Pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội nông thôn: Đánh giá từ phía người dân
Tóm tắt Pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội nông thôn: Đánh giá từ phía người dân: ... thành viên trong cộng đồng được sống bình đẳng, được tham gia quản lý làng xã, bàn bạc việc làng, được tạo điều kiện lao động sản xuất, được tổ chức hội hè, đình đám, được tôn trọng và thăm hỏi lúc khó khăn, đau yếu, qua đời... 3.2. Việc tiếp nhận hương ước của người dân Việc phổ ... hệ gắn kết cộng đồng làng xã đã bị phá vỡ. Điều này dẫn tới sự gắn bó giữa các thành viên để cùng nhau thực hiện một điều giao ước nào đó không còn như xưa. Một cụm dân cư có sự đa dạng về tộc người, về nghề nghiệp, về thu nhập khó có thể cùng nhau xây dựng và duy trì nên một bản quy ...ộ xử không công bằng nhận được có tỷ lệ lựa chọn là 13,1%, lý do các văn bản luật không phù hợp với thực tiễn địa phương có tỷ lệ là 8,0%, còn các lý do khác có tỷ lệ 10,7%. 15,6% người trả lời không biết/không quan tâm đến vấn đề này. Nhìn chung, theo người dân nông thôn trong cuộc kh...
g và 10,3% cho là nhằm các mục đích khác. Có 4,4% người trả lời không biết/không quan tâm đến việc xây dựng hương ước/quy ước hiện nay nhằm mục đích gì. Dưới cái nhìn của người dân, sự tồn tại của hương ước là cần thiết. Đối với họ, việc xây dựng, thực hiện hương ước sẽ giúp các thành viên trong cộng đồng được sống bình đẳng, được tham gia quản lý làng xã, bàn bạc việc làng, được tạo điều kiện lao động sản xuất, được tổ chức hội hè, đình đám, được tôn trọng và thăm hỏi lúc khó khăn, đau yếu, qua đời... 3.2. Việc tiếp nhận hương ước của người dân Việc phổ biến nội dung hương ước tới người dân đã được thực hiện khá tốt. 93,4% trong số những người có biết tới bản hương ước mới nói rằng nội dung hương ước đã được phổ biến tới họ, 3,0% cho rằng nội dung hương ước không được phổ biến và 3,6% không biết/không quan tâm đến việc này. Chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt vùng miền trong tính hiệu quả của việc phổ biến các nội dung của hương ước. Hai tỉnh Đắk Lắk và Trà Vinh có tỷ lệ người được phổ biến về nội dung hương ước thấp hơn so với 3 tỉnh còn lại. Tỷ lệ này ở Đắk Lắk là 78,0%, ở Trà Vinh là 79,4%. Trong khi tỷ lệ ở 3 tỉnh Thái Bình, Hòa Bình và Quảng Ngãi lần lượt là: 94,9%; 97,3%; 96,2%. Hình thức phổ biến hương ước ở hầu hết các địa phương là tổ chức các buổi họp dân (91,7% người trả lời nêu ra hình thức này). Bên cạnh đó, một số địa phương cũng kết hợp hình thức thông báo qua loa truyền thanh xã/thôn (46,7% người trả lời lựa chọn hình thức này) và (31,5% người trả lời hình thức này) phổ biến đến từng hộ gia đình bằng cách gửi văn bản đến từng nhà; trả lời là hình thức khác (0,8% và không biết/không quan tâm (0,5%). Có 59,7% trong số những người biết có bản hương ước mới không biết/không quan tâm đến năm mà hương ước của thôn/ấp họ được biên soạn. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(91) - 2015 92 3.3. Mức độ biết hương ước của người dân Mức độ biết về bản hương ước mới Tại các điểm khảo sát, chính quyền địa phương đều cung cấp cho nhóm nghiên cứu các bản hương ước thôn. Nhưng trên thực tế, 24,3% người dân không biết hoặc không quan tâm đến việc ở thôn/ấp của họ có hương ước hay không, 5,3% người dân khẳng định là không có bản hương ước nào từ trước đến nay và 6,0% cho rằng ở thôn/ấp của họ chỉ có bản hương ước từ thời xưa để