Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trần Thị Kim Oanh
Tóm tắt Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trần Thị Kim Oanh: ...hân trong các quan hệ Tư pháp quốc tế thì không chỉ tính đến việc áp dụng pháp luật nước mình mà còn phải áp dụng pháp luật các nước khác trên cơ sở có đi có lại. - Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần phải tính đến lợi ích của thể nhân, pháp nhân nước khác. 19 Hiện nay, trong khoa học Tư ...c tòa tham khảo. Một khi các bên đương sự cùng ý kiến của chuyên gia không chứng minh nổi thì thẩm phán có quyền “suy luận” rằng luật nước ngoài cũng giống luật Anh và tòa sẽ áp dụng luật Anh. Thậm chí trong một số trường hợp, các bên đương sự có thể thỏa thuận về giải thích nội dung các quy...eo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết thì phải tuân thủ các quy định của điều ước và pháp luật Việt Nam, đồng thời được hưởng các chế độ được quy định trong các văn bản đó. - Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: Ở Việt Nam, người nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền tác giả và...
n sở hữu luôn là chế định trung tâm của pháp luật dân sự. - Khi điều chỉnh quan hệ sở hữu, pháp luật các nước đều điều chỉnh các vấn đề: hình thức sở hữu, nội dung quyền sở hữu, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức bảo hộ quyền sở hữu, - Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Dựa trên đó, chế định về quyền sở hữu của mỗi hệ thống pháp luật cũng có những quy định khác nhau. Ngoài ra, sự tác động của các yếu tố như: trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, còn dẫn tới sự khác nhau về quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật các nước. Bởi vậy mà việc hình thành các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài cũng thường dẫn tới việc phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu. 2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU 2.1 Nguyên tắc chung Đại đa số các nước áp dụng Hệ thuộc Luật nơi có tài sản hoặc Hệ thuộc Luật nơi có đối tượng quyền sở hữu để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Có một ít các nước, như Áo, Tây Ban Nha, Ai Cập, Braxin và Achentina, tồn tại cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có từ trước thế kỷ XIX. Theo đó, áp dụng Hệ thuộc Luật nơi có tài sản đối với bất động sản, và áp dụng Hệ thuộc Luật nhân thân của người có tài sản đối với động sản. Vai trò của Luật nơi có tài sản: - Luật nơi có tài sản quy định nội dung của quyền sở hữu tài sản, điều kiện phát sinh, chuyển dịch và chấm dứt quyền sở hữu. - Khi nghiên cứu về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, một vấn đề cần phải giải quyết là, trường hợp quyền sở hữu đối với động sản được xác lập trên cơ sở pháp luật của một nước, khi nó được chuyển dịch sang một quốc gia khác thì chế độ pháp lý đối với tài 43 sản đó được xác định như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, pháp luật các nước quy định như sau: - Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản vẫn được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và bảo hộ. Nội dung của quyền sở hữu, tức là khả năng, mức độ thực hiện quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản, thì phải được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. 2.2 Xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển Tài sản đang trên đường vận chuyển có tên gọi là res in transitu - tài sản quá cảnh qua nhiều lãnh thổ quốc gia. Quá cảnh là việc vận chuyển tài sản/hàng hóa hoặc hành khách đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất phải đi qua vùng biển quốc tế. Do đó, việc vận chuyển tài sản/hàng hóa từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia có chung đường biên giới thì không được coi là quá cảnh. Việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản là hàng hóa đang trên đường vận chuyển là một vấn đề rất phức tạp bởi vì tài sản không nằm ở một chỗ cố định mà di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí là có thời điểm ở trên lãnh thổ quốc tế. Các tài sản đang trên đường vận chuyển vì thế có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật. Trong nhiều trường hợp, khi tranh chấp xảy ra, tài sản lại tình cờ nằm ở một quốc gia không có yếu tố pháp lý gắn bó chặt chẽ với tài sản đó. Pháp luật các nước hiện nay thường áp dụng một trong các hệ thống pháp luật sau để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: - Pháp luật của nước nơi gửi đi tài sản. - Pháp luật của nước nơi nhận tài sản. - Pháp luật của nước nơi phương tiện vận tải mang quốc tịch (trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng đường biển hoặc đường không). - Pháp luật của nước nơi có trụ sở của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. - Pháp luật của nước nơi đang có tài sản. - Pháp luật của nước do các bên lựa chọn. Khoản 2 – điều 766 – Bộ luật dân sự 2005 quy định “quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật của nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật lựa chọn để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển. * Vấn đề bảo hộ quyền của người thủ đắc trung thực - Người thủ đắc trung thực là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. 