Các tình huống giao tiếp trong kinh doanh du lịch

Tóm tắt Các tình huống giao tiếp trong kinh doanh du lịch: ... diều hòa trong xe làm việc không được tốt, khách kêu ca phàn nàn bạn sẽ làm gì trong tình huống này ? Xử lý tình huống: Đây là một tình huống thường gặp ,là một người lái xe khi gặp phải tình huóng này bạn nên hoạt bát, nhanh nhẹn ,láng nghe ý kiến của khách.Khi đi xe dường như không ai thõa mãn ...hời buổi cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách chinh phục khách hàng mới, đặc biệt là nguồn khách hàng từ tay đối thủ. Họ tung ra những chiêu khuyến mãi hấp dẫn nhất như giá rẻ, dịch vụ tốt, địa điểm thuận tiện, quà tặng, Xử lý tình huống: Lúc này, nhân viên kinh doanh rất cần đế...xấu đến dự án và doanh thu của công ty. Xử lý tình huống: Nhanh chóng làm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm. Nếu bạn lỡ ký vào một lá thư trả cho khách hàng 20.000USD nhưng trên thực tế công ty bạn chỉ phải trả cho họ 200USD, hãy gọi điện và tỏ ra hài hước với việc đánh nhầm số của mình. Nếu bạn ký v...

doc30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các tình huống giao tiếp trong kinh doanh du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hợp đồng đi đến ký kết đã qua một quá trình đàm phán lâu dài tuy vậy đây cũng là nơi thể hiện cao nhất trình độ giao tiếp của bạn vì nó giúp bạn sửa những lỗi mà bạn bây giờ mới phát hiện ra.
1-Tình Huống:
Tình huống dành cho một nữ trưởng phòng kinh doanh của một công ty. Công việc khiến người nữ trưởng phòng này thường xuyên phải tham gia các buổi tiếp khách (nhậu nhẹt) nhưng cô ta lại không uống được rượu. 
Những lần cô ấy đồng ý uống rượu với đối tác, mặc dù công việc chạy tốt nhưng sức khỏe đều bị ảnh hưởng. Nếu lần nào cô ta từ chối thì công việc thường bị ách tắc, thậm chí bị thất bại vì đối tác cho rằng cô ta không nhiệt tình.
 Lần này người nữ trưởng phòng đi tiếp 1 giám đốc đối tác, chuẩn bị ký 1 hợp đồng rất lớn mà công ty cô mất rất nhiều công sức theo đuổi, ông ta rất nhiệt tình mời cô ta cụng ly 100%. Người nữ trưởng phòng biết ông ta đã từng bỏ 1 hợp đồng lớn với 1 đối tác khác vì cho rằng họ coi thường ông ta. 
Xử lý tình huống: 
Sức khỏe em không tốt lắm nhưng em rất trân trọng anh nên xin phép được nhấp môi chén rượu này để thể hiện tình cảm của mình cũng như sự hợp tác của công ty em với công ty anh.
2-Tình Huống:
Bạn không kiểm tra kỹ các tài liệu, thư từ và hợp đồng trước khi ký chúng. Bạn không tính toán chi phí, việc chi tiêu vượt quá định mức đang ảnh hưởng xấu đến dự án và doanh thu của công ty.
Xử lý tình huống:
 Nhanh chóng làm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm. Nếu bạn lỡ ký vào một lá thư trả cho khách hàng 20.000USD nhưng trên thực tế công ty bạn chỉ phải trả cho họ 200USD, hãy gọi điện và tỏ ra hài hước với việc đánh nhầm số của mình. Nếu bạn ký vào hợp đồng bao gồm những điều khoản không có lợi cho công ty, ngay lập tức mang bản hợp đồng đó đến gặp luật sư. Sửa chữa bản hợp đồng mà không có những gợi ý của pháp luật sẽ gây nhiều phiền toái đến sự nghiệp của bạn. Với những sai lầm về mặt chi tiêu, hãy chủ động tập hợp những người trong đội lại để cùng nhau thống nhất một chiến lược giảm chi tiêu.
