Một số câu hỏi lý luận pháp luật

Tóm tắt Một số câu hỏi lý luận pháp luật: ... cá nhân có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. - Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình tham gia quan hệ PL một cách độc lập để tự tạo ra cho mình các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL. Năng lực hành vi pháp triển theo quá trình phát triển ...ản của pháp chế Khái niệm: pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện PL một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Nội dung của pháp chế: - Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. - Pháp chế là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xh. - Pháp chế l...ỉ có giá trị thi hành 1 lần và chấm dứt giá trị thi hành khi áp dụng nói đối với 1 đối tượng cụ thể. Câu 18. Trong các giai đoạn áp dụng Pháp luật, giai đoạn nào là quan trọng? Trong các giai đoạn áp dụng Pl, giai đoạn nào cũng quan trọng như nhau vì: - Ở giai đoạn đầu, giai đoạn phân tích, ...

pdf35 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số câu hỏi lý luận pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ với 
nhau. 
Ý thức PL và PL khác nhau về chức năng. Chức năng của PL là chức năng điều 
chỉnh, còn chức năng của ý thức PL là chức năng nhận thức, đánh giá những sự 
kiện trong đời sống XH liên quan đến PL. 
Ý thức PL và PL là những hiện tượng có đời sống riêng và được nghiên cứu trong 
mối quan hệ khác nhau, ý thức PL được nghiên cứu trong mối quan hệ với tồn tại 
XH, còn PL được nghiên cứu trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng. 
Mối quan hệ giữa PL với ý thức PL thể hiện: 
- Ý thức PL là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL: mỗi một chế độ XH 
đều có một hệ tư tưởng chính thống. hệ tư tưởng XH và hệ tư tưởng pháp lý là tiền 
đề của việc xây dựng và hoàn thiện PL. không có những quan niệm, quan điểm, tư 
tưởng đúng đắn về PL thì không thể có được hệ thống QPPL hoàn thiện. 
- Ý thức PL là nhân tố bảo đảm và thúc đẩy thực hiện PL: chức năng của ý thức 
PL là nhận thức, đánh giá. Nếu chủ thể thực hiện PL hiểu được PL, có văn hóa 
pháp lý cao thì sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh PL. 
- Ý thức PL là cơ sở để đảm bảo cho việc áp dụng PL đúng đắn: áp dụng PL là quá 
trình cá biệt hóa quyền, nghĩa vụ. Quá trình này đòi hỏi chủ thể áp dụng phải có 
quan điểm tư tưởng pháp lý đúng đắn, phải nắm vững PL. 
- PL là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức PL: thông qua việc ghi nhận, ngăn 
cấm, hạn chế, cho phép, khuyến khích, PL có tác dụng củng cố, nâng cao ý thức 
Pl, nâng cao văn hóa pháp lý. 
Câu 13. Khái niệm pháp chế, trình bày các yêu cầu cơ bản của pháp chế 
Khái niệm: pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện PL một cách 
nghiêm chỉnh và triệt để. 
Nội dung của pháp chế: 
- Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN. 
- Pháp chế là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xh. 
- Pháp chế là nguyên tắc trong xử sự của của công dân. 
Các yêu cầu cơ bản của pháp chế: 
- Phải tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật. 
- Phải thống nhất trên quy mô tòan quốc 
- Các cơ quan xây dựng PL, thực hiện, bảo vệ PL thực hiện các hoạt động của 
mình một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. 
- Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. 
Câu 14. Trình bày mối quan hệ giữa PL và pháp chế 
- Pháp chế và PL có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pl và pháp chế là hai khái 
niệm rất gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. 
- Pháp chế không phải là PL mà là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi 
hỏi đối với các chủ thể Pl phải tôn trọng và triệt để thực hiện PL trong đời sống 
XH. 
- PL chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả 
các quan hệ XH khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Ngược lại, pháp 
chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống PL hòan chỉnh, 
đồng bộ, phù hợp và kịp thời. 
Câu 15. Trình bày khái niệm và các hình thức thực hiện PL. 
