Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi - Mã số MĐ 01: Sản xuất thức ăn hộn hợp chăn nuôi

Tóm tắt Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi - Mã số MĐ 01: Sản xuất thức ăn hộn hợp chăn nuôi: ...nh bằng % trong chất khô (CK) của thức ăn. ME (Mcal/kg CK) = 0,82 DE (2) DE (Mcal/kg CK) được xác định theo công thức (1). NE của thức ăn loài nhai lại được xác định theo năng lượng thuần cho duy trì (NEm), năng lượng thuần cho tăng trọng (NEg), năng lượng thuần cho tiết sữa (NEl). N...ây mỏi cơ, liệt, tim đạp nhanh, dễ kích thích. Cùng Na+, Cl- đoóngvai trò quan trọng tạo áp suất thẩm thấu giữ nuớc cho cơ thể và điều hoà cân bằng axit base. Ngoài ra, Cl - cần thiết cho việc tạo HCl dịch vị. - Chất khoáng tham gia hệ thống đệm. Trong hệ thống đệm của cơ thể, hai hệ thố...nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho mang thai + nhu cầu cho nuôi con Nhu cầu vitamin cho bò sữa = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu tiết sữa + Nhu cầu nuôi thai + Nhu cầu để phục hồi sức khỏe hoặc phát triển cơ thể. Trong điều kiện bình thường các thức ăn tự nhiên có thể đáp ứng đủ nhu ...

pdf101 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi - Mã số MĐ 01: Sản xuất thức ăn hộn hợp chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư loại gigecoccin, furazolidon, 
amprolium Cầu có nhiều chủng, cần phối hợp thuốc hoặc thay đổi thuốc 
chống sự kháng thuốc. Cầu trùng làm giảm tiêu hoá, hấp thu thức ăn, một số cầu 
trùng ảnh hưởng đến hấp thu methyonin ở ruột non, hoặc một số cầu trùng ảnh 
hưởng đến hấp thu phốt pho. 
 + Antihelmin: Thuốc chống giun sán, hạn chế và diệt ấu trùng, giun sán 
trưởng thành. Gà bị giun sán tiêu hoá kém. Giảm trọng lượng và đẻ kém. 
 + Antifugal là các chất chống nấm mốc bao gồm các axit axetic. Sodium 
benzoat, sodium propionat và sunphát Cu: Có tác dụng chống sự phát triển của 
nấm mốc (fungi, mycosis) làm giảm tác hại của mycotoxicosis . Khi sát trùng 
nên phun hỗn hợp các hoá chất trên để có thể phòng nhiều loại nấm mốc cùng 
một lúc. 
 88 
+ Antioxydan: Chất chống oxy hoá thành phần dinh dưỡng của thức ăn 
nhất là lipit và các loại vitamin dễ hoà tan trong dầu: A, D, K, E trong điều kiện 
nóng ẩm. 
- Một số chất antioxydan thường dùng: 
+ Butylate hydrolotuen - BHT 
+ Dephenylpara phenylone diamine - DPPD 
+ Butylate hydrotoluen anisole - BHA 
+ Ethoxyquine (lượng bổ sung rất ít 0,01 -0,02%) 
+ Các enzyme: bổ sung men vào thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá kể cả chất 
xơ. Các loại men tốt là amilaza cho tiêu hoá tinh bột, torula cho thuỷ phân 
cellulose, proteaza cho thuỷ phân protein đều được chiết xuất từ men sinh 
khối vi sinh vật. 
+ Chất tạo màu pigmentaion làm cho da, thịt, lòng đỏ trứng có màu hấp 
dẫn. Trong thực vật chất này là carotenoid (beta – apo – 8’ carotenoide) có nhiều 
trong rau, bí đỏ, cà rốt, ngô (22mg caroten/kg), bèo dâu (220mg/kg). Hợp chất 
hoá học màu vàng xythophyl cũng như caroten làm tăng độ vàng và bóng của da, 
lòng đỏ trứng. 
