Giáo trình Khai thác hải sản - Mã số MĐ 06: Nghề thuyền trưởng tàu cá hạng tư

Tóm tắt Giáo trình Khai thác hải sản - Mã số MĐ 06: Nghề thuyền trưởng tàu cá hạng tư: ...m như giềng phao, giềng chì, dây giềng trống,để tạo cho lưới có hình dáng nhất định. Dây giềng phao: Giềng phao được lắp dọc theo biên của hai cánh trên và phần lưới của lưới chắn. Giềng phao gồm có hai dây: dây giềng luồn và dây giềng băng. Trong đó, dây giềng băng thường có đường kính và...cá thường đẻ trứng ở các vùng nước nông ven bờ, gần cửa sông, quanh các đảo hoặc trong các vịnh. Mùa đông cá thường di trú đến vùng nước sâu, những vùng chịu ảnh hưởng của dòng nước ấm từ biển Đông vào. Vùng biển phía Bắc cá tập trung nhiều nhất vào tháng 4 – 6, vùng biển miền Trung vào thán...ước khi thả lưới? Trình bày phương pháp thả lưới vây? Trình bày phương pháp thả lưới kéo đơn? Bài tập thực hành: 1. Thực hành phán đoán hướng và tốc độ gió. 2. Thực hành phán đoán hướng và tốc độ dòng chảy. 3. Thao tác thả lưới rê 4. Thao tác thả lưới vây 5. Thao tác thả lưới kéo 6...

pdf106 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Khai thác hải sản - Mã số MĐ 06: Nghề thuyền trưởng tàu cá hạng tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khu vực lựa cá phải có mái 
che. 
 94 
Hình 9 – 2. Sản phẩm thu hoạch bằng lưới kéo 
2. Kiểm tra việc rửa sạch và xử lý sản phẩm 
- Rửa sạch: Sau khi phân loài, loại, sản phẩm phải được rửa sạch, loại bỏ hết các 
tạp chất. 
- Xử lý sản phẩm: Các loài cá có kích thước lớn phải được rửa sạch mang hoặc 
mổ xẻ, làm sạch khoang bụng và bảo quản riêng tùy theo yêu cầu của thị trường 
tiêu thụ. 
3. Kiểm tra việc bảo quản sản phẩm hải sản 
 Bảo quản hải sản tốt sẽ làm tăng giá trị sản phẩm, các loài hải sản giữ 
được hương vị đặc trưng, thực phẩm thơm ngon có nhiều chất bổ. Do vậy, hiệu 
quả sản suất tăng. Hiện nay trên tàu cá có nhiều phương pháp bảo quản khác 
nhau như: Bảo quản lạnh đông, bảo quản bằng sấy khô, bảo quản bằng ướp 
muối... nhưng bảo quản cá bằng nước đá là phổ biến nhất. 
3.1. Nguyên tắc bảo quản lạnh nguyên liệu hải sản bằng nước đá: 
 Nguyên tắc chung: Nhanh – Lạnh – Sạch – Không dập nát 
- Nhanh: Từ khi đưa cá lên khỏi mặt nước đến khi bảo quản xong càng nhanh 
càng tốt, có đủ lượng đá, các lớp cá và đá không nên dày quá 8cm. Thời gian 
bảo quản càng ngắn ngày càng tốt. 
- Lạnh: Luôn giữ nhiệt độ khối đá, cá từ 00 đến 20, trộn đều cá với đá. Thường 
xuyên theo dõi nhiệt độ và trạng thái cá để xử lý. 
- Sạch: Trước khi bảo quản cá phải kiểm tra bảo đảm sạch, không có tạp chất. 
Đá phải được sản xuất từ nước sạch. Khoang hầm bảo quản và dụng cụ phải 
được rửa sạch. 
- Không dập nát: Giữ cho thân cá được nguyên vẹn, không trầy xước. Cá được 
đựng trong túi PE, xếp vào thùng cứng, nếu xếp trên sàn hầm phải có ván phân 
 95 
lớp gắn chắc vào gờ thành hầm. Quá trình vận chuyển cần hạn chế xóc lắc, va 
đập mạnh. 
Hình 9 - 3. Bảo quản cá bằng nước đá 
3.2. Quy trình bảo quản sản phẩm hải sản bằng nước đá: 
Khi bảo quản cá bằng nước đá cần thực hiện đúng quy trình sau: 
 96 
4. Kiểm tra nhiệt độ khối cá 
 Nhiệt độ bảo quản lạnh bằng nước đá đối với nguyên liệu hải sản tốt nhất 
là duy trì được liên tục trong khoảng từ 00 đến 20C. Quá trình bảo quản phải 
thường xuyên sử dụng thiết bị để kiểm soát nhiệt độ tại trung tâm khối cá. 