Khái niệm: thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể Pl 
nhằm thực hiện các QPPL trong mọi tình huống cụ thể của cuộc sống. 
Các hình thức thực hiện PL: 
- Tuân theo Pl: là hình thức thức tực hiện PL trong đó các chủ thể PL giữ mình, 
kìm chế mình không thực hiện các hành vi mà NN cấm. 
- Chủ thể: là cá nhân, tổ chức XH, cơ quan NN 
- Nội dung: các chủ thể Pl phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý nhưng thực hiện một 
cách thụ động. 
Thi hành PL: là hình thức thực hiện Pl trong đó các chủ thể PL tích cực thực hiện 
nghĩa vụ pháp lý của mình. 
- Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức XH, cơ quan NN: 
- Nội dung: các chủ thể PL phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý và thực hiện một cách 
tích cực, chủ động, thực hiện bằng hành động cụ thể. 
- Sử dụng PL: là hình thức thực hiện PL trong đó các chủ thể PL thực hiện quyền 
chủ thể của mình mà NN cho phép. 
- Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức XH, các cơ quan NN.. 
- Nội dung: các chủ thể thực hiện các quyền của mình mà NN cho phép và có 
quyền lựa chọn hành vi. 
Áp dụng pháp luật: là một giai đoạn đặc biệt của thực hiện Pl trong đó cơ quan NN 
có thẩm quyền, các nhà chức trách của NN hoặc các tổ chức XH được NN trao 
quyền tiến hành nhằm thực hiện mọi QPPL trong mọi tình huống cụ thể của cuộc 
sống. Do đó chủ thể của áp dụng PL hẹp hơn các hình thức thực hiện PL khác. 
Câu 16. Trình bày khái niệm, các giai đoạn áp dụng PL và phân tích đặc điểm của 
áp dụng PL 
Khái niệm: áp dụng PL là một giai đọan đặc biệt của thực hiện PL trong đó cơ 
quan NN có thẩm quyền, các nhà chức trách của NN hoặc các tổ chức XH được 
NN trao quyền tiến hành nhằm thực hiện mọi QPPL trong mọi tình huống cụ thể 
của cuộc sống. 
Các giai đoạn áp dụng PL: 
- Phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của vụ 
việc cần giải quyết như thực tế đã xảy ra, thu thập đủ chứng cứ là căn cứ cho hoạt 
động áp dụng PL. chứng cứ là những gì có thật, có liên quan đến vụ việc mà các 
cơ quan điều tra sử dụng để xác định có hay không có hành vi VPPL, người thực 
hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết 
đúng đắn vụ án, chứng cứ bao gồm: 
+ vật chứng: là những vật thể được người VPPL được kẻ phạm tội sử dụng làm 
công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật là đối tượng của tội phạm hoặc vật mang 
dấu vết của tội phạm or những vật thể khác có giá trị chứng minh kẻ phạm tội. 
+ Lời khai của bị can, người có quyết định khởi tố điều tra hình sự, bị cáo, người 
có quyết định đưa vụ án ra xét xử, người bị hại, người làm chứng, người biết về vụ 
án đó, người bị tạm giữ, nguyên đơn dân sự, người khởi kiện trước tòan án do giả 
thiết bị xâm hại đến quyền và lợi ích của mình, bị đơn dân sự, người bị khởi kiện 
theo yêu cầu của nguyên đơn do giả thiết bị đơn xâm hại đến quyền và lợi ích của 
nguyên đơn. 
+ Biên bản của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản khám nghiệm hiện 
trường, biên bản thực nghiệm điều tra hiện trường, biên bản lấy khẩu cung của bị 
can 
+ Kết luật giám định của các tổ chức giám định có thẩm quyền. 
+ Các tài liệu kác có giá trị chứng minh người phạm tội. 
Chọn QPPL phùhợp để giải quyết vụ việc. 
+ Khi giải quyết vụ việc nếu gặp nhiều văn bản do các cơ quan NN khác nhau ban 
hành cùng điều chỉnh vụ việc đó nhưng có nội dung khác nhau thì phải chọn văn 
bản có hiệu lực pháp lý cao nhất để giải quyết vụ việc đó. 