lại. Trên bình diện chung, tỷ lệ người trả lời rằng, họ có biết đến bản hương ước mới của thôn/ấp đạt 64,3%. Nói cách khác, có 35,7% người trả lời không biết đến bản hương ước mới của thôn/ấp. So sánh giữa 5 tỉnh, Đắk Lắk và Trà Vinh là hai tỉnh có tỷ lệ người dân biết đến bản hương ước mới rất thấp, tỷ lệ lần lượt là 21,5% và 33,0%. Trong khi đó, tỷ lệ người dân ở ba tỉnh Thái Bình, Hòa Bình và Quảng Ngãi biết có bản hương ước mới tương ứng là: 80,8%; 93,5% và 93,0%. Mức độ biết nội dung của bản hương ước mới. Trong số những người biết về bản hương ước mới của thôn/ấp mình thì đa số (86,2%) cho rằng họ có biết nội dung của bản hương ước/quy ước mới, còn lại (13,8%) không biết/không quan tâm đến nội dung của nó (13,8%). Như vậy, nếu tính trên tổng số 1.000 người trả lời thì chỉ có hơn một nửa số mẫu (55,5%) cho rằng họ có biết nội dung của bản hương ước mới của thôn/bản/ấp mình. So sánh giữa 5 tỉnh thì Thái Bình, Hòa Bình và Quảng Ngãi là ba tỉnh có tỷ lệ người cho rằng họ biết về nội dung của bản hương ước mới là rất cao, lần lượt là: 80,2%; 94,7%; và 95,2%. Trong khi đó, trong số ít ỏi những người biết đến bản hương ước mới ở Đắk Lắk và Trà Vinh thì tỷ lệ người dân biết về nội dung của nó cũng thấp hơn, thấp nhất là ở Đắk Lắk (52,4%). Nếu tính trên tổng số mẫu khảo sát ở mỗi tỉnh thì tỷ lệ người dân biết đến nội dung của bản hương ước/quy ước mới ở Thái Bình là (65,0%), ở Hòa Bình là (88,5%), ở Quảng Ngãi là (88,5%), ở Đắk Lắk là (11,1%), và ở Trà Vinh (24,0%). Được thông báo về việc biên soạn hương ước. Tại mỗi thôn/ấp, việc tham gia biên soạn hương ước do một số thành phần chủ chốt tham gia như: trưởng thôn, trưởng các chi hội/đoàn thể ở thôn, những người có uy tín hoặc hiểu biết về lịch sử của thôn làng. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 641 người có biết về hương ước mới thì chỉ có 56,2% cho biết họ có được thông báo về việc biên soạn hương ước/quy ước. Còn lại 32,1% trả lời không được thông báo và có 11,7% không biết/không quan tâm. So sánh giữa các tỉnh cho thấy tỷ lệ người dân trả lời có được thông báo về việc biên soạn hương ước ở Thái Bình và Hòa Bình là cao hơn (61,1% và 71,1%). Trong khi tỷ lệ ở: Quảng Ngãi là (44,1%), ở Đắk Lắk là (39,0%), và ở Trà Vinh là (46,0%). 3.4. Mức độ tuân thủ hương ước của người dân Một trong những đặc điểm của hương ước thể hiện ở sự thỏa thuận, cam kết của các thành viên trong một cộng đồng dân cư nhất định và khả năng bị trừng phạt nếu không thực hiện. Khả năng bị trừng phạt nếu làm sai tạo nên áp lực về tinh thần để mỗi người nhận thức được rằng mình không thể làm khác những điều hương ước đã quy định. Dữ liệu định tính từ cuộc khảo sát cho thấy, sự tồn tại của hương ước mới hiện nay chủ yếu mang tính hình thức. Hầu hết cán bộ chính quyền địa phương thừa nhận, đã có những hành vi vi phạm hương ước. Tuy nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận được các trường hợp bị trừng phạt bởi hương ước vì những hành vi vi phạm có liên quan. Pháp luật và hương ước... 93 Việc thi hành các điều khen thưởng cũng như điều phạt được quy định trong hương ước mới khó được thực thi. Chúng tôi cũng ghi nhận được trường hợp chính quyền xã rơi vào tình trạng khó xử đối với những trường hợp vi phạm quy ước. Ví dụ, đó là trường hợp để thi thể người chết quá 48 giờ theo quy định vì người dân mê tín, muốn chọn giờ tốt để phát tang. Dưới sự tác động của quá trình hiện