Giáo trình Đốt lò cấp nhiệt - Mã số MĐ 03: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Đốt lò cấp nhiệt - Mã số MĐ 03: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...ng phục vụ cho công việc đốt lò bằng than đá. - Xử lý than, củi trước khi nhóm lò đảm bảo phù hợp với từng loaị nhiên liêụ, từng kiểu kiểu lò cấp nhiệt và mục đích sử dụng để chế biến chè.. * Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 5 đến 6 học viên/nhóm. C...n liệu thể khí: Khí ga được nạp trong các bình cỡ lớn (bình ga công nghiệp) và được nối bằng đường ống cao áp dẫn tới các nón phun trong buồng đốt của máy sao hoặc máy xào và đốt nóng trực tiếp thành máy để phục vụ cho việc diệt men hoặc làm khô chè. Trước khi chuẩn bị bước vào sản xuất...i than ra ngoài cửa lò giúp lò mau nguội. - Dàn mỏng lớp xỉ than còn nóng để làm nguội một cách tự nhiên. - Xúc và vận chuyển xỉ than đổ vào bãi thải: Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất tiếp theo. - Nghiêm cấm việc dùng nước tưới trực tiếp vào xỉ than còn...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Đốt lò cấp nhiệt - Mã số MĐ 03: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 
 * Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 
5 đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm 
thực hiện theo trình tự các bước công việc làm nguội lò than thông thường trong 
khoảng thời gian 30 phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Là lò nhiệt đốt bằng than đã được làm nguội đúng 
cách, đảm bảo an toàn lao động, an toàn thiết bị và vệ sinh công nghiệp, tạo điều 
kiện thuận lợi cho quá trình đốt lò lần sau và xỉ than được đổ đúng vào vị trí bãi 
thải theo quy định. 
 * Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục: 
 Chủ yếu xảy ra khi làm nguội các lò đốt bằng than như: 
 - Làm việc hấp tấp, vội vàng, làm ẩu cho xong để kết thúc sớm công việc. 
Cần có sự kiểm tra, giám sát, nhắc nhở của những người có trách nhiệm. 
 - Dừng máy công tác khi nhiệt độ lò còn quá cao gây hư hỏng hoặc biến 
dạng thiết bị. 
 - Quên không tắt quạt thổi lò gây mất an toàn lao động. 
 - Không cào tách riêng phần than chưa cháy hết để tái sử dụng. Cần thực 
hiện việc tách riêng than và xỉ ngay khi bắt đầu công việc cào lò để tránh lẫn lộn 
gây lãng phí. 
 - Chọc xỉ két làm hư hỏng, bong, vỡ thành bầu lò hoặc gây tụt ghi lò. Cần 
khéo léo và thận trọng trong khi thực hiện các thao tác này. 
 - Cào không hết xỉ than và xỉ két trong bầu lò, gầm lò. Nên kiểm tra lại 
sau khi lò nguội để có biện pháp xử lý kịp thòi. 
 - Xúc xỉ lên xe cải tiến khi còn quá nóng hoặc đang còn cháy đỏ gây hư 
hỏng dụng cụ xúc, phương tiện vận chuyển và có thể còn gây ra tai nạn lao 
động. Phải chờ cho xỉ than hạ nhiệt và tương đối nguội mới xúc lên xe cải tiến. 
 - Vận chuyển xỉ làm rơi vãi khắp khu vục đốt lò hoặc đổ xỉ không đúng 
nơi quy định làm mất vệ sinh công nghiệp. Khắc phục bằng cách không xúc xỉ 
than lên xe cải tiến quá đầy và nghiêm túc trong quá trình thực hiện công việc. 
1.2. Làm nguội lò đốt nồi hơi 
 - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để làm nguội lò (như đã nêu trong mục 2.1 
của bài 1): Đảm bảo đầy đủ, chắc chắn và đúng chủng loại. 
 - Tắt quạt thổi lò và dừng cấp nhiệt cho nồi hơi từ 30-40 phút trước khi 
ngừng sản xuất để giảm dần nhiệt độ của lò. 
 - Mở cửa cho than để thoát bớt nhiệt lò và thuận lợi cho các thao tác làm 
nguội lò. 
 - Vặn van xả áp lực để giảm bớt áp suất hơi nước trong nồi hơi: Đảm bảo 
an toàn cho hệ thống nồi hơi và đề phòng sự cố tai nạn lao động. 
