Mô hình nén chỉ mục tệp đảo trong thư viện số

Tóm tắt Mô hình nén chỉ mục tệp đảo trong thư viện số: ...ogx])] + [logx] = 1 + 2[loglog2x] + [logx] bit. Đảo công thức, phân bố hàm ý được xấp xỉ bằng P [x]  2 – (1 + 2loglogx + logx) = 2)(log2 1 xx (3) Bảng 1 cho các mẫu của mã  đối với các giá trị khác nhau x. Mặc dù đối với các giá trị x nhỏ chứng tỏ mã  dài hơn mã , trong giới hạn, ...t gap của nó được biểu diễn đúng bằng 3 bit. Điều này so sánh có lợi với cực tiểu của 11 bit – 1 đối với một phần đơn nguyên cực tiểu cộng 10 đối với phần nhị phân cực tiểu - đòi hỏi dùng giá trị tối ưu toàn cục của b = 2036. Các từ rất thông thường được mã hoá với b = 1. Khi b = 1 mã thoái ...n gọn của từ mã này là một hệ quả trực tiếp của sự kiện có một cluster và cả hai con trỏ cận trên và cận dưới ở trong cluster. Như một mẫu cực đoan hơn không thay đổi, nếu cả hai con trỏ thứ tư và thứ sáu biết rõ (tới tài liệu 11 và 13 tương ứng), sau đó, con trỏ tài liệu thứ năm có thể được b...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình nén chỉ mục tệp đảo trong thư viện số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó xem bit cu –1 tiếp theo 
như một mã nhị phân để nhận được một giá trị thứ hai cb. Giá trị x được trả lại, sau 
đó, dễ dàng được tính bằng 2cu - 1 + cb. Đối với mã 1110001, cu = 4 và cb = 1 là giá 
trị của 3 bit tiếp theo và như vậy giá trị x = 9 = 23 + 1 được trả lại. Mặc dù nó có 
thể làm tốt hơn bằng một số phương pháp mô tả dưới đây, tuy nhiên mã  tốt hơn 
nhiều nhằm mã hoá gap IF so với cả một mã hoá nhị phân lẫn một mã hoá đơn 
nguyên và nó đúng là dễ mã hoá và giải mã. Nó biểu diễn một gap x bằng lx  1 + 
2logx bit, như vậy, xác suất hàm ý về một gap của x là 
 P [x] = 2-lx  2-(1+2logx) = 22
1
x
 (2) 
cho một mối quan hệ đảo bình phương giữa kích thước gap và xác suất. 
Tổng quát hơn, xem xét mã  là chia nó thành hai thành phần: một mã đơn 
nguyên biểu diễn một giá trị k + 1 có liên quan đến vector nào đó V = như là 
 


1
11
k
i
i
k
i
i vxv 
tiếp theo bằng một mã nhị phân của [log vk] bit biểu diễn giá trị dư 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 4



k
i
ivxr
1
1 
Theo khuôn khổ này, mã  sử dụng vector 
 V = 
và x = 9 được mã hoá với k = 3 và r = 1. Tương tự, mã đơn nguyên có quan hệ hồi 
quy đến mức độ nào đó với vector 
 Vu = 
Sự phát triển sâu hơn là mã , trong đó tiền tố chỉ thị số bit hậu tố nhị phân 
được biểu diễn bằng mã  đúng hơn mã đơn nguyên. Lấy chính mẫu của x = 9, tiền 
tố đơn nguyên của 4 mã hoá 110 được thay bằng 11000, mã  đối với 4. Tức là, mã 
 đối với x = 9 là 11000001. 
Nói chung, mã  đối với một số nguyên tuỳ ý đòi hỏi 
l x = 1 + 2[log(1 + [logx])] + [logx] = 1 + 2[loglog2x] + [logx] 
bit. Đảo công thức, phân bố hàm ý được xấp xỉ bằng 
 P [x]  2 – (1 + 2loglogx + logx) = 
2)(log2
1
xx
 (3) 
Bảng 1 cho các mẫu của mã  đối với các giá trị khác nhau x. Mặc dù đối 
với các giá trị x nhỏ chứng tỏ mã  dài hơn mã , trong giới hạn, vì x trở nên lớn, 
trạng thái bị đảo. Đối với một giá trị x như 1000000, mã  tốt hơn, đòi hỏi 28 bit so 
với 39 bit của . 