2. Lựa chọn nguyên liệu bổ sung 
- Trước khi thực hiện lựa chọn nguyên liệu bổ sung cần căn cứ vào các 
yếu tố sau đây để lựa chọn loại thức ăn bổ sung: 
+ Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu là thức ăn bổ sung 
+ Căn cứ vào loại vật nuôi, lứa tuổi, giai đoạn sinh trưởng phát triển 
+ Căn cứ vào thành phần nguyên liệu trong hỗn hợp thức ăn của vật nuôi 
- Lựa chọn thức ăn bổ sung vào hỗn hợp: 
+ Thông thường khẩu phần ăn của lợn và gia cầm người ta thường bổ sung 
thêm premix khoáng, premix vitamin, axit amin công nghiệp, kháng sinh. 
+ Khẩu phần thức ăn của bò thường bổ sung thêm ure, rỉ mật nhất là đối 
với khẩu phần chất xơ cao. 
3. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn bổ sung 
 Đối với các loại thức ăn bổ xung thông thường trong khẩu phần thường ấn 
định sẵn tỷ lệ sử dụng: 
 - Ure sử dụng bổ sung vào thức ăn xanh 30g/kg thể trọng mỗi ngày 
(lượng nitơ ure không vượt quá 1/3 tổng số nitơ khẩu phẩn), chú ý không bổ 
sung cho bê nghé dưới 6 tháng tuổi. 
 - Các loại muối khoáng như: Tripolyphotphat natri (25% P, 34% Na), 
disodium photphat (10% P, 13% Na), Photphat monocanxi (22 – 24% P, 16 – 
18% Ca), photphat dicanxi (15 – 19% P và 25 – 35% Ca) 
 89 
 - Khoáng đa lượng nhóm chất khoáng này được bổ sung vào khẩu phần 
nhiều hơn khoáng vi lượng như: bột đá vôi, bột vỏ sò, dạng hợp chất CaCO3 bổ 
sung dưới 1% đối với gà thịt và trên 5 – 6% đối với gà đẻ, CaHPO4 bổ sung vào 
khẩu phần khoảng trên dưới 2% đối với các loại gà, bột xương bổ sung trên dưới 
2% vào khẩu phần của gà, NaCl thường bổ sung 0,2 – 0,3% vào khẩu phần của 
gà. 
 - Khoáng vi lượng (premix vi khoáng) như Fe, Zn, Co, Mn, Se, I những 
nguyên tố này bổ sung vào khẩu phần gia cầm dạng muối sulfat như: 
FeSO4.5H2O, ZnSO4.6H2O, CoSO4.7H2O, CuCO3, CoCO3, KI, CuSO4.5H2O, 
MnSO4.4H2O hiện nay ở việt nam thường phối hợp với premix vitamin bổ sung 
vào khẩu phần gia cầm với tỷ lệ 0,25 – 0,5% thậm chí đến 1% (premix khoáng + 
vitamin). 
 - Các loại thức ăn bổ sung như premix khoáng – vitamin, axit amin thì 
tuỳ theo cơ sở sản xuất có thể bổ sung với tỷ lệ: 0,05%; 0,1%; 0,25%; 0,5%; 
1,0% 
 - Bổ sung axit amin cho gia cầm lizin và methionin bổ sung vào hỗn hợp 
thức ăn gia cầm và lợn nghèo protein lợn 0,2 – 0,3%, gia cầm 0,10 – 0,15% lizin 
và 0,05 – 0,07 methionin. 
 - Kháng sinh như: Oxytetracyclin, Tetracyclin, Penicillin, Auromicin, 
Bacitraxin, Erythromicin, Neomicin 
 + Lợn nhỏ 20 -50g/tấn thức ăn 
 + Bê 20 g/tấn thức ăn 
 + Gà con 10 g/tấn thức ăn 
 - Thuốc chống oxy hoá: 
 + BHA (butyl hydroxy anisol –C11H16O2) BHT (butyl hydroxy toluen –
C15H24O) chống oxy há dầu mỡ trộn với tỷ lệ 20g/100kg dầu mỡ. 
 + Ethoxiquin chống oxy hoá cỏ và bột cỏ liều 125 – 150 mg/kg thức ăn. 
 - Chất nhũ hoá: Monoglyxerit liều dùng cho bê, lợn con là 2g/100g chất 
béo. 
 Ví dụ: Xây dựng hỗn hợp thức ăn cho lợn nái mang thai có nhu cầu 
protein thô trong khẩu phần với tỷ lệ là 14%. 
