Giáo trình Pháp luật về hợp đồng - Nguyễn Thị Thanh (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình Pháp luật về hợp đồng - Nguyễn Thị Thanh (Phần 1): ... thức, địa vị pháp lý của các cá nhân cũng như tổ chức đặt ra điều kiện cho phép chủ thể tham gia với tư cách là các bên tham gia ký kết hợp đồng. Năng lực chủ thể là một thuộc tính đặc biệt của chủ thể pháp luật được Nhà nước quy định. Thông thường năng lực của chủ thể bao gồm NLPL và NLHV.... thực hiện giao dịch đó thì bị coi là trái pháp luật. Vì vậy, BLDS 1995 đã phân thành hai loại với cấp độ khác nhau đó là giao dịch dân sự có mục đích và nội dung trái pháp luật và giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật với những hậu quả pháp lý khác nhau. Hiện nay, BLDS 20...rạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” chỉ có thể áp dụng khi đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể . Trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao thực tế không thể hoàn trả được thì pháp luật tính đến khả năng hoàn trả số tiền tương đương. Việc...
rằng các thỏa thuận trong hợp đồng phải xác định rõ ràng các đối tượng mới được coi là có giá trị. Điều đó thể hiện qua ngôn từ: “Phải thực hiện được”. 3. Phân loại Phân loại vô hiệu về phương diện bảo vệ quyền lợi: vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối Vô hiệu tuyệt đối - Các điều kiện xác lập hợp đồng được xác lập nhằm tuyên bố hợp đồng vô hiệu là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi công. - Vô hiệu tuyệt đối có thể được yêu cầu bởi bất kỳ người nào có một quyền lợi thực tế và hiện tại trong việc yêu cầu đó, có nghĩa là bất kể ai có liên quan tới sự vô hiệu - Sự vô hiệu này có thể được yêu cầu bởi tòa án - Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể được xác nhận - Do luật qui định rõ ràng * Vô hiệu tương đối - Các điều kiện xác lập hợp đồng được xác lập nhằm tuyên bố hợp đồng vô hiệu là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân, như khi sự ưng thuận của các bên hoặc của một bên có khiếm khuyết - Vô hiệu tương đối có thể chỉ được yêu cầu bởi người có quyền lợi được thiết lập hoặc bởi bên giao kết hợp đồng kia, với điều kiện người này đã hành động thiện chí và phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng từ đó. - Tòa án không thể yêu cầu vô hiệu tương đối - Hợp đồng vô hiệu tương đối có thể được xác nhận Khác với trường hợp vô hiệu tuyệt đối, hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ gây thiệt hại cho các bên. Sự vô hiệu tương đối này không mang tính chất mặc nhiên mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan và có quyết định tuyên bố của Tòa án. Đối với hợp đồng vô hiệu tương đối thì quyết định của Tòa án là cơ sở duy nhất làm cho hợp đồng trở nên vô hiệu. Quyết định của Tòa án mang tính chất phán xử. 4. Hậu quả pháp lý: Theo Điều 137 Khoản 2 BLDS năm 2005 sự vô hiệu của hợp đồng dẫn đến hậu quả là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 BLDS 2005 bao gồm: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 19 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Việc “khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” chỉ có thể áp dụng khi đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể . Trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao thực tế không thể hoàn trả được thì pháp luật tính đến khả năng hoàn trả số tiền tương đương. Việc xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu rất phức tạp trong trường hợp bên mua tài sản đã cải tạo, sửa chữa tài sản đó hay nói cách khác làm tăng giá trị của tài sản mà sau đó hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Sau BLDS 1995, năm 2003, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của TANDTC “Về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình” được ban hành đã quy định phương hướng giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán nhà vô hiệu. Những hướng dẫn đó là: “Nếu trong thời gian quản lý, bên mua đã cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị gắn liền với giá trị QSDĐ thì khi nhận lại nhà bên bán phải thanh toán cho bên mua phần giá trị tăng thêm đó, trừ trường hợp bên bán có phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép mà bên mua vẫn cố tình cải tạo, sửa chữa nhà”. “Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá nhà, giá trị QSDĐ và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá nhà và giá trị QSDĐ được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi có nhà, đất đang tranh chấp đối với từng loại nhà, đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm”. Hướng dẫn chi tiết này của Nghị quyết lại chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán nhà vô hiệu mà các hợp đồng mua bán tài sản khác không được dẫn chiếu đến. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại Có thể thấy bồi thường thiệt hại được quy định trên cơ sở xác định lỗi do chủ thể nào gây ra và xác định được thiệt hại xảy ra trên thực tế khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức còn các điều kiện khác đều hợp pháp, Tòa án tuyên các bên phải hoàn thiện hình thức hợp đồng, nếu bên nào không thực hiện được xem là có lỗi và phải đền bù thiệt hại. Đây là đường lối giải quyết rất rõ ràng trong thực tiễn xét xử. Việc bồi thường thiệt hại được dựa trên yếu tố lỗi và xác định thiệt hại trên thực tế. Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 và Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 18/04/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì việc xác định lỗi trong hợp đồng mua bán nhà ở, QSDĐ căn cứ vào: + Một bên (bên bán) bị coi là có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để mua nhà ở hoặc bán nhà, đất hợp pháp. + Trường hợp hợp đồng mua bán nhà, đất vô hiệu do lỗi của bên nào thì tùy mức độ lỗi của mỗi bên (có thể bên bán hoặc bên mua) để buộc các bên phải chịu thiệt hại 20 (trừ trường hợp vi phạm điều cấm pháp luật và trái đạo đức xã hội) thì cần buộc các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tài sản giao dịch, hoa lợi lợi tức bị tịch thu trong trường hợp pháp luật có quy định khác Quy định tịch thu tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức khi hợp đồng vô hiệu được quy định nhằm xử lý những tài sản là đối tượng của hợp đồng nhưng thuộc diện tài sản Nhà nước tịch thu, sung công quỹ. Trước đây, điều 137 BLDS 1995 đã quy định về trường hợp tịch thu, cụ thể là “giao dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu; tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. 5. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu BLDS 2005 đã qui định thời hiệu khởi kiện khác nhau dựa trên sự phân loại hợp đồng vô hiệu: Thứ nhất là: Đối với các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều luật từ Điều 130 đến Điều 134, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là hai năm bắt đầu từ thời điểm xác lập. Thứ hai là: Đối với các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 128 và Điều 129 BLDS (giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo; giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội), thì không bị hạn chế thời hạn. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? 2. Thế nào là hợp đồng vô hiệu? Phân loại hợp đồng vô hiệu? 3. So sánh hợp đồng vô hiệu tương đối và hợp đồng vô hiệu tuyệt đối? 4. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2005 so với Bộ luật Dân sự 1995 về quy định hợp đồng vô hiệu? 5. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu? 21 CHƯƠNG 3 TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1. Trách nhiệm dân sự 1.1. Khái niệm và các loại trách nhiệm dân sự Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể, khi bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại, do bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền Theo nghĩa chủ quan: trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật do vi phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự, phải bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc đối với bên có quỳên bị xâm phạm và phải gánh chịu những hậu quả bất lợi khác về tài sản Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó. Trách nhiệm này là hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng và luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm đó + Biểu hiện của hành vi ở đây là: không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự. + Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến tài sản. + Áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể áp dụng đối với người khác (người đại diện cho người chưa thành niên) 22 + Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh là việc bắt buộc thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm thoả mãn quyền lợi của người bị vi phạm 2. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử sự trái với cam kết trong hợp đồng. Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không dầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, là “ sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Đây là cơ sở để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng cũng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó “ một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một trường hợp đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; bên vi phạm hợp đồng không thể nhận thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. 2.1. Trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng + Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì bên có quyền được quyền yêu cầu họ phải giao đúng vật đó, nếu không phải thanh toán theo giá thị trường giá trị của vật. nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh tóan giá trị của vật cho bên có quyền. + Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc Khi đó bên có quyền có thể: - Yeu cầu ben co nghĩa vụ tiếp tục thực hiện; - Tự mình thực hiện; - Giao cho người khác thực hiện công việc đó; - Tất cả các chi phí phát sinh họ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán, nếu phát sinh thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Nhưng đối với một công việc mà bên nghĩa vụ không được thực hiện mà lại thực hiện nó thì phải chấm dứt thực hiện, khơi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại. + Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Đ305) 23 Bên nghĩa vụ chưa hoàn thành nghĩa vụ khi đã quá thời hạn thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại. Bên nghĩa vụ thực hiện chậm đến mức việc thực hiện nghĩa vụ không cần thiết thì bên có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện đó và được bồi thường thiệt hại. Nếu là nghĩa vụ chậm trả tiền thì trả lãi bằng lãi suất cơ bản tại thời điểm đó của ngân hàng nhà nước, từ thời điểm phải thanh toán đối với số tiền chậm trả. + Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ mà bên có quyền chậm tiếp nhận làm phát sinh thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại và chịu mọi rủi ro xảy ra từ thời điểm chậm tiếp nhận đó. 2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường này phát sinh khi có 4 điều kiện - Có hành vi trái pháp luật. - Có thiệt hại xác định được: Thiệt hại được hiểu ở đây là sự giảm bớt những lợi ích vật chất hợp pháp của một người xác định được