2.2. Mô hình Bernoulli toàn cục 
Một cách hiển nhiên tham số hoá mô hình và có thể nhận được nén tốt hơn là 
sử dụng mật độ thực của con trỏ trong IF. Giả thiết tổng số con trỏ f được lưu trữ 
biết trước. Chia f cho số thuật ngữ chỉ mục và sau đó cho số tài liệu, coi một xác 
suất của f/(N.n) là bất kỳ tài liệu lựa chọn ngẫu nhiên chứa bất kỳ thuật ngữ lựa 
chọn ngẫu nhiên. Sau đó, sự xuất hiện con trỏ có thể được mô hình hoá như một 
quá trình Bernoulli với xác suất này, bằng giả thiết các con trỏ f của IF được lựa 
chọn ngẫu nhiên từ n.N cặp tài liệu-từ có thể trong CSDL. 
Giả thiết trường hợp ngẫu nhiên của một gap có kích thước x có xác suất x - 
1 lần không xuất hiện của từ riêng biệt đó, mỗi một của xác suất (1 – p), tiếp theo 
bằng một lần xuất hiện có xác suất p, là P [x] = (1 - p) x-1p. Đây chính là phân bố 
hình học và tương đương với mô hình hoá mỗi một cặp tài liệu-thuật ngữ có thể 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 5
như xuất hiện độc lập với xác suất p. Nếu mã hoá số học được sử dụng, các xác 
suất tích luỹ yêu cầu có thể được tính bằng cách lấy tổng phân bố này: 
 cận_dưới = pp
ix
i
11
1
)1(


  = 1 – (1 –p) x –1 (4) 
 cận_trên = pp
ix
i
1
1
)1(


  = 1 – (1 –p) x 
Khi giải mã, công thức xác suất tích luỹ 1 - (1 – p)x phải được đảo để xác 
định x và đảo chính xác theo thứ tự đối với bộ giải mã để thực hiện đúng. Hàm 
nghịch đảo x = 1 + [(log(1 – p)) /(log(1 – v))], trong đó v là giá trị phân số của đích 
mã hoá số học, sinh ra giá trị giải mã x. 
Các xác suất sinh ra bằng phân bố hình học có thể được biểu diễn bởi một 
mã kiểu Huffman đặc biệt hiệu quả và thành ra là một sự lựa chọn có ích hơn để 
mã hoá số học. Phương pháp tiếp theo được gọi là mã Golomb. Đối với tham số b 
nào đó, bất kỳ số x > 0 được mã hoá thành hai phần: thứ nhất, q + 1 thành đơn 
nguyên, trong đó số thương q = [(x – 1)/ b]; sau đó, số dư r = x – qb – 1 mã hoá 
thành nhị phân, đòi hỏi cả [log b] lẫn [log b] bit. 
Gallager và Van Voorhis chỉ ra nếu b được chọn để thoả mãn 
 (1 – p)b + (1 – p)b+1  1 < (1 – p)b-1 + (1 – p)b (5) 
phương pháp mã hoá này sinh ra một mã tiền tố tự do tối ưu đối với phân bố hình 
học tương đương với các phép thử Bernoulli với xác suất thành công cho trước 
bằng p. Theo một nghĩa nào đó, sự xây dựng của Golomb là một phương pháp 1-
bước nhằm tính mã Huffman đối với tập xác suất vô hạn riêng biệt này, rõ ràng 
không thể sử dụng giải thuật Huffman truyền thống. Giải phương trình 1 đối với b 
cho 
 bA = 




)1log(
)2log(
p
p
 (6) 
trong đó chỉ số trên A chỉ thị số bit trung bình đòi hỏi để mã hoá IF được cực tiểu 
hoá. 
