Thử bàn về hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của báo chí hiện nay
Tóm tắt Thử bàn về hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của báo chí hiện nay: ... sự của Đài PTTH Hải Phòng, Báo Hải phòng trước ngày 07/2/2012 Đầu tháng 5 năm 1011, ở Khánh Hòa có việc một cô giáo do không làm chủ được hành vi, đã đánh một học sinh; sau đó cũng do bức xúc, bố của học sinh bị đánh đã tát và chửi bới cô giáo này trước mặt hàng chục học sinh trong lớp học. Đ...ua các sự kiện giật gân câu khách – mà việc giật gân này dần dần hạ thấp vai trò vị thế xã hội của báo chí và làm suy giảm niềm tin của công chúng. Công chúng chỉ cần nhìn lướt qua giao diện của báo mạng điện tử, nhìn qua những tin tức bài vở của các trang báo hay nghe qua các đầu đề tác phẩm ... mạng của báo chí Việt Nam, một trong những vấn đề quan trọng là xây dựng và củng cố lập trường chính trị – xã hội, bản lĩnh nghề nghiệp và tính nhân văn của báo chí, để có thể gia tăng niềm tin của công chúng xã hội vào báo chí. Mà báo chí của nước ta là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, ...
ại “tiền, tình, tù, tội, đâm chém, hãm hiếp” theo kiểu “yêu thì thật lâm li bi đát, chết thì phải thật chua chát đau thương”, vấn đề là thông tin và giải thích, phân tích như thế nào để vừa phản ánh được mặt trái và những đốm đen của cuộc sống đang diễn ra, lại vừa bảo đảm được chất lượng văn hóa của sản phẩm báo chí - truyền thông; hơn thế nữa – gây dựng và củng cố được niềm tin của công chúng và thu phục được họ vào tầm ảnh hưởng của mình bởi những giá trị nhân văn của đời sống thường ngày. Đó chính là thông điệp đích và mục tiêu chiến lược của mỗi tòa soạn báo chí cách mạng và chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy, các “chiêu” thông tin theo kiểu “yêu thì thật lâm li, chết thì thật bi thảm” đã và đang góp phần làm cho công chúng mất dần niềm tin vào báo chí; và do đó, vai trò, vị thế xã hội của không ít tờ báo có thể bị giảm sút, công chúng dần rời xa. Bất kỳ ai bước vào nghề báo cũng đều tâm niệm lời thề nghề nghiệp là tôn trọng sự thật, bảo đảm tính khách quan chân thật của thông tin báo chí; tính khách quan chân thật của báo chí đòi hỏi báo chí không nhất thiết phải và không thể thông tin tất cả những gì có thật xẩy ra, mà cần chọn lựa những gì có ích cho công chúng và đất nước mình. Như Balzac đã từng đưa ra ba bộ lọc khi chọn sự kiện thông tin: sự kiện có thật không? Thật, nhưng có thú vị không? Thú vị nhưng thông tin có lợi ích gì không? Tức là hễ không thông tin thì thôi, nhưng mỗi khi đã thông tin là phải đúng – cái đúng mang tính bản chất sự kiện và vấn đề, đồng thời cái đúng ấy lại cần đòi hỏi bảo đảm lợi ích cho ai khi thông tin và hàm lượng văn hóa của thông tin, đặc biệt là đề cao tính nhân đạo và nhân văn của thông tin báo chí. Bởi xét cho cùng, tính nhân văn của báo chí như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, liên kết cộng đồng hướng tới giá trị cao cả nhất – vì con người với những quyền lợi gần gũi thiết thực hàng ngày của họ và những giá trị nhân bản, vì sự tiến bộ bền vững của cộng đồng xã hội. Tính nhân văn chính là sợi dây vô hình kết nối con người trên khắp hành tinh lại với nhau. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhiều người trên khắp hành tinh dù chưa một lần đến Việt Nam, nhưng khi thông qua báo chí, biết ở đất nước ấy đang hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn của quân xâm lược dội xuống giết chết hàng loạt người vô tội thì hàng triệu người đứng dậy hô vang khẩu hiệu “đả đảo đế quốc Mỹ’ và quyên góp tiền của ủng hộ nhân dân ta. Hoặc khi nghe tin động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã cuốn phăng mạng sống hàng chục ngàn người, lòng mỗi chúng ta se lại, quặn đau. Cái gì đã khơi thức giá trị nhân loại trong mỗi con người và tạo nên sức mạnh cảm xúc ấy, nếu không phải tính nhân văn của thông tin báo chí? Mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi khi chúng ta nhận được tin vui từ bạn bè, người thân và đồng loại (đặc biệt là qua thông tin báo chí), chắc hẳn ngày làm việc sẽ hứng khởi, hiệu quả hơn bởi lòng chúng ta phấn chấn; ngược lại, khi mỗi sáng đón nhận những thông tin buồn, liệu có ai vui trên nỗi đau của đồng loại? Thông tin báo chí không nên là tiếng kèn đám ma, cũng không nên lúc nào cũng tiếng kèn đám cưới; thông tin báo chí nên là tiếng kèn xung trận, có thể thổi vào trí tuệ và cảm xúc của lòng người sức mạnh của niềm tin. Niềm tin là sức mạnh mềm của cộng đồng không bao giờ cạn kiệt, ngược lại, nó là nguồn sức mạnh vô biên, nếu báo chí biết khơi dậy, củng cố và nhân lên trong mỗi con người thông quá giá trị của tin tức hàng ngày cung cấp cho công chúng. Báo chí thông tin về tiêu cực, nhưng cố gắng luôn nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực; viết về cái ác, nhưng làm thế nào khơi dậy và đề cao cái thiện; viết về khoảng tối hay đốm đen nhưng với mục đích là giúp công chúng tìm ra và đi tới khoảng sáng, bình minh; Tính nhân văn của báo chí vừa là vấn đề có tính chất trừu tượng, nhưng lại rất cụ thể và hiện hữu trong mỗi tác phẩm hay sản phẩm báo chí. Tựu trung lại, có thể nêu các cấp độ khác nhau của tính nhân văn như sau. Thứ nhất, mảng đề tài mà báo chí quan tâm, chú trọng hướng ưu tiên cho những sự kiện và vấn đề thời sự - mối quan tâm trong sản xuất và đời sống hàng ngày của cộng đồng, mà nếu giải quyết được những vấn đề ấy sẽ giúp ích cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống; không nên chú tâm quá mức vào những góc tù nước đọng để góp phần làm mờ, làm đen tấm gương phản chiếu cuộc sống hôm nay. Nói khác đi, hướng ưu tiên đề tài của thông tin báo chí là nhìn ra chân trời, góc biển để nới rộng tầm mắt, nối dài tầm tay của công chúng mình, không nên ngoái nhìn chăm chăm về góc tù nước đọng bằng việc dáp ứng nhu cầu thị hiếu của nhóm nhỏ tò mò thông qua các sự kiện giật gân câu khách – mà việc giật gân này dần dần hạ thấp vai trò vị thế xã hội của báo chí và làm suy giảm niềm tin của công chúng. Công chúng chỉ cần nhìn lướt qua giao diện của báo mạng điện tử, nhìn qua những tin tức bài vở của các trang báo hay nghe qua các đầu đề tác phẩm trong chương trình phát thanh, truyền hình cũng có thể biết được hướng đề tài ưu tiên của tòa soạn. Thứ hai, khi tiếp cận sự kiện và vấn đề thông tin, nhà báo chọn lựa góc nhìn nào để làm ánh lên những giá trị nhân bản. Sự kiện ba thanh niên ở Hà Tây (cũ) bị án tù oan ức mười năm, được một phụ nữ dày công tìm cách lôi ra ánh sáng của công lý, được báo chí phân tích dưới góc nhìn văn hóa và nhân văn, như vậy vừa soi rọi vào mảng đen của quyền lực, vừa chỉ ra luồng sáng, khơi dậy niềm tin cho công chúng vào chân lý cuộc đời, mặc dù vụ án này còn nhiều gian truân và uẩn khúc mà hiện không dễ gì tháo gỡ. Thứ ba là, tính nhân văn của báo chí thể hiện ở cách thức lựa chọn chi tiết thông tin về sự kiện và vấn đề trong tác phẩm. Nhà báo tập trung lựa chọn chi tiết để khoét sâu nỗi đau bất hạnh của con người và tra tấn công chúng mình bởi những thông tin giật gân câu khách, hay là ngay trong thông tin sự kiện về những vụ án mạng