đại hóa, mối quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã đã bị phá vỡ. Điều này dẫn tới sự gắn bó giữa các thành viên để cùng nhau thực hiện một điều giao ước nào đó không còn như xưa. Một cụm dân cư có sự đa dạng về tộc người, về nghề nghiệp, về thu nhập khó có thể cùng nhau xây dựng và duy trì nên một bản quy ước mang màu sắc riêng. Quy ước ngày nay là sự thể chế hóa hiến pháp, pháp luật của Nhà nước trong một cộng đồng dân cư cụ thể, thiếu vắng nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng. Chúng tôi cũng nhấn mạnh là, nếu biến hương ước thành một thứ cụ thể hóa cho pháp luật thì hương ước khó phát huy tác dụng đối với cộng đồng. Nếu hương ước không có tính tự quản thì không còn được gọi là hương ước nữa. Nếu chỉ là sự cụ thể những quy định của pháp luật thì hương ước lại mang tính phổ biến trong khi hương ước phải mang tính đặc thù của cộng đồng. Không ít các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những tương tác xã hội đa dạng đang diễn ra xung quanh việc soạn thảo và thể chế hóa hương ước, quy ước tại các thôn xã hiện nay. Ở Đắk Lắk - nơi mà tỷ lệ người dân biết về bản hương ước thấp nhất, hầu hết cán bộ chính quyền cấp cơ sở đều thừa nhận, sự tồn tại của hương ước mới hiện nay phần nhiều mang tính hình thức và được xây dựng theo phong trào. Đặc biệt, đối với người dân tộc thiểu số, như người Ê Đê, người M’nông, khái niệm hương ước hay quy ước khá xa lạ bởi sự hiện diện của luật tục trong cộng đồng còn khá rõ. Dữ liệu định tính trong những chuyến đi điền dã tại tỉnh Đắk Lắk cho chúng tôi thấy khá nhiều bản quy ước thôn, buôn ở những vùng dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống có sự giống nhau về nội dung và cũng có nhiều điều khoản của quy ước chưa từng được thực thi. Hơn nữa, nhiều cán bộ tư pháp và chính quyền cơ sở cũng thừa nhận rằng, có biểu hiện “hình thức, phong trào, làm cho có” trong quá trình xây dựng và thực hiện quy ước thôn, buôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, quy ước của một số buôn người Ê Đê đã được soạn theo cách chứa đựng các yếu tố riêng biệt của cộng đồng và có ghi nhận rằng, quy ước đã được viện dẫn khá hiệu quả trong công tác hòa giải cơ sở. Trong khi khá nhiều bản quy ước kém hiệu lực thực thi thì quy ước của một số buôn người Ê Đê đã được sử dụng bởi chính quyền địa phương như một công cụ tham gia vào quá trình quản lý cộng đồng, trong đó các điều khoản luật tục được xem là tích cực được lồng ghép với luật pháp và những điều khoản trong quy ước được dùng như nguồn viện dẫn chính trong hoạt động của tổ hòa giải cơ sở. 4. Không gian pháp luật trong xã hội nông thôn 4.1. Sự tiếp nhận pháp luật của người dân Người dân nhận được thông tin về pháp luật từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài là nguồn thông tin mà qua đó hầu hết người dân ở nông thôn nắm được thông tin về pháp luật (chiếm 84,8%). Các hình thức truyền thông truyền thống như họp thôn và thông báo qua loa truyền thanh xã/thôn cũng giúp nhiều người dân có được thông tin về pháp luật. Việc tổ chức các buổi họp thôn có lồng ghép với tuyên truyền pháp luật đang được xem là có hiệu Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(91) - 2015 94 quả khi mà có tới 66,3% người dân biết tới pháp luật dựa vào nguồn này. Có 54,9% người dân biết thông tin pháp luật từ thông báo của loa truyền thanh xã/thôn. Loa truyền thanh xã/thôn chính