Giáo trình Thiết bị cán

Tóm tắt Giáo trình Thiết bị cán: ...biết đ−ợc hệ số giãn dài trung bình, ta có thể tính đ−ợc số lần cán theo c. Quan hệ giữa cỏc thụng số trong vựng biến dạng - Lượng gión rộng tuyệt đối: ∆h = D(1 - cosα); với D: đ−ờng kính làm việc của trục cán. - Gúc ăn: R h∆=α (rad) - Chiều dài cung tiếp xỳc: =txl h∆.R (mm) - Lượ...Dtb = (0,55 ữ 0,62)d (mm); à đường kớnh chõn ren và đỉnh ren. dtb là đường kớnh trung bỡnh của vớtme. d1, d0 lấy theo dtb và bước ren chọn theo tiờu chuẩn. Khi ấ c B-B Dd t b R L L1L2 L3 L4 B B H.3.25. Cỏc kớch thước của trục vớtme V 4ớtme: L = (6 ữ 8)d = (4 ữ 5)D; L1, L2, L3,...àn kẹp; 2. Dao trờn di động; 3. Dao dưới cố định; 4. Bàn đỡ sản phẩm; 5. sản phẩm; 6. Đối trọng; 7. Bản lề o Mỏy cắt dao thẳng song song cú dao dưới di động Mỏy cắt dao thẳng song song cú dao dưới di động khắc phục được những nhược điểm của loại dao trờn vỡ vậy trong thực tế loại dao này đượ...

pdf118 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thiết bị cán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực động, P = kl.Q; kl = (25÷50). 
 L là chiều dài con lăn; E là môdun đàn hồi của vật liệu làm con lăn. 
 J là mômen quán tính của con lăn. 
 Kết luận: Năng lượng làm các con lăn bị uốn cũng bằng năng lượng của thế 
năng làm uốn và gần bằng 0.8 năng lượng sinh ra khi lật thép. 
 o Nghiệm bền con lăn theo điều kiện uốn σu
- Tại bề mặt làm việc: 
H.3.82. Sơ đồ biến dạng của lò xo đỡ con lăn 
khi con lăn chịu tải trọng trong máy cán hình 
[ u3
u
u
u D.4,0
L.P
W
M σ≤==σ ] 
- Tại cổ trục: 
[ u3u d2,0
c.P σ≤=σ ](kG/mm2) 
d - đường kính cổ trục; 
c - một nửa chiều dài cổ trục. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 100
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
3.5.6. Máy nắn thép và máy là phẳng sản phẩm 
 Thép hình và thép tấm sau khi cán và được làm nguội xong thường có những 
chỗ chưa thẳng và phẳng vì vậy người ta thường dùng máy nắn thép (còn gọi là máy 
là phẳng) để nắn thẳng và là phẳng sản phẩm. Các máy nắn và máy là thép thường 
đặt sau sàn làm nguội. 
a/ Máy nắn thép tấm 
 n Công dụng và phân loại 
 Máy nén thép tấm thường được gọi là máy là phẳng. Máy gồm nhiều con lăn 
sắp xếp theo thiết kế và so le với nhau để là phẳng thép tấm. Máy chia làm 2 nhóm: 
 - Nhóm máy đặt con lăn song song: nhóm máy này dùng để là phẳng các tấm 
dày và dày vừa. Máy đặt ở các xưởng cán nóng tấm dày và dày vừa có S ≥ 4 mm. 
H.3.8. Sơ đồ nắn phẳng thép tấm 
a/ Nắn thép bằng các con lăn đặt song song; b/ Bằng các con lăn đặt nghiêng 
 - Nhóm máy đặt các con lăn nghiêng: nhóm này dùng để là phẳng các loại 
thép tấm có chiều dày nhỏ hơn 4 mm. Thép được là phẳng là nhờ các con lăn đầu. 
 o Các thông số cơ bản của máy là phẳng 
 D - đường kính con lăn (mm); L - chiều dài con lăn (mm). 
t - bước con lăn (khoảng cách tâm của 2 con lăn). 
n - số con lăn có trong máy. 