+ Khi giải quyết vụ việc nếu gặp nhiều văn bản do cùng một cơ quan ban hành, có 
nội dung khác nhau thì phải chọn văn bản được ban hành ở lần sau cùng, gần nhất 
với vụ việc đó để giải quyết. 
Ban hành văn bản áp dụng Pl để giải quyết vụ việc. văn bản áp dụng PL là văn bản 
pháp lý mang tính cá biệt do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành or các nhà chức 
trách, các tổ chức XH được NN trao quyền ban hành dùng để cá biệt hóa các 
quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể hoặc cá biệt 
hóa biện pháp cưỡng chế NN đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPPL. 
Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng PL đã có hiệu lực PL trên thực tế. 
Đặc điểm áp dụng PL: 
- Về bản chất XH: áp dụng Pl luôn là hoạt dộng mang tính giai cấp và chính trị. 
- Về chủ thể: áp dụng PL có ở cơ quan NN có thẩm quyền, nhà chức trách của NN 
or các tổ chức XH được NN trao quyền. 
- Về nội dung: áp dụng PL là 1 hoạt động mang tính quyền lực NN. Vì kết quả của 
áp dụng PL là cơ quan có thẩm quyền áp dụng PL ban hành văn bản áp dụng 
PL.văn bản áp dụng PL luôn thể hiện ý chí đơn phương của cơ quan có thẩm 
quyền áp dụng Pl, không phụ thuộc vào thái độ của chủ thể bị áp dụng. Quyết định 
áp dụng PL có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với chủ thể bị áp dụng, quyết 
định áp dụng Pl trong những trường hợp cần thiết nó được bảo đảm thực hiện bằng 
các biện pháp cưỡng chế NN. 
- Áp dụng PL là 1 hoạt động mang tính tổ chức chặt chẽ, nó được tiến hành theo 
những trình tự thủ tục luật định. Vì kết quả của áp dụng PL có thể mang lại quyền, 
lợi ích của chủ thể. 
- Áp dụng PL là một hoạt động mang tính sáng tạo. vì khi xây dựng Pl, các cơ 
quan có thẩm quyền ban hành Pl không thể dự liệu, điều chỉnh hết các tình huông 
scó ý nghĩa pháp lý. 
- Áp dụng PL phải phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và phải phù hợp 
với đạo lý dẫn đến kết quả áp dụng PL cao, mục đích điều chỉnh Pl đạt hiệu quả 
tốt. 
Câu 17. So sánh văn bản QPPL với văn bản áp dụng pháp luật 
Giống nhau: 
- Cả 2 loại văn bản đều do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành nên cả 2 đều 
mang tính quyền lực NN. 
- Cả 2 loại văn bản đều có giá trị phải thực hiện đối với đối tượng có liên quan. 
- Cả 2 loại văn bản đều được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế NN. 
Khác nhau: 
QPPL: 
- Nội dung luôn chứa đựng quy tắc xử sự chung của mọi người, chứa được QPPL. 
- Được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống và việc áp dụng nó đối với một 
đối tượng cụ thể nào đó cũng không làm chấm dứt giá trị thi hành. 
Áp dụng PL: 
- Nội dung chỉ chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể cho 1 cá nhân or 1 tổ chức cụ thể. 
- Chỉ có giá trị thi hành 1 lần và chấm dứt giá trị thi hành khi áp dụng nói đối với 1 
đối tượng cụ thể. 
Câu 18. Trong các giai đoạn áp dụng Pháp luật, giai đoạn nào là quan trọng? 
Trong các giai đoạn áp dụng Pl, giai đoạn nào cũng quan trọng như nhau vì: 
- Ở giai đoạn đầu, giai đoạn phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn 
cảnh, điều kiện của vụ việc cần giải quyết như thực tế đã xẩy ra, thu thập đủ chứng 
cứ là căn cứ cho hoạt động áp dụng PL. để áp dụng đúng PL, để cá biệt hóa các 
QPPL vào từng trường hợp cụ thể, trước hết phải phân tích đánh giá làm rõ nội 
dung, bản chất của sự kiện và đặc tính pháp lý của nó. 