là kênh thông tin mà chính quyền địa phương cấp xã hoàn toàn chủ động lập kế hoạch và thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật. Như vậy, mặc dù luật pháp đến với người dân từ nguồn thông tin đa dạng và với những hình thức phong phú nhưng nhiều cán bộ chính quyền cấp xã nhận định rằng, pháp luật không chỉ khó hiểu đối với người dân mà khó hiểu đối với ngay cả cán bộ, đặc biệt ở những vùng có người dân thiểu số sinh sống. 4.2. Nhận định của người dân về mức độ tuân thủ pháp luật của những người xung quanh Phần lớn người dân đồng ý với những nhận định chung rằng cán bộ chính quyền xã là những người có hiểu biết tốt về pháp luật; là những người gương mẫu thực hiện pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước và thực thi pháp luật đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai, ít tốn kém. Khi nhận xét về việc liệu những người xung quanh (họ hàng, bạn bè, hàng xóm) có tuân thủ pháp luật không, 68,1% người dân nông thôn cho rằng hầu hết mọi người đều tuân thủ pháp luật; 25,2% người dân nông thôn cho rằng có nhiều người tuân thủ pháp luật, 6,7% người dân nông thôn có ý kiến khác. Có sự khác biệt khi nhận xét về việc tuân thủ pháp luật của những người xung quanh của người trả lời theo một số nhóm như khu vực sống, dân tộc và trình độ học vấn. Giữa người Kinh và người dân tộc khác thì người Kinh nhận xét tích cực hơn về việc tuân thủ pháp luật của những người xung quanh khi 72,1% người Kinh cho rằng hầu hết mọi người đều tuân thủ pháp luật, trong khi tỷ lệ này ở người dân tộc khác là 64,9%. Trong số ba nhóm trình độ học vấn khác nhau thì nhóm không đi học/tiểu học có nhận xét không tích cực bằng hai nhóm học vấn cao hơn (THCS và THPT). Nhận xét của người dân cho thấy hiện tượng vi phạm pháp luật chỉ xảy ra ở một số người nhất định nào đó, còn đa số người dân đều tuân thủ pháp luật. Khi được hỏi về những lý do khiến cho việc áp dụng pháp luật tại địa phương gặp khó khăn, có thể thấy hai lý do có tỷ lệ người trả lời lựa chọn cao nhất là: do người dân ít hiểu biết về luật pháp (49,6%) và do người dân thích giải quyết bằng tình hơn là lý (33,3%). Lý do cán bộ xử không công bằng nhận được có tỷ lệ lựa chọn là 13,1%, lý do các văn bản luật không phù hợp với thực tiễn địa phương có tỷ lệ là 8,0%, còn các lý do khác có tỷ lệ 10,7%. 15,6% người trả lời không biết/không quan tâm đến vấn đề này. Nhìn chung, theo người dân nông thôn trong cuộc khảo sát này thì trở ngại chủ yếu trong việc áp dụng pháp luật tại địa phương là từ phía người dân chứ không phải do văn bản pháp luật hay do người thực thi pháp luật. 4.3. Xu hướng lựa chọn luật pháp của người dân Tỷ lệ các hộ gia đình có khiếu kiện chiếm 14% trong số 1.000 hộ được khảo sát. Trong trường hợp này, xu hướng chung là các hộ gia đình đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Số hộ tự giải quyết, không nhờ ai khi có khiếu kiện chỉ là 4,9%. Tương tự như khi gặp xích mích và mâu thuẫn, tranh chấp, chính quyền xã/thôn/ấp vẫn là nơi mà đa số hộ gia đình tìm đến để giải quyết khiếu kiện. Tỷ lệ hộ nhờ chính quyền xã/thôn/ấp giải quyết khiếu kiện đạt tỷ lệ cao nhất là 81,3%. Các nhóm, tổ chức khác có tỷ lệ hộ gia đình tìm đến để được giúp đỡ đạt tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nhờ chính quyền xã/thôn/ấp. Pháp luật và hương ước... 95 Tuy nhiên, có thể thấy vai trò của cán bộ tư pháp ở đây nổi bật hơn, cụ thể, có 