3.4 Giao tiếp trong các bữa chiêu đãi.
Các bữa chiêu đãi vô cùng quan trong trong kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh du lịch bởi vì nó không những mang lại kết quả tốt đép cho công ty mà nó còn đánh giá năng lực tổ chức của công ty du lịch chuyên tổ chưức và kinh daonh các s ản phẩm dịch vụ như nhà Hàng khách sạn với ý nghĩa của bởi giới thiệu và dùng thử sản phẩm.
1-Tình huống:
Trong bữa tiệc chiêu đãi vào cuối năm bạn mời các đối tác đến dự tiệc. Trong lúc bữa tiệc đang diễn ra bạn phát hiện ra có một khách có hiện tượng say rượu tệ hại hơn khi tiệc đã kết thúc mà vị khách vẫn dây dưa không chịu ra về.
Xử lý tình huống:
Khi thấy họ say tốt nhất là mời họ nằm nghỉ, uống café hay uống một bát canh giã rượu v.v.có thể cử người đưa vị khách đó về không họ tự lái xe về như thế rất nguy hiểm.
Nếu khi tiệc đã kết thúc mà vị khách vẫn dây dưa không chịu ra về. Bạn có thể mời họ uống café và nhắc khéo họ ra về. Nếu ở mức cao hơn có thể chủ tiệc xin phép đi ngủ sớm để một ai lại tiếp khách khi đó họ sẽ phải ra về.
2-Tình huống:
Trong cuộc chiêu đãi của công ty vào dịp công ty tổng kết cuối năm có mời một số vị khách đến dự tiệc trong khi dùng thức ăn khách chẳng may làm đổ thức ăn bạn xử lý cách nào cho linh hoạt.
Xử lý tình huống:
Hãy giải quyết việc đó nhanh chóng và gọn gàng nhất. Trong trường hợp này quản lý khách sạn phải chỉ đạo nhân viên phục vụ bàn xử lý ngay.
- Lấy thìa dũa bổ sung cho khách nếu khách làm rơi.
- Dùng khăn lau hoặc phủ lên chỗ thức ăn bị đổ.
- Chú ý thu dọn hậu quả một cách nhanh chóng, khẩn truơng và hết sức bình tĩnh, tự nhiên không tạo sự chú ý cho những khách xung quanh hoặc làm cho khách mất tự nhiên thậm chỉ là áy nảy vì sự việc vừa xảy ra. Và khéo trấn an khách và chuyển hướng sự chú ý của mọi người sang một chủ đề khác.
Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua khiến hàng triệu người trên thế giới mất việc, hàng tỷ đôla trong tài khoản cá nhân và công ty của họ bỗng chốc tan thành mây khói. Chắc chắn, lúc này đây, bạn cũng sẽ lâm vào tình trạng khó xử khi giao tiếp với khách hàng. Bạn phải nói gì với họ trong khi không có điều gì để nói nhưng vẫn phải truyền tải một thông điệp nhất định. Hơn thế, bạn không chỉ buộc phải nói mà còn phải nói lời an ủi tạo ra sự khác biệt. Điều này, liệu có quá khó?
4 Các Tình Huống Giao tiếp Giữa Doanh Nghiệp Chuyên Môn Hoá Và Công Ty Lữ Hành.
4.1 Giao tiếp giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Lưu Trú với công Ty Lữ Hành.
1-Tình huống:
Khách sạn của doanh nghiệp kinh doanh lưu trú A chỉ còn 8 phòng, trong khi đó có hai công ty lữ hành cùng lúc tới đặt phòng. Trong hai công ty thì công ty lữ hành B hoạt động có uy tín và cũng là đối tác làm ăn có thâm niên của doanh nghiệp A. Còn công ty lữ hành C thuộc diên mới thành lập, họ cũng đang cố gắng khẳng định tên tuổi của mình trong giới kinh doanh du lịch. Tuy nhiên vấn đề khó giải quyết đặt ra cho doanh nghiệp A là số phòng mà công ty lữ hành B đặt lại vượt quá số phòng mà doanh nghiệp hiện tại có thể đáp ứng. Trong khi đó, công ty C chỉ cần đặt 7 phòng. Vậy doanh nghiệp A nên giải quyết tình huống này như thế nào mà vừa có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng của doanh nghiệp, vừa không làm mất lòng đối tác làm ăn?