 - Xác định các loại nguyên liệu trong hỗn hợp: 
 - Cám gạo loại 1: tỷ lệ protein thô : 12,9% 
 - Bột ngô: tỷ lệ protein thô : 10,1% 
 - Khô dầu lạc: tỷ lệ protein thô : 45,5% 
 - Bột cá loại 1: tỷ lệ protein thô : 53,6% 
 - Định ra nhóm thức ăn: 
* Nhóm thức ăn cơ bản: 
 90 
 + Cám gạo: 55% 
 + Bột ngô: 45% 
* Nhóm thức ăn bổ sung: 
+ Bột cá : 50% 
+ Khô dầu lạc: 50% 
 Tính tỷ lệ đạm có trong mỗi nhóm thức ăn: 
* Nhóm cơ bản: 
+ Cám gạo: 55 x 12,9% = 7,095 
+ Bột ngô: 45 x 10,1% = 4,545 
Cộng: 11,64 
* Nhóm thức ăn: 
+ Khô dầu: 50 x 45,5% = 22,75 
+ Bột cá: 50 x 53,6 = 26,80 
Cộng: 49,55 
* Tính toán theo phương pháp hình vuông: 
Gọi 37,91 phần là 100% 
Thì 35,55 phần thức ăn cơ bản là x % 
x = ( 35,55 x 100 ) : 37,91 = 93,77%. 
Phần thức ăn bổ sung sẽ là: 100% - 93,77% = 6,23% 
Nhóm thức ăn cơ bản là 93,77%. Trong đó: 
 - Cám gạo: ( 93,77 x 55 ) : 100 = 51,57% 
 - Bột ngô: ( 93,77 x 45 ) : 100 = 42,2% 
 Nhóm thức ăn bổ sung là 6,23%. Trong đó 50% là bột cá và 50% là khô 
dầu. Mỗi loại là 6,23% : 2 = 3,12% 
 Như vậy ta có công thức thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ nguyên liệu như sau: 
14 
35,55 
2,36 
37,91 
Nhóm thức ăn 
cơ bản 11,64% 
Nhóm thức ăn bổ 
sung 49,55% 
 91 
- Cám gạo: 51,57% 
- Bột ngô: 42,2% 
- Khô dầu: 3,12% 
- Bột cá: 3,12% 
4. Kiểm tra và điều chỉnh 
 - Dựa vào tình hình chăn nuôi thực tế để điều chỉnh các thức ăn bổ sung 
 - Kiểm tra lại thành phần dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn trên cơ sở đó 
điều chỉnh bổ sung (bổ sung khoáng và vitamin). 
 - Đối với kháng sinh được định lượng liều lượng nhất định đối với từng 
loại vật nuôi. 
 - Theo ví dụ trên ta có thể thấy khẩu phần nghèo protein vì vậy ta cần điều 
chỉnh lại khẩu phần: 
Điều chỉnh và cân đối: Sau khi điều chỉnh và cân đối lại giá trị dinh dưỡng, 
ta có công thức thức ăn hỗn hợp như sau: 
- Cám gạo loại 1: 51% 
- Bột ngô: 40% 
- Khô dầu lạc: 3,12% 
- Bột cá : 3,12% 
- Bột sò: 2,5% 
- Thyroxin-3: 0,24% 
- Lyzin: 0,04%. 
5. Lên công thức phối trộn 
 Sau khi tiến hành kiểm tra được khẩu phần chúng ta lên công thức thức ăn cụ thể 
cho từng loại thức ăn cho gia súc, gia cầm (Xác định được tỷ lệ các loại thức ăn trong 
khẩu phần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi). 
6. Thực hành 
6.1. Điều kiện thực hiện công việc 
- Địa điểm thực hành: Tại phòng học 
 - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, 
bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng 
dính giấy. 