9,8% hộ gia đình nhờ cán bộ tư pháp để giải quyết khiếu kiện. Một số hộ gia đình cũng tìm đến tổ chức Đảng ở xã/thôn/ấp và tổ hòa giải (tỷ lệ lần lượt là 4,1% và 3,3%). Đặc biệt, không có hộ gia đình nào nhờ đến tổ chức đoàn thể, gia đình, họ hàng và bạn bè để được giúp đỡ trong trường hợp có khiếu kiện. Như vậy, vai trò của cán bộ tư pháp thể hiện khá rõ trong việc giải quyết các vụ khiếu kiện hoặc liên quan đến thủ tục giấy tờ. 4.4. Vai trò của tổ hòa giải cơ sở Trong tổng số 1.000 người được khảo sát, 32,3% người trả lời cho rằng gia đình họ có gặp chuyện xích mích. Trong lần xích mích gần đây nhất, (51,7%) hộ gia đình tự giải quyết, không nhờ ai. Những hộ gia đình tìm sự giúp đỡ để giải quyết xích mích thì chiếm tỷ lệ cao nhất là nhờ chính quyền xã/thôn/ấp (chiếm 35,6%). Tiếp đến, chiếm tỷ lệ thứ hai và thứ ba là nhờ tổ hòa giải (16,4%) và nhờ gia đình, họ hàng (14,2%). Các nhóm, tổ chức khác như cán bộ tư pháp, tổ chức đảng ở xã/thôn/ấp, tổ chức đoàn thể và bạn bè không phải là nhóm, tổ chức mà đa số các hộ gia đình tìm đến nhờ sự trợ giúp khi họ gặp chuyện xích mích. Tuy nhiên, khi gia đình có mâu thuẫn, tranh chấp (17,8% hộ gia đình gặp phải chuyện này) thì có 8,4% là tự giải quyết, không nhờ ai. Trong khi đó, tỷ lệ hộ gia đình nhờ sự giúp đỡ của chính quyền xã/thôn/ấp để giải quyết tranh chấp là 79,8%; tiếp đó là nhờ sự giúp đỡ của tổ hòa giải là (12,4%). Các nhóm, tổ chức khác ít khi được các hộ gia đình tìm đến nhờ giúp đỡ khi gia đình họ có mâu thuẫn, tranh chấp. Đánh giá về các tổ chức/cá nhân (tổ hòa giải, đoàn thể chính trị xã hội) thực hiện việc hòa giải ở địa phương, 78,2% người trả lời cho rằng hiệu quả, 7,8% người trả lời cho rằng hiệu quả nhưng ít, chỉ có 1,9% người trả lời đánh giá là không có hiệu quả. Còn lại có 12,1% người trả lời không biết/không quan tâm đến hoạt động của tổ hòa giải nên không đưa ra được ý kiến đánh giá. Sự lựa chọn này có thể được lý giải theo tiếp cận nhân học rằng, trong những xã hội có mối quan hệ xã hội chặt chẽ và ổn định lâu dài thì người ta thường dùng cơ chế hòa giải trong giải quyết xung đột. Còn trong những xã hội có mối quan hệ lỏng lẻo và không lâu dài thì người ta thường giải quyết xung đột thông qua phán quyết. 5. Kết luận Sự khác biệt về các đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm xã hội của người dân cũng như khác biệt vùng miền là những yếu tố dẫn tới sự khác biệt về mức độ người dân ở vùng nông thôn tham gia bàn bạc và giám sát về những vấn đề ở địa phương hiện nay. Nếu như vào những năm 2000 - 2010, nhiều hương ước được cho là xây dựng tự phát, mỗi nơi một kiểu, chứa đựng các điều khoản không đúng tinh thần pháp luật, không thuộc thẩm quyền, can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những văn bản chỉ đạo hướng dẫn và giám sát việc ban hành hương ước thì hiện nay, hương ước hay quy ước thôn/buôn ở các địa phương lại thường được soạn theo mẫu và ban hành mang tính hình thức. Sự khác biệt giữa các cụm dân cư chưa được thể hiện trong suốt quá trình xây dựng, ban hành và thực thi hương ước. Mặc dù dưới cái nhìn của người dân, sự tồn tại của hương ước thể hiện nguyện vọng của người dân về việc thực hiện, bảo vệ các lợi ích chính đáng, nhưng hiệu lực thực tế của hương ước trong điều tiết xã hội hiện nay cần được xem xét thấu đáo hơn trong bối cảnh hầu hết làng, khối phố, cụm dân Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(91) - 