, quá trình 
kiểm tra bằng thử nếm để còn có biện pháp xử lý ngay. 
- Kiểm tra chè, nếu có mối mọt, côn trùng cần cách ly và có biện pháp xử lý 
ngay. 
3. Kiểm tra kết thúc mô đun. 
*Bài tập: Học sinh thực hiện làm bài tập đấu trộn, đóng gói và bảo quản chè 
bằng phương pháp thủ công và bằng máy. 
*Ghi nhớ: Các bước tiến hành đấu trộn thủ công, đấu trộn bằng máy, đóng gói 
thủ công, đóng gói bằng máy và bảo quản chè trong điều kiện thường. 
 31 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 
- Vị trí của mô đun: Mô đun Đóng gói chè được bố trí học sau khi học viên đã 
hình thành kỹ năng nhận biết được các mặt hàng chè, do vậy mô đun này cần 
học sau mô đun Phân loại chè. 
- Tính chất của mô đun: Đây là mô đun chuyên môn trong nghề Chế biến chè 
xanh, chè đen, mô đun này rèn luyện những kỹ năng để đấu trộn, đóng gói và 
bảo quản chè các sản phẩm chè theo yêu cầu kỹ thuật. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
* Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Trình bày được nội dung các bước thực hiện đấu trộn, đóng gói và bảo quản 
chè; các lỗi xảy ra trong quá trình và biện pháp phòng tránh, khắc phục. 
- Vận hành được các thiết bị đấu trộn, đóng gói và bảo quản chè. 
- Làm được các công việc đấu trộn, đóng gói chè theo phương pháp thủ công và 
bằng máy. 
- Thực hiện được các bước bảo quản chè bằng phương pháp thông thường. 
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện các công 
việc của nghề. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M7-
01 
Đấu trộn chè Tích 
hợp 
Phân xưởng 
đấu trộn chè 
11 2 8 1 
M7-
02 
Đóng gói chè Tích 
hợp 
Phân xưởng 
đóng gói chè 
14 2 11 1 
M7-
03 
Bảo quản chè Tích 
hợp 
Phân xưởng 
bảo quản chè 
9 1 8 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
Tổng 38 5 29 4 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 32 
- Nguồn lực cần thiết: 
+ Nguyên liệu chè đã được phân loại có thủy phần của chè phải đạt theo tiêu 
chuẩn: 6 tấn chè khô. 
+ Xẻng xúc chè. 
+ Bao chứa đựng chè: Bao tải, bao nilong, bao Kraf. 
+ Xe chuyên chở. 
+ Kim và dây khâu, máy khâu. 
+ Cân bàn. 
+ Chuẩn bị khu vực đấu trộn chè 
+ Thiết bị đấu trộn. 
- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 học sinh/nhóm, các nhóm thay nhau 
thực hiện đấu trộn chè thủ công và đấu trộn bằng máy, kết thúc đấu trộn thì thực 
hiện đóng gói và bảo quản sản phẩm chè. Trong khi 2 nhóm thực hiện, các nhóm 
còn lại quan sát. Thời gian thực hiện của mỗi nhóm là 12 giờ. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1 Bài 1: 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị nguyên liệu. 
- Lấy chè để phối trộn. 
- Thời gian thực hiện đấu trộn. 
- Đóng bao chè. 
- Thời gian thực hiện bao gói. 
- Vệ sinh sau khi kết thúc vệ sinh 
- Chuẩn bị kho và các kệ để bảo quản 
chè. 
- Xếp các bao chè 
- Nguyên vật liệu phải đạt theo đúng 
yêu cầu đề ra. 
- Mặt hàng chè đấu trộn phải theo 
đúng phiếu phối trộn. Mẫu đấu trộn 
phải đạt với mẫu chuẩn. 
- Đúng thời gian quy định, các bao 
chè cân xong không thừa, không thiếu. 
- Các bao chè sau khi làm kín không 
được hở, mỗi mẻ đấu phải đúng thời 
gian đã cho, đẹp. 
- Đảm bảo đúng thời gian quy định. 
- Đảm bảo an toàn vệ sinh công 
nghiệp thực phẩm. 
- Đầy đủ các điều kiện của kho bảo 
quản chè 
- Xếp các bao chè theo đúng hàng và 
theo đúng quy định. 
VI. Tài liệu tham khảo: 
[1]. Cao Văn Hùng (2000), Nghiên cứu công nghệ bảo quản chè đen bán thành 
phẩm, Viện Công nghệ sau thu hoạch. 
[2]. Lê Thị Cúc, Bao bì thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội. 
[3]. Nguyễn Duy Thịnh, Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Trường ĐH 
Bách khoa Hà Nội. 
 33 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_goi_che_ma_so_md_07_nghe_che_bien_che_xanh_c.pdf