23 
 - Cào than xỉ trong bầu lò ra ngoài và kéo ra cách xa cửa lò nhằm đảm bảo 
an toàn và làm nguội nhanh. 
 - Mở cửa gầm chứa xỉ và cào hết lớp bột, xỉ và bụi than ra ngoài cửa lò 
giúp lò mau nguội. 
 - Dàn mỏng lớp xỉ than còn nóng để làm nguội một cách tự nhiên. 
 - Xúc và vận chuyển xỉ than đổ vào bãi thải: Đảm bảo vệ sinh công 
nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất tiếp theo. 
 - Nghiêm cấm việc dùng nước tưới trực tiếp vào xỉ than còn nóng ở lò đốt 
nồi hơi vì dễ gây ra sự cố cháy, nổ nồi hơi rất nguy hiểm. 
 * Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 
5 đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm 
thực hiện theo trình tự các bước công việc trong quá trình làm nguội lò đốt nồi 
hơi trong khoảng thời gian là 30 phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Lò đốt nồi hơi được làm nguội đúng cách, đảm 
bảo an toàn lao động, an toàn thiết bị và vệ sinh công nghiệp. 
 * Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục: 
 - Không thực hiện xả bớt áp lực của nồi hơi trước khi làm nguội lò. 
 - Cào không hết xỉ than và xỉ két trong bầu lò, gầm lò. 
 - Biện pháp khắc phục các lỗi trên là cần thận trọng và có bước kiểm tra 
lại trước và sau khi tiến hành làm nguội lò đốt nồi hơi. 
2. Vệ sinh lò 
2.1. Vệ sinh bầu lò, buồng nhiệt 
 * Đối với các lò cấp nhiệt đốt bằng than thông dụng khi tiến hành vệ sinh 
bầu lò cần thực hiện thứ tự các thao tác sau đây: 
 - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi vệ sinh lò như: đeo ủng, găng 
tay, khẩu trang, mũ, kínhđể bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn lao động. 
 - Sử dụng các dụng cụ đốt lò đã được chuẩn bị từ trước để làm vệ sinh lò 
(như đã nêu ở mục 2.1 của bài 1): Đảm bảo đầy đủ, chắc chắn và đúng chủng 
loại.. 
 - Mở cửa cho than để kiểm tra tình trạng của bầu lò và tạo điều kiện thuận 
lợi cho quá trình thao tác. 
 - Chọc, nạo xỉ két bám dính vào thành bầu lò:Đảm bảo không làm hư hỏng 
hoặc biến dạng bầu lò và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đốt lò lần tiếp theo. 
 - Cào hết lớp bụi, xỉ than đọng lại quanh thành, vách và trong bầu lò ra 
ngoài cửa lò để làm sạch bầu lò. 
 - Gom xỉ và tro, bụi vệ sinh lại để xúc đổ ra bãi thải: Đảm bảo vệ sinh 
công nghiệp khu vực đốt lò. 
24 
 - Báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý chít trát, vá lại những chỗ 
thành bầu lò lở vỡ hoặc bịt kín các chỗ nứt, hở (nếu có) bằng vật liệu chịu nhiệt. 
 * Đối với các buồng nhiệt của lò đốt bằng dầu hoặc khí ga cần phải thực 
hiện: 
 - Khóa chặt van nguồn cấp nhiên liệu để đảm bảo an toàn. 
 - Tháo bộ lọc dầu hoặc lọc khí và các nón phun nhiên liệu ra ngoài để vệ 
sinh. 
 - Dùng xăng, dầu để rửa cặn, bụi ở bộ lọc dầu của lò đốt bằng dầu hoặc 
dùng vòi hơi của máy nén khí để thổi hết bụi bẩn bám ở bộ lọc khí và các nón 
phun để nhiên liệu được cấp đều và liên tục vào buồng đốt (không gây hiện 
tượng tắc nghẽn nhiên liệu). 
 - Dùng khí nén để thổi sạch bụi, râu, xơ chè bám ở dàn ống nhiệt của máy 
sấy để đề phòng bụi chè bám nhiều dễ gây cháy và khói, lửa bay vào buồng sấy. 
 * Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 
5 đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm 
thực hiện theo trình tự các bước công việc vệ sinh bầu lò và buồng nhiệt trong 
thời gian 20 phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Là bộ phận bầu lò đốt than hoặc buồng nhiệt của 
lò đốt dầu, đốt ga được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn và sẵn sàng cho việc 
nhóm, đốt lò lần sau. 
 * Lỗi thường gặp: 
 - Nạo không hết các lớp xỉ két ở thành, vách bầu lò. 
 - Cào không hết lớp tro bụi bám ở thành bầu lò, trong các góc khuất và 
lớp xỉ than nằm sát mặt ghi lò. 
 - Vệ sinh không cẩn thận làm hư hỏng, nứt vỡ thành bầu lò hoặc va chạm 
làm biến dạng thiết bị công tác. 
 - Không thực hiện vệ sinh sau khi làm nguội lò, do công nhân vội kết thúc 
công việc để ra về vì ở vào thời điểm cuối của ca sản xuất. 
 * Biện pháp khắc phục: Cần có sự thận trọng, nghiêm túc trong khi thực 
hiện công việc vệ sinh bầu lò, buồng nhiệt và cần phải có sự kiểm tra sau quá 
trình vệ sinh các lò nhiệt để uốn nắn, xử lý kịp thời. 
2.2. Vệ sinh ghi lò 
 Tiếp theo việc vệ sinh bầu lò là vệ sinh bộ phận ghi lò với các thao tác sau 
đây: 
 - Mở cửa cào xỉ và cửa cho than ở bầu lò để quan sát và kiểm tra bộ phận 
ghi lò. 
 - Cào xỉ than trên mặt ghi lò ra phía ngoài cửa lò: Cào sát bề mặt ghi lò để 
đảm bảo sạch xỉ than. 
25 
 - Dùng móc lò móc ngược lên phía bầu lò để lọai bỏ các cục than, xỉ kẹt 
lại giữa các khe hở của ghi lò để tạo sự thông thoáng và hút gió lên bầu lò. 
 - Đóng kín cửa cho than để hạn chế tro, bụi bay trở lại bầu lò. 
* Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 5 
đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm thực 
hiện theo trình tự các bước công việc vệ sinh bộ phận ghi lò trong khoảng thời 
gian 15 phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Là bộ phận ghi lò của lò đốt than được vệ sinh 
sạch sẽ, thông thoáng giữa các khe hở, đảm bảo an toàn và sẵn sàng cho việc 
nhóm, đốt lò lần sau. 
 * Lỗi thường gặp: 
 - Vệ sinh không móc hết các cục than, xỉ kẹt lại giữa các khe hở của ghi lò. 
 - Làm tụt hoặc hư hỏng ghi lò. 
 * Biện pháp khắc phục: Cần có sự thận trọng, nghiêm túc trong khi thực 
hiện công việc vệ sinh bộ phận ghi lò và cần phải có sự kiểm tra sau quá trình vệ 
sinh các lò nhiệt để uốn nắn, xử lý kịp thời. 
2.3. Vệ sinh gầm lò 
 Việc vệ sinh gầm lò được thực hiện ngay sau khi vệ sinh xong bầu lò và 
ghi lò với các thao tác sau: 
 - Dùng cào lò cào sạch bột, bụi, xỉ than ra ngoài cửa lò trả lại sự thông 
thoáng cho gầm lò. 
 - Đóng cửa gầm chứa xỉ để hạn chế tro, bụi bay trở lại gầm lò. 
 - Gom toàn bộ xỉ và tro, bụi vệ sinh lại để xúc đổ ra bãi thải: Đảm bảo vấn 
đề vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường. 
* Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 5 
đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm thực 
hiện theo trình tự các bước công việc vệ sinh gầm lò trong khoảng thời gian 15 
phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Là bộ phận gầm chứa xỉ của lò đốt than được vệ 
sinh sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo an toàn và sẵn sàng cho việc nhóm, đốt lò 
lần tiếp theo. 
 * Lỗi thường gặp: 
 - Không vệ sinh gầm lò hoặc làm vệ sinh nhưng không cào hết bột, bụi và 
xỉ than ở các góc khuất, không tạo được sự thông thoáng cho gầm lò. 
 * Biện pháp khắc phục: Cần thường xuyên, nghiêm túc trong khi thực 
hiện công việc vệ sinh gầm lò và cần phải có sự kiểm tra sau quá trình vệ sinh 
các lò nhiệt để uốn nắn, xử lý kịp thời. 