Thông số kỹ thuật: 
• Nhiệt độ đo độ từ: -50 ° C ~ 70 ° C 
• Thời gian hiển thị: 1:00 ~ 00:59 
• Độ chính xác: ± 1 ° C 
• Nguồn bởi 1 pin AAA 
• Màn hình LCD: 3,5 x 1.3cm 
• Chiều dài cáp: 1.6m 
• Xuất xứ: USA (Mỹ) 
Hình 9 - 4. Thiết bị đo nhiệt độ có đầu dò 
5. Xử lý sự cố nhiệt độ khối cá 
 Nhiệt độ khối cá phải được duy trì trong suốt thời gian bảo quản bằng 
cách hạn chế thất thoát nhiệt, bổ sung thêm nước đá hoặc kết hợp làm lạnh... 
Trường hợp nhiệt độ có biến động tăng do nguyên nhân thiếu đá từ bên trong 
khối cá cần phải xử lý bằng muối ướp lại. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Câu hỏi: 
1. Trình bày nguyên tắc bảo quản lạnh nguyên liệu thủy sản ? 
a. Nhanh - lạnh - sạch - không dập nát 
b. Cá tươi → rửa, loại tạp chất → phân loài, loại, hạng → bảo quản khô → 
bốc dỡ. 
c. Cá tươi → rửa → phân loài , loại hạng → bảo quản khô → vận chuyển. 
2. Trình bày quy trình bảo quản sản phẩm hải sản bằng nước đá ? 
Bài tập thực hành: 
1. Thực hành bảo quản sản phẩm hải sản bằng nước đá 
2. Kiểm tra và xử lý nhiệt độ bảo quản khối cá. 
C. Ghi nhớ: 
- Bảo quản hải sản tốt sẽ làm tăng giá trị sản phẩm 
- Nhiệt độ bảo quản lạnh bằng nước đá đối với nguyên liệu hải sản tốt nhất từ 00 
đến 20C. 
- Nhiệt độ khối cá phải được duy trì trong suốt thời gian bảo quản 
 97 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 
- Vị trí: Mô đun Khai thác Hải sản là một mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền Trưởng tàu cá hạng tư 
được giảng dạy sau mô đun Luật liên quan đến tàu cá; Quản lý tàu; Chuẩn bị 
chuyến biển; Điều động tàu; Khai thác hàng hải và trước mô đun tiêu thụ sản 
phẩm, Mô đun Khai thác Hải sản cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của 
người học. 
- Tính chất: Mô đun Khai thác Hải sản đóng vai trò quan trọng trong chương 
trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền Trưởng tàu cá hạng tư; Phần lý 
thuyết được giảng dạy trên lớp, Phần thực hành học viên được thực hành tại 
xưởng và trên tàu đánh cá có công suất từ 400Cv trở lên. 
II. Mục tiêu: 
 Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: 
- Kiến thức: 
+ Biết khai thác hải đồ, phương tiện thông tin liên lạc, nhật ký khai thác để xác 
định vị trí, đặc điểm ngư trường, đặc điểm sinh học đối tượng đánh bắt. 
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy đo sâu dò cá 
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của lưới và máy móc trang thiết bị 
khai thác 
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật khai thác của các nghề đánh bắt hải sản 
chính tại Việt Nam 
+ Tính toán được độ mở đứng và ngang, tốc độ và độ sâu đánh bắt của lưới. 
+Liệt kê được các sự cố thường gặp đối với ngư cụ và biện pháp khắc phục 
+ Trình bày được nguyên tắc bảo quản lạnh nguyên liệu thủy và phương pháp 
bảo quản cá bằng nước đá. 
- Kỹ năng: 
+ Đọc hải đồ, số liệu nhật ký, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, quyết định 
ngư trường cho chuyến biển 
+ Thao tác điều chỉnh máy đo sâu dò cá xác định rõ thông tin về đàn cá, đặc 
điểm độ sâu, chất đáy ngư trường. 
+ Kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật khai thác cá 
+ Chủ động giải quyết sự cố, tai nạn về lưới 
+ Kiểm tra việc bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá. 
