Giáo trình Mô phôi răng dành cho sinh viên răng hàm mặt
Tóm tắt Giáo trình Mô phôi răng dành cho sinh viên răng hàm mặt: ... bào tương hình thành những hốc, bao biểu răng trưởng thành ở dây chằng nha chu.mô bị đứt quãng, những khối tế bào biểu mô còn bám vào ngà răng phân rã. Người ta thường thấy trên Ở một số nơi không có sự thoái triển của bao Hertwig, những vùng này không được ximăng hoá, làm lộ ngà răng, thườ...: - Khởi đầu là sự ngừng tiến triển của bao biểu mô Hertwig von Brunn. - Tiếp đến là sự biệt hoá các nguyên bào sợi của bao răng thành nguyên bào ximăng. Những nguyên bào ximăng tổng hợp và chế tiết những tiền chất hữu cơ tạo thành chất căn bản của lớp ximăng. Chất căn bản ngoại bào hay... -Những tế bào lympho, bạch cầu hạt (xem bài cơ quan tạo máu-miễn dịch). -Chu bào: thực sự đây không phải là tế bào của mô liên kết. Tuy nhiên 1 số tác giả xếp nó trong thành phần tế bào của mô liên kết tuỷ răng, còn gọi là tế bào Rouget, là những tế bào có khả năng co rút, bao quanh các mao...
t bởi đầu thần kinh tận cùng của nha chu - điều này làm hàm có thể tự điều hoà được lực nhai . 5.4. Góp phần của nha chu vào sự mọc răng: 82 Mọc răng là một quá trình bao gồm toàn bộ những sự kiện hướng răng mọc theo trục chân răng . -Pha tiền mọc răng gồm quá trình di chuyển mầm răng đến cung nướu, sự di chuyển này được dánh giá bằng các diễn biến: *Quá trình sinh ngà, khi mầm răng cùng với sự tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới, hình thành cung răng. *Quá trình cấu trúc chân răng được hướng dẫn bởi mầm răng đến biểu mô miệng. -Pha mọc răng tích cực liên quan đến sự chọc thủng của răng vào xoang miệng . -Pha thụ động duy trì sự lấp đầy khoảng hở giữa các răng và mặt phẳng dọc đứng . Toàn bộ cơ chế mọc răng được xem là quá trình tái cấu trúc tế bào, mô và mạch.Quá trình mọc răng được thực hiện một phần do lực kéo, một phần do lực ép. Nhịp độ mọc răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố : +Dự gia tăng cấu trúc mô chân răng và vùng quanh răng . +Áp lực máu . +Áp lực của dịch mô quanh răng . +Vai trò của các sợi nha chu . +Khoảng trống ở trên . +Sức cản cơ học . Người ta cho rằng lực kéo của sợi collagene của dây chằng nha chu là quan trọng, trong quá trình mọc răng, chiều dài của sợi collagene răng nướu giảm 10%. 83 NƯỚU Nướu là phần niêm mạc miệng bao phủ xương ổ răng và bọc quanh cổ răng. * CẤU TRÚC ĐẠI THỂ Nướu có màu hồng ,thường đậm màu hơn biểu mô miệng , màu sắc này khác nhau ở từng người , ở từng vùng của nướu do sự phân bố các sắc tố khác nhau , ở độ dày của lớp biểu mô và mức độ sừng hóa của biểu mô, sự phân bố mao mạch ở lớp biểu mô liên kết ở bên dưới. Bề mặt nướu lồi lên thành những hạt như da cam, lấm tấm da cam đặc trưng của nướu bình thường . Tùy vào vị trí và chức năng của nướu, người ta chia : nướu dính, nướu tự do hay nướu viền (bờ) và nướu nhú. + NƯỚU DÍNH: Nướu dính bao quanh vùng chân răng, dính với xương