Giả thiết p = f / (N.n) << 1, một trường hợp đơn giản hoá hữu ích là 
f
nN
p
b eA ..69.02log  (7) 
Đối với CSDL TREC, tham số được dùng là b = 2039. 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 6
Mã Golomb có quan hệ gần với mã đơn nguyên và giống như mã đơn 
nguyên gán xác suất giảm theo hàm mũ. Tuy nhiên, ở mã Golomb cơ sở của sự 
phân rã theo hàm mũ là một hàm của b và thường rất gần tới 1. Thực vậy, nó là các 
xác suất giảm theo hàm mũ trả lại mã Golomb phù hợp để sử dụng khi phân bố cơ 
bản là hình học. Trong phạm vi của biểu diễn vector, mã Golomb là một mã có 
quan hệ với vector: VG = . 
Mã hoá Golomb cho các kết quả trong khoảng vài phần trăm nén nhận được 
bởi một mô hình Bernoulli với mã hoá số học nếu p > 1, là trường hợp 
chuẩn về nén IF. Chỉ khi nhiều thuật ngữ xuất hiện với xác suất rất cao thực hiện 
tối ưu mã hoá số học dẫn đến một sự cải thiện đáng kể và đối với hầu hết ứng dụng 
bao hàm một mô hình Bernoulli, thực tế là cách tiếp cận Golomb sinh ra phương 
pháp lựa chọn giải mã nhanh hơn nhiều thực hiện nó. Chú ý nếu p vượt quá 0.5, mã 
Golomb hiệu quả hơn nếu IF được bù trước khi nén – tức là, nếu các số tài liệu 
không chứa thuật ngữ được lưu trữ hơn là các số tài liệu chứa. Lý do là ở trường 
hợp này một số đầu ra cần được mã hoá thành nhỏ hơn 1 bit, là không thể được với 
mã Golomb. 
3. CÁC MÔ HÌNH NÉN CỤC BỘ 
3.1 Mô hình Bernoulli cục bộ 
Nếu tần suất ft của thuật ngữ t biết trước, một mô hình Bernoulli trên mỗi 
một IL riêng biệt có thể được sử dụng. Mã Golomb lại được đòi hỏi ít khắt khe hơn 
về mặt tính toán so với mã hoá số học và cho nén tương tự. Chẳng hạn, nếu IL 
được rút ra từ một CSDL có N = 78 tài liệu, phương trình 6 quy định 6Atb . 
Sử dụng phương pháp này, các từ thường gặp được mã hoá với giá trị b nhỏ, 
trong khi các từ thường gặp được mã hoá với giá trị lớn. Ở CSDL TREC, 1 từ chỉ 
dùng 1 lần – 1 từ chỉ xuất hiện 1 lần - được mã hoá với b  500000, bằng 19, 20 
hoặc 21 bit. Mặt khác, 1 từ xuất hiện bằng 10% trong số tài liệu được mã hoá với b 
= 7 và ở trường hợp này, một gap của nó được biểu diễn đúng bằng 3 bit. Điều này 
so sánh có lợi với cực tiểu của 11 bit – 1 đối với một phần đơn nguyên cực tiểu 
cộng 10 đối với phần nhị phân cực tiểu - đòi hỏi dùng giá trị tối ưu toàn cục của b 
= 2036. 
Các từ rất thông thường được mã hoá với b = 1. Khi b = 1 mã thoái hoá 
thành một tập mã đơn nguyên đối với kích thước gap không có thành phần nhị 
phân. Điều này tương đương với lưu trữ IL bằng một bitvector, tức là, vì một 
vector nhị phân với 1 bit cho mỗi một tài liệu, bit được cài đặt nếu thuật ngữ xuất 
hiện trong tài liệu đó. Như vậy, biểu diễn IF nén dùng mô hình Bernoulli mã hoá 
Huffman không bao giờ có thể xấu hơn so với một chỉ mục nén một bitvector cho 
mỗi thuật ngữ. 
Để khai thác mô hình cục bộ này, cần lưu trữ tham số ft với mỗi một IL, sao 
cho giá trị chính xác của b có thể được dùng trong khi giải mã. Tổng giá thực hiện 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 7
nhỏ. Mỗi một IL nén dễ dàng được tiếp đầu ngữ với một mã  đối với ft – mã  là 
một lựa chọn tốt bởi vì hầu hết tần suất có thể được mong đợi nhỏ. Thực vậy, ở 
TREC, khoảng một nửa tần suất ft bằng 1 và lưu trữ ft có chi phí tương đối nhỏ. 