6.2. Các bƣớc thực hiện công việc 
- Xác định nhu dinh dưỡng của vật nuôi 
- Lựa chọn nguyên liệu và xác định thành phần hoá học của nguyên liệu 
đó 
 92 
- Tiến hành xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp 
- Kiểm tra điều chỉnh theo nhu cầu 
- Lên công thức phối trộn 
6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 
 - Hiện tượng: Thành phần các chất dinh dưỡng trong công thức thức ăn 
vừa xây dựng chênh lệch quá nhiều so với tiêu chuẩn 
 - Nguyên nhân: Định tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong mỗi nhóm chưa thích 
hợp 
 - Cách phòng ngừa: Phân loại thức ăn trước khi phân nhóm, tính toán 
chính xác, tham khảo một số công thức thức ăn trong thực tế 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập 1: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc giầu đạm lợn lợn thịt từ 
15kg đến giết thịt. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 42%, năng lượng trao đổi là 2500 
kcal/kg, lizin là 2,9%, methionin là 0,7%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều 
kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin công nghịêp. 
Bài tập 2: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc giầu đạm lợn lợn thịt từ 
15kg đến 100kg. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 40%, năng lượng trao đổi là 2778 
kcal/kg, mỡ 2,0%, Ca 3,4 -3,8%, P 1,5%, lizin là 2,5%, muối ăn là 1,2 – 1,7%. 
Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin 
công nghịêp, muối ăn, bột vỏ sò. 
Bài tập 3: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc lợn lợn thịt siêu nạc từ 
15kg đến giết thịt. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 37%, năng lượng trao đổi là 2500 
kcal/kg, lizin là 2,6%, methionin là 0,6%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều 
kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin công nghịêp. 
Bài tập 4: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc giầu đạm lợn thịt từ 10kg 
đến 100kg. Yêu cầu tỷ lệ protein thô là 41%, năng lượng trao đổi là 2800 
kcal/kg, mỡ 2,0%, Ca 3,5 -3,8%, P 1,52%, lizin là 2,52%, muối ăn là 1,2 – 1,7%, 
chlortetrecycline 150mg/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử 
dụng có bổ sung axit amin công nghịêp, muối ăn, bột vỏ sò. 
Bài tập 5: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc gà thịt. Yêu cầu tỷ lệ 
protein thô là 41%, năng lượng trao đổi là 2200 kcal/kg, mỡ 1,4%, Ca 2,5 - 3,0%, 
P 1,4%, lizin là 3,0%, methionin + cystin là 1,5%, muối ăn là 1,0 – 1,38%. 
Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin 
công nghịêp, muối ăn, bột vỏ sò. 
Bài tập 6: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc gà đẻ trứng. Yêu cầu tỷ lệ 
protein thô là 34,5%, năng lượng trao đổi là 2200 kcal/kg, mỡ 5%, Ca 11%, P 
1,4%, lizin là 2,5%, methionin + cystin là 1,4%, muối ăn là 1,0 – 1,2%. Nguyên 
liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở và sử dụng có bổ sung axit amin công 
nghịêp, muối ăn, bột vỏ sò. 
 93 
. 
C. Ghi nhớ: 
 - Xác định nhu cầu cung cấp thức ăn bổ sung cho các loại vật nuôi 
- Cách lựa chọn nguyên liệu phối trộn thức ăn 
 - Phương pháp lập hỗn hợp thức ăn bổ sung cho vật nuôi 
- Tính toán nhu cầu cung cấp thức ăn bổ sung cho các loại vật nuôi 
- Lựa chọn được nguyên liệu phối trộn hỗn hợp thức ăn 
- Thực hiện xây dựng công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi 
- Địa chỉ 2-3 nhà cung cấp nguồn thức ăn bổ sung cho vật nuôi ở Việt 
Nam 
 94 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Là đơn vị học tập mà học viên được học đầu tiên trong chương trình đào 
tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp. 
- Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và 
thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp học viên nghề có năng lực 
thực hành xác định tiêu chuẩn dinh dưỡng cho vật nuôi. 
II. Mục tiêu: 
Học xong mô đun này học viên có khả năng: 
1. Kiến thức: 
- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. 
- Xác định nhu cầu đạm, năng lượng, khoáng, vitamin và thức ăn bổ sung 
cho vật nuôi. 
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện xác định được tiêu chuẩn như cầu dinh dưỡng cho bò, lợn và gia 
cầm. 
- Thực hiện tính toán và xác định nhu cầu đạm, năng lượng, khoáng, 
vitamin và thức ăn bổ sung cho vật nuôi. 
3. Thái độ: 
- Làm việc nghiêm túc, sáng tạo và tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu. 