vỏ ngoài của xương ổ răng. Nướu dính được phân biệt với niêm mạc miệng bởi đường niêm mạc nướu, khác với nướu dính, niêm mạc miệng tách rời với cấu trúc bên dưới. Tuy nhiên ở khẩu cái vì niêm mạc miệng dính liền với xương ở phía trên, nên không có giải phẫu giữa nướu dính và niêm mạc miệng ở mặt trong hàm trên. + NƯỚU BỜ (VIỀN) HAY NƯỚU TỰ DO: Nướu bờ hay nướu tự do được phân cách với răng bằng khe răng nướu hay khe nướu, sâu chừng 1-1,5mm, ở đáy khe, sự liên kết của nướu và răng được thực hiện bởi biểu mô bám dính. Bờ cổ của nướu tự do có tên là bờ viền chạy quanh cổ răng. + NƯỚU NHÚ: Nướu nhú là phần nướu ở giữa 2 răng, ở phần này nhú có hình tháp đỉnh nhọn ở các răng phía trước, ở những răng phía sau đỉnh tháp lõm, sườn nướu nhú về mặt khẩu cái thường ngắn hơn phía trước. * CẤU TẠO MÔ HỌC Nướu được cấu tạo bởi biểu mô liên kết sợi, phủ bên ngoài là biểu mô lát tầng kiểu Malpighy. Biểu mô và mô liên kết ngăn cách nhau bởi một màng đáy đảm bảo sự kết nối và trao đổi phân tử giữa 2 loại mô này. + MÀNG ĐÁY: Màng đáy tạo bởi protein dạng sợi (collagene type IV, fibronectine, laminine) vùi trong chất căn bản đa đường . Dưới kính hiển vi điện tử, màng đáy gồm 1 bản sáng nằm sát lớp biểu mô và bản đặc nằm tiếp liền với mô liên kết. Bản sáng có những sợi mảnh tỏa ra theo hình quạt chạy đến gắn với chất căn bản liên kết, mặt khác 84 những sợi neo xuất phát từ chất căn bản liên kết chạy đến gắn với bản đặc. Bản sáng gắn với biểu mô nhờ các tơ trương lực đi từ thể bán liên kết. Màng đáy chạy theo đường lượn sóng, tạo nhú chân bì ở mô liên kết và mào biểu mô ở biểu mô. Đường này phẳng ở phần rãnh biểu mô kết dính, ở phần này không có nhú chân bì. Tất cả những thương tổn bệnh lý tại chỗ (bệnh lý nướu, bệnh lý nha chu ) hoặc toàn thân (các bệnh về máu, tiểu đường ) đều có thể làm thay đổi cấu trúc màng đáy và cấu trúc đường lượn sóng của màng đáy, làm đường này không còn lượn sóng đều đặn. + BIỂU BÌ NƯỚU: Biểu bì nướu là 1 biểu mô lát tầng kiểu Malpighy, luôn luôn được đổi mới. Từ màng đáy trở lên có: -Lớp mầm: gồm một hàng hình khối vuông hay trụ, có nhiều hình ảnh gián phân tạo nên những tế bào lớp trên. Sự đổi mới tế bào biểu mô ở nướu cao hơn ở niêm mạc miệng, tùy theo từng vùng của nướu và tốc độ đổi mới của nướu có thể khác nhau: Từ 4-9 ngày ở khe nướu và nướu tự do. Từ 8-15 ngày ở nướu dính. Càng già thì tốc độ đổi mới càng chậm. Trong lớp mầm còn có những tế bào khác: tế bào langerhans, tế bào Merkel, hắc tố bào, số lượng các tế bào này thay đổi tùy theo chủng tộc,do đó màu sắc của nướu có thể là sáng, xanh hoặc nâu. -Lớp gai: nằm trên lớp mầm, gồm nhiều tế bào hình đa diện, những lớp phía trên dẹp dần so với lớp tế bào mầm. Những tế bào lớp gai có đặc tính: Thể tích tế bào lớn hơn . Lượng ty thể giảm. Nhiều vi sợi. Thể liên kết nhiều hơn. Khoảng gian bào rộng hơn. Bào tương dần dần tích lũy các hạt đậm đặc với dòng điện tử. Những tế bào trên cùng