Xử lý tình huống:
Tình huống này đòi hỏi doanh nghiệp A phải suy nghĩ thấu đáo và đưa ra cách giải quyết ứng xử khéo léo, mà không làm mầt lòng bạn làm ăn.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp A nên đồng ý nhận đơn đặt hàng của công ty C, vì số phòng mà công ty C cần phù hợp với khả năng đáp ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Còn đối với công ty B, doanh nghiệp A nên khéo léo giải thích cho họ hiểu hoàn cảnh của mình và đưa ra câu trả lời trong thời gian ngắn nhất để họ còn kịp thời liên hệ với nơi khác. Đồng thời nên tỏ rõ thái độ nuối tiếc khi không được hợp tác với họ và hy vọng sẽ nhanh chóng có cơ hội hợp tác với quý công ty trong thời gian gần nhất. Đặc biệt, để công ty B thấy rõ được thành ý của doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp nên kèm theo lời hứa hẹn sẽ có nhiều ưu đãi với họ nếu có dịp tiếp tục được vinh dự cộng tác làm ăn.
4.2 Giao tiếp giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Ăn Uống với công ty Lữ Hành.
Theo quy luật cung cầu thời đại, ăn uống giờ đây đã khác xưa. Biết như vậy, nhưng phân định rõ các hướng “bung” chính của xu thế biến động này vẫn được coi là tầm nhìn chiến lược đối với các doanh nghiệp đang và sẽ đi vào kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống. Với nẻo về của “fast-food”, thức ăn nhanh và tiện lợi, ngày càng xuất hiện rõ nét tại Việt Nam, vì vậy nếu kinh doanh ăn uống mà không có chiến lược để mất khách hàng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi.
1-Tình huống: 
Khi dẫn một đoàn khách trong nước đi tham quan và ăn trưa tại một nhà hàng mà công ty đã có quan hệ từ lâu. Không may sau khi ăn xong, một số vị khách có triệu chứng bị ngộ độc, gây nên tình trạng hoang mang cho tất cả du khách trong đoàn. Trong trường hợp này người quản lý của nhà hàng và công ty lữ hành phải giải quyết sao để vừa giữ được khách, vừa duy trì được mối quan hệ tốt đẹp của hai doanh nghiệp.
Xử lý tình huống:
Trước tiên người đại diện của cả hai bên phải xin lỗi tất cả khách và nhanh chóng đưa những người có triệu chứng ngộ độc đến bệnh viện để kiểm tra và phục hồi sức khỏe. Đồng thời đem phần thức ăn mà khách vừa dùng đến kiểm tra xem có vấn đề gì không. Trong lúc đó phải cử người trấn an những vị khách còn lại tại nhà hàng, cho họ biết đây chỉ là trường hợp xảy ra ngoài ý muốn. Sau đó tiếp tục chuyến hành trình vào buổi chiều hoặc nếu khách muốn thì đưa họ về khách sạn để nghỉ ngơi. Trong bệnh viện, sau khi kiểm tra nếu phát hiện là đồ ăn có vấn đề thì phải thật lòng xin lỗi khách mong họ bỏ qua hứa bồi thường chịu mọi khoản chi phí có liên quan và tiếp tục hợp tác với công ty vào lần sau. Mặt khác, giải thích cho khách hiểu sai sót này chưa bao giờ sảy ra tại nhà hàng. Nếu không phải do đồ ăn thì sau khi khách hồi phục sức khỏe phải đến hỏi thăm xem họ đã ăn hoặc uống gì trước khi dùng bữa không. Nếu đúng thì đó là do khách đã dùng phải những loại thức ăn đồ uống kị với món ăn của nhà hàng. Khi đó phải ân cần khuyên họ lần sau nên tránh dùng chung những loại đó để bảo vệ sức khỏe. Sau đó quan tâm, chăm sóc khách một cách tận tình, chu đáo và đưa họ về khách sạn nghỉ ngơi. Như vậy thì dù lỗi là do nhà hàng hay do khách thì hai công ty cũng đã để lại một ấn tượng tốt đẹp cho khách về thái độ phục vụ. Đồng thời củng cố thêm mối quan hệ hợp tác của hai doanh nghiệp.