2015 96 cư được báo cáo là đã xây dựng hương ước và triển khai thực hiện. Về vấn đề thiết lập các điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, sử dụng pháp luật nhằm thực thi quyền, nghĩa vụ của mình cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, cần chú ý tới sự khác biệt vùng miền cũng như các đặc điểm xã hội của người dân. Vai trò của hòa giải cấp cơ sở và tiếng nói của những người có uy tín trong cộng đồng hiện đang thể hiện như yếu tố tích cực trong tương quan mối quan hệ pháp luật và hương ước. Việc tạo ra những cơ hội để có thêm sự tương tác, bổ trợ giữa hệ thống pháp luật và hương ước nên được chú ý. Tuy nhiên, hương ước phải được hình thành như là sản phẩm của chính cộng đồng cư dân, từ nhu cầu quản lý xã hội, là nhu cầu của người dân trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận của người dân và gắn liền với đặc điểm của từng thôn làng. Nên xem xét việc có cần thiết xây dựng hương ước ở những cụm dân cư có sự đa dạng về tộc người, về nghề nghiệp, về thu nhập, nơi mà các thành viên cộng đồng khó có thể cùng nhau xây dựng nên một bản quy ước mang màu sắc riêng. Vấn đề này cũng nên được xem xét ở những vùng dân tộc thiểu số mà luật tục còn hiện diện khá rõ và đang có hiệu lực thực tế trong quản lý cộng đồng. Những nỗ lực của Nhà nước thừa nhận bằng cách “chính thức hóa” hương ước hay luật tục thông qua mô hình xây dựng hương ước, qui ước là không thể phủ nhận. Thực tế, hương ước, quy ước đang được chính quyền và người dân địa phương xem như một công cụ tham gia vào quá trình quản trị cộng đồng. Vì vậy, hương ước, quy ước bên cạnh việc nên được cập nhật với tình hình thực tế tại cộng đồng thì cần nhận diện cơ chế đích thực, con người cụ thể từ cộng đồng đóng vai trò chủ chốt để duy trì tập tục, quản trị cộng đồng cũng như hòa giải các vướng mắc. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa - Thông tin - Ủy ban TWMTTQ Việt Nam (2000), Thông tư liên tịch hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. 2. Thomas Barfield (1999), The Dictionary of Anthropology, Blackwell Publishers 3. Bùi Quang Dũng (2013), “Hương ước và mấy vấn đề quản lý xã hội nông thôn hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1. 4. Ninh Viêt Giao (2000), “Từ hương ước đến Quy ước trong xã hội ngày nay”, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Kim Long (2015), “Phát huy dân chủ trong soạn thảo quy ước, hương ước”, truy cập ngày 28/2/2015. 7. Trần Hữu Quang (2007), Xã hội học pháp quyền, Tài liệu dành cho học viên cao học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. 8. Bùi Hồng Quý (2012), Luật tục và ảnh hưởng của luật tục trong thực hiện pháp luật của đồng bào dân tộc M’nông ở Tây Nguyên (qua khảo cứu tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông), Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 9. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (1993), “Quy ước làng, một yếu tố quan trọng trong hệ thống các quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn”, Xây dựng quy ước làng văn hóa ở Hà Bắc, Sở Văn hóa thông tin và Thể thao Hà Bắc. 10. Ủy ban nhân dân xã Ea Blang (2003), Quy ước buôn Tring. 11. (2015), Lời giới thiệu Tuyển tập Hương ước tục lệ Thăng Long Hà Nội, www.nxbhanoi.com.vn Truy cập ngày 28/2/2015. Pháp luật và hương ước... 97
File đính kèm:
- phap_luat_va_huong_uoc_trong_quan_ly_xa_hoi_nong_thon_danh_g.pdf