của lớp gai thay đổi tùy theo quá trình sừng hóa hay không. Sự sừng hóa là một quá trình sinh lý sinh hóa thay đổi cấu tạo bào tương của lớp biểu mô trên cùng. Hiện tượng này xét về hình thái thì tế bào biểu mô dẹt dần, nhân thường nằm sát màng tế bào, bào tương chứa nhiều sợi trương lực, xuất hiện nhiều hạt. Hạt odland là hạt có dạng lá dưới kính hiển vi điện tử, nó được tạo bởi những tấm có bản chất là lipide và phospholipide, những hạt này tiến sát màng tế bào và đổ chất bên trong vào gian bào theo kiểu xuất bào. Một số hạt có hình cầu, hoặc có 85 nhiều thùy chứa kératohyaline, tiền chất của kératine – là 1 protein hình sợi giàu cystein. Những tế bào lớp trên tiến triển theo 3 cách: Không sừng hóa. Á sừng hóa. Sừng hóa. * Biểu mô không sừng hóa: Biểu mô không sừng hóa thường hiện diện ở những nơi ít xảy ra sự tiếp xúc cọ xát (mặt trong khe nướu ). Sự sừng hóa là một đáp ứng nhằm gia tăng sức đề kháng của biểu mô bị cọ xát. Trong biểu mô không sừng hóa, lớp tế bào trên cùng dẹp, nhân hình trứng cực dài song song với chiều dài của tế bào, màng nhân có vài nếp gấp, lượng bào quan giảm nhưng không bao giờ biến mất, thể liên kết ít, khoảng gian bào chứa chất vô định hình hoặc dạng sợi. * Biểu mô sừng hóa: Sự sừng hóa biểu hiện bằng bào tương của tế bào chứa nhiều thể Odland, nhiều hạt kératohyaline, nhiều vi sợi, lượng ty thể giảm, chỉ có ribosome quanh các hạt kératohyaline, thể liên kết ít sợi trương lực, nhiều nhất là liên kết khe, khoảng gian bào hẹp. Những hạt trong bào tương làm cho tế bào có dạng hạt, 2-4 lớp tế bào tạo lớp hạt. Lớp hạt sẽ biến thành lớp bong vảy theo 2 cách: Tạo lớp sừng chính thức: gồm những tế bào dẹp, bào quan và nhân thoái hóa, tơ trương lực chiếm hầu hết tế bào. Thể liên kết bị tách rời do các bản đặc trong bào tương bị vỡ, tế bào bong ra từng nhóm. Lớp á sừng: tế bào rất dẹp nhưng còn nhân,ở lớp trên nhân tiến sá gần màng tế bào, bào tương chứa nhiều sợi kératine, tế bào bong từng nhóm do thoái triển thể liên kết. Quá trình sừng hóa là do biểu mô bị chà xát bởi lực nhai hay phát âm. Tại những nơi không bị chà xát như ở khe nướu thì biểu mô không bị sừng hóa. -Chân bì nướu: Chân bì nướu là 1 mô liên kết sợi, ở nướu viền, chân bì nướu nằm trên dây chằng nha chu và tạo nên những sợi nối các răng và sợi nối nướu- xương ổ- răng. Tại vùng quanh chân răng, chân bì nướu nằm trên xương vỏ của xương ổ răng, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa xương và nướu của nướu dính. Tại vùng cổ răng không có giới hạn giữa chân bì nướu và dây chằng nha chu. Thành phần mô học của chân bì nướu gồm những tế bào như nha chu, sợi chính là sợi collagene, và thường chia làm các nhóm: * Sợi xương ổ - nướu: một đầu gắn vào mào xương ổ và xương vỏ, đầu kia phân chia theo hình rẽ quạt gắn vào nướu, những sợi này đảm bảo cho nướu gắn chặt vào xương. 