4.3 Giao tiếp giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Mua Sắm - Giải Trí với công ty Lữ Hành.
Nơi đây cung cấp các cơ hội kinh doanh hấp dẫn tới khách thuê cũng như cơ hội mua sắm những mặt hàng độc đáo cho du khách trong và ngoài nước thông qua một không gian thương mại kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện đại có mặt tại Việt Nam.
1- Tình huống :
	Công ty lữ hành X tổ chức buổi tiệc mừng công cuối năm và gửi giấy mời đến các và gửi giấy mời đến các doanh nghiệp cùng tham gia làm ăn với mình trong thời gian vừa qua. Là đối tác làm ăn lâu năm nên doanh nghiệp kinh doanh mua sắm, giải trí Y cũng được mời tham dự buổi tiệc chiêu đãi của công ty X. Nhưng vì xảy ra một số việc đột xuất nên doanh ngiệp Y không thể đến tham dự buổi tiệc? Vậy ở trường hợp này doanh nghiệp Y phải giải quyết thế nào để không làm mất lòng đối tác?
Xử lý tình huống:
Trong trường hợp này, giám đốc của doanh nghiệp Y nên gửi lẵng hoa chúc mừng và cử người đại diện tới tham dự buổi tiệc.
Hoặc tuỳ vào tính chất đột xuất của công việc mà giám đốc của doanh nghiệp Y có thể tranh thủ thời gian mang hoa tới chúc mừng buổi tiệc của công ty X rồi khéo léo cáo việc xin phép được về trước.
2-Tình huống :
Doanh nghiệp kinh doanh mua sắm X nhận được hai thiệp mời dự tiệc của hai công ty lữ hành. Tình huống khó xử là buổi tiệc của hai công ty diễn ra cùng thời điểm và cả hai đều là những đối tác quan trọng, đã cộng tác lâu năm với doanh nghiệp X? Vậy trong tình huống này doanh nghiệp X nên xử lý thế nào? 
Xử lý tình huống:
Trong trường hợp này giám đốc doanh nghiệp X nên cân nhắc, xem xét kỹ càng buổi tiệc nào có tính chất quan trọng cần thiết với doanh nghiệp mình hơn để bản thân thân chinh đến dự, đồng thời gửi hoa chúc mừng và cử người đại diện thay mặt đến tham dự buổi tiệc còn lại.
Hoặc giám đốc doanh nghiệp X có thể tranh thủ thời gian trực tiếp tới gặp giám đốc công ty đó trước buổi tiệc để tặng hoa và chúc mừng. Sau đó, khéo léo, từ tốn cáo việc rồi xin phép ra về.
4.4 Giao tiếp giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Vận Chuyển với công ty Lữ Hành.
 1-Tình huống:
Khi đón đoàn khách ở sân bay Nội Bài, xe ô tô rời TP Hải Phòng đi đến TP Hải Dương thì xe bị hỏng bạn xứ lý tình huống nào?