D và L của con lăn sẽ quyết định tới chất lượng nắn và kết cấu của máy. D 
và t không được lấy quá lớn vì sẽ làm giảm chất lượng nắn, nhưng nếu nhỏ quá sẽ 
làm lực cần là và nắn trên các con lăn rất lớn. Thực tế sản xuất và kinh nghiệm thiết 
kế cho thấy nên lấy t = 1,1D; n = 9÷11 (đối với dàn lăn cho thép tấm dày hơn 4 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
101
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
mm), n = 13÷17 (đối với dàn lăn cho thép tấm có S < 4 mm, n = 19÷23 (đối với dàn 
lăn cho thép tấm đặc biệt và mỏng). 
Độ nắn, là có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào số con lăn, càng 
nhiều thì nắn càng chính xác song nếu nhiều quá thì không hợp lý và không kinh tế. 
H.3.84. Máy là thép tấm mỏng loại 17 con lăn với các con lăn tựa 
1. Trục nắn thép; 2. Trục tựa; 3. Vítme điều chỉnh giữa; 4. Vítme điều chỉnh khe hở con lăn; 
5. Bệ máy; 6. Bộ phận điều chỉnh bằng tay; 7. Động cơ điều chỉnh khe hở con lăn. 
 p Tốc độ và chất lượng nắn phẳng 
Tốc độ nắn phụ thuộc vào bề mặt làm việc của các con lăn và khả năng 
chống mài mòn của chúng. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào ứng suất tiếp xúc giữa bề 
mặt kim loại và con lăn. Ứng suất tiếp xúc được tính theo công thức thực nghiệm 
sau: 
 chtx 2R.b
E.P418,0 σ≤=σ (kG/mm2) 
Trong đó: 
P – áp lực lớn nhất tác dụng lên con lăn; 
E – môdul đàn hồi của vật liệu làm con lăn, E = 2.104 kG/mm2. 
R – bán kính của con lăn nắn (mm); 
b - chiều rộng tấm được là phẳng; 
σch - giới hạn chảy của vật liệu làm con lăn (kG/mm2). 
Để tăng cường độ bền cho các con lăn và tăng độ chính xác cho sản phẩm 
nắn, người ta dùng các con lăn tựa để trục nắn tựa vào chúng. Quan hệ về kích 
thước giữa chúng như sau: Dt ≥ 2D (đôi khi Dt = D). 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
102
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
Vật liệu chế tạo các con lăn thường dùng 90CrSi, 100Cr15, 120CrNi2A; 
chúng có độ cứng HRC = 55÷65. 
q Tính lực nắn trên các con lăn khi là thép tấm 
Khi là phẳng thép băng hoặc tấm kim loại thì sự nắn và là chỉ xảy ra từ con 
lăn thứ 2 trở đi cho tới con lăn cuối cùng. Gọi P là lực nắn là phẳng trên các con lăn, 
muốn tính được lực đó người ta xây dựng các biểu đồ và phương trình mômen đi 
qua tiết diện trên các con lăn thứ 2, 3, 4, 5 đến con lăn thứ n và giả thiết thép là 
luôn luôn đi thẳng. 
 P = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 +  + Pn-1 + Pn
Trong đó: P - lực nắn của máy; 
P1 ÷ Pn - lực nắn trên con lăn thứ nhất đến con lăn thứ n. 
H.3.85. Biểu đồ mômen và các lực của các con lăn khi là thép 
 Từ biểu đồ hình 3.85 ta có: 
 M1 = P1.0 = 0 
 0.P
2
t.PM 212 −= → 21 M.t
2P = 
2
t.Pt.PM 213 −= → ( )232 M2M.t
2P += 
2
t.Pt.Pt
2
3.PM 3214 +−= → ( )2343 MM2M.t
2P ++= 
2
t.Pt.Pt
2
3.Pt2.PM 43215 −+−= → ( )3454 MM2M.t
2P ++= 
 Tương tự ta có: → ( )4565 MM2M.t
2P ++= 
 → ( )2n1nn1n MM2M.t
2P −−− ++= 
 → ( )1nn1nn MM2M.t
2P −+ ++= 
 Ta thấy: Mn+1 = 0 và 2Mn = 0 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
103
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
 Thay các giá trị trên vào công thức tính lực nắn, là phẳng ta có: 
 [ ]n1n2n5432 MMM...MMMMt
8P +++++++= −− 
 Trong đó: M2 ÷ Mn-1 là mômen dẻo đàn hồi của các con lăn từ thứ 2 đến thứ 
(n-1). 