dã man, vẫn có thể tìm lựa những gì không làm đau thêm nỗi đau của người trong cuộc, không làm cho công chúng và cộng đồng bị lụy và cuộc sống đen tối thêm. Báo chí Hoa Kỳ thông tin về sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở nước Mỹ là một ví dụ. Ngay sau chương trình truyền hình CNN phát đi phóng sự với nhiều chi tiết cận cảnh những nạn nhân bị dập nát chân tay mặt mũi, máu chảy be bét được khiêng ra từ tòa nhà đổ nát, tổng thống Mỹ thông qua trợ lý báo chí của mình gửi tới giới truyền thông Hóa Kỳ một thông điệp: không nên thông tin những gì làm cho người Mỹ bi lụy hơn. Ngay lập tức, chương trình hôm sau phát lại, các chi tiết cận cảnh trong phóng sự đã bị cắt bỏ. Bởi vì, những chi tiết cụ thể, sinh động và đang cựa quậy trong tác phẩm có sức tác động ghê gớm váo lý trí và cảm xúc con người. Hàm lượng văn hóa và giá trị nhân văn của tác phẩm báo chí có thể ẩn chứa sức mạnh dồi dào và năng lượng văn hóa đằng sau những chi tiết do nhà báo cung cấp. Thông qua những chi tiết cụ thể, sinh động và đang cựa quậy ấy sẽ ánh lên nhân cách nghề nghiệp của nhà báo. Thứ tư, ngôn từ và giọng điệu trong tác phẩm cũng là công cụ quan trọng trực tiếp biểu hiện tính nhân văn của thông tin báo chí; đồng thời đó cũng là chỉ báo thang đo đẳng cấp văn hóa và tính chuyên nghiệp của nhà báo. Cũng là dọng điệu chỉ trích phê phán, nhưng dùng từ chỉ trích phê phán thế nào cho “lọt tai, lọt mắt” để công chúng có thể chấp nhận và bài viết thể hiện sự thiện chí và cái tâm sáng của người viết, tránh dùng từ ngữ chỉ chiết, thóa mạ hoặc gây sốc. Ông cha ta có câu “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’. “Vừa lòng nhau” ở đây không phải chiều lòng nhau, bợ đỡ hay nịnh nọt nhau, mà là tính chất và cấp độ của từ ngữ sử dụng cần tương thích với bản chất của sự kiện giao tiếp, tính chất, mục đích và bối cảnh thông tin. Gần đây, trên một số sản phẩm báo chí xuất hiện ngày càng dày những từ nóng, “hot’ như “kinh hoàng”, “kinh khủng”, “khủng khiếp”, “rùng mình’, .chủ yếu do người viết tạo ra, sáo rỗng, chứ bản chất sự kiện không tới mức như thế; mà dù bản chất sự kiện có đúng là như thế, cũng có thể nên dùng những từ “mềm” hơn, thật hơn, gần gũi hơn. Giữa việc chọn lựa chi tiết và cách dùng từ ngữ dọng điệu liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ báo chí, chủ yếu là ngôn ngữ sự kiện; người viết nên để cho sự kiện và chi tiết giao tiếp trực tiếp với công chúng; để cho sự kiện và chi tiết nói lên bản chất sự kiện, vấn đề thông tin và ý đồ, ý định của nhà báo; nhà báo không cần và không nên dùng từ ngữ khoa trương, sáo rỗng, bốc lên làm cho thông tin sự kiện trong bài viết nhẹ tênh, nhạt nhẽo, thậm chí sự kiện thông tin bị sai lệch, bóp méo. Hoặc mới đây, trong trận chung kết Champions League giữa câu lạc bộ Barcelona và Manchester United, rạng sáng ngày 29/5/2011, spost quảng cáo trên kênh VTV3 của Đài THVN đã gây phản cảm và bức xúc đối với khán giả truyền hình. “Việc quảng cáo một sản phẩm vào giờ vàng trong trận chung kết bóng đá được khản giả cả nước quan tâm, nhưng không hiểu sao VTV lại có cách làm gây bức xúc như vậy. Không những khán giả môn túc cầu bực tức mà đoạn quảng cáo như những tiếng nổ chát chúa lặp đi lặp lại liên tục khiến những người đang ngủ cũng phát hoảng.”2 Rất đáng mừng là không như những lần trước chần chừ và biện hộ, lần này VTV đã kịp thời xin lỗi công chúng truyền hình. Nhưng thử hỏi, lần nào cũng là ‘lần đầu tiên và đáng tiếc’, liệu niềm tin của công chúng đối với đài truyền hình quốc gia có suy giảm, trong khi nhiều