86 * Sợi ximăng - nướu: một đầu gắn với lớp ximăng vùng cổ răng, phân tán và chéo với sợi xương ổ - nướu, chạy trên mào xương ổ và đến bám vào nướu dính. * Sợi ximăng - ximăng: nối 2 lớp ximăng của hai răng kế nhau bảo đảm sự kết nối giữa hai răng. * Sợi ximăng - ximăng: nối ximăng ở cổ răng và mào xương ổ, tương ứng với phần trên của dây chằng nha chu chạy ngang. * Sợi vòng: bao quanh cổ răng, tạo vòng bao quanh các răng kế cận. * Sợi Elastine: là những sợi chia nhánh, đường kính trung bình 0,5-0,9µ, ít những vạch có chu kỳ. Trung tâm của sợi là 1 vùng sáng dưới kính hiển vi điện tử, ngoại vi được bao bọc bởi những vi sợi đường kính 10-14nm. Bản chất sợi là các protein gọi là Elastine giàu analine, valine, leucine, nghèo hydroproline. Sơ đồ nứu (mặt ttiền đình) 1. Nơi bám cơ 2. Nứu tự do (nứu bờ) 3. Nứu dính 4. Nhú giữa các răng 5. Đường bám màng môi 6. Đường niêm mạc 7. Niêm mạc nứu 8. Khe nứu 87 Sơ đồ nứu (mặt tiền đình – lưỡi) Khe nứu Bờ nứu tự do Nhú biểu bì Nứu dính Màng đáy Nhú trung mô Ngà Mào xương ổ Xương ổ Thành xương ổ Cement Men Nứu bờ (tự do) Niêm mạc miệng Biểu mô bám dính Chân bờ nứu Lớp trên Lớp dưới Lớp gai Lớp sinh sản 88 * SỰ PHÂN BỐ MẠCH MÁU Cung cấp máu cho nướu có 3 nhóm chính: + Những nhánh xuất phát từ mào xương ổ và xương ổ giữa các răng. + Những nhánh nha chu vùng cổ răng. + Những nhánh từ xương vỏ tưới máu cho nướu dính. * SỰ PHÂN BỐ THẦN KINH Thần kinh phân bố cho nướu gồm: + Những sợi cảm giác: có nguồn gốc từ nha chu hay xương ổ và những sợi có myeline chạy song song với mạch máu. Những nhánh tận cùng đến nhú chân bì nướu và kết thúc dưới dạng sợi trần hay tận cùng đặc hiệu. Sợi trần là những sợi thần kinh mất myeline và đến tận cùng bằng đầu tự do sát màng đáy. Tận cùng đặc hiệu tạo các tiểu thể xúc giác như tiểu thể Meissner, krause. + Những sợi vận động: là những sợi không myeline có nguồn gốc giao cảm hoặc đối giao cảm, kiểm soát sự vận mạch của nướu. Sừng hóa hoàn toàn Sừng hóa một phần nhưng còn nhân Lớp dưới Sừng hóa Á sừng hóa Lớp dưới Lớp dưới Sừng hóa Biểu mô không sừng hóa Lớp hạt 89 BIỂU MÔ BÁM DÍNH Bao biểu mô bọc quanh cổ răng liên kết giữa nướu và răng gọi là biểu mô bám dính. Rãnh biểu mô là phần kéo dài của biểu mô bám dính, chiều dài thay đổi từ 0,25-1,35mm. Vùng liên kết chính danh còn gọi là biểu mô bám dính, là tổng thể sinh học phân cách môi trường bên trong và xoang miệng, là hang rào vật lí và sinh lí tạo điều kiện kết dính bảo đảm tính thống nhất cho mô nha chu bên dưới. 1. MÔ SINH HỌC - Biểu mô bám dính nguyên phát: ở giai đoạn cuối của quá trình tạo men,nguyên bào men sau khi chế tiết sẽ đi vào pha cuối cùng của sự hoạt động,giai đoạn này được gọi là giai đoạn trưởng thành. chức năng chính của tế bào biểu mổ trong thời kì này là tái hấp thụ hết các chất thừa của chất căn bản hữu cơ của men, giai đoạn này được ghi nhận bằng những thay đổi hình thái của tế bào tạo men: thể tích nguyên bào men giảm, nhú tomes thoái triển, màng bào tương ở nơi này có nhiều nếp gấp và lõm