như: tài sản bị tiêu huỷ, hư hỏng, giảm giá trị về tài sản những chi phí trong việc ngăn chặn hạn chế thiệt hại, những tổn thất do thu nhập thực tế bị giảm sút của bên có quyền, những chi phí khắc phục về hậu quả về tài sản do người vi phạm nghĩa vụ gây ra. Có thể chia ra thành thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại gián tiếp: dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại - Mối quan hệ giữa nhân quả và hành vi vi phạm pháp luật: Mối quan hệ nhân quả được hiểu là mối liên hệ phổ biến, biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng được xác định trên cở sở khách quan. Hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là hậu quả. - Người vi phạm có lỗi: lỗi vô ý hoặc cố ý Lỗi cố ý: Một người đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện hành ví đó. Nếu họ mong muốn hậu quả xảy ra do việc thực hiện hành vi đó thì gọi là lỗi cố ý. Nếu không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì đó là lỗi cố ý gián tiếp. 2.3. Phạt vi phạm hợp đồng Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. Phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Điều này có nghĩa phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên nên một bên không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về vấn đề này. Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. Theo quy định của LTM 2005 thì việc thoả thuận về phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. 24 Điều này có thể hiểu là phải có thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Nhưng quy định như trên của pháp luật là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, nếu như các bên chưa quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng thì họ vẫn có quyền quy định một điều khoản ngoài hợp đồng, độc lập với hợp đồng và có thể giao kết sau khi hợp đồng được ký kết thì vẫn có hiệu lực thi hành bình thường như đã được quy định trong hợp đồng từ trước. Quy định trên của pháp luật đã làm hạn chế quyền tự thỏa thuận của các bên trong các quan hệ hợp tác. Phạt vi phạm hợp đồng là một thỏa thuận mang tính “mở”. Có nghĩa là không ai bắt buộc các bên phải thỏa thuận và ghi vào hợp đồng về việc này. Nhưng nếu các bên muốn thì có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng. Và nếu đã ghi vào hợp đồng thì phải thực hiện đúng như vậy. + Vi phạm hợp đồng để có thể phạt vi phạm là những vi phạm cơ bản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của một bên trong quan hệ hợp đồng. Đó là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, việc vi phạm hợp đồng này có thể đã hoặc chưa gây ra thiệt hại thực tế thì bên bị vi phạm đều có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng chịu phạt vi phạm +. Có hành vi thiệt hại thực tế xảy ra. +. Hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. +. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của LTM. Vì vậy, để chế định phạt vi phạm có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hợp đồng thì khi soạn thảo các thỏa thuận trong hợp đồng, các bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện để tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất. Để khi có vi phạm xảy ra, các bên không phải lúng túng trong việc xác định tính đúng sai của sự việc, cũng như xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác, dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại cũng như trong tương lai. + Chủ thể vi phạm không rơi vào các trường hợp miễn trách được quy định của pháp luật thương mại. Theo đó, phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.Chế định phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong hợp đồng,là chế định xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ của các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng. Vì thế, chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng cho dù chưa có thiệt hại xảy ra hoặc thiệt hại nhỏ hơn mức phạt vi phạm. Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, tùy thuộc vào vị trí pháp lý của mình để có thể thỏa thuận những điều khoản hợp lý nhất. Nhưng ở 25 đây có sự không thống nhất giữa quy định về chế tài phạt vi phạm theo quy định của LTM 2005 và chế tài phạt vi phạm trong BLDS 2005. Điều 294 Luật Thương mại: “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm: 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đó thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả khỏng; c) Hành vi vi phạm của một bờn hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.” - Mức phạt vi phạm hợp đồng Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, có hai văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh quan hệ về chế tài phạt vi phạm là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. - Bộ luật dân sự 2005 quy định : + Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận. (Khoản 2 điều 422 Bộ luật dân sự ). + Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.(Khoản 3 điều 422 Bộ luật dân sự) Điều này có thể được hiểu là các bên có quyền tự lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận theo quy định của luật dân sự. - Luật thương mại quy định: + “Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điều 266 của Luật này” (Điều 301 Luật Thương mại). + Điều 266 Luật Thương mại quy định các trường hợp ngoại lệ như sau: “Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai: 1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định. 2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định. 3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.”
File đính kèm:
- giao_trinh_phap_luat_ve_hop_dong_nguyen_thi_thanh_phan_1.pdf