3.2 Mô hình Bernoulli lệch 
Như mã , vector đối với mã Golomb là VG = và bởi vì kích 
thước bucket đều đã sử dụng, một lượng lớn đối xứng lệch của phân bố  bị mất. Vì 
vậy, mã Golomb cục bộ chỉ thực hiện ở mép tốt hơn so với mã  và  toàn cục. 
Thực tế, không hợp lý mong đợi mỗi một thuật ngữ riêng lẻ bị phân tán ngẫu 
nhiên trong suốt các tài liệu bao hàm một CSDL. Đúng hơn, có khả năng có nhiều 
giai đoạn dài kém hoạt động, đặt rải rác theo cụm tài liệu chứa một từ nhất định 
hoặc cluster – cluster được gom nhóm đồng thời trong CSDL có thể bởi vì chúng 
bắt nguồn từ chính tài nguyên hoặc có thể bởi vì chúng thảo luận tư liệu chủ đề nào 
đó và các tài liệu trong CSDL được chèn theo thứ tự thời gian. Hơn nữa, gom 
nhóm không bị hạn chế các tên thích hợp. 
Một cách làm méo phân bố xác suất hình học cho phép nhằm gom nhóm là 
nâng các xác suất ẩn của d-gap nhỏ lên không gây bất lợi quá cho gap lớn. Để thực 
hiện, một sự pha tạp giữa các mã  và Golomb có thể được sử dụng, dùng một 
vector mã có các bucket ban đầu nhỏ trở thành to lớn (đúng hơn duy trì tất cả 
bucket cùng kích thước) và cho phép bucket thứ nhất chứa giá trị b (đúng hơn chỉ 
1). Một vector có thể là VT = , trong đó một giá trị b cho các 
kết quả tốt là kích thước gap median trong mỗi một IL. Nghĩa là một nửa trong số 
gap rơi vào trong bucket thứ nhất của mã với 1 bit tiền tố đơn nguyên đơn. Đối với 
bất kỳ giá trị ft cho trước, phân bố lệch có một median nhỏ hơn so với các phân bố 
ngẫu nhiên, như vậy, thành phần hậu tố nhị phân đối với một nửa hoặc nhiều hơn 
trong số con trỏ danh sách cũng có thể ngắn hơn so với cùng mã VG. Ở trường hợp 
xấu nhất, trên một IL thực sự ngẫu nhiên, median được gần tới trung bình và mã 
VT chỉ thực hiện xấu hơn mã Golomb chút ít. 
Để sử dụng mã VT, từ đó một giá trị b có thể được tính phải được lưu trữ 
trong mỗi một IL, vì ft không còn hiệu quả. Vì b lớn đối với các thuật ngữ hiếm 
gặp, một biểu diễn mã  của tỉ số N/b nên được thêm vào, từ đó b có thể được tính 
tại chế độ thực. 
3.3 Mô hình nén nội suy 
Mặc dù được thúc đẩy như một cơ chế đương đầu với gom nhóm xuất hiện 
từ, mã VT vẫn là một mã tĩnh và tương đương với một mô hình bậc 0 đối với d-gap. 
Sử dụng một mô hình bậc cao hơn cũng cho phép nén nhạy với gom nhóm vì một 
dãy d-gap nhỏ là bằng chứng rõ ràng d-gap tiếp theo cũng nhỏ. Một cơ chế được 
giả thiết tham số b đã dùng đối với mỗi một d-gap bằng trung bình của số nào đó 
của d-gap đã giải mã trước đây. Trong khi hấp dẫn về lý thuyết, lợi ích nén phụ 
thường nhỏ và vì có nhiều trường hợp hơn được điều khiển, sự cài đặt phức tạp 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 8
hơn. Phải chú ý để đảm bảo hồi phục nhanh từ các đánh giá không đúng. Bất kỳ sự 
tiết kiệm nào bị mất ngay nếu chẳng hạn, một tham số b = 1 được tính tại điểm nào 
đó và một gap dài tiếp theo mã hoá bằng đơn nguyên. Vì vậy, các mã dựa trên 
vector kiểu VT được sử dụng nhiều hơn so với vector kiểu VG. 
