Giáo trình Trồng và chăm sóc cây đào cảnh - Mã số MĐ 04: Nghề trồng đào, quất cảnh
Tóm tắt Giáo trình Trồng và chăm sóc cây đào cảnh - Mã số MĐ 04: Nghề trồng đào, quất cảnh: ...hụng. 23 Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai/đào) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người. Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, đào, ứng với Phúc- Lộc- Thọ. Hình 4.1.27: Bộ tam đa gồm: Sung – Lộc vừn...hư sau: "4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ” + "4 nhiều' là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. + "4 ít' là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. + "4 không' là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống,...ợng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ. 5.3.5. Thế trực thụ ngũ đản - Cây thẳng đứng 5 tán, người chính trực, từng trải được hưởng ngũ phúc Hình 4.2.26: Thế trực thụ ngũ đản 5.3.6. Thế tích thụ phát lộc - Dồn sức đâm chồi - Tổ tông tu nhân tích đức, co...
ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm. Hình 4.3.8: Sâu đục gốc * Biện pháp phòng trừ 60 - Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. - Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn cũng có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây. - Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc. 3. Bệnh hại 3.1. Bệnh xoăn lá * Nguyên nhân Bệnh xoăn lá: Bệnh do nấm (Taphoina deformans Berk Tul) gây nên. Loại nấm này thuộc bộ túi ngoài, lớp nấm túi nửa. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào ngọn lá hoặc mép lá làm cho một phần hoặc cả lá có màu xanh xám và dày lên. Sau đó những phần dày này xoăn lại biến thành màu đỏ hoặc túi và trên mặt lá bị một lớp bột trắng xám bao phủ. Cuối cùng lá biến thành màu nâu, khô và rụng xuống. Trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cả cây. * Biện pháp phòng trừ Để phòng trừ bệnh cần tiến hành một số biện pháp sau: Bón phân bằng chế độ hợp lý. Hái bỏ và đốt sạch lá bệnh, vào đầu mùa xuân phun thuốc cho cây, phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày bằng hợp chất vôi - lưu huỳnh. - Có thể dùng các loại thuốc Ridomi, Alliete để tiến hành phun phòng. 3.2. Bệnh thủng lá * Nguyên nhân - Bệnh thủng lá: do Xanthomonas pruni Dowson gây ra, hoặc do nấm bào tử đuôi (Cercospora circumscissa Sacc) gây ra. Khi bị vi khuẩn Xanthomonas pruni Dowson xâm nhiễm, trên lá và lá chồi xuất hiện các đốm nhỏ. Các đốm 61 này sẽ lan rộng thành các đốm tròn hoặc có cạnh đường kính 2mm với màu tím hoặc nấu đen. Rìa đốm bệnh là các đường viền màu vàng. Cuối cùng các đốm bệnh sẽ khô lại, nứt mép và rụng lá. * Biện pháp phòng trừ Một số biện pháp để phòng trừ bệnh: Không nên bón nhiều phân đạm cho cây mà nên bón tăng cường phân hữu cơ. Thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ những cành bệnh. Chăm sóc cây bằng chế độ ánh sáng, gió và thoát nước hợp lý. Không trồng đào lẫn với những cây khác để tránh lây bệnh. Phun thuốc cho cây theo qui trình: Phun phòng bệnh: hợp chất vôi - lưu huỳnh. Phun trị bệnh: phun nước Sunfat kẽm và vôi tỉ lệ + Sunfat kẽm 1 phần + vôi tôi 4 phần + nước 240 lần+ Phun thuốc Zinep 0,2%. 3.3. Bệnh chảy gôm * Nguyên nhân: - Khá phức tạp, có thể do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém,nhiệt độ quá thấp,...khiến vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập vào làm tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa và chảy ra liên tục. Hình 4.3.9: Triệu chứng bệnh chảy gôm trên thân cây hoa đào * Phòng trừ bệnh: - Với bệnh này thì quan trọng nhất là khâu phòng bệnh cho cây. Cần chú ý chăm sóc cây, bón phân hữu cơ để đất tơi xốp, cây sinh trưởng tốt, tỉa cành nhánh hợp lí, chú ý không làm cây bị thương. 