vào trong, giữa bề mặt màng tế bào và bề mặt men có một khoảng dày chừng 40 – 80nm, chứa các chất dạng sợi hạt mảnh. Tiếp theo, nguyên bào men đi vào giai đoạn nghỉ, dồng thời những lớp khác của cơ quan men cũng mất đặc trưng của về cấu trúc và hình thái của chúng: những tế bào trở nên dẹp cùng với nguyên bào men, cơ quan men thoái triển. Toàn bộ biểu mô phủ quanh men trong giai đoạn trước mọc răng được bao quanh bởi một màng đáy, ngăn cách biểu mô với mô liên kết ở chung quanh. - Nguyên bào men thoái triển hình vuông nằm trên màng đáy trong (biểu mô men trong),cách với lớp men bởi một lớp màng mỏng không thoái hoá, đồng nhất hay lớp sợi hạt, đó là biểu bì nguyên phát. Ở vùng cổ răng, cơ quan tạo men thoái triển biến thành một lớp mỏng. Toàn bộ gồm: màng đáy trong, cơ quan men thoái triển và màng đáy ngoài, tạo nên biểu mô bám dính nguyên phát. Sự biến đổi biểu mô bám dính nguyên phát thành biểu mô bám dính thứ phát: Khi răng bắt đầu mọc váo xoang miệng, lớp biểu mô miệng ở trên dày lên bằng cách gia tăng gián phân ở lớp tế bào mầm, đồng thời lớp biểu mô men ngoài tăng sinh, cơ quan tạo men thoái triển. Mặt khác, nguyên bào men thoái triển không phân chia, dần dần biến thành một hang tế bào dẹp, những tế bào này vẫn còn gắn với lớp men bởi thể bán liên kết và màng đáy. Khi răng bộc phát mọc, lúc này lớp biểu mô niêm mạc miệng và biểu mô men ngoài của cơ quan tạo men tiếp xúc, biểu mô miệng trượt trên biểu mô men ngoài. Ở giai đoạn này, toàn bộ biểu mô của cơ quan tạo men là biểu mô men ngoài, tế bào dạng lưới, lớp trung gian có tế bào lát(biểu mô lát tầng). Suốt quá trình mọc răng, nguyên bào men vẫn không phân chia và biến đổi thành biểu mô lát đơn. Lớp tế bào này dần dần mất đi khi vòng quanh răng nhú vào xoang miệng. Trong thời gian này, biểu mô men ngoài tiếp tục phân chia tạo biểu mô lát tầng. 90 Sau mọc răng, ở phần biểu mô nối giữa biểu mô miệng và biểu mô men hầu như giống nhau về hình thái và rất khó phân biệt. Tuy nhiên, biểu mô men gần như biến mất dần dần và được thay thế bởi biểu mô có nguồn gốc từ miệng. 2. SỰ HÌNH THÀNH KHE NƯỚU Cùng với quá trình răng mọc, một rãnh hẹp được hình thành giữa bề mặt men và nướu, khe này được tạo nên do sự tan rã, tiêu biến của biểu mô kết nối (biểu mô niêm mạc miệng, biểu mô men). Vì cùng với sự mọc răng, môi trường viêm chung quanh chứa nhiều bạch cầu trong biểu mô ở chỗ răng mọc làm tan rã tế bào biểu mô, những tế bào còn lại dính vào men răng và từ từ bong vảy, tạo khe nướu. Khe nướu bọc quanh vòng răng sâu 1-1.5mm. Thành khe nướu gồm: - Mặt của răng có thể dính với khe ở dưới đáy bằng 2-3 hàng tế bào, những tế bào này và phần sót lại của biểu mô nối nguyên phát. - Một biểu mô lát tầng không sừng hoá tiếp nối với biểu mô nướu ở trên. Đáy của khe bị bịt kín bởi biểu mô bám dính. 3. CẤU TẠO MÔ HỌC Người ta goi chung danh từ “biểu mô bám dính” cho toàn bộ cấu trúc nối kết giữa nướu và răng. Từ răng