 Lực tác dụng lên mặt trên và dưới bằng nhau: 
2
PPP dt == . 
 r Xác định công suất động cơ dẫn động máy 
 Công suất dẫn động máy là công suất sinh ra làm kim loại biến dạng dẻo khi 
nắn là phẳng, đồng thời phải thắng được các lực ma sát tại các chỗ ổ khớp nối có 
các chi tiết quay và mômen không tải. Công suất máy được tính: 
 ω+ω+σ= '.f.P.
2
d.f.PD.b.h.k.
F4
.
R
vN
2
ch 
 ω+ω+σ= '.f.P.
2
d.f.Pv.b.h.k.
F2
N
2
ch 
 Trong đó: 
 σch - giới hạn chảy của vật liệu làm con lăn; 
 E – môdul đàn hồi của vật liệu làm con lăn. 
 D - đường kính của con lăn, D = 2R. 
 h, b - chiều dày, chiều rộng của thép tấm được là phẳng. 
 k - hệ số biến dạng của kim loại tính từ con lăn thứ 2 tới con lăn thứ (n-1) 
 ∑−
π
π
−=
1n
2
2
k1
k
k (kπ là hệ số biến dạng uốn dẻo, ( )[ ] E100501k ch
σ÷−=π ) 
 P - lực nắn tổng. 
 f = 0,003 ÷ 0,1 - hệ số ma sát tại cổ trục con lăn. 
 d - đường kính cổ trục con lăn. 
 ω - vận tốc góc của con lăn. 
f’ - hệ số ma sát lăn: f’ = 0,8 ÷ 1,0 đối với kim loại đen, f’ = 1,0 ÷ 1,5 đối với 
kim loại màu. 
b/ Máy nắn thép hình 
 n Khái niệm 
 Máy nắn thép hình kiểu con lăn được dùng để nắn tất cả các loại thép hình có 
tiết diện phức tạp và đơn giản. muốn nắn thép hình thì phải có các con lăn, chỉ cần 
sử dụng các con lăn định hình có tiết diện tròn, vuông, chữ nhật, chữ I, U, ray, góc 
v.vnhư sản phẩm vào máy sẽ nắn thẳng được loại sản phẩm thép hình mong 
muốn. Máy nắn thẳng thép hình có 2 loại: 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
104
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
 - Loại máy nắn thẳng thép hình kiểu hở (kiểu côngxôn) 
 Loại này có các con lăn định hình được bố trí lắp với phần đầu thò ra ngoài 
của trục nắn. Chỉ cần thay các con lăn nắn định hình ở phần đầu trục lắp theo kiểu 
côngxôn là được. Bạc trục nắn và ổ đỡ trục khi làm việc thường chịu tải rất lớn, 
người ta thường dùng bạc lót để đỡ trục nắn, ít khi dùng ổ bi. Máy này được dùng 
rất rộng rãi để nắn tất cả các loại thép hình cỡ nhỏ và trung bình, máy vận hành dể 
dàng và thuận tiện. 
H.3.86. Máy nắn thẳng thép góc kiểu côngxôn 
1. Con lăn nắn trên; 2. Thép góc được nắn thẳng; 3. Con lăn nắn thẳng dưới; 
4. Trục lắp con lăn nắn; 5. Bạc lót trục; 6. Giá máy nắn thẳng. 
 - Loại nắn thẳng thép hình kiểu kín 
 Loại này có trục nắn được tiện rãnh tạo hình như hình dáng và kích thước 
sản phẩm, các rãnh được bố trí trên chiều dài L bề mặt làm việc của trục. 
 Số con lăn thường là: 
 n = (3÷9) - đối với máy nắn thẳng các loại ray và thép hình cỡ lớn. 
 n = (11÷13) - đối với máy nắn thẳng thép hình cỡ vừa và nhỏ. 
 Tốc độ nắn thường v = (0,5÷3,0) m/s. 