- Chọn QPPL phù hợp để giải quyết vụ việc. Nội dung, bản chất và đặc trưng pháp 
lý của dự kiện cần áp dụng quy định ngành luật và quy phạm cần lựa chọn để áp 
dụng. vì vậy, để chọn đúng quy phạm cần thiết, chủ thể áp dụng PL phải hiểu đúng 
nội dung, ý nghĩa, giá trị pháp lý của quy phạm. 
- Ban hành văn bản áp dụng PL để giải quyết vụ việc. đây là giai đoạn rất quan 
trọng vì bằng việc ra văn bản áp dụng PL quyền và nghĩa vụ của chủ thể or trách 
nhiệm pháp lý của chủ thể được cá biết hóa. Việc ban hành văn bản đòi hỏi phải 
có sự sáng tạo nhưng fải bảo đảm căn cứ pháp lý và phải phù hợp với thực tiễn áp 
dụng PL trong từng giai đoạn. 
- Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực PL trên thực tế. đây 
là giai đoạn cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nếu văn bản áp 
dụng Pl không được thực hiện or tổ chức thực hiện không tốt thì quyền và nghĩa 
vụ của chủ thể sẽ không được thực hiện đầy đủ. PL sẽ không thể đi vào cuộc sống. 
Câu 19. Phân biệt hệ thống PL và hệ thống văn bản QPPL, chỉ ra mối quan hệ giữa 
hệ thống PL và hệ thống văn bản QPPL. 
Hệ thống PL: là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau 
được quy định bởi trình độ phát triển KT, CT, XH được phân định thành các chế 
định PL, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản QPPL của NN. Hệ 
thống PL bao gồm cả hệ thống văn bản QPPL, hệ thống PL nhấn mạnh đến cấu 
trúc bên trong của PL. 
Hệ thống văn bản QPPL: Là tổng thể các văn bản QPPL có mối liên hệ chặt chẽ về 
nội dung và hiệu lực pháp lý. 
Mối quan hệ giữa hệ thống PL và hệ thống văn bản QPPL: 
- Đây là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức 
- Hệ thống PL là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL 
thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa. 
- Hệ thống văn bản QPPL là hình thức thể hiện cấu trúc bên trong của PL. 
Câu 20. So sánh tập hợp hóa PL và pháp điển hóa PL 
Tập hợp hóa PL: 
Chủ thể: tập hợp hóa PL bao gồm mọi cá nhân, tổ chức XH, cơ quan NN.. 
Nội dung: không làm thay đổi nội dung của văn bản QPPL. 
Kết quả: là một tập hợp hệ thống văn bản QPPL 
Pháp điển hóa PL: 
Chủ thể: chỉ có cơ quan NN có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. 
Nội dung: làm thay đổi nội dung của văn bản QPPL. 
Kết quả: là một văn bản QPPL có sự thay đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý. 
Câu 21. Khái niệm của VPPL, phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật. 
Khái niệm của VPPL: VPPL là hành vi trái PL do người có đủ năng lực hành vi 
gánh chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện có lỗi đã gây thiệt hại or đe dọa gây thiệt 
hại cho các quan hệ XH được NN xác lập và bảo vệ. 
Các dấu hiệu của VPPL: 
- VPPL trước hết phải là hành vi xác định của con người, thể hiện dưới dạng hành 
động or không hành động phải do sự lựa chọn quyết định của người có hành vi 
VPPL. 
- Hành vi trái PL là hành vi VPPL: tính trái PL của hành vi được hiểu là hành vi 
đó đã gây thiệt hại or đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ XH được NN 
xác lập và bảo vệ. 
- Hành vi trái PL phải chứa đựng lỗi của người thực hiện hành vi thì mới có VPPL 
xảy ra. Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi trái PL đối với hành vi 
nguy hiểm cho XH mà mình đã thực hiện và đối với sự thiệt hại cho XH mà mình 
đã gây ra được thể hiện dưới 2 hình thức cố ý hoặc không cố ý (vô ý). Những tình 
tiết loại trừ tính nguy hiểm cho XH của hành vi trái PL: 
+ Hành vi trái PL được thực hiện do tình thế cấp thiết: tình thế cấp thiết là tình thế 
của một người để tránh 1 nguy cơ đang thực tế đe dọa, xâm hại lợi ích của NN, 
của tập thể, của mình or của người khác. Người đó không còn cách nào khác là 
phải gây ra 1 thiệt hại nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn ngừa. 