Xử lý tình huống:
 Trước hết bạn hỏi anh tài xế xem tình hình xe như thế nào? Nếu có thể sửa được trong vòng 15-20 phút thì bạn có thể đợi. Nhưng tốt nhất nên gọi về điều hành để họ bố trí xe khác. Thường chúng ta phải ra đón khách thì HDV phải đến sớm 1giờ đồng hồ. Nếu xe công ty tới kịp thì không nói, nhưng trường hợp công ty không có xe, lúc đó bạn yêu cầu thuê taxi ra sân bay để kịp đón khách. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo thời gian đón khách.
2-Tình huống:
Sáng chủ nhật anh (chị) tiễn 20 khách rời Hải Phòng đi Hạ Long.Xe của đoàn đến muộn giờ làm cho cả đoàn khách rất sốt ruột,anh(chị) sẽ làm gì trong khi xe chưa tới và xe đã tới?
Xử lý tình huống:
Hướng dẫn viên luôn phải chuẩn bị tốt, đến sớm nhất và chuẩn bị hết và khách đúng giờ chỉ việc lên xe đi. Ngày tiễn khách phải tới sớm 30phút, gọi điện cho tài xế đến. Nếu có gì xảy ra thì trong 30phút đó bạn có thể xử lí kịp. Còn nếu gọi điện rồi mà vẫn ko thấy xe tới vì lí do như: xe hỏng, tắc đường,....Bạn có thể nói với khách chờ trong 10-15phút. Và trong thời gian đó bạn có thể làm công tác tư tưởng như : dặn dò khách kiểm tra giấy tờ tư trang, hành lí, hỏi khách về chuyến tham quan, những đóng góp, kẻ vài câu chuyện vui trong chuyến thăm quan. Khi xe tới chắc chắn phải xin lỗi khách, và tôi nghĩ với 1 HDV giỏi thì các vấn đề trên là hoàn toàn bình thường.
5 Giao Tiếp Hợp Tác Du Lịch Trong Và Ngoài Nước.
Trong một thế giới kinh doanh bận rộn hiện nay, là doanh nhân, trong một ngày có thể bạn phải giao dịch với rất nhiều đối tác nước ngoài. Khi kinh doanh, điều nhất thiết phải lưu ý là tránh những làm đối tác mếch lòng vì những sơ suất ngớ ngẩn của mình do chưa hiểu rõ văn hóa, phong tục của nước mà mình giao dịch. 
1-Tình Huống:
Bạn khi giao dịch một hợp đồng của một công ty lữ hành Nhật Bản muốn đưa khách voà Việt Nam bạn chú ý những gì.
Xử lý tình huống:
Xưng hô làm sao cho đúng
Đừng bao giờ nghĩ rằng, bạn có thể thoải mái sử dụng TÊN của người đối thoại và cũng đừng nghĩ rằng như thế là để thể hiện sự thân mật. Trang trọng hơn, cần sử dụng thêm từ Mister. Người Nhật có thói quen sử dụng từ Mister và bổ sung thêm từ “san” vào cuối HỌ của khách hàng để thể hiện sự kính cẩn. 
Thể hiện sự đáng tin cậy
Hãy dùng hai tay khi trao và nhận danh thiếp. Khi nhận danh thiếp không nên cất ngay đi, mà dành đôi chút xem xét để thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Nên để danh thiếp đúng chỗ, tránh bỏ vào túi quần sau và không bao giờ được viết vào danh thiếp. Nếu thường xuyên giao tiếp với khách hàng nước ngoài, nội dung trong danh thiếp nên in cả bằng tiếng Anh.
Đúng giờ
Việc luôn có mặt đúng giờ trong các cuộc hẹn và gặp gỡ là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng người khác. Bắt tay và cúi đầu chào. Tiếp xúc với người Nhật, bạn nên cúi đầu chào khi bắt tay để thể hiện sự tôn trọng. 
Chú ý đến tác phong và điệu bộ của mình
Không bao giờ nói khi bỏ hai tay trong túi. OK lại hàm ý “tiền bạc” đối với người Nhật. 