Một cách tinh tế hơn trong đó có thể nén mỗi một IL nhạy với gom nhóm. 
Mã nội suy được minh hoạ tốt nhất với một mẫu. Xét IL 
trong một CSDL có N = 20 tài liệu. Các cơ chế nén chỉ mục khác nhau mô tả ở trên 
chuyển đổi danh sách này thành một danh sách d-gap và mã 
hoá nó theo cách từ trái sang phải, có thể nhận dạng cluster giữa con trỏ thứ hai và 
thứ sáu. 
Để thay thế giả thiết giá trị của con trỏ thứ hai đã biết đến một mức độ nào 
đó trước khi con trỏ thứ nhất phải được mã hoá. Ví dụ, nếu biết rõ con trỏ thứ hai 
đang trỏ tới tài liệu 8 và sau đó con trỏ thứ nhất bị hạn chế số tài liệu nào đó trong 
dải 1 đến hết 7. Một sự gán đơn giản của các từ mã sau đó thêm hậu tố để biểu diễn 
con trỏ tài liệu thứ nhất này thành 3 bit. 
Bây giờ, giả sử cả số tài liệu thứ tư lẫn thứ hai đã biết. Con trỏ tài liệu thứ tư 
trỏ tới tài liệu 11, như vậy, con trỏ thứ ba bị ràng buộc từ dải 9 đến 10. Một mã đơn 
giản – ở trường hợp này chỉ đúng 1 bit dài – có thể được dùng lại để biểu diễn con 
trỏ thứ ba. Tính ngắn gọn của từ mã này là một hệ quả trực tiếp của sự kiện có một 
cluster và cả hai con trỏ cận trên và cận dưới ở trong cluster. Như một mẫu cực 
đoan hơn không thay đổi, nếu cả hai con trỏ thứ tư và thứ sáu biết rõ (tới tài liệu 11 
và 13 tương ứng), sau đó, con trỏ tài liệu thứ năm có thể được biểu diễn dùng một 
từ mã dài 0 bit – nó phải trỏ tới tài liệu 12. 
Biểu diễn dựa trên giả thiết các con trỏ thứ hai, thứ tư và thứ sáu đã biết. Để 
biểu diễn chúng, một danh sách phải được mã hoá trước. Kỹ thuật 
tương tự có thể được dùng đối với danh sách này. Nếu con trỏ thứ hai (hướng tới 
tài liệu 11) biết rõ thì con trỏ thứ nhất (hướng tới tài liệu 8) lấy hầu hết 4 bit. Thật 
vậy, vì phải có 1 con trỏ hướng tới bên trái và 1 con trỏ hướng tới bên phải của tài 
liệu này, dải có thể bị hẹp hơn từ 2...9 và 1 mã 3-bit có thể được sử dụng. Bằng 
cách lập luận tương tự, con trỏ thứ ba phải nằm giữa 13 = 12 + 1 và 19 = 20 – 1 và 
3 = [log7] bit hậu tố. 
Vấn đề còn lại duy nhất là mã hoá con trỏ hướng tới tài liệu 11. Một mã 5-bit 
trong dải 1...20 chắc chắn là đủ và nếu biết rằng có 3 con trỏ tài liệu hướng tới bên 
trái và 3 hướng tới bên phải của con trỏ giữa này được khai thác, dải có thể bị hẹp 
hơn từ 4...17 và 4 bit là hiệu quả. 
Quá trình hồi quy về tính các dải và mã giành được ở giải thuật mã hoá nội 
suy. Hàm manhiphan(x, lo, hi) được giả thiết để mã hoá một số lo  x  hi theo 
cách thích hợp nào đó. Cơ chế thực hiện đơn giản nhất đòi hỏi [log(hi – lo + 1)] bit. 
Đối với danh sách mẫu, dãy đầy đủ của bộ ba (x, lo, hi) xử lý bởi hàm 
manhiphan là (11, 4,17), (8, 2, 9), (3,1, 7), (9, 9, 10), (13, 13, 19), (12, 12, 12), (17, 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 9
14, 20). Với sự cài đặt đơn giản của manhiphan, độ dài của mã tương ứng là 4, 3, 
3, 1, 3, 0 và 3 bit tương ứng đối với tổng 17 bit. Bằng cách so sánh, một mã 
Golomb đối với danh sách như nhau với b = 2 đòi hỏi 18 bit. 