 Các thông số cơ bản của máy nắn thẳng kiểu hở hình sau: 
 t - bước con lăn (bước nắn); L - chiều dài làm việc của trục nắn; 
 h - chiều dày vật nắn; b - chiều rộng vật nắn; 
 D - đường kính con lăn nắn; d - đường kính cổ trục con lăn nắn; 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
105
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
H.3.87. Máy nắn thẳng thép hình kiểu kín có đường kính con lăn nắn D = 450 
mm dùng trong các máy cán hình cỡ nhỏ và trung bình, d = 200 mm. 
 o Phương pháp xác định lực nắn và công suất động cơ 
 - Phương pháp xác định lực nắn: xét trường hợp nắn tổng quát với đường 
kính 2 con lăn khác nhau như khi nắn thẳng thép góc. Lực nắn được tính theo công 
thức sau: 
 ( )[ ]
t
85nk3W.PP ychi −+σ== ∑ (kN; T) 
 Trong đó: Wy là mômen chống uốn đàn hồi. 
y
0
W
W
k = là tỷ số giữa mômen chống uốn dẻo và mômen chống uốn đàn hồi 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
106
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
H.3.88. Sơ đồ nắn thẳng thép góc và tính lực nắn thẳng 
 Hệ số k của một số thép có tiết diện đơn giản và phức tạp được xác định theo 
hình sau: 
H.3.89. Cách xác định hệ số k cho thép hình chữ nhật, vuông, tròn, ống. 
Tương tự ta có: Thép đường ray k = 2,0; thép chữ U: k = 1,2; thép góc k = 
1,4; thép chữ I: k = 1,4. 
 - Xác định công suất động cơ: Công suất động cơ được tính như sau: 
 ω+ω+σ= '.Pf.
2
d.f.Pk.h.b.v.
E2
N
2
ch (kW) 
3.5.7. Máy vận chuyển và sàn làm nguội 
a/ Máy vận chuyển thép 
 Để dịch chuyển kim loại từ giá cán này sang giá cán kia, từ xưởng này qua 
xưởng khác và đưa sản phẩm tới giàn làm nguội hoặc tới các thiết bị phụ khác như 
lò ủ, lò nhiệt luyện, máy cắt, máy nắn v.vngười ta dùng các máy vận chuyển kim 
loại. Các máy này chuyển động trên đường đi của dây chuyền công nghệ. 
 Có nhiều loại máy vận chuyển (kiểu móc, kiểu kéo, kiểu gạt, cào ) nhưng 
phổ biến nhất là máy vận chuyển kiểu dây cáp và kiểu xích. 
 n Máy vận chuyển kiểu dây cáp 
 Máy gồm từ 6 đến 8 dây cáp, những dây này chuyển động được là nhờ tang 
kéo 1 và tang quay 2. Xe vận chuyển 3 có vấu tựa 4 được gắn vào các dây cáp, các 
dây cáp chuyển động làm cho xe cũng chuyển động theo. Thép cán được chở đi từ 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
107
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
sàn chứa 5 sang sàn chứa 6 hoặc từ sàn chứa 6 về sàn chứa 5 là nhờ có xe chở thép 
cán đi từ phải sang trái và ngược lại. 
H.3.90. Máy vận chuyển kiểu dây cáp dùng trong máy cán thép hình 
a/ Sơ đồ động: 1. Tang kéo; 2. Tang quay dẫn động; 3. Xe vận chuyển; 4. Vấu tựa của 
xe; 5. Sàn đưa phôi; 6. Sàn chứa phôi; 7. Lò xo cân bằng; 8. Thép cán; 9. Dây cáp. 
b/ Cấu tạo của xe vận chuyển kiểu cáp: 1. Bánh xe lăn có rãnh; 2. Thanh giằng 
ngang; 3. Bộ phận điều chỉnh vấu tựa; 4. Vấu tựa; 5. Thép cán. 
o Máy vận chuyển kiểu xích 
 Giống như máy vận chuyển kiểu cáp nhưng nó có ưu điểm là chịu được nhiệt 
độ cao. Máy vận chuyển được là nhờ có bánh xích và xích. Máy có tính cơ động 
kém vì bánh xích và líp chỉ chuyển động theo một phía. 
H.3.91. Máy vận chuyển thép cán nguội kiểu xích 
1. Xích; 2. Vấu tựa; 3. Máng chứa; 4. Bánh xích. 
Nguyên lý làm việc: Vật cán từ sàn vận chuyển nằm giữa 2 vấu tựa rơi vào 
máng chứa 3, từ máng chứa vật cán được chuyển động thẳng vuông góc với hướng 
A để đến các nơi khác trên dây chuyền công nghệ hoặc tới các máy cắt. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
108
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
 Một số thông số và đặc tính kỹ thuật của máy như sau: 
 - Bước vấu: t = 1.200 mm; - Số dây xích: n = 6; 
 - Khoảng cách giữa 2 dây xích: l = 2.000 mm; 
 - Tốc độ xích kéo: v = 1,1 m/s; - Chiều dài vật cán: L = (5÷19) m; 
 - Trọng lượng vật cán: G = (1.200÷1.500) kG. 
