Giáo trình Phòng và trị bệnh cá - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
Tóm tắt Giáo trình Phòng và trị bệnh cá - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt: ...2-5ppm thời gian 5-15 phút; + Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút. - Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần - Trộn một số kháng sinh, vitamin, cây thuốc nam,... với thức ăn để phòng các bệnh nội ký sinh. 4.3.2. Khử trùng thức ăn và sàng cho ăn - Đối...o nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước (xem bảng 2 và 3). Nước càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càng chuyển sang NH4 + ít độc, môi trường càng kiềm NH3 càng bền vững và gây độc cho tôm. Nồng độ NH3 thấp ở 0,09 mg/l đã gây cho tôm càng xanh chậm phát triển. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn ...chết hàng loạt. - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá. - Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt. Hình 6-31: Rận cá bám trên cá rô phi Hình 6-32: Rận cá (Corallana) ký sinh trên cá trắm cỏ 59 Hình 6...
hoại tử màu trắng đục; D- Cá tra bị bệnh cơ quan nội tạng xuất huyết . 1.2.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh C D A B 71 - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: cá bơi quay tròn - Dùng vợt vớt những con cá giống nhỏ 10 - 15 cm có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó (cá > 15cm). - Thực hiện thu mẫu và số lượng cá thu tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 1.2.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá + Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. + Da ở phần lưng thường có đốm viêm xuất huyết ngoài da - Giải phẫu và quan sát nội tạng: gan, thận cá có các đốm màu vàng nhạt. 1.2.4. Phòng và trị bệnh 1.2.4.1. Phòng bệnh - Cải tạo ao, cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. - Quản lý môi trường nuôi: +Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. + Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. + Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường + Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh: + Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). + Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 1.2.4.2. Trị bệnh - Phun thuốc diệt vi khuẩn: 72 Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 g/m3 nước. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 g/m3 nước. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm cho cá bằng thuốc Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm hoặc Streptomycin nồng độ 20-50 ppm thời gian 1 giờ. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh: Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Erythromycin liều 25-50 mg/1 kg cá/1 ngày cho ăn 4-7 ngày Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm: 2.1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm thủy my - Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá. - Các loài cá nuôi phổ biến ở Việt nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch,... đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. - Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. - Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh - Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. - Bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống. 73 - Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. - Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. 2.1.1. Dấu hiệu bệnh lý * Dấu hiệu bên ngoài - Hoạt động của cá bệnh trong ao + Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn + Cá bơi hỗn loạn, không bình thường. + Cá thường cọ sát cơ thể vào các vật thể trong nước. - Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang + Khi ĐVTS bị bệnh trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. + Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. + ĐVTS bị đánh bắt vận chuyển sây sát. Vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra - Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm. Hình 6-44: Cá trắm cỏ bị bệnh nấm thủy my 74 Hình 6-45: Trứng cá bị bệnh nấm thủy my Hình 6-46: Cá trê bị bệnh nấm thủy my 75 Hình 6-47: Cá lóc giống bị bệnh nấm thủy my (nguồn từ UV-Việt Nam) * Dấu hiệu bên trong của cá - Cá khi bệnh nấm thủy my, các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. 2.1.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá, trứng cá có biểu hiện bệnh như da có màu trắng xám, vẩy bong tróc, bơi lội không bình thường. - Tiến hành thu cá, số lượng mẫu thu tương tự thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 2.1.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh Quan sát cơ thể cá: quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá và quan sát trứng cá: + Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. + Tìm dấu bệnh: da, vây, đuôi, cá có các đám nấm màu trắng, vẩy bong tróc. + Đặt trứng cá trên khay và quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp để quan sát tìm các sợi nấm. 2.1.4. Phòng và trị bệnh 2.1.4.1. Phòng bệnh - Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. - Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. - Về mùa đông đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. 76 - Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 ppm. - Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%. - Phòng bệnh cho trứng cá: + Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. + Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. + Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. + Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. + Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. + Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, trong 10-15 phút, 1-2lần/ngày. + Có thể áp dụng phương pháp ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy my. 2.1.4.2. Xử lý bệnh - Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3ppm, KMnO4 1 – 2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. - Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể KMnO4 nồng độ 1- 2 ppm, sau 6- 8 h lặp lại 2.2. Chẩn đoán và xử lý bệnh nấm mang Bệnh thường gặp ở giai đoạncá bột, cá giống, cá thịt của cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi, cá diếc; cá mè trắng ít gặp. Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao. Mùa phát bệnh: mùa xuân, mùa thu và mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. 2.2.1. Dấu hiệu bệnh lý 77 - Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang, làm mất tác dụng hô hấp của mang. - Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng nhạt, các tơ mang bị phá hủy, cung mang bị ăn mòn. - Bệnh phát triển rất nhanh làm cá bột, cá giống có thể chết hàng loạt. Hình 6-48: Nấm mang Branchiomyces sp trong mang cá mè trắng 2.2.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá có biểu hiện bệnh như kém ăn, bơi lội không bình thường. - Tiến hành thu mẫu, số lượng mẫu thu tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 2.2.