Có thể cải thiện nén nhiều hơn nữa bằng cách dùng một mã nhị phân cực 
tiểu. Chẳng hạn, khi bộ ba (13, 13, 19) đang được xử lý, chỉ có 7 số trong dãy, như 
vậy, một trong số từ mã có thể ngắn hơn 1 bit; nếu có 6 giá trị có thể, 2 trong số từ 
mã có thể ngắn hơn 1 bit. Nói chung, các từ mã ở giữa trong mỗi một dãy nên là từ 
mã ngắn hơn vì rất có thể giá trị ở giữa trong một danh sách con trỏ sẽ gần giữa 
dãy hơn so với gần điểm mút. Nhưng tại bước cuối cùng của quá trình, khi chỉ có 
một con trỏ bên trái ở mỗi một khoảng, nên đảo phân phối. Sau đó, các từ mã ngắn 
hơn 1 bit nên được gán tại điểm mút của dãy vì giả thiết cơ bản của toàn bộ phương 
pháp là các con trỏ tài liệu được gom nhóm. 
Về phần manoisuy(L, f, lo, hi), trong đó L[0 ... (f – 1)] là một danh 
sách sắp xếp của số tài liệu f , tất cả nằm trong dải lo ... hi, 
1. Nếu f = 0 thì trả lại xâu rỗng. 
2. Nếu f = 1 thì trả lại manhiphan(L[0], lo, hi). 
3. Khác 
a. Đặt h  f div 2 và m  L[h]. 
b. Đặt f1  h và f2  f - h - 1. 
c. Đặt L1  L[0 ... h-1] và L2  L[(h + 1) ... (f – 1)]. 
d. Trả lại manhiphan(m, lo + f1, hi – f2) ++ 
 manoisuy(L1, f1, lo, m – 1) ++ 
 manoisuy(L2, f2, m + 1, hi) ++ 
Giải thuật mã hoá nội suy 
Ở trường hợp xấu nhất, mã nội suy chỉ không hiệu quả chút ít so với một mã 
Golomb và bởi vì tập các giá trị kề nhau có thể được mã hoá nhỏ hơn 1 bit mỗi 
một, ở trường hợp tốt nhất nó có thể tốt hơn nhiều. Hơn nữa, trong thực tế mã nội 
suy thường nén rất tốt. Thật vậy, hạn chế thực sự duy nhất của phương pháp là độ 
phức tạp cài đặt của nó – mã hoá và mỗi một giải mã sử dụng một stack của giá trị 
sắp xảy ra và vòng lặp mã hoá và giải mã trở nên chi tiết hơn nhiều so với mã 
Golomb đơn giản hơn và mã . 
4. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 
Bảng 2 trình bày nén nhận được trên CSDL TREC thử nghiệm bằng các 
phương pháp khác nhau mô tả ở trên. Các kích thước xuất được biểu diễn bằng số 
bit cho mỗi con trỏ. Kích thước tổng của chỉ mục có thể được tính bằng cách nhân 
với giá trị f thích hợp từ bảng 1. Chẳng hạn, sự sử dụng mã nội suy sinh ra một chỉ 
mục TREC có 83.4 MB, hoặc chỉ mục đúng 4% văn bản. Đây đúng là một thành 
tựu đáng kể khi nhớ rằng một số tài liệu đối với mỗi một từ và số trong CSDL 2 
GB này được lưu trữ trong chỉ mục. Để tham khảo, hàng giá trị thứ hai chỉ ra 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 10
không gian được yêu cầu cho mỗi con trỏ bằng mã hoá nhị phân bình thường kích 
thước gap. 
Các kết quả của bảng bao gồm bất kỳ chi phí cần thiết, như giá trị ft mã hoá  
đối với mô hình Bernoulli cục bộ và tập đầy đủ các mô hình. 