Trao đổi thư từ một cách đúng mực
Tránh sử dụng những từ ngữ không phổ biến và quá thiếu chuẩn mực. Cần đọc lại thư trước khi gửi cho người khác để đảm bảo rằng, nội dung và cách trình bày, thể hiện của bạn chuẩn xác.
Ăn vận
Tham dự các cuộc gặp gỡ hay hội nghị của giới kinh doanh châu Á, bạn cần ăn mặc lịch sự. Chú ý đến thời tiết để mặc đồ phù hợp. Mặc quần bò không được coi là lịch sự trong các cuộc tiếp xúc này. 
6 Các Tình Huống Giao tiếp Giữa Công Ty Du Lịch Và Báo Chí.
Báo Du lịch là cơ quan đóng vai trò quảng bá du lịch, hoạt động theo Luật Báo chí. Vì vậy muốn phát triển du lịch thì qua báo chí là con đường ngắn nhất để đến với người tiêu dùng.
1-Tình huống: 
Vì mới được thành lập không lâu nên công ty du lịch “Xuyên Việt” do ông Nguyên Văn A làm Giám đốc vẫn chưa có nhiều cơ hội tạo được chỗ đứng và niềm tin trong lòng khách hàng. Bởi vậy công ty của ông vẫn là cái tên khá xa lạ, chưa tạo được sự lôi cuốn thu hút, quan tâm của đông đảo những người có nhu cầu đi du lịch. Vậy trong trường hợp này công ty A nên làm gì để quảng bá thương hiệu của mình?
Xử lý tình huống:
Để quảng bá thương hiệu, để du khách biết và tin tưởng tìm đến sử dụng sản phẩm của mình thì công ty A nên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, công ty nên mở rộng và tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan báo chí. Vì qua các trang báo, công ty A có thể giới thiệu với khách hàng về uy tín, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, loại hình đa dạng đáp ứng nhu câu của mọi khách hàng.
7 Các Tình Huống Giao tiếp Giữa Công Ty Du Lịch Và Nhân Dân Địa Phương.
Với sự phát triển nhanh của ngành du lịch tại các địa phương trong cả nước, cho thấy nhiều người dân đang trực tiếp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng họ chưa được tập huấn cũng như đào tạo để đáp ứng nhu cầu du lịch sạch.   
 1-Tình huống: 
Công ty của bạn đang có dự án xây dựng một khu du lịch sinh thái tại một đại phương làm nông nghiệp. Diện tích của khu du lịch nằm trong diện tích trồng lúa của rất nhiều hộ dân. dự án này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân địa phương. Như vậy công ty bạn phải làm gì để người dân bán ruộng một cách tự nguyện và vui vẻ.
Xử lý tình huống:
Trước tiên phải cử đại diện hoặc đích thân giám đốc công ty, thông qua chính quyền địa phương gặp trực tiếp người dân để trình bày về lợi ích của việc phát triển du lịch tại địa phương. Có chính sách bồi thường hợp lý và tạo việc làm cho người dân trong khu du lịch sau ki đã xây dựng xong. Định hướng giúp họ xây dựng và phát triển ngành kinh tế dịch vụ thay thế cho kinh tế nông nghiệp truyền thống. Đồng thời, gợi ý cho họ về việc hướng con cái theo học ngành du lịch vả sẽ ưu tiên cho con em họ vào làm sau khi học xong nếu như đáp ứng được yêu cầu của công ty. Với những việc làm thiết thực và thỏa đáng như vậy thì chắc chắn người dân địa phương sẽ vui vẻ đồng ý trong thời gian gần nhất và sẽ nhận được sự phối hợp hiệu quả giữa công ty du lịch và người dân địa phương sau khi khu du lịch đi vào hoạt động chính thức.