+ Người thực hiện hành vi trái PL do phòng vệ chính đáng: phòng vệ chính đáng 
là tình thế của 1 người có hành vi chống trả 1 cách cần thiết đối với người đang 
trực tiếp xâm hại đến lợi ích của mình or của người khác. 
+ Hành vi trái PL được thực hiện do sự kiện bất ngờ: sự kiện bất ngờ là tình thế 
của 1 người đã gây ra 1 sự thiệt hại cho XH mà người đó không thể thấy trước và 
không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH do hành vi của mình. 
Chủ thể của hành vi trái PL phải là ngừơi có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm 
pháp lý, là khả năng chủ thể làm chủ được hành vi của mình, khả năng chủ thể 
điều khiển được hành vi của mình theo những đòi hỏi của NN. 
Câu 22. Trình bày mặt khách quan của VPPL. 
Mặt khách quan của VPPPL là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi VPPL. 
Xác định trên thực tế có hành vi trái PL xảy ra hay không dưới hay hình thức: 
- Hành vi trái PL là hình thức thể hiện của hành vi trái PL, người VPPL đã làm 
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, qua đó gây thiệt hại or đe 
dọa gây thiệt hại cho các quan hệ XH được NN xác lập và bảo vệ. Đối tượng tác 
động của VPPL là cái mà người VPPL tác động lên làm biến đổi tình trạng bình 
thường gây thiệt hại or đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ XH được NN xác lập 
và bảo vệ. 
- Không hành động (không tố giác kẻ phạm tội,): là hình thức thể hiện của hành 
vi trái PL, người VPPL cũng làm biến đổi tình trạng bình thường của dối tượng tác 
động thông qua việc chủ thể không thực hiện hành vi mà NN bắt buộc. Những 
hành vi mà chủ thể không thực hiện theo quy định của NN: chủ thể không thực 
hiện nghĩa vụ do luật định, không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, không thực 
hiện do nghề nghiệp, không thực hiện nghĩa vụ trong quyết định của cơ quan NN 
có thẩm quyền, không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ xử sự trước đó của chủ thể. 
Hậu quả nguy hiểm cho XH có xảy ra hay không? 
Hậu quả nguy hiểm là sự thiệt hại cho XH, thể hiện ra bên ngoài dưới những hình 
thức: 
- Thiệt hại về vật chất 
- Thiệt hiại về thể chất (sức khỏe, tính mạng của con người) 
- Thiệt hại về tinh thần: là những thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, quyền tự do 
của con người. 
Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL với hậu quả nguy hiểm cho 
XH: 
- Hành vi trái Pl phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho XH. 
- Hành vi trái PL phải chứa đựng khả năng thực tế là phát sinh hậu quả nguy hiểm 
cho XH. 
- Thiệt hại cho XH đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm 
phát sinh hậu quả nguy hiểm cho XH. 
Xác định các điều kiện thể hiện ra bên ngoài của hành vi VPPL như công cụ, 
phương tiện thực hiện vi phạm, xác định phương pháp, thủ đoạn phạm pháp, xác 
định thời gian, địa điểm phạm pháp. 
Câu 23. Mặt chủ quan của VPPL, phân biệt các loại lỗi và tại sao nói lỗi là thước 
đo của trách nhiệm pháp lý. 
Mặt chủ quan của VPPL: là hoạt động tâm lý bên trong của người thực hiện hành 
vi VPPL. 
- Xác định lỗi của người vi phạm PL 
- Xác định động cơ của người VPPL: là động lực bên trong thúc đẩy người VPPL 
thực hiện hành vi trái PL. 