+ Về thái độ: Học viên được rèn luyện tính cẩn thận, trách nhiệm, chính xác, 
nhanh nhẹn và hợp tác. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
 98 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MH 
06-01 
Bài 1: Các nghề 
khai thác hải 
sản chính ở Việt 
Nam 
Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
12 4 8 
MĐ 
06-02 
Bài 2: Xác định 
ngư trường 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 8 
MĐ 
06-03 
Bài 3: Sử dụng 
máy đo sâu dò 
cá 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 8 
MĐ 
06-04 
Bài 4: Chuẩn bị 
Thả lưới 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 7 1 
MĐ 
06-05 
Bài 5: Thả lưới Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 8 
MĐ 
06-06 
Bài 6: Kiểm tra 
hoạt động của 
lưới 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
12 2 10 
MĐ 
06-07 
Bài 7: Xử lý sự 
cố về lưới 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
12 2 10 
MĐ 
06-08 
Bài 8: Thu lưới Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 7 1 
MĐ 
06-09 
Bài 9: Bảo quản 
sản phẩm hải 
sản bằng nước 
đá 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/tàu 
10 2 8 
Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Tổng cộng 100 20 74 2 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài 1. Các nghề khai thác hải sản chính ở Việt Nam 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clipcác nghề khai thác hải sản. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản . 
+ Dụng cụ, thiết bị: Lưới rê; lưới vây; lưới kéo; vàng câu cá ngừ đại dương. 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm 
 99 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 15 phút trước mỗi công việc. 
+ Vẽ và mô tả các bộ phận của lưới rê: 45 phút 
+ Vẽ và mô tả các bộ phận lưới vây: 45 phút 
+ Vẽ và mô tả các bộ phận lưới kéo: 45 phút 
+ Vẽ và mô tả các bộ phận vàng câu: 45 phút 
- Thời gian: 8giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
+ Vẽ và mô tả các bộ phận ngư cụ. 
4.2. Bài 2. Xác định ngư trường 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Tài liệu liên quan 
+ Dụng cụ, thiết bị: Hài đồ các loại; Máy thông tin liên lạc; Nhật ký khai thác. 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Thao tác hải đồ xác định tọa độ, độ sâu, chất đáy của 01 ngư trường: 1giờ. 
+ Trao đổi thông tin tìm hiểu ngư trường: 1giờ. 
+ Tìm hiểu thông tin ngư trường trong nhật ký khai thác: 1/2 giờ 
+ Lựa chọn 01 ngư trường cho nghề lưới kéo: 1/2 giờ. 
- Thời gian: 8giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
Chọn được ngư trường có đầy đủ những yếu tố cần thiết. 
4.3. Bài 3. Sử dụng máy đo sâu dò cá 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hài đồ các loại; Nhật ký khai 
thác; Hướng dẫn sử dụng máy đo sâu dò cá, sonar. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Máy đo sâu dò cá; Máy dò ngang sonar. 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Khởi động máy đo sâu và giải thích các nút chức năng điều khiển: 1 giờ 
+ Phân tích tín hiệu thể hiện trên máy đo sâu dò cá thông thường: 30 phút 
+ Phân tích tín hiệu đô sâu, đàn cá trên máy sonar: 1 giờ 
+ Sử dụng một số chức năng đặc biệt: Bottom Zoom; White line: 30 phút 
 100 
- Thời gian: 8giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên sử dụng được các nút chức năng trên máy, đọc hiểu các tín hiệu về độ 
sâu, chất đáy, đàn cá. 
4.4. Bài 4. Chuẩn bị Thả lưới 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Lưới và máy khai thác theo từng nghề 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Kiểm tra xếp đặt lưới và khởi động máy tời thu lưới rê: 45 phút 
+ Kiểm tra xếp đặt lưới và khởi động máy tời thu lưới vây: 45 phút 
+ Kiểm tra xếp đặt lưới và khởi động máy tời thu lưới kéo: 45 phút 
+ Kiểm tra xếp đặt và khởi động máy tời thu dây câu: 45 phút 
- Thời gian: 8giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
Báo cáo kiểm tra xếp đặt lưới; khởi động máy tời: tăng tốc, giảm tốc, phanh 
hãm, đảo chiều quay. 
4.5. Bài 5. Thả lưới 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Thiết bị đo gió, dòng chảy; Lưới và máy khai thác theo từng 
nghề 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm. 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Thực hành phán đoán hướng và tố độ gió: 30 phút 
+ Thực hành phán đoán hướng và tố độ dòng chảy: 30 phút 
+ Thao tác thả lưới rê: 30 phút 
+ Thao tác thả lưới vây: 30 phút 
+ Thao tác thả lưới kéo: 30 phút 
 101 
+ Thao tác thả vàng câu: 30 phút 
- Thời gian: 8 giờ/ ngày 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên sử dụng được máy khai thác, thao tác thả lưới đúng kỹ thuật, đảm bảo 
an toàn. 