62 - Để trị bệnh, cần tiến hành cạo bỏ vết chảy nhựa trên cây rồi bôi (quét) vào đó hợp chất lưu huỳnh vôi hay còn gọi là thuốc Ridomil MZ 72WP để làm lành vết bệnh, sau đó quét dầu một lượt để bảo vệ. - Bệnh chảy nhựa trên thân - cành cây đào gây chết khô từng cành hoặc chết cây là do cây đào đã bị nhiễm bệnh chảy mủ (hay thối gốc chảy nhựa, chảy gôm) do nấm Phytophthora sp. và nấm Palmivora sp. gây nên. Để phòng trị bệnh này cần phải thực hiện nhiều biện pháp phối hợp: + Chăm sóc, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh; + Không nên tưới quá nhiều nước, nên hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây + Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như: Ridomil MZ 72WP/BHN; Aliette 80WP; Ridomil MZ 72WP/BHN; Curzate-M8 72WP để phun xịt lên cây. + Nếu cây đã bị thối vỏ ở thân, gốc và rễ cái cần phải cào hết đất xung quanh gốc cây cho thông thoáng. Dùng dao (tốt nhất nên tiệt trùng dao bằng cồn hay hơ lửa) cạo sạch hết vết bệnh rồi quét dung dịch thuốc Aliette 80WP pha nồng độ 10-15% hoặc hỗn hợp Boóc - đô 1%. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh. - Ngoài ra bạn có thể dùng nấm đối kháng là Trichoderma hazianum để phòng trị bằng cách trộn nấm với phân hữu cơ hay mùn rác ủ mục theo tỉ lệ 1:40 rồi bón cho cây, khoảng 3-5kg/cây B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Rệp muội thường gây hại trên bộ phận nào của cây đào? A. Lộc non B. Lá già C. Trên thân cây Câu 2: Người ta thường điều tra sâu, bệnh hại trên cây đào cảnh theo phương pháp? A. Theo phương pháp 5 điểm chéo góc B. Theo phương pháp 3 điểm chéo góc C. Theo phương pháp 9 điểm chéo góc Câu 3: Các loại sâu hại nào sau đây gây hại trên cây đào cảnh? A. Sâu đục thân, cành, gốc B. Nhện đỏ, sâu đục ngọn đào C. Cả đáp án A và B Câu 4: Bệnh chảy gôm thường gây hại trên bộ phận nào của cây? 63 A. Trên thân, cành B. Trên lá C. Trên hoa Câu 5: Khi phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây đào có cần cạo sạch vết bệnh khồng? A. Cần cạo sạch vết bệnh để bệnh không lan sang các cây khác B. Không cần cạo sạch vì thuốc BVTV đã tiêu diệt hết mầm bệnh 2. Các bài thực hành: Bài thực hành: Điều tra nhện đỏ gây hại trên cây đào cảnh Bài thực hành: Phòng trừ rệp muội gây hại trên cây đào cảnh Bài thực hành: Phòng trừ bệnh chảy gôm gây hại trên cây đào cảnh C. Ghi nhớ: - Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây đào cảnh - Thành phần sâu, bệnh hại trên cây đào cảnh - Sâu, bệnh hại chính - Biện pháp phòng trừ 64 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Vị trí: + Mô đun Trồng và chăm sóc cây đào cảnh là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong các mô đun Chuẩn bị đất trồng, Kỹ thuật nhân giống. - Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng đào, quất cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây đào cảnh; + Trình bày được các bước trong kỹ thuật trồng; + Trình bày được các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đào cảnh; + Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đào giai đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá và giai đoạn ra hoa. + Nêu được quy trình kỹ thuật điều khiển quá trình quá trình ra hoa cho cây đào vào đúng dịp Tết. + Nêu được ý nghĩa của các dáng, thế trong cây đào cảnh. - Kỹ năng: + Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đào giai đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá và giai đoạn ra hoa. + Lựa chọn được các phương pháp điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển và ra hoa của cây đào. + Biết cách điều khiển quá trình ra hoa của cây đào cảnh bằng các phương pháp khác nhau; + Thực hiện được việc uốn, tỉa, tạo dáng thế cho cây đào cảnh; + Biết cách phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây đào cảnh. - Thái độ: - Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 65 III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04 - 01 Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản Tích hợp Lớp + vườn 30 4 24 2 MĐ 04 - 02 Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa Tích hợp Lớp + vườn 36 4 30 2 MĐ 04 – 03 Phòng trừ dịch hại Tích hợp Lớp + vườn 28 2 24 2 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 96 10 78 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành: Trồng cây đào cảnh ngoài vườn sản xuất - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để trồng cây; Chuẩn bị cây đào cảnh giống; Thực hiện được việc trồng cây ngoài vườn sản xuất; Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: Cây giống quất cảnh, cuốc, xẻng, dụng cụ tưới nước, vật liệu tủ gốc, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trồng cây, cây giống, trồng và tủ gốc, tưới nước. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Trồng được 30 cây đào cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.2. Bài thực hành: Tạo dáng, thế cho cây đào cảnh - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tạo dáng, thế; 66 Chuẩn bị cây đào cảnh để tạo dáng; Thực hiện được việc tạo dáng ngoài vườn sản xuất; Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: Cây quất cảnh, kéo cắt cành, kìm, dây buộc, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ tạo dáng, cây đào, tạo dáng. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tạo được 5 cây đào cảnh theo dáng trực, 5 cây dáng xiêu, 5 cây dáng hoành, 5 cây dáng huyền. 4.3. Bài thực hành: Bón phân thúc cho cây đào cảnh - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư: cuốc xẻng, phân bón các loại, bảo hộ lao động; Thực hiện bón phân; Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: Các loại dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, phân bón NPK, phân bón qua lá, vườn trồng đào cảnh, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phân bón. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bón phân thúc cho 20 cây đào cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.4. Bài thực hành: Tuốt lá đào - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động; 67 Thực hiện tuốt lá đào; Có trách nhiệm với công việc và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: Các loại dụng cụ lao động như rổ, rá, vườn trồng đào cảnh, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ và thực hiện tuôt lá đào. - Thời gian hoàn thành: 08 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện tuốt lá cho 20 cây đào cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.5. Bài thực hành: Khoanh vỏ - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư: dao khoanh vỏ, kéo cắt cành, băng dính, bảo hộ lao động; Thực hiện khoanh vỏ cho cây đào cảnh; Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. - Nguồn lực: Các loại dụng cụ lao động như dao khoanh vỏ, băng dính, bảo hộ lao động - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ như dao khoanh vỏ, băng dính. - Thời gian hoàn thành: 04 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Khoanh vỏ cho 20 cây đào cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.6. Bài thực hành: Điều tra nhện đỏ gây hại trên cây đào cảnh - Mục tiêu: Nêu được cách điều tra nhện đỏ trên cây đào cảnh Biết cách phòng trừ nhện đỏ trên cây đào cảnh 68 - Nguồn lực: Vườn trồng đào cảnh, khay điều tra sâu, bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (số lượng 05 học viên/ nhóm) mỗi nhóm hoặc cá nhân phải hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Điều tra nhện đỏ gây hại, đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. - Thời gian hoàn thành: 06 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tính được mật độ nhện trên vườn đào, đưa ra biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ an toàn và hiệu quả. 4.7. Bài thực hành: Phòng trừ rệp muội gây hại trên cây đào cảnh - Mục tiêu: Nêu được cách điều tra sâu vẽ bùa trên cây đào cảnh Biết cách phòng trừ sâu vẽ bùa trên cây đào cảnh - Nguồn lực: Vườn trồng đào cảnh, khay điều tra sâu, bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (số lượng 05 học viên/ nhóm) mỗi nhóm hoặc cá nhân phải hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Điều tra rệp muội gây hại, đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. - Thời gian hoàn thành: 08 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tính được mật độ rệp muội trên vườn đào, đưa ra biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ an toàn và hiệu quả. 4.8. Bài thực hành: Phòng trừ bệnh chảy gôm gây hại trên cây đào cảnh - Mục tiêu: Nêu được cách điều tra bệnh chảy gôm trên cây đào cảnh Biết cách phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây đào cảnh - Nguồn lực: Vườn trồng đào cảnh, giấy vở, máy tính cầm tay, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (số lượng 05 học viên/ nhóm) mỗi nhóm hoặc cá nhân phải hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Điều tra bệnh chảy gôm gây hại, đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. - Thời gian hoàn thành: 08 giờ 69 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tính được tỷ lệ bệnh chảy gôm trên vườn đào, đưa ra biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ an toàn và hiệu quả. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.1.1: Trồng cây đào cảnh ngoài vườn sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, cây đào giống - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu: cây giống, xô chậu, cọc cắm, nước tưới... Tiêu chí 2: Trồng cây - Trồng cây đúng các bước và đúng quy trình kỹ thuật. Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng phối hợp giữa các thành viên - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 5.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.1.2: Tạo dáng, thế cho cây đào cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liêu: cây đào làm thế, dây thép, kìm, kéo cắt cành... Tiêu chí 2:Cắt, tỉa, uốn cây đào - Cắt tỉa cây đào, tạo dáng, thế Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng phối hợp giữa các thành viên - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 5.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.2.1: Bón phân thúc cho cây đào cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ bón phân: cuốc, xẻng... phân bón các loại Chuẩn bị đầy đủ các loại phân bón và dụng cụ Tiêu chí 2:Lựa chọn phương pháp bón phân thích hợp nhất Đưa ra phương pháp bón phân Tiêu chí 3: Thực hiện bón phân an toàn và hiệu quả Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Tiết kiệm phân bón, không làm rơi vãi phân, an toàn trong khi bón 70 5.4. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.2.2: Tuốt lá đào Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ để tiến hành tuốt lá đào Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ: rổ, rá, bảo hộ lao động. Tiêu chí 3: Thực hiện tuốt lá đào an toàn và hiệu quả, đúng kỹ thuật Tuốt lá đào theo đúng quy trình kỹ thuật, không làm tổn thương đến mầm hoa ở nách lá. Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Không làm tổn thương đến mầm hoa ở nách lá 5.5. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.3.1: Điều tra nhện đỏ gây hại trên cây đào cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định được sâu, bệnh hại chính Xác định đúng mật độ nhện đỏ gây hại trên cây đào Tiêu chí 2:Chọn được thuốc bảo vệ thực vật Nêu tên các loại thuốc bảo vệ thực vật chính xác Tiêu chí 3: Đưa ra biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Không vứt vỏ thuốc bảo vệ bừa bãi 5.6. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.3.2: Phòng trừ rệp muội gây hại trên cây đào cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định được mật độ rệp muội trên cây đào Xác định đúng mật độ rệp muội gây hại trên cây đào Tiêu chí 2:Chọn được thuốc bảo vệ thực vật Nêu tên các loại thuốc bảo vệ thực vật chính xác Tiêu chí 3: Đưa ra biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Không vứt vỏ thuốc bảo vệ bừa bãi 5.7. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.3.3: Phòng trừ bệnh chảy gôm gây hại trên cây đào cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Xác định được tỷ lệ bệnh chảy gôm trên cây đào Xác định đúng tỷ lệ gây hại của bệnh chảy gôm gây hại trên cây đào 71 Tiêu chí 2:Chọn được thuốc bảo vệ thực vật Nêu tên các loại thuốc bảo vệ thực vật chính xác Tiêu chí 3: Đưa ra biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và hiệu quả Không vứt vỏ thuốc bảo vệ bừa bãi VI. Tài liệu tham khảo [1]. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. Nhà xuất bản Hà Nội. [2]. Phạm Thanh Hải, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp 72 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Ông: Lê Trung Hưng Thư ký 4. Ông : Đồng Văn Quang Ủy viên 5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 2. Ông: Lâm Quang Dụ Thư ký 3. Ông: Trần Thế Hanh Ủy viên 4. Ông: Nguyễn Văn Dũng Ủy viên 5. Bà: Đắc Thị Ất Ủy viên./
File đính kèm:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_cay_dao_canh_ma_so_md_04_nghe_t.pdf