đài truyền hình khác đang trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký? Thứ năm, thời điểm đăng tải bài viết – xã hội hóa sự kiện và vấn đề thông tin đúng lúc và đúng liều lượng, có chừng mức để có thể tạo ra hiệu ứng xã hội tốt nhất, phù hợp với tâm lý và tâm trạng xã hội. Mấy năm trước, spost quảng cáo Kotex trên VTV1 phát sóng ngay trước chương trình thời sự 19 giờ, đúng vào thời điểm công chúng truyền hình đang ăn cơm tối đã gây phản cảm trong tâm lý tiếp nhận. Vấn đề cần chú ý là trong khi nhà báo viết về sự kiện và con người cụ thể với tư cách là đối tượng phản ánh, với thái độ và quan điểm tiếp cận của mình – dù chỉ trích, phê phán hay ngợi ca, nhưng đồng thời thông qua tác phẩm báo chí được tiếp nhận, công chúng và dư luận xã hội nhìn vào nhà báo và phán xét anh ta về mọi phương diện. Nhà báo có thể phê phán chỉ trích một vấn đề, một con người, nhưng công chúng và dư luận xã hội cũng hoàn toàn có quyền – một cách tự nhiên, sẽ nhìn vào nhà báo và tòa soạn báo chí để thẩm 2 Nguồn: định, phán xét nhân cách nhà báo và lập trường xã hội của tòa soạn. Thiết nghĩ, nêu ra vấn đề này để chúng ta cùng suy nghĩ, hướng tới hạn chế thông tin theo kiểu “dậu đổ bìm leo”, “đục nước béo cò”. Bởi vì, trong quá trình xây dựng, nâng cao tính chuyên nghiệp và cách mạng của báo chí Việt Nam, một trong những vấn đề quan trọng là xây dựng và củng cố lập trường chính trị – xã hội, bản lĩnh nghề nghiệp và tính nhân văn của báo chí, để có thể gia tăng niềm tin của công chúng xã hội vào báo chí. Mà báo chí của nước ta là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, nhà nước và là diễn đàn của nhân dân vì sự phồn thịnh và phát triển bền vững của đất nước. Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ phán xét giá trị của công chúng và dư luận xã hội đối với nhà báo Có thể nhận thấy rằng, nhờ năng lực nghề nghiệp của nhà báo và sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ truyền thông số, thông tin sự kiện, phản ánh tình hình thời sự của báo chí nước ta hiện nay là rất nhanh nhạy. Nhưng trong thực tế hiện nay, có những biểu hiện làm báo vội vàng đưa tin về tất cả những gì nhà báo biết, mắt thấy tai nghe mà đôi khi chưa cân nhắc cẩn thận đến hiệu quả tác động của tin, bài báo. Trong nghệ thuật làm báo không phải chỉ có nghe, nhìn mà còn quan trọng hơn phải suy nghĩ sâu lắng, cân nhắc, xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng về ý nghĩa tác động của sự kiện thông tin mà nhà báo cung cấp cho công chúng. Nhà báo cần có óc phân tích tốt, cần phải biết phân tích bản chất sự kiên và vấn Công chúng xã hội Nhà báo Sự kiện, vấn đề, nhân vật trong tác phẩm đề cũng như năng lực tác động của nó trong các mối quan hệ đang đặt ra. Bởi nếu thông tin nhanh mà thiếu chọn lọc, cân nhắc, và nhất là thiếu phân tích thì khả năng đem lại niềm tin cho công chúng sẽ bị suy giảm. Mà mỗi khi công chúng mất niềm tin vào thông tin báo chí, thì sức mạnh xã hội của báo chí sẽ suy giảm, thậm chí không còn. Báo chí đánh mất niềm tin nơi công chúng là mất tất cả. Trong cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí hiện nay, báo in sẽ mất dần lợi thế về tính nhanh nhạy của thông tin, “nhường” ưu thế này cho báo mạng điện tử và báo hình, báo nói. Nhưng thế mạnh cố hữu của báo in sẽ không bao giờ mất đi vì nó gắn với văn hóa đọc, gắn với thuộc tính “văn bia’ và đã xe duyên với công chúng qua hàng mấy thế kỷ, khi nó biết chọn lọc và phân tích thông tin nhiều chiều, theo chiều sâu trí tuệ và cảm xúc nhân văn sâu lắng trong mỗi con người trong sự