- Cẩn thận, chu đáo tỷ mỷ khi thực hiện công việc xác định nhu cầu dinh 
dưỡng của vật nuôi. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài 
Tên bài/chƣơng 
mục 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 01-01 
Xác định nhu cầu 
đạm 
Tích 
hợp 
Phòng học 
thực hành 
16 4 12 
MĐ 01-02 
Xác định nhu cầu 
năng lượng 
Tích 
hợp 
Phòng học 
thực hành 
16 4 12 
MĐ 01-03 
Xác định nhu cầu 
khoáng chất 
Tích 
hợp 
Phòng học 
thực hành 
16 4 10 2 
MĐ 01-04 
Xác định nhu cầu 
vitamin 
Tích 
hợp 
Phòng học 
thực hành 
12 4 8 
 95 
MĐ 01-05 
Xác định nhu cầu 
thức ăn bổ sung 
Tích 
hợp 
Phòng học 
thực hành 
12 4 6 2 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 Cộng 76 20 52 4 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
1. Nguyên vật liệu: 
- Địa điểm thực hành: Tại phòng học 
- Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, 
bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng 
dính giấy. 
2. Cách thức tổ chức 
- Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) 
- Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc 
- Học viên thực hiện làm bài tập 
- Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả 
- Rút ra bài học kinh nghiệm 
3. Thời gian: 
- Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 
4. Số lƣợng 
- Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo bài đề ra 
5. Tiêu chuẩn sản phẩm 
- Đúng trình tự quy định 
- Kết quả đảm bảo chính xác 
- Thời gian thực hiện đúng quy định 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Xác định nhu cầu đạm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Khái niệm, phân loại và vai trò chất đạm. 
- Phương pháp nhu cầu cung cấp đạm cho 
vật nuôi, đặc điểm các loại thức ăn đạm 
- Phương pháp xây dựng công thức phối 
trộn hỗn hợp thức ăn đạm cho vật nuôi. 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
 96 
- Cách kiểm tra, điều chỉnh hỗn hợp và lên 
công thức phối trộn. 
- Thực hiện xây dựng công thức hỗn hợp 
cho vật nuôi 
- Thực hiện kiểm tra, điều chỉnh nguyên liệu 
- Thực hiện lên công thức phối trộn. 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi. 
- Mức độ thành thạo, chính xác trong công 
việc 
Theo dõi quá thực hiện công 
việc 
5.2. Bài 2: Xác định nhu cầu năng lƣợng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Khái niệm, phân loại, vai trò thức ăn năng 
lượng, chuyển hoá carbon thức ăn 
- Phương pháp xây dựng hỗn hợp thức ăn 
cho vật nuôi. 
- Cách kiểm tra, điều chỉnh hỗn hợp và lên 
công thức phối trộn. 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
- Thực hiện xây dựng hỗn hợp thức ăn cho 
vật nuôi 
- Thực hiện kiểm tra, điều chỉnh nguyên liệu 
- Thực hiện lên công thức phối trộn. 
Kiểm tra thông qua kết quả làm 
bài tập 
- Mức độ thành thạo, chính xác trong công 
việc 
Theo dõi quá thực hiện công việc 
5.3. Bài 3: Xác định nhu cầu khoáng chất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Khái niệm và vai trò các chất khoáng 
- Phương pháp xác định nhu cầu khoáng, 
đặc điểm các loại thức ăn khoáng 
- Phương pháp xây dựng hỗn hợp thức ăn cho vật 
nuôi 
- Cách kiểm tra, điều chỉnh hỗn hợp và lên 
công thức phối trộn. 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
 97 
- Thực hiện xây dựng hỗn hợp thức ăn cho vật nuôi 
- Thực hiện kiểm tra, điều chỉnh nguyên liệu 
- Thực hiện lên công thức phối trộn. 
Kiểm tra thông qua kết quả làm 
bài tập 
- Mức độ thành thạo, chính xác trong công 
việc 
Theo dõi quá thực hiện công việc 
5.4. Bài 4: Xác định nhu cầu vitamin 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Khái niệm và phân loạ vitamin 
- Phương pháp xác định nhu cầu 
vitamin, đặc điểm các loại thức ăn 
vitamin 
- Phương pháp xây dựng công thức hỗn 
hợp thức ăn 
- Cách kiểm tra, điều chỉnh hỗn hợp và 
lên công thức hỗn hợp thức ăn 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
- Thực hiện xây dựng hỗn hợp thức ăn cho vật 
nuôi 
- Thực hiện kiểm tra, điều chỉnh nguyên 
liệu 
- Thực hiện lên công thức phối trộn. 