 - Công suất động cơ: N = (30÷55) kW. 
b/ Sàn làm nguội 
 Sàn nguội là nơi chứa và làm nguội thép cán sau khi đã cán xong. Tại sàn 
nguội người ta còn phun hơi nước ở dạng sương hoặc dùng gió thổi mạnh để thép 
mau nguội. 
H.3.92. Sàn làm nguội thép cán của Đức 
 Sau khi qua sàn nguội, thép cán có nhiệt độ giảm từ (800÷950)0C xuống còn 
(100÷200)0C. Sàn nguội có nhiều loại nhưng đặc trưng nhất là sàn nguội thanh răng 
vì nó được dùng nhiều trong cán thép hình cỡ vừa và nhỏ. Vật cán nằm trên sàn 
nguội thanh răng rất ổn định và vận chuyển được dể dàng. 
Quy trình vận hành của sàn nguội như sau: Thép sau khi cán nóng xong 
đang nằm ở sàn nguội cấp 1 được nhấc lên máng 2 để vào sàn nguội thanh răng. Hệ 
thống thanh răng 3 được cố định trên dầm chịu lực 4, lúc này hệ thống thanh răng di 
động 5 được chuyển động lên xuống theo một cung tròn nhất định nhờ động cơ điện 
14, hộp giảm tốc 15 và các cơ cấu bánh lệch tâm, trục khuỷu-thanh truyền, cơ cấu 
cam v.v 
Mỗi lần chuyển động lên xuống theo một cung tròn như vậy hệ thống 5 đã 
nâng thanh thép cán đi qua được một răng, cứ như vậy dần dần thanh thép được 
chuyển động từ phải qua trái cho tới khi rơi vào máng nhận thép 9. 
Thép sau khi làm nguội nhiệt độ còn (100÷150)0C được nắn thẳng, cắt ra 
thành phẩm và nhập kho chờ xuất xưởng. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
109
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
H.3.93. Mặt cắt ngang một phía của sàn làm nguội kiểu thanh răng 
1. Máng lăn dẫn thép; 2. Máng trượt; 3. Thanh răng cố định; 4. Dầm đỡ thanh răng cố định; 
5. Thanh răng di động; 6. Trục dẫn con lăn thép sau khi nguội; 7. Giá chuyển hướng di động; 
8. Dầm đỡ thanh răng di động; 9. Con lăn dẫn thép thành phẩm; 10. Trục khuỷu-thanh truyền; 
11, 14. Động cơ điện; 12, 15. Hộp giảm tốc; 13. Bánh lệch tâm (cơ cấu cam). 
3.5.8. Thiết bị quấn cuộn thép và tang cuộn 
H.3.94. Tang cuộn dùng trong máy cán tấm nguội 
1, 2. Má kẹp sản phẩm trên và dưới; 3, 5. Chêm; 4, 6. Mặt
đỡ; 7 Thanh nối; 8 Phần trong tang cuộn; 9 Tấm kẹp
 Máy quấn, cuộn 
thép thành từng bó theo 
trọng lượng quy định để dể 
vận chuyển khi xuất xưởng 
thường dùng cho thép tròn 
có đường kính từ φ5÷φ10. 
Máy cuộn thép tấm 
được dùng nhiều trong cán 
tấm nóng và nguội, đặc 
biệt là trong cán tấm 
mỏng, cán băng và giấy 
kim loại. 
Máy rải thép và 
cuộn thép tròn φ6 hiện nay 
thường dùng là thiết bị của 
Ytalia. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
110
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
a/ Máy và tang cuộn thép tấm 
 n Khái niệm 
Thép tấm sau khi cán nóng được bàn dẫn hướng 1 đưa vào con lăn kẹp 2 vào 
dẫn hướng 3 vào tang cuộn 4. Tại tang cuộn 4 có cơ cấu kẹp chặt đầu thép và cuộn 
thép tấm vào tang cuộn. các con lăn 5 có nhiệm vụ mở đầu ra cho tới khi cuộn xong 
thép, các con lăn luôn tỳ vào mặt thép để giữ cho thép cuộn chặt. Các con lăn được 
mở đầu ra nhờ các bản lề 6. 