phù hợp với công chúng – nhóm đối tượng về sự kiện và vấn đề thông tin. Hiện nay báo in Mỹ đang giai đoạn khủng hoảng khá trầm trọng; và nhân cuộc khủng hoảng này, người ta nói báo in sẽ chết. Nhưng cũng vài năm nay, báo in Mỹ đã và đang tìm được phương thức tồn tại và con đướng phát triển của mình thông qua đọc báo trả tiền trên mạng internet và sự kết hợp linh hoạt giữa nó với các dạng thức truyền thông trên mạng thông tin toàn cầu. Trong khi đó, báo in châu Á (như ở Nhật Bản và Ấn Độ) lại vẫn như chưa có chuyện gì lớn xẩy ra. Nhưng thực tế cũng cho thấy một số ấn phẩm báo in Việt Nam suy giảm lượng phát hành trông thấy. Nguyên nhân suy giảm, một phần do báo mạng điện tử cùng với truyền thông – mạng xã hội phát triển trong môi trường công nghệ số, nhưng có lẽ phần lớn và chủ yếu do chính tư duy chính trị và cách làm báo in của chúng ta. Có thể do “sức yếu” lại ra gió trong cuộc chạy đua thông tin các sự kiện “hot’ với các loại hình báo chí điện tử, trong khi vấn đề chọn lọc thông tin, phân tích sự kiện và vấn đề theo chiều sâu để tạo ra sự khác biệt lại ít được chú ý; hoặc một số tòa soạn “lực bất tòng tâm’ bởi đội ngũ và chậm đổi mới phong cách làm nghề;... Mặt khác, lý do nằm ‘ngoài nghề’ cũng khó vượt qua. Ví như vấn đề công chúng quan tâm như chống tiêu cực – tham nhũng lại “khó nói”, đôi khi ‘buộc” phải săn tìm những loại sự kiện khác, hoặc thậm chí giật gân câu khách, hoặc ‘đào bới” những sự kiện mà đáng lẽ cần giúp công chúng lướt qua, quên càng nhanh càng tốt. Tối hôm trước đọc báo mạng điện tử, sáng hôm sau mua tờ báo giấy lại thấy nguyên xi như những gì đã đọc được hôm qua, không có sự khác biệt đáng kể, không thấy chiều sâu của sự phân tích thú vị và góc nhìn mới lạ khác về những gì đã diễn ra. Như vậy, trong nhiều nguyên nhân đánh mất công chúng và quan trọng nhất là làm suy giảm niêm tin vào thông tin báo chí – truyền thông, trong đó một trong những điều quan trọng là do hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của sản phẩm báo chí chi phối. Do đó, “phẩm chất quan trọng nhất của nhà báo nằm ở khả năng phân tích vấn đề, khả năng hoài nghi, biết hoài nghi và biết cách thoát ra khỏi hoài nghi. Chúng tôi luôn giáo dục sinh viên phải biết hoài nghi và sau đó biết cách thoát khỏi hoài nghi. Chính sự hoài nghi giúp người ta nhận ra con đường đúng đắn của nhận thức. Nhà báo đã tụt hậu so với kiến thức chung của nhân loại trên nhiều lĩnh vực và đó là điều rất đáng lo ngại”3. Một khảo sát về mức độ tin cậy của công chúng và dư luận xã hội khu vực Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng4 đối với thông tin báo chí (cụ thể là đối với một số tờ báo lớn) cho thấy kết quả khả quan hơn (gần 70%) so với mức độ tin cậy bởi thông tin do cán bộ cơ sở cung cấp (6,7%). Tuy nhiên, với tình hình báo chí hiện nay cũng không nên chủ quan, và cảnh báo về suy giảm niềm tin của công chúng đối với thông tin báo chí không phải là không có cơ sở thực tế. Từ những vấn đề trên đây, đã và đang đặt ra cho hoạt động lãnh đạo quản lí, trong đó có đào tạo báo chí (kể cả đào tạo cơ bản ban đầu và đào tạo lại) những vấn đề vừa cơ bản, vừa bức thiết cần quan tâm. Muốn gia tăng hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của thông tin báo chí, cần chú trọng tạo lập những yếu tố nền tảng để có thể hình thành nhân cách văn hóa cho sinh viên báo chí ngay trên ghế nhà trường. Đây là vấn đề không dễ dàng, bởi phần đông sinh viên hiện nay nhanh nhạy và dễ nắm bắt kỹ thuật và công nghệ truyền thông số nhưng lại ngại đọc sách; ngại đọc sách thì khó