44 - Để bảo hộ quyền lợi của người thủ đắc trung thực trước yêu cầu đòi lại tài sản từ phía sở hữu chủ của chúng, pháp luật các nước thường áp dụng pháp luật của nước hiện có tài sản tranh chấp hoặc pháp luật của nước nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc. * Vấn đề định danh tài sản - Định danh tài sản là vấn đề xác định tài sản là động sản hay là bất động sản. - Các phạm trù “động sản” và “bất động sản” chưa được hiểu thống nhất ở pháp luật các quốc gia. Vì thế mà phát sinh xung đột pháp luật về định danh tài sản. - Việc xác định được tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Bởi vì thông thường pháp luật áp dụng đối với động sản sẽ khác với pháp luật áp dụng cho bất động sản. - Thông thường các quốc gia sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản. - Tuy nhiên, Pháp là nước áp dụng hệ thuộc Luật tòa án để định danh tài sản. * Các ngoại lệ không sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản Ngoài vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản đang trên đường vận chuyển thì hệ thuộc Luật nơi có tài sản không được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu sau: - Quan hệ sở hữu và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hàng hải quốc tế: sử dụng hệ thuộc Luật nơi đăng ký phương tiện vận tải, Luật quốc kỳ hoặc Luật nơi đăng ký hợp đồng. - Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ: chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. - Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể: sử dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân. - Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài. - Các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa. 3. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN DỊCH RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN MUA BÁN Việc xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu có liên quan mật thiết đối với việc xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua trong quan hệ mua bán.Các nước thường quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro là không giống nhau, dẫn đến phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Các quốc gia thường quy áp dụng các nguyên tắc sau để xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro như sau: - Pháp luật các nước áp dụng nguyên tắc của luật La Mã, như Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sỹ, quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua được tính từ khi ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua. 45 - Nguyên tắc rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu: có nghĩa là thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu. Quy định của pháp luật Việt Nam: Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua và bên mua chịu rủi ro với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký và bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế: dành hẳn chương IV để quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro. Đối với hợp đồng mua bán bao gồm cả vận chuyển hàng hóa và việc người bán không phải giao hàng tại một nơi xác định, thì các rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc giao hàng cho người chuyên chở thứ nhất. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định thì rủi ro được chuyển giao cho người mua chuyên chở tại nơi đó. - Đối với các hàng hóa trong lúc đang chuyên chở thì các rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc ký kết hợp đồng. - Đối với các trường hợp mua bán khác thì các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng. Nhưng nếu người mua bị buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với cơ sở của người bán, rủi ro được chuyển giao khi việc giao hàng đã được thực hiện và người mua phải biết rằng, hàng hóa đã đặt dưới quyền sở hữu của họ tại nơi đó. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế và giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế 2. Trình bày nội dung quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam 3. Trình bày cách xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán 4. Cách xác định quyền sở hữu đối với tài sản trên đường vận chuyển 5. Nêu cách xác định quyền sở hữu đối với di sản không có người thừa kế 46 CHƯƠNG 5 HỢP ĐỒNG 1. HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng không chỉ là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, mà còn là một chế định rất quan trọng trong giao dịch dân sự - thương mại – lao động. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế, hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài này được xác định như sau: - Hợp đồng được giao kết giữa các bên chủ thể khác nhau về quốc tịch hoặc khác nhau về nơi cư trú (đối với cá nhân) hay nơi đóng trụ sở (đối với pháp nhân). - Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài. - Tài sản là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài. 2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA HỢP ĐỒNG 2.1 Các nước quy định trong luật pháp nước mình những nguyên tắc nhằm xác định tính hợp pháp của một hợp đồng có yếu tố nước ngoài Nhìn chung, luật pháp của các nước điều xem xét tính hợp pháp của một hợp đồng trên ba cơ sở chính là: hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng và các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Do vậy mà xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hợp đồng là các xung đột về hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 2.1.1 Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng - Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung hợp đồng mà các chủ thể đã xác định. - Hình thức của hợp đồng thông thường bao gồm các loại chính sau: + Hình thức miệng (bằng lời nói). + Hình thức hành vi. + Hình thức văn bản: trong đó có những hợp đồng bằng văn bản cần có chứng nhận, chứng thực. - Do pháp luật các nước quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng nên dẫn đến xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của 47 hợp đồng có nghĩa là xác định hệ thống pháp luật nào để áp dụng xác định tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng. - Các nước giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này như sau: + Các nước Đông Âu sử dụng hệ thuộc Luật nơi giao kết hợp đồng hoặc hệ thuộc Luật nơi thực hiện hợp đồng, trên cơ sở ưu tiên áp dụng Luật nơi giao kết hợp đồng. Nếu hợp đồng được giao kết ở một nước và thực hiện ở một nước khác thì Luật nơi giao kết hợp đồng vẫn được áp dụng để xem xét tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng. Nếu hợp đồng không hợp pháp tại nước nơi giao kết hợp đồng thì luật của nước nơi thực hiện hợp đồng vẫn có thể được áp dụng để xem xét hình thức hợp đồng nếu tòa án nơi giải quyết tranh chấp thấy rằng hình thức của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật nước mình. + Đa số các nước Bắc Âu, Tây Âu và châu Mỹ sử dụng hệ thuộc Luật nơi giao kết hợp đồng. Trường hợp hợp đồng bị coi là bất hợp pháp về mặt hình thức theo luật nơi giao kết hợp đồng nhưng theo luật nhân thân của các bên chủ thể hoặc theo luạt nơi tòa án nơi xét xử tranh chấp coi hợp đồng là hợp pháp về hình thức thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. + Pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc Luật nơi giao kết hợp đồng để xác định tính hợp pháp của hình thức hợp đồng. Nếu hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm pháp luật của nước đó về hình thức, nhưng không trái với quy định về hình thức theo pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng đó vẫn được công nhận tại Việt Nam (khoản 1 – điều 27 – Bộ luật dân sự 2005). 2.1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng - Nội dung của hợp đồng là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng. - Các điều khoản của hợp đồng được chia thành: + Điều khoản cơ bản: là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. + Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì coi như các bên đã mặc nhiên thỏa thuận và thực hiện như pháp luật đã quy định. Các điều khoản này không ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng và nó nhằm giảm bớt những việc không cần thiết cho các bên khi giao kết hợp đồng. + Điều khoản tùy nghi: là các điều khoản mà các bên có thể thỏa thuận để làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. + Để xác định tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng, pháp luật các nước hầu hết đều ưu tiên áp dụng hệ thuộc Luật lựa chọn. 48 + Các bên chủ thể có thể chọn luật bằng một hoặc một số điều khoản thích hợp trong hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận riêng được thực hiện trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng chính. Lưu ý rằng, khi việc chọn luật được thực hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản đó có giá trị pháp lý độc lập: sự tồn tại và hiệu lực của nó hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại và hiệu lực của hợp đồng. Việc pháp luật của các nước hầu hết đều công nhận quyền tự do lựa chọn luật của các bên trong hợp đồng là dựa trên nguyên tắc vàng của luật hợp đồng: tự do giao kết hợp đồng và tự do xác định nội dung của hợp đồng. - Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của họ thì tùy vào từng pháp luật mỗi nước mà họ áp dụng hệ thuộc Luật nơi giao kết hợp đồng, Luật nơi thực hiện hợp đồng, Luật nước người bán hoặc Luật có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng. Trong đó, mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng chính là bên phải thực hiện nghĩa vụ chính trong hợp đồng. Và Luật có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng là luật của nước nơi người thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng cư trú (cá nhân) hoặc có trụ sở (pháp nhân). Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì hợp đồng sẽ được coi là có mối liên hệ chặt chẽ nhất với nước nơi có bất động sản đó. Ngoài ra, khi các bên trong hợp đồng không thỏa thuận luật áp dụng thì có nước còn quy định áp dụng luật của nước nào là phụ thuộc vào ý chí mặc nhiên được biểu lộ rõ ràng của các bên đương sự khi giao kết hợp đồng. - Pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng tại khoản 1 – điều 769 – Bộ luật dân sự. Trong đó, trước hết các bên được tự do lựa chọn luật áp dụng cho nội dung của hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận thì áp dụng luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Đối với hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam thì phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2.1.3 Giải quyết xung đột pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - Pháp luật các nước quy định rất khác nhau, cả về định tính và định lượng về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, về cơ bản, các điều kiện đó bao gồm: + Tư cách pháp lý của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. + Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. - Giải quyết xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: + Tư cách pháp lý của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chính là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của họ. Vì thế giải quyết xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chính là giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của những chủ thể đó. + Pháp luật các nước hầu hết đều sử dụng hệ thuộc Luật nhân thân để giải quyết các xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự cho chủ thể là cá nhân. Còn đối với pháp nhân thì sử dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân. 49 Theo quy định của pháp luật Việt Nam: * Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật mà người đó mang quốc tịch. * Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam như công dân Việt Nam. * Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam được xác định theo pháp luật Việt Nam. * Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. - Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng: + Pháp luật các nước thường đều sử dụng hệ thuộc Luật nơi giao kết hợp đồng hoặc Luật nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. + Trong vấn đề này, có một trường hợp cần lưu ý là hợp đồng được giao kết vắng mặt. Khi đó thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng gắn bó chặt chẽ với thời điểm giao kết hợp đồng. * Pháp luật đa số các nước Châu Âu lục địa và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây dựa trên cơ sở thuyết “Tiếp thu” quy định thời điểm ký kết hợp đồng trong trường hợp này là thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng (bên chào hàng) nhận được trả lời chấp nhận chào hàng vô điều kiện của bên được đề nghị giao kết hợp đồng (bên chào hàng), nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của người đề nghị giao kết hợp đồng. * Pháp luật các nước Anh – Mỹ dựa trên cơ sở thuyết “Tống phát” quy định thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị giao kết hợp đồng gửi chấp nhận chào hàng vô điều kiện cho bên đề nghị giao kết hợp đồng, và nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của người được đề nghị giao kết hợp đồng. * Việt Nam quy định vấn đề này tại điều 771 – Bộ luật dân sự 2005 và theo học thuyết “Tiếp thu”. 2.2 Các nước ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật trong việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng - Để giải quyết xung đột pháp luật trong việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng thì ngoài việc quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia, các nước còn ký kết hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế, nhằm xác định các nguyên tắc làm cơ sở để xác định tính hợp pháp của hợp đồng có yếu tố nước ngoài. - Trong các điều ước quốc tế song phương: + Luật nơi ký kết hợp đồng thường được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì áp dụng luật nơi có vật. + Về xác định năng lực chủ thể ký kết hợp đồng thì áp dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể. 50 - Trong các điều ước quốc tế đa phương: nguyên tắc tự do lựa chọn của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng được xem là nguyên tắc cơ bản để xác định tính hợp pháp của hợp đồng có yếu tố nước ngoài. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế 2. Trình bày nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
File đính kèm:
- giao_trinh_tu_phap_quoc_te_tran_thi_kim_oanh.pdf