26 
2.4. Vệ sinh ống gang (ống lửa), mương dẫn khói 
 - Bộ phận trao đổi nhiệt và đường dẫn khói, trải qua một thời gian dài 
hoạt động, ở các lò cấp nhiệt đốt bằng than đá thường có các hiện tượng: 
 + Bột bụi than sinh ra, tích tụ lại ở trên các vách ngăn, góc khuất 
của thành lò xây, phía bên trên các ống lửa và ngay cả trong lòng các ống lửa. 
 + Ở phần cổ nối của ống khói, ở hộp chứa tro hay mương hoặc ống 
dẫn khói cũng tích tụ và đọng lại một lớp tro bụi qua thời gian sản xuất. 
 - Các hiện tượng nêu trên thường gây cản trở cho quá trình hấp thu và trao 
đổi nhiệt của các lò nhiệt đốt bằng than đá. Vì vậy, định kỳ khoảng 15-20 ngày 
một lần phải tiến hành kiểm tra và làm vệ sinh đối với các lò cấp nhiệt ( nhất là 
các lò thành xây kiểu Trung Quốc và Liên Xô cũ) theo trình tự các bước sau đây: 
 - Chuẩn bị dụng cụ gồm: chổi thông ống gang, bàn cào tro bụi, mo hót, 
chổi quét, máy nén khí. 
 - Mở hết các cửa bên của thành lò nhiệt, buồng nhiệt, mương dẫn khói, hệ 
thống các ống gang, xoắn ruột gà, vách ngăn, các góc khuất của buồng trao đổi 
nhiệt và cổ nối ống khói để kiểm tra mức độ lắng đọng tro, bụi ở các bộ phận này. 
 - Rút toàn bộ các xoắn ruột gà trong các ống gang (nếu có) để vệ sinh 
sạch tro, bụi. 
 - Dùng chổi thông ống gang hoặc máy nén khí để thông và thổi hết tro, 
bụi trong các ống gang. 
 - Dùng bàn cào để cào hết tro, bụi trên các vách ngăn, trong các góc 
khuất, cổ nối ống khói và đường mương dẫn khói: Đảm bảo sạch sẽ. 
 - Dùng chổi quét, mo hót để thu gom và xúc hết tro, bụi vệ sinh để chuyển 
và đổ ra bãi thải: Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường. 
 - Lắp lại các xoắn ruột gà vào hệ thống ống gang ( nếu có) và đóng chặt 
các cửa bên của thành lò, buồng nhiệt, cổ nối ống khói và mương dẫn khói: Đảm 
bảo chắc chắn, đúng yêu cầu kỹ thuật và sẵn sàng cho quá trình đốt lò cấp nhiệt 
lần sau. 
* Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 5 
đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm thực 
hiện theo trình tự các bước công việc vệ sinh ống gang và đường dẫn khói lò đốt 
than trong khoảng thời gian 60 phút. 
 * Sản phẩm thực hành: Là lò nhiệt với các ống gang, vách ngăn, các góc 
khuất, buồng nhiệt, cổ nối ống khói và đường mương dẫn khói không còn lắng 
nhiều tro, bụi than, đảm bảo tốt cho quá trình trao đổi nhiệt của lò đốt than và 
góp phần tiêt kiệm nhiên liệu. 
 * Lỗi thường gặp: 
 - Không làm vệ sinh theo định kỳ. 
 - Không phát hiện được những vị trí cần làm vệ sinh. 
27 
 - Làm vệ sinh nhưng không đảm bảo yêu cầu. 
 * Biện pháp khắc phục: Cần định kỳ vệ sinh bộ phận trao đổi nhiêt, buồng 
nhiệt, mương dẫn khói và thật sự nghiêm túc trong khi thực hiện công việc. 
2.5. Vệ sinh xung quanh lò 
 Khâu cuối cùng trong quá trình vệ sinh lò nhiệt là vệ sinh xung quanh khu 
vực lò với trình tự các bước như sau: 
 - Thu gom, đồng thời tách riêng các loại nhiên vật liệu đốt lò vương vãi 
đưa về các vị trí quy định cho gọn gàng, ngăn nắp để tái sử dụng và tránh lãng 
phí nhiên liệu. 