4.6. Bài 6. Kiểm tra hoạt động của lưới 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Thiết bị đo gió, dòng chảy; Lưới và máy khai thác theo từng 
nghề 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm. Phân công học viên các nhóm vào vị trí của các thủy 
thủ trên tàu 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Đo tốc độ chuyển động của lưới rê: 30 phút 
+ Đo tốc độ chuyển động của dàn câu: 30 phút 
+ Xác định tốc độ chuyển động của lưới kéo: 30 phút 
+ Kiểm tra, nhận xét độ mở đứng và ngang của các loại lưới: 150 phút 
- Thời gian: 10giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên xác định được tốc độ chuyển động của tàu, tốc độ của ngư cụ. Kiểm 
tra, tính toán và nhận xét về độ mở đứng, mở ngang của ngư cụ. 
4.7. Bài 7. Xử lý sự cố về lưới 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Thiết bị đo gió, dòng chảy; Lưới và máy khai thác theo từng 
nghề 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm. 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện. 
+ Phát hiện sự cố về lưới: 1giờ 
+ Xử lý sự cố phần áo lưới: 1giờ 
 102 
+ Xử lý sự cố phần trang bị, phụ tùng: 1giờ 
- Thời gian: 10giờ/ ngày 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên Phát hiện sự cố về lưới. Kiểm tra và xử lý các sự cố về lưới. 
4.8. Bài 8. Thu lưới 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Lưới và máy khai thác theo từng nghề 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm. Phân công học viên các nhóm vào vị trí của các thủy 
thủ trên tàu 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Thao tác thu lưới rê: 30 phút 
+ Thao tác thu lưới vây: 30 phút 
+ Thao tác thu lưới kéo: 30 phút 
+ Thao tác thu vàng câu: 30 phút 
+ Phân loại và xử lý cá: 1giờ 
- Thời gian: 8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên sử dụng được máy khai thác, thao tác thu lưới đúng kỹ thuật, an toàn; 
phân loại và xử lý sản phẩm có kỹ thuật. 
4.9. Bài tập 9. Bảo quản sản phẩmhải sản bằng nước đá 
- Nguồn lực: 
+ Phòng học cho 30 – 35 học viên/ Tàu cá 400 cv. 
+ Máy vi tính; projector, phông; video clip phù hợp với nội dung bài học. 
+ Tài liệu: Giáo trình mô đun khai thác hải sản. Hướng dẫn sử dụng máy móc, 
thiết bị liên quan. 
+ Dụng cụ, thiết bị: Nhiệt kế; dung cụ bảo quản, cá, nước đá. 
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành 5 nhóm 
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp thực hiện: 1giờ. 
+ Thực hành bảo quản sản phẩm thủy sản bằng nước đá: 2 giờ 
+ Kiểm tra và xử lý nhiệt độ bảo quản khối cá: 1 giờ 
- Thời gian: 8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Kiểm tra trực kết quả thực hiện của học viên 
 103 
- Kết quả cần đạt được: 
 Học viên bảo quản sản phẩm thủy sản bằng nước đá đúng quy trình; sử dụng 
nhiệt kế đo nhiệt độ khối cá và đề ra biện pháp xử lý. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Các nghề khai thác hải sản chính ở Việt Nam 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Học viên vẽ và mô tả được khái quát về cấu tạo, 
đặc điểm kỹ thuật của các nghề: 
Lưới rê; Lưới vây; Lưới kéo; Câu cá ngừ đại 
dương 
Kiểm tra trực tiếp bài làm 
của học viên 
5.2. Bài 2: Xác định ngư trường 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thao tác hải đồ xác định được tọa độ, độ sâu, 
chất đáy của 01 ngư trường 
Kiểm tra kết quả trên hải đồ 
của học viên 
Trao đổi thông tin tìm hiểu ngư trường Nghe , kiểm tra xác định 
thông tin 
Xác định được thông tin cần thiết trong nhật ký Kiểm tra thông tin học viên 
đã lựa chọn 
Lựa chọn 01 ngư trường cho nghề lưới kéo Kiểm tra thông tin học viên 
đã lựa chọn 
5.3. Bài 3: Sử dụng máy đo sâu dò cá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Hoàn thành Khởi động máy đo sâu và giải thích 
các nút chức năng điều khiển trên máy 
So sánh giữa trình bày của 
học viên và tín hiệu hiển thị 
trên màn hình 
Phân tích tín hiệu thể hiện trên máy đo sâu dò cá 
thông thường 
 Kiểm tra tín hiệu trên màn 
hình 
Phân tích tín hiệu độ sâu, đàn cá trên máy sonar Kiểm tra tín hiệu trên màn 
hình 
Sử dụng được một số chức năng đặc biệt trên 
máy: Bottom Zoom; White line ? 