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra mang cá dưới kính hiển vi, có thể thấy rõ các sợi nấm, bào tử nấm phát triển trên các tơ mang. 2.2.4. Phòng và trị bệnh 2.2.4.1. Phòng bệnh - Luôn luôn dùng nước trong sạch, nếu bón phân hữu cơ phải ủ kỹ với 10% vôi. - Cá bị bệnh thay nước mới hoặc chuyển sang ao nước sạch. 2.2.4.2. Xử lý bệnh Chưa có thuốc trị bệnh hữu hiệu, tuy nhiên có thể dùng thuốc sau để hạn chế bệnh: phun Methylen 2-3ppm, KMnO4 1 – 2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý của bệnh viêm ruột do vi khuẩn ở cá nước ngọt? 78 - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my gây ra trên cá ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và biện pháp xử lý bệnh đó? + Bài tập 2: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và đưa ra biện pháp điều trị? C. Ghi nhớ - Biện pháp xử lý bệnh do vi khuẩn, xử lý bệnh do nấm ở cá và trứng cá. 79 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Phòng và trị bệnh cá là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun Ương nuôi cá hương lên thành cá giống và trước mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống; mô đun Phòng và trị bệnh cá cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại mô hình sản xuất và ương nuôi cá giống cụ thể. II. Mục tiêu: - Hiểu được các khái niệm về bệnh, các nhân tố gây bệnh, mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh, phương pháp sử dụng thuốc và biện pháp phòng bệnh tổng hợp; - Nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý của một số bệnh thường gặp do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và nấm; - Thực hiện được các thao tác chẩn đoán và các biện pháp trị bệnh và xử lý bệnh của một số bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và do nấm gây ra trên cá nuôi nước ngọt; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 06-01 Phòng bệnh tổng hợp Tích hợp Ao cá 14 3 10 1 MĐ 06-01 Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Tích hợp Ao cá 14 2 12 MĐ 06-01 Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Tích hợp Ao cá 14 3 10 1 MĐ 06-01 Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm Tích hợp Ao cá 14 2 12 Kiểm tra hết mô đun 4 4 80 Cộng 60 10 44 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp 4.1.1. Bài tập 1: Hãy thực hiện tính lượng vôi cần bón và thực hiện bón vôi để cải tạo ao cho một nuôi cá cụ thể? Nguồn lực: + Ao cá đã tháo cạn nước : 03 + Máy tính: 03 + Vôi: 3 tạ. + Cân 10kg: 03 cái. + Xô: 03 + Gáo: 03 + Bảo hộ lao động (quần áo lội nước, khẩu trang, găng tay, mũ): 6 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước tính lượng vôi cần dùng và thao tác bón vôi. 4.1.2. Bài tập 2: Hãy thực hiện việc phun thuốc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho một ao cá cụ thể? Nguồn lực: + Ao cá. + TCCA: 2kg. + Cân 1kg. + Xô. + Gáo. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành phun thuốc xuống ao phòng bệnh ký sinh trùng. 81 + Xác định thể tích nước trong ao. + Xác định khối lượng thuốc cần dùng. + Xác định thể tích nước pha loãng. + Thực hiện thao tác phun thuốc. 4.2. Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng 4.2.1. Bài tập 1: Quan sát, xác định hiện tượng cá thiếu oxy? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Mô tả được dấu hiệu cá thiếu oxy. 4.2.2. Bài tập 2: Xác định hàm lượng oxy bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý hàm lượng oxy trong nước ao thấp? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Xô thu mẫu: 5 + Bộ kít kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan: 5 + Máy quạt nước + Hóa chất tăng oxy - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: đo được chính xác hàm lượng oxy trong nước, xử lý được ao có hàm lượng oxy trong nước thấp. 4.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng 4.3.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở cá nuôi nước ngọt ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương mở lớp? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên 82 + Mẫu cá giống bị bệnh: 15 con + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Báo cáo thu hoạch nhóm: + Xác định được các ký sinh trùng trên cá + Xác định số lượng ký sinh trùng ký sinh. 4.3.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá nuôi nước ngọt? - Nguồn lực: + Formalin: 20 lít + CuSO4: 3kg + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho cá nuôi. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao tác dùng và liều lượng Formalin hoặc CuSO4 dùng để tắm cho cá. 4.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm 4.4.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my gây ra trên cá ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và biện pháp xử lý bệnh đó? - Nguồn lực + 5 bộ giải phẫu, 5 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 5 quyển sổ ghi chép. 83 + 01 chài, 05 vợt, 05 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. + Thuốc tím: 1 kg. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my trên cá và biện pháp xử lý + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. 4.4.2. Bài tập 2: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và đưa ra biện pháp điều trị? - Nguồn lực + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + KN – 04- 12: 9 gói. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn trên cá và biện pháp điều trị. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. 84 + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, lớp cơ dưới da. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức khái niệm bệnh ĐVTS, các nhân tố gây bệnh và mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được các kỹ thuật sử dụng thuốc trong NTTS Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành - Kỹ năng thực hiện các bước phòng bệnh tổng hợp Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành 5.2. Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Oxy, pH, NH3 đến động vật thủy sản Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện đo và biện pháp xử lý các yếu tố oxy, pH, NH3 khi chúng ở ngưỡng gây độc cho cá Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành 5.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức nhận biết hình dạng một số loại ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý của cá Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước chẩn đoán, phòng và trị các bệnh ký trên cá Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành 5.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm 85 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh lý của một số bệnh do vi khuẩn, nấm trên cá Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước chẩn đoán, phòng và xử ký một số bệnh do vi khuẩn, nấm trên cá Kiểm tra kết quả bằng bài thực hành VI. Tài liệu tham khảo - Trần Thị Hà và Nguyễn Chiến Văn, 2007. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản, dùng cho học sinh trung cấp nghề Nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp. - Bùi Quang Tề, 2007. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp. - Bùi Quang Tề, Ngô Thế Anh, Hoàng Thị Phương Hồng, 2009. Giáo trình chẩn đoán và phòng trị một số bệnh thông thường của bệnh động vật thủy sản (Lý thuyết và thực hành). 86 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương ./.
File đính kèm:
- giao_trinh_phong_va_tri_benh_ca_ma_so_md_06_nghe_san_xuat_gi.pdf