 - Cào và thu gom tro, bụi, xỉ than lại thành đống: Đảm bảo sạch sẽ, gọn 
gàng và thuận tiện cho việc vận chuyển ra khỏi khu vực đốt lò. 
 - Xúc xỉ, bụi than lên xe cải tiến để vận chuyển và đổ ra bãi thải: Không 
để rơi vãi dọc đường, đổ đúng nơi quy định, đảm bảo được vệ sinh công nghiệp 
và vệ sinh môi trường. 
 - Thu dọn toàn bộ dụng cụ đốt lò, dụng cụ vệ sinh, bảo quản đầy đủ và cất 
đúng vào nơi quy định để bàn giao. 
 - Dùng chổi cọ quét sạch khu vực xung quanh lò nhiệt để bàn giao ca. 
* Chú ý: 
 Trong quá trình vê ̣sinh lò không nên đi laị giữa khu vưc̣ lò và khu vư ̣c 
sản xuất để đề phòng việc gây nhiễm bụi bẩn cho các sản phẩm chè và đảm bảo 
đươc̣ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 
* Bài tập thực hành cho học viên: Phân chia lớp học thành các nhóm từ 5 
đến 6 học viên/nhóm. Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm thực 
hiện theo trình tự các bước công việc vệ sinh xung quanh khu vực đốt lò cấp 
nhiệt trong khoảng thời gian 20 phút để bàn giao lại cho ca sản xuất sau. 
 * Sản phẩm thực hành: Là khu vực các lò nhiệt được vệ sinh sạch sẽ, gọn 
gàng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường. 
 * Các lỗi thường gặp: 
 - Không làm vệ sinh thường xuyên khu vực đốt lò sau mỗi ca sản xuất. 
 - Đi lại nhiều giữa khu vực đốt lò và khu vực chế biến chè gây nhiễm bẩn 
cho nhà xưởng và sản phẩm chè. 
 - Đổ than xỉ bừa bãi không đúng nơi quy định làm ô nhiễm môi trường. 
 *Ghi nhớ: Trình tự và tiêu chuẩn thực hiện các công việc đốt lò, ủ lò, làm 
nguội và vệ sinh lò. 
28 
 HƢỚNG DẪN GIẢNG DAỴ MÔ ĐUN 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 
* Ví trí của mô đun: Mô đun Đốt lò cấp nhiệt được bố trí học sau mô đun Cân 
nhận chè tươi và trước mô đun Chế biến chè xanh bán thành phẩm. 
* Ý nghĩa của mô đun : Muốn làm héo nhân tạo, diệt men và làm khô sản phẩm 
chè trong quá trình chế biến cần phải có quá trình cấp nhiệt. Để cấp được nhiệt cho 
chế biến lại cần phải có hệ thống các loại lò nhiệt và nhiên liệu nhóm, đốt lò. Mô 
đun Đốt lò cấp nhiệt sẽ giúp học viên hiểu được sơ bộ các bộ phận chính của một 
số loại lò nhiệt, các bước thực hiện công việc trong quá trình đốt lò cấp nhiệt. 
Đồng thời rèn luyện cho học viên thực hiện thành thạo các kỹ năng xử lý nhiên 
liệu, nhóm, đốt lò, điều chỉnh quá trình cấp nhiệt, ủ lò, làm nguội và vệ sinh lò. 
* Tính chất của mô đun: Mô đun Đốt lò cấp nhiệt là mô đun chuyên môn trong 
nghề Chế biến chè xanh, chè đen ; là mô đun chung phục vụ cho các công đoạn 
làm héo, diệt men, sấy và sao khô chè. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
* Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Mô tả được các bộ phận chính của một số loại lò cấp nhiệt thông dụng trong 
chế biến chè. 
- Trình bày được các bước thực hiện các công việc trong quá trình đốt lò cấp 
nhiệt. Các lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục khi thực hiện các 
công việc. 
- Phân biệt và chuẩn bị được các dụng cụ phục vụ quá trình đốt lò. 
- Thao tác được các công việc trong nhiệm vụ đốt lò cấp nhiệt . 