Kiểm tra thông qua kết quả làm 
bài tập 
- Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc 
Theo dõi quá thực hiện công việc 
5.5. Bài 5. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Phương pháp xác định nhu cầu thức ăn bổ 
sung cho vật nuôi, đặc điểm các loại thức 
ăn bổ sung 
- Phương pháp xây dựng công thức thức ăn 
hỗn hợp có sử dụng thức ăn bổ sung 
- Cách kiểm tra,điều chỉnh hỗn hợp và lên 
công thức hỗn hợp thức ăn cho vật nuôi có 
thức ăn bổ sung. 
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 
 98 
- Thực hiện xây dựng hỗn hợp thức ăn cho vật nuôi 
- Thực hiện kiểm tra, điều chỉnh nguyên liệu 
- Thực hiện lên công thức phối trộn. 
Kiểm tra thông qua kết quả làm 
bài tập 
- Mức độ thành thạo, chính xác trong công 
việc 
Theo dõi quá thực hiện công việc 
VI. Tài liệu tham khảo 
1- GS Vũ Huy Giảng, Nguyễn Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997). Giáo 
trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc. NXB Nông Nghiệp – Hà Nội 
2- Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2005). Giáo trình 
chăn nuôi trâu bò. NXB nông nghiệp – Hà Nội. 
3- Hội chăn nuôi Việt Nam (2001). Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm 
tập1,2,3. NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 
4- Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, 
Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn (2008). Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB 
Nông nghiệp – Hà Nội. 
5- Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005). Chăn nuôi bò sinh sản. NXB 
Nông nghiệp – Hà Nội. 
6- Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004). Giáo trình chăn nuôi trâu 
bò (Cao học). NXB nông nghiệp – Hà Nội. 
7- Võ Trọng Hốt và cộng sự (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn. Trường 
Đại Học Nông Nghiệp I. 
8- Nguyễn Quang Linh (2005). Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn. NXB Nông Nghiệp, 
Hà Nội 
9- Vũ Đình Tôn (2009) Giáo trình chăn nuôi lợn . NXB Nông Nghiệp, Hà 
Nội 
10- Nguyễn Hiền (1979). Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 
11- GS Vũ Huy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc 
(dung cho cao học). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 
12- PTS. Nguyễn Duy Hoan; PGS.PTS. Bùi Đức Lũng; PTS. Nguyễn 
Thanh Sơn; PTS. Đoàn Thanh Trúc (1999). Giáo trình chăn nuôi gia cầm (dùng 
cho cao học). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 
13- Hội chăn nuôi Việt Nam (1999). Chuyên san chăn nuôi gia cầm 
14- Tham khảo tư liệu trên mạng Internet theo các Website sau: 
 -  
 99 
 -  
 -  
 -  
 -  
 100 
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Lâm Trần Khanh - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Công Hùng, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Nguyễn Danh Phương, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Vũ Xuân Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Xí nghiệp Gà Lương 
Mỹ 
 - Ông Hà Văn Biên, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Đoàn Văn Soạn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
Lâm 
2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Bà Đặng Thị Hồng Quyên - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Võ Văn Ngầu - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Ông Lê Hồng Sơn - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 
 101 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB- , ngày tháng 
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Phạm Thanh Hải Chủ nhiệm 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 
3. Ông Lâm Trần Khanh Thư ký 
4. Ông Nguyễn Danh Phương Uỷ viên 
5. Ông Lê Công Hùng Uỷ viên 
6. Ông Hà Văn Biên Uỷ viên 
7. Ông Vũ Xuân Hương Uỷ viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB- , ngày tháng năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Đoàn Văn Soạn Chủ tịch 
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 
3. Ông Lê Hồng Sơn Uỷ viên 
4. Bà Đặng Hồng Quyên Uỷ viên 
5. Ông Võ Văn Ngầu Uỷ viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_xac_dinh_nhu_cau_dinh_duong_vat_nuoi_ma_so.pdf