- Xác định mục đích của người thực hiện hành vi VPPL: là cái mốc trong ý thức 
của người VPPL được đặt ra cho hành vi VPPL phải đạt đến. Mục đích phạm tội 
được xác định rõ ràng. 
Phân biệt các loại lỗi: có 2 hình thức: 
+ Lỗi cố ý: 
- Lỗi có ý trực tiếp: là lỗi trong trường hợp người VPPL nhận thức được hành vi 
của mình là nguy hiểm cho XH, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho XH của 
hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. 
- Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi trong trường hợp người VPPL nhận thức được hành vi 
của mình là nguy hiểm cho XH và cũng thấy dược hậu quả nguy hiểm cho XH của 
hành vi đó tuy không mong muốn nhưng người VPPL có ý thức để mặc cho hậu 
quả xẩy ra. 
+ Lỗi vô ý: 
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi trong trường hợp người VPPL cũng nhận thức được 
hành vi của mình là nguy hại cho XH, thấy trước hậu quả nguy hại cho XH của 
hành vi đó nhưng tin tưởng rằng hậu quả đó không thể xẩy ra or có thể ngăn ngừa 
được nên đã thực hiện hành vi trái PL và gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH. 
- Lỗi vo ý do cẩu thả: là lỗi trong trường hợp người VPPL đã gây ra 1 sự thiệt hại 
cho XH nhưng do cẩu thả người đó không thể thấy trước hành vi của mình là nguy 
hiểm cho XH và cũng không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho XH của hành vi 
đó mặc dù người đó có thể thấy trước và buộc phải thấy trước hậu quả đó. 
Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý vì: lỗi là trạng thái tâm lý của 1 người đối 
với hành vi của mình gây ra dưới nhiều dạng khác nhau như: cố ý trực tiếp, cố ý 
gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả mà người đó ý thức được hành vi của 
mình có thể phát sinh hậu quả do mình gây ra và có những biểu hiện muốn or 
không muốn diều đó xảy ra or có thể ngăn chặn được. 
Câu 24: trình bày mối quan hệ giữa VPPL và trách nhiệm PL 
VPPL là hành vi trái PL do người có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý 
thực hiện, có lỗi đã gây thiệt hại cho các quan hệ XH được NN xác lập và bảo vệ. 
Trách nhiệm pháp lý là 1 loại quan hệ PL đặc biệt giữa NN và chủ thể VPPL, 
trong đó, NN có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt 
được quy định trong chế tài của QPPL đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có 
nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. 
Do đó, VPPL và trách nhiệm pháp lý có môi quan hệ chặt chẽ với nhau. VPPL là 
sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý 
chỉ đặt ra khi có VPPL. 
Cẩu 24: Hiệu lực của vănn bản QPPL theo thời gian 
Hiệu lực của văn bản QPPL theo thời gian là khoảng thời gian mà văn bản có giá 
trị thi hành. 
Hiệu lực theo thời gian của văn bản được xác địn từ thời điểm phát sinh hiệu lực 
cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản. 
Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản: có 2 cách xác định: 
- Văn bản có 1 điều khoản ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực. 
- Văn bản không ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực: phải phân loại văn bản 
Câu 25: hiệu lực hồi tó của văn bản QPPL được quy định dựa trên nguyên tắc nào 
Theo nguyên tắc chung, văn bản QPPL cần để điều chỉnh những quan hệ XH phát 
sinh sau khi văn bản đó đã có hiệu lực, nó không có hiệu lực tgrở về trước (hiệu 
lực hồi tố). Nguyên tắc này có 1 ý nghĩa quan trọng để củng cố pháp chế XHCN 
thiết lập 1 trật tự pháp luật phù hợp với tính chất và đặc điểm của CNXH. Trong 
những trường hợp thật cần thiết người làm luật cần dự liệu chính xác để thể hiện 
tỏng 1 số quy phạm cụ thể, nhưng không đặt thành quy định chung về hiệu lực trở 
về trước của cả văn bản QPPL. Đồng thời, xem xét hiệu lực trở về trước của văn 
bản QPPL cần dựa trên cơ sở tính nhân đạo của pháp luật CNXH. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_cau_hoi_ly_luan_phap_luat.pdf