- Đảm bảo thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong các công 
việc của quá trình đốt lò 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên các bài 
trong mô 
đun 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
M3-
01 
Đốt lò và ủ 
lò 
Tích hợp - Khu vực đốt 
lò cấp nhiệt 
16 03 12 1 
M3-
02 
Làm nguội 
và vệ sinh lò 
Tích hợp - Khu vực đốt 
lò cấp nhiệt 
16 02 13 1 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
Cộng 34 5 25 4 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
29 
IV. Hƣớng dẫn thƣc̣ hiêṇ bài tâp̣, bài thực hành 
* Nguyên vật liệu, dụng cụ và thiết bị: 
 - Nhiên liệu đốt lò: Than cám 300kg, than don 200kg, củi 0,5 m3, khí ga 
10kg. 
 - Vật liệu nhóm lò: Rơm, cỏ rác, lá cây, tre, nứa, củi khô : 100kg, dầu 
nhóm lò : 5 lít. 
 - Một số loại lò nhiệt: Lò sấy, lò sao, lò xào. 
 - Dụng cụ đốt lò và vệ sinh lò nhiệt. 
 - Dụng cụ đo nhiệt độ. 
 - Xe cải tiến. 
* Học liệu: 
 - Nội quy an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 
 - Giáo trình và tài liệu hướng dẫn học mô đun: Đốt lò cấp nhiệt. 
 - Tranh ảnh, hình vẽ về các loại lò nhiệt. 
 - Các tài liệu tham khảo. 
* Nguồn lực khác: 
 - Phòng học lý thuyết có trang bị máy vi tính và máy chiếu. 
 - Xưởng thực hành có trang bị các loại lò nhiệt và các thiết bị làm héo, 
diệt men và làm khô chè.. 
 * Cách tổ chức thực hiện các bài tập thực hành : 
 Giáo viên p hân chia lớp học thành các nhóm từ 5 đến 6 học viên/nhóm. 
Các nhóm học viên luân phiên và lần lượt mỗi nhóm thực hiện viêc̣ thưc̣ hành 
theo trình tự các bước công việc của từng bài thực hành đã nêu trong các đề mục 
cụ thể của bài học tích hợp với thời gian quy định. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả hoc̣ tâp̣ 
 * Việc đánh giá hoàn thành mô đun được thực hiện bằng bài kiểm tra kết 
thúc mô đun, gồm 2 phần: 
+ Lý thuyết : Thời gian 15 phút. Đánh giá bao quát toàn bộ trọng tâm chương 
trình mô đun Đốt lò cấp nhiệt. Kiểm tra theo hình thức tự luận. 
+ Thực hành : Thời gian 100 phút. Chia học viên theo nhóm, mỗi nhóm thực 
hiện một công việc cụ thể theo sự phân công của giáo viên. Thực hiện trọn vẹn 
theo đúng trình tư ̣một trong các công việc sau : 
- Chuẩn bị dụng cụ, xử lý nhiên liệu và các điều kiện cần thiết để đốt lò 
cấp nhiệt. 
- Nhóm và đốt lò than. 
- Đốt lò chạy dầu hoặc khí ga. 
30 
- Kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ các lò cấp nhiệt. 
- Ủ lò giữ nhiệt. 
- Làm nguội lò và vệ sinh các loại lò nhiệt. 
+ Kết quả thưc̣ hành là sản phẩm của mỗi công viêc̣ mà học viên được giao và 
đa ̃thưc̣ hiêṇ trong thời gian cho phép dưới sự theo dõi, giám sát, nghiêṃ thu, 
đánh giá của giáo viên chuyên môn. 
+ Điểm kiểm tra kết thúc mô đun là điểm đánh giá kết quả thực hành của học 
viên. 
+ Hệ số của mô đun là 1. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Đỗ Văn Chương (2002), Vệ sinh công nghiệp trong công nghệ chế biến chè, 
Tổng Công ty chè Việt Nam. 
[2]. Đoàn Hùng Tiến, Đỗ Văn Chương (1999), Giáo trình kỹ thuật sản xuất chè. 
Viện nghiên cứu chè Việt Nam. 
[3]. Hoàng Văn Chước (1997), Kỹ thuật sấy chè, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà 
Nội. 
[4]. Tổng Công ty chè Việt Nam (2002), Thiết bị chế biến chè. 
[5]. Vũ Bội Tuyền (1981), Kỹ thuật sản xuất chè, NXB Công nhân kỹ thuật. 
31 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dot_lo_cap_nhiet_ma_so_md_03_nghe_che_bien_che_xa.pdf