Máy cuộn thép có chiều dày từ (2÷4) mm, khối lượng G của 1 cuộn thép = 
8,5 tấn, đường kính trong d của cuộn thép φ700. Đường kính ngoài của cuộn thép 
φ1300, vận tốc cuộn (6,15÷12,15) m/s. 
Đối với các máy cán tấm nguội và cán băng kim loại mỏng, người ta thường 
dùng các tang nhả và tang cuộn đặt ở trước và sau máy cán. 
H.3.95. Máy cuộn thép tấm nóng trên máy cán tấm liên tục 1700 
1. Bàn dẫn hướng; 2. Bộ phận con lăn kẹp thép tấm; 3. Dẫn hướng vào tang cuộn; 
4. Tang cuộn sản phẩm thép tấm ; 5. Các con lăn kẹp; 6. Các cơ cấu bản lề. 
o Tính công suất động cơ cho máy cuộn thép tấm 
 Công suất được tính theo công thức: 
 η
+= uc NNN (kW) 
 Trong đó: Nc – công suất để cuộn thép vào tang. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
111
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
 Nu – công suất sinh ra khi tang quấn kim loại và chịu uốn vì sức nặng của 
tang và tấm kim loại. 
 Theo thực nghiệm: 
 Nc = T.v = qc.b.h.v (kW) 
 Trong đó T - lực kéo căng khi cuộn thép. 
 v - tốc độ kéo; qc – áp lực đơn vị của lực kéo căng. 
 b, h - chiều rộng, chiều dày sản phẩm tấm kéo. 
 Như vậy: ω=ω== .
4
h.bq.M
R
vMN
2
cuuu (kW) 
 Trong đó: Mu là mômen uốn do tang cuộn chịu tải trọng của thép cuộn gây 
ra, ω= .
4
h.bqM
2
cu . 
 ω - vận tốc góc quay của tang; v là tốc độ kéo; R là bán kính của tang cuộn. 
 η = 0,9÷0,95 - hệ số truyêng động hữu ích. 
H.3.96. Tang nhả thép vào máy cán 4 trục 
1. Bàn chứa phôi cuộn có rulô; 2. Bộ phận tháo dỡ phôi cuộn (tang 
nhả); 3. Bộ phận điều chỉnh làm việc của tang nhả thép; 4. Giá cán 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
112
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
H.3.97. Tang cuộn thép sau máy cán 4 trục 
1. Băng kim loại; 2. Trục làm việc φ375; 3. Trục tựa φ1000; 
4. Con lăn; 5. Giá cán; 6. Tang cuộn sản phẩm 
o Máy và tang 
cuộn thép hình 
H.3.98. Một số sản phẩm thép tấm ở 
dạng cuộn (a, b, c) và dạng tấm (d) 
 Sản phẩm thép hình 
từ φ5 đến φ10 luôn ở dạng 
cuộn. Thép cuộn dể vận 
chuyển và bảo quản. Thép 
dẹt dày từ (2÷30) mm, 
rộng từ (20÷60) mm khi 
xuất xưởng cũng ở dạng 
cuộn. Trọng lượng các 
cuộn thép tròn thường 
nặng khoảng (330÷350) 
kG. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
113
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
Cuộn thép bản (dẹt) giống như cuộn thép tấm. Khi cuộn cũng phải có tang 
nhả, tang cuộn; có các bộ phận kéo căng trước, căng sau v.vđể tiến hành công 
nghệ. 
 Đối với thép tròn, nhất là loại φ5,5 và φ6 thì người ta tạo vòng bằng ống và 
thiết bị xoáy để dây thép ra tự cuộn tròn, nhả trên máng dẫn và được làm nguội rồi 
về thiết bị cân, đo, đóng bó tròn. Việc buộc từng cuộn tròn có thể thực hiện bằng 
máy hoặc bằng tay. 