8 Các Tình Huống Giao tiếp Giữa Công Ty Du Lịch Và Các Cơ Quan Nhà Nước
Quản lý nhà nước về thương mại, du lịch là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động thương mại, du lịch trong nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính, tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Thực chất của chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch là tạo ra và thực hiện một cơ chế hay phương thức quản lý cho tất cả các thành phần kinh tế nhằm bảo đảm sự phát triển thương mại, du lịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, ở Việt Nam muốn kinh doanh du lịch thì mối quan hệ với nhà nước là vô cùng quan trọng.
1-Tình huống :
Công ty du lịch A muốn xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở địa phương B nhưng do một số lí do đặc biệt nên cơ quan nhà nước vẫn chưa chấp thuận đồng ý cho công ty A thi công công trình. Vậy công ty A nên giải quyết tình huống này như thế nào?
Xử lý tình huống:
Vì chưa có giấy tờ hợp pháp nên công ty A không được phép tự ý thi công công trình xây dựng. Đồng thời, công ty A nên cố gắng tìm hiểu rõ lý do vì sao cơ quan nhà nước chưa chấp thuận đề nghị của mình. Từ đó, một mặt tìm mọi cách thuyết phục, chứng minh cho nhà nước thấy được những lợi ích quan trọng từ việc xây dựng khu nghỉ mát an dưỡng, rằng nó không những thu hút được sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước, góp phần tạo điều kiện cho ngành du lịch nước nhà phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà nó còn tạo việc làm cho người lao động giải quyết được phần nào vấn nạn thất nghiệp đang ngày càng gia tăng. Mặt khác, công ty A nên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cư dân địa phương.
2- Tình huống :
Người dân tại quận X phản ánh, đề nghị với cơ quan chính quyền địa phương xem xét, can thiệp và có biện pháp về việc gây ồn ào mất trật tự trị an khi đã quá khuya của vũ trường X do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí T làm chủ.
Xử lý tình huống:
Trong trường hợp này, nếu những phản ánh trên của người dân là đúng và khi đã có sự can thiệp, cảnh cáo của chính quyền địa phương thì đầu tiên vũ trường X cùng doanh nghiệp T không nên chối cãi hay giải thích quanh co dài dòng, mà cách tốt nhất là nên tỏ rõ thái độ hợp tác, nhanh chóng nhận lỗi. Sau đó chủ động chỉnh đốn lại hoạt động kinh doanh của mình như tuân thủ đúng những nguyên tắc về thời gian, phạm vi hoạt động mà cơ quan nhà nước đã quy định.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong du lịch, nhân tố giao tiếp cũng là điều đặc trưng đế hấp dẫn du khách mà những người làm du lịch sử dụng khái thác triệt để phục vụ khách hàng của mình. Bạn không nên cho người ta thấy hết được tất cả những gì người ta muốn biết. Và bạn hãy ẩn dấu những điều người ta muốn biết vào trong du lịch. Dù những điều ấy là “sự dàn dựng có mục đích” thì bạn cũng nên lựa chọn. Đôi khi thành công nó chỉ là những yếu tố bất ngờ.
Làm nghề nào thì cũng cần có sự đầu tư và tâm huyết. Có người đã nói với tôi rằng: Không có nghề thấp hèn mà chỉ vì người ta không biết cách làm cho nghề đó sang trọng. Có lẽ điều này là đúng khi chúng ta chưa tìm thấy niềm vui trong chính công việc của mình. Nếu là tôi, tôi sẽ làm việc tốt với những gì mà tôi theo đuổi, tôi ao ước và tôi ấp ủ. Nhưng nếu muốn làm được hãy khởi động ngay hôm nay. Tri thức sẽ quyết định cho ước mơ của bạn.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1- Nguyễn Đình Thuật
2- Lê Thị Hiền
3- Nguyễn Thị Thu Thuỳ
4- Võ Thị Loan

File đính kèm:

  • doccac_tinh_huong_giao_tiep_trong_kinh_doanh_du_lich.doc