Tần suất của một thuật ngữ là một tiêu chí dự báo tốt hơn nhiều của phân bố 
kích thước gap của nó so với toàn bộ phân bố kích thước gap đối với tất cả thuật 
ngữ. Hơn nữa, căn cứ vào các mô hình Bernoulli lệch và Bernoulli cục bộ chỉ cần 
một tham số được lưu trữ trong bộ nhớ trong khi giải mã, so với hàng trăm và có 
thể hàng nghìn tham số đòi hỏi bởi các mô hình khác, chắc chắn các mô hình cục 
bộ tốt hơn đáng kể. Ngay cả các mã  và  toàn cục trở nên gần đáng kể tới nén đạt 
được bằng mô hình Bernoulli cục bộ và Bernoulli lệch. Hai mã cuối cùng này có 
ưu điểm chính không đòi hỏi tham số, có ích khi lưu trữ CSDL động. 
Tất cả mô hình dựa vào mã tiền tố, như vậy, lợi ích nén không đáng kể có 
thể đưa đến nếu các phân bố xác suất cơ bản được dùng bắt buộc thay thế bộ mã số 
học. Tuy nhiên, không thể có bất kỳ lợi ích lớn hơn đáng kể để biện hộ thời gian 
giải mã phụ. 
Bảng 2 - Nén IF bằng số bit cho mỗi con trỏ đối với TREC 
Phương pháp Số bit cho mỗi con trỏ 
Các phương pháp toàn cục 
Đơn nguyên 1918.00 
Nhị phân 20.00 
Bernoulli 12.30 
 6.63 
 6.38 
Các phương pháp cục bộ 
Bernoulli 5.84 
Bernoulli lệch 5.44 
Nội suy 5.18 
Mã nội suy cho các kết quả tốt nhất trên CSDL TREC, tiếp theo mô hình 
Bernoulli lệch, với tham số b đã chọn bằng kích thước gap median trong mỗi một 
IL. Hơn nữa, tất cả mã đòi hỏi các tài nguyên tính toán tương đối vừa phải trong 
khi nén và giải nén chỉ mục nhanh như khi truy cập chỉ mục như thực hiện các mã 
nhị phân đơn giản. Mô hình Bernoulli cục bộ mã hoá dùng mã Golomb là một lựa 
chọn tốt, nhận được nén ít hơn không đáng kể so với mã nội suy nhưng cài đặt đơn 
giản hơn. 
Tóm lại, các mô hình cục bộ có xu hướng thực hiện nén tốt hơn mô hình 
toàn cục và không hiệu quả hơn về thời gian xử lý đòi hỏi trong khi giải mã, vì 
chúng có xu hướng cài đặt phức tạp hơn. Đối với đa số mục đích thực hành, mô 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Công nghệ Thông tin lần thứ VIII - Hải phòng 
 11 
hình nén chỉ mục phù hợp nhất là phương pháp Bernoull cục bộ, cài đặt dùng kỹ 
thuật mã hoá Golomb. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Arms W.Y., Digital Libraries, MIT Press, Cambridge, 2003. 
[2] Elias P., ‘Universal Codeword Sets and Representations of the 
Integers’, IEEE Transactions on Information Theory 21(2), pp. 194-203, 
1975. 
[3] Fox E.A., Advanced Digital Libraries, Virginia Polytechnic Institue 
and State University, 2000. 
[4] Golomb S.W., ‘Run-Length Encodings’, IEEE Transactions on 
Information Theory 12(3), pp. 399-401, 1966. 
[5] Journal of Network and Computer Applications, Special Issue of 
JNCA on Digital Libraries 20 (1-2), 1997. 
[6] National Institute of Standards and Technology, NIST Special 
Publication Text Retrieval Conference (TREC). 
[7] Mendelhall W., Sincich T., Statistics for the Engineering and 
Computer Science, 2nd Edition, Collier Macmillan, London, 1989. 
[8] Salomon D., Data Compression, 2nd Edition, Springer, Berlin, 2000. 
[9] Ziv J., Lempel A., ‘A Universal Algorithm for Sequential Data 
Compression’, IEEE Transactions on Information Theory 23(3), pp. 337-
343, 1977. 
[10] Ziv J., Lempel A., ‘Compression of Individual Sequences via 
Variable-Rate Coding’, IEEE Transactions on Information Theory 24(5), 
pp. 530-536, 1978. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_nen_chi_muc_tep_dao_trong_thu_vien_so.pdf