Kiểm tra tín hiệu trên màn 
hình đặc biệt 
5.4. Bài 4: Chuẩn bị Thả lưới 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Báo cáo Kiểm tra xếp đặt lưới và hoàn thành khởi 
động máy tời thu lưới rê 
Lưới thứ tự, gọn gàng; máy 
tời hoạt động 
Báo cáo Kiểm tra xếp đặt lưới và hoàn thành khởi 
động máy tời thu lưới vây 
Lưới thứ tự, gọn gàng; máy 
tời hoạt động 
 104 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Báo cáo Kiểm tra xếp đặt lưới và hoàn thành khởi 
động máy tời thu lưới kéo 
Lưới thứ tự, gọn gàng; máy 
tời hoạt động 
Báo cáo Kiểm tra xếp đặt dây câu và hoàn thành 
khởi động máy tời thu dây 
Dây câu thứ tự, gọn gàng; 
máy tời hoạt động 
5.5. Bài 5: Thả lưới 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Báo cáo phán đoán hướng và tốc độ gió. Kiểm tra kết quả trên máy 
Báo cáo phán đoán hướng và tốc độ dòng chảy. Kiểm tra kết quả trên máy 
Hoàn thành thao tác thả lưới rê Quan sát thực tế 
Hoàn thành thao tác thả lưới vây Quan sát thực tế 
Hoàn thành thao tác thả lưới kéo Quan sát thực tế 
Hoàn thành thao tác thả vàng câu Quan sát thực tế 
5.6. Bài 6: Kiểm tra hoạt động của lưới 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Hoàn thành đo tốc độ chuyển động của lưới rê Kiểm tra kết quả trên máy 
Hoàn thành đo tốc độ chuyển động của dàn câu Kiểm tra kết quả trên máy 
Hoàn thành đo tốc độ chuyển động của lưới kéo Kiểm tra kết quả trên máy 
Báo cáo kiểm tra, nhận xét độ mở đứng và ngang 
của ít nhất 01loại lưới. 
Kiểm tra phương pháp 
tính toán và kết quả 
5.7. Bài 7: Xử lý sự cố về lưới 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Báo cáo phát hiện sự cố về lưới Quan sát thực tế 
Hoàn thành xử lý sự cố phần áo lưới Quan sát các thao tác 
Hoàn thành xử lý sự cố phần trang bị, phụ tùng Quan sát các thao tác 
5.8. Bài 8: Thu lưới 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Hoàn thành vận hành máy tời thu lưới rê Quan sát các thao tác 
Hoàn thành vận hành máy tời thu lưới kéo Quan sát các thao tác 
Hoàn thành vận hành máy thu dây câu Quan sát các thao tác 
Hoàn thành phân loại và xử lý cá. Kiểm tra kết quả xử lý cá 
5.9. Bài 9: Bảo quản sản phẩm hải sản bằng nước đá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Hoàn thành thực hành bảo quản sản phẩm bằng 
nước đá 
Quan sát các thao tác 
 105 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý nhiệt độ bảo quản 
khối cá. 
Kiểm tra kết quả xử lý 
VI. Tài liệu tham khảo 
Ngồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996, NXB Nông nghiệp. 
Nguyễn Văn Động, 2004, Nghề lưới kéo, NXB Nông nghiệp. 
Thái Văn Ngạn, 2004, Nghề lưới vây, NXB Nông nghiệp. 
Hoàng Hoa Hồng, 2004, Nghề lưới rê, NXB Nông nghiệp. 
Nguyễn Tiến Phức, 2004, Máy điện Hàng hải, Trường ĐH Thủy sản. 
www.khafa.org.vn , Hội nghề cá khánh hòa 
 106 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy 
sản 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
- Ông Nguyễn Văn Tâm, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản 
 - Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản 
Miền Bắc 
- Ông Hàn Nam Bộ, Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản nước ngọt 
Thành phố Hồ Chí Minh./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB 
 ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Phạm Văn Khoát, Quyền hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Thủy sản Miền Bắc 
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
- Ông Trần Văn Tám, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
 - Ông Đỗ Văn Nhuận, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền 
Bắc 
- Ông Trương Ngọc Thạch, Trưởng phòng Công ty trách nhiệm hữu hạn 
MTV khai thác và dịch vụ Biển Đông./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khai_thac_hai_san_ma_so_md_06_nghe_thuyen_truong.pdf
Ebook liên quan