đến mô liên kết của nướu, theo thứ tự biểu mô kết dính gồm: +Biểu bì răng. +Màng đáy trong. +Thể bán liên kết. +Biểu mô nối. +Màng đáy ngoài. Ở bề mặt của men răng, đôi lúc có thể còn có: +Lớp cement không sợi. +1 đường nối. Cement không sợi hiện diện dưới dạng những cực hoặc đảo khoáng hoá bám vào bề mặt cổ răng, một dải không quá 2mm. Cement không sợi được tạo nên khi răng tiếp xúc trực tiêp với mô liên kết do sự thoái hoá cục bộ của biểu mô men thoái triển, ở nơi này sự bộc lộ men răng kích thích mô liên kết (bao răng) hoạt hoá nguyên bào cement tạo các đảo cement. Sự khoáng hoá chất căn bản cement ở đây không có sợi collagene. Đây là một loại cement không tế bào đắp song song với mặt cổ răng. Đường nối hay bờ nối là một đường mảnh đậm đặc dưới kính hiển vi điện tử. Đường này có khi có có khi không. Ở mức vành cổ, nằm giữa men răng và màng đáy trong hoặc giữa cement không sợi không tế bào và màng đáy trong. Đường nối dày chừng 12-20nm, được hình thành do sự tụ đặc các thành phần protein có nguôn gốc từ dịch nướu. Khi biểu bì răng được thành lập, đường này trở nên khó phân 91 biệt. Ở chân răng ngoại mức nối men-cement, không bao giờ quan sát được đường này ở cement sợi. Biểu bì răng khởi đầu dưới dạng một lớp mỏng đậm đặc đối với dòng điện tử, nằm giữa men răng và nguyên bào men thoái hoá, được chế tiết bởi nguyên bào men khi chúng biến thành biểu mô lát. Dần dần, lớp màng dày lên đậm đặc và đồng nhất, dày chừng 4-5, ít nhiều đều đặn, không bao giờ lớp này bị khoáng hoá. Lớp này nằm giữa men răng và cement không sợi và biểu mô bám dính, hình thành do quá trình tích luỹ các sản phẩm chế tiết của tế bào biểu mô. Biểu bì răng có thành phần chủ yếu là protein nghèo glycoprotein và phức hợp đa đường. Nó đóng vai trò chủ động cần thiết, không can thiệp vào hiện tượng thẩm thấu, vận chuyển hoặc dính. Biểu bì răng cũng có thể có một ít lipid, đường protein của máu hậu hoá của nhiễm ngoại sinh (từ máu). Màng đáy trong là một điển hình hiếm của cấu trúc nối 2 biểu mô có nguồn gốc ngoại bì (men và biểu mô kết nối). Màng đáy trong có cấu trúc và thành phần hoá học giống với màng đáy của biểu mô và mô liên kết chính thức, dày chừng 60±20nm, có nhiều tơ trương lực. Ở màng đáy trong, thể bán liên kết nhỏ hơn và ít hơn lớp trung gian(5). Cùng với sự thoái hoá của tế bào, màng đáy trong dần biến mất. Màng tế bào có nhiều nếp gấp tế bào dạng nón, khoảng gian bào rộng. Màng đáy ngoài ngăn cách biểu mô kết dính với mô liên kết, dày chừng 100nm. Màng đáy ngoài gồm 1 bản đặc dày 50nm và 1 bản sáng dày 50nm. Sự hình thành biểu mô bám dính 92 Sự hình thành biểu mô bám dính 1. Men 2. Màng đáy biểu mô men ngoài 3. Biểu mô bám dính 4.Màng đáy biểu mô men trong 5. Biểu bì răng 6. Đường viền 7.Cement không sợi 8. Cement có sợi Vùng cổ răng Vùng cổ răng Sợi vòng Sợi cement- cement Nứu: Nhú nứu giữa các răng Sợi cement nứu 93 2. Ngà 3. Men 4. Màng đáy trong 5. Biểu mô thoái