có thể có nhân cách văn hóa vững vàng – nhất là khó hình thành hệ kiến thức nền cũng như hệ thống luận điểmđể phát triển bền lâu trong nghề, nhất là đối với nghề báo in đẳng cấp và lịch lãm. Mặt khác, muốn giúp sinh viên biết hoài nghi và biết cách thoát khỏi hoài nghi để có năng lực phân tích sự kiện, vấn đề thời sự trên các bình diện pháp lý, chính trị, văn hóa, xã hội và đạo đức, thì cùng với việc bản thân sinh viên biết cách và có ý thức tự “xây” kiến thức nền tảng của mình, người thầy cần chú trọng hơn nữa trang bị phương pháp tiếp cận và phân tích sự kiện và vấn đề thời sự cho người học. Với tốc độ phát triển mạng internet và công nghệ số như hiện nay, người thầy khó 3 Giáo sư Yaxen N. Zaxurơxki, trong bài nói chuyện với cán bộ và sinh viên báo chí Học viện báo chí và Tuyên truyền tháng 1/2009., 4 Dẫn theo khảo sát của Đỗ Chí Nghĩa năm 2007 có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho sinh viên, thay vào đó là phương pháp truy cập, tìm tòi, cách thức tiếp cận, phương pháp và kỹ năng điều tra, phân tích vấn đề một cách thuyết phục. Rèn nghề, xét cho cùng, chủ yếu là rèn cách tư duy, rèn kỹ năng và cách thức tiếp cận, khai thác và phân tích thông tin, rèn cách phân tích lập luận thuyết phục và tạo sự khác biệt thú vị có được trong sản phẩm báo chí; thông qua đó, lôi kéo và thuyết phục công chúng xã hội vào tầm ảnh hưởng của mình. Bởi nghề báo, thực chất là nghề thuyết phục công chúng và dư luận xã hội; chỉ có thuyết phục, thuyết phục bằng sự kiện và phân tích sự kiện mới có thể thu hút sự quan tâm và gây dựng niềm tin cho công chúng xã hội. Báo chí hiện đại ngày càng đòi hỏi gia tăng hàm lượng văn hóa và tính nhân văn trong nội dung và phương thức thông tin giao tiếp; đồng thời, đòi hỏi đặc biệt chú trọng bảo đảm và tuân thủ tính nhân văn để thu phục lòng người. Mặt khác, công tác lãnh đạo, quản lí báo chí từ vi mô (cấp tòa soạn, cơ quan báo chí truyền thông) đến vĩ mô (quản lí nhà nước về báo chí truyền thông). Có thể nói trước năm 2011, trong các cuộc giao ban báo chí hàng tuần, không mấy khi nhắc nhở, cảnh báo các sai phạm về văn hóa, về tính nhân văn; trong khi đó chủ yếu nhấn mạnh, kiểm soát những sai sót về chính trị, tư tưởng. Cần chú ý rằng lợi ích văn hóa, giá trị nhân văn của báo chí truyền thông có ý nghĩa lâu bền với tiến trình phát triển của dân tộc, của cộng đồng. Bảo đảm tính nhân văn và gia tăng hàm lượng văn hóa trong sản phẩm báo chí – truyền thông, yêu cầu nhà báo cần tích lũy điều kiện cần và đủ về kiến thức, quan điểm, thái độ hành nghề, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp. Mặt khác, thể hiện tính nhân văn không phải là vấn đề trừu tượng hay cao siêu gì, mà là từ cái tâm của nhà báo và từ những thái độ và kỹ năng, thao tác hàng ngày trong cuộc sống và trong tác nghiệp, như thái độ và hành vi đối với những con người bình dị xung quanh, những con người bất hạnh có hoàn cảnh éo le, hay thậm chí, đối với những con người đang vào vòng lao lý mà nhà báo vừa phê phán vừa có thể, chia sẻ, không a dua “dậu đổ bìm leo”, không “té nước theo mưa”, càng không “đục nước béo cò”, hay “đâm bị thóc chọc bị gạo.” Trong quá trình đó, tổng biên tập (hay giám đốc) cơ quan báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói rằng, sản phẩm báo chí – truyền thông thể hiện rõ nét nhất chân dung diện mạo, tính chuyên nghiệp và văn hóa - nhân cách người đứng đầu cơ quan báo chí cũng như người đứng đầu cơ quan chủ quản cơ quan báo chí../.
File đính kèm:
- thu_ban_ve_ham_luong_van_hoa_va_tinh_nhan_van_cua_bao_chi_hi.pdf