H.3.99. a/ Máy tạo vòng để cuộn dây thép φ6, φ8 
b/ Sàn vận chuyển và xếp dây thép để cuộn 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
114
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
MỤC LỤC 
Chương 1: Máy cán và lịch sử phát triển của máy cán thép 1 
 1.1. Lịch sử phát triển của máy cán thép 1 
 1.1.1. Lịch sử phát triển của máy cán thép trên thế giới 1 
 1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành cán thép Việt Nam 1 
 1.2. Khái niệm về sản phẩm cán 2 
 1.3. Khái niệm về máy cán và máy cán thép 3 
 1.3.1. Khái niệm về máy cán 3 
 1.3.2. Máy cán thép 4 
Chương 2: Phân loại máy cán và thiết bị cán 5 
 2.1. Phân loại theo cách bố trí giá cán 5 
 2.2. Phân loại theo số lượng và sự bố trí trục cán 6 
 2.3. Phân loại theo công dụng 8 
Chương 3: Tính toán và thiết kế máy cán 28 
 3.1. Cơ sở lý thuyết và những đại lượng đặc trưng cơ bản về cán kim loại 28 
 3.1.1. Các đại lượng đặc trưng cho quá trình cán 28 
 3.1.2. Lực cán, mômen cán và công suất động cơ 32 
 3.2. Tính toán thiết kế các chi tiết trên giá cán 41 
 3.2.1. Trục cán 41 
 3.2.2. Gối đỡ và ổ đỡ trục cán 47 
 3.2.3. Vít nén và cơ cấu điều chỉnh lượng ép 51 
 3.2.4. Khung giá cán 53 
 3.2.5. Kiểm tra mômen lật của máy và tính đường kính bulông nền 57 
3.3. Tính toán thiết kế các kết cấu trên hệ thống truyền động của máy cán 59 
 3.3.1. Trục khớp nối và ổ nối trục cán 59 
 3.3.2. Hộp phân lực và hộp giảm tốc trên máy cán 64 
3.4. Tính toán và nghiệm bền các thiết bị phụ dùng cho giá cán 70 
 3.4.1. Bàn nâng hạ 70 
 3.4.2. Máy dẫn hướng 72 
 3.4.3. Máy lật thép 73 
3.5. Máy cắt phôi và các loại máy cắt sản phẩm cán 75 
 3.5.1. Máy cắt dao song song 75 
 3.5.2. Máy cắt dao nghiêng 82 
 3.5.3. Máy cắt đĩa và dao cưa đĩa 87 
3.5.4. Máy cắt bay 91 
 3.5.5. Sàn lăn vận chuyển 95 
3.5.6. Máy nắn thép và máy là phẳng sản phẩm 101 
 3.5.7. Máy vận chuyển và sàn làm nguội 107 
3.5.8. Thiết bị quấn cuộn thép và tang cuộn 110 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
115
Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 
Tài liệu tham khảo 
[1]- A.A. Corolov, Thiết kế và tính toán máy cán; Maxcova 1969 
[2]- U.V. Conovalev, G.I. Natrana, K.N. Xvrancki; Sổ tay thợ cán thép; Mockva 
1977. 
[3] - Vaxilev,Ia. D., Safian, M.M., “S¶n xuÊt thÐp b¨ng vµ thÐp tÊm nguéi” Kiev, 
1976. 
[4] - P.I. Polukhin, H.M. Fª®«xov, A.A. K«r«lov, U.M. Matveiep “s¶n xuÊt c¸n” 
Mockva, 1968. 
[5] - B.B. §iomi®ov, H.B. Litovtrenco, “ThiÕt kÕ lç h×nh trôc c¸n” Mockva, 1970 
[6] - A.A. Korolev, “Trang thiÕt bÞ x−ëng c¸n thÐp” Kiev, 1965. 
[7] - P.I. Polukhin, “C¸n vµ thiÕt kÕ lç h×nh c¸n thÐp gãc” Mockva, 1956 
[8] - P.I. Polukhin, “S¶n xuÊt c¸n” Mockva, 1968 
[9] - H.B. Litovtrenco, “C¸n nãng thÐp tÊm dµy vµ trung b×nh” Kiev, 1955 
[10] - A.I. Xªlikov, B.I. Ziuzin, “C¸c lo¹i m¸y c¸n hiÖn ®¹i” Mockva, 1980 
[11] - G.H. Krayde, “trang thiÕt bÞ x−ëng c¸n thÐp” Mockva, 1970 
[12] - A.C. Phinkenstein, “Sæ tay c¸n thÐp” Mockva, 1975 
[13] - PGS. TS. Phan V¨n H¹ “C¸c ph−¬ng ph¸p thiÕt kÕ lç h×nh trôc c¸n” NXB 
Khoa häc vµ kü thuËt, 2001. 
[14] - Đỗ Hữu Nhơn; Tính toán thiết kế chế tạo máy cán thép và các thiết bị trong 
nhà máy cán thép; NXB Khoa học kỹ thuật 2001. 
Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 
116

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_can.pdf