triển 6. Màng đáy ngoài 7. Mô liên kết răng Sơ đồ nứu và sự liên quan của nứu với chung quanh Vùng quanh cổ răng Vùng cổ răng Khe nứu Biểu mô bám dính Bề mặt răng Vùng đáy Vùng trung gian Vùng cổ 94 Sơ đồ biểu mô bám dính Mô sinh lý học: -Sự kết dính: Sự kết dính răng nướu được bảo đảm một phần bởi sự áp sát và tương quan của các cấu trúc hình thành biểu mô kết dính. Mặt kkhác, do hiện tượng lý hoá, sặ kết dính giữa biểu mô bám dính và bề mặt của răng được thực hiện ở lớp sang dưới của màng đáy trong, lớp này tạo lực tĩnh điện (lực Van der Waals) giữa hai cấu trúc biểu mô bám dính và răng có điện tích âm, các ion Ca++ điện tích dương tạo nên sự hút đẩy hỗ tương của hai lớp này, bản chất của lá biểu bì đóng vai trò như 1 loại keo sinh học. Từ răng đến biểu mô kết dính theo thứ tự màng có 3 lớp: +Lớp sáng ở dưới, dày chừng 9,5nm, phân biệt rõ nhờ màng biểu bì đậm đặc ở dưới. Lớp sáng ở dưới có vai trò lực tĩnh điện. +Lớp đậm đặc, dày 40nm, đậm đặc với tia electron, thành phần gồm phức hợp glycoprotein kết hợp với collagen type IV. +Bản sáng dày 15nm. Biểu mô bám dính Khe nứu Bề mặt răng Màng đáy trong Màng đáy ngoài Biểu bì 95 Màng đáy trong là sản phẩm của nguyên bào men thoái triển, dần dần được thay bởi sản phẩm của biểu mô kết dính. Ở vùng gần cổ biểu mô bám dính, tế bào thoái triển và bong vảy, theo phương thức này ở đây không còn màng trong. -Thể bán liên kết nối màng đáy và màng bào tương của biểu mô bám dính. Bên trong bào tương của biểu mô bám dính, có những bản đặc với dòng điện tử, từ đây xuất hiện các sợi trương lực xuyên màng tế bào đến gắn với màng dấy trong. -Biểu mô kết nối là biểu mô lát tầng không sừng hoá bao quanh cổ răng. Khi mới hình thành gồm 4-5 lớp tế bào, dày lên theo tuổi (20-30 lớp tế bào), những tế bào nối với nhau bằng những thể liên kết hay những liên kết khe, thể tích tế bào chiếm 80%, 20% là thể tích gian bào, gian bào thưòng có mono bào và bạch cầu. Người ta phân biệt biểu mô kết nối thành 3 vùng: +Vùng đáy: hình thành bởi những tế bào hình khối vuông hoặc bầu dục, nhân lớn. Bộ máy nội bào phát triển, đặc biệt là bộ Golgi, chỉ số gián phân cao. +Vùng trung gian: ở vùng này thể bán liên kết ở màng đáy trong phát triển, ít thể liên kết, tế bào hẹp dần từ dưới lên trên, bào tương nhiều tiêu thể và không bào, khoảng gian bào rộng, giữa những tế bào biểu mô đôi khi có sự hiện diện của những bạch cầu. +Vùng cổ răng: tế bào biểu mô kết nối dẹt hơn, bộ máy nội bào phát triển và chứa ít hạt lipid, các tơ trương lực của thể bán liên kết làm gia tăng thêm khả năng nối kết. -Sự đổi mới biểu mô bám dính: những tế bào biểu mô bám dính tự đổi mới bắng sự gián phân của những tế bào lớp căn bản nằm trên màng đáy ngoài. Sự đổi mới của biểu mô kết dính xảy ra nhanh hơn so với sự đổi mới biểu mô miệng, sự đổi mới diễn ra từ 5-10 ngày.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_phoi_rang_danh_cho_sinh_vien_rang_ham_mat.pdf