Giáo trình Cấp đông - Mã số MĐ 06: Chế biến cá tra, cá basa đông lạnh xuất khẩu
Tóm tắt Giáo trình Cấp đông - Mã số MĐ 06: Chế biến cá tra, cá basa đông lạnh xuất khẩu: ...dịch clorin theo quy định. Cất dụng cụ gọn gàng đúng nơi quy định. * Đối với các cơ sở sản xuất không có đội vệ sinh người thực hiện cân cần thực hiện các việc sau: Thực hiện giống như trên. Vệ sinh và khử trùng dụng cụ như bàn, thau, rổ theo đúng quy định (MĐ01) Cần lưu ý chà rửa kỹ mặ...h phẩm IQF 49 Hình 4.3. Thiết bị cấp đông băng chuyền IQF Cấu tạo: 1. Băng chuyền 2. Bộ phận cấp nhiệt 3. Cánh cửa thiết bị Nguyên tắc hoạt động: Hệ thống băng chuyền phẳng. Hơi môi chất sẽ được máy nén hạ áp nén lên bình trung gian, tại đây môi chất sẽ được làm mát trung gian. Sau k...ối lượng cân cho phép Bài tập 2: Thực hành cân lên khuôn? - Nguồn lực: Bàn, cá phi-lê, cân, thau/rổ, thẻ cỡ, bút lông - Cách thức tổ chức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện công việc cân lên khuôn? - Thời gian hoàn thành: 5phút/ học viên. - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết v...
Thao tác sắp xếp khuôn bán thành phẩm vào kho chờ đông Quan sát, theo dõi các bước thao tác sắp xếp khuôn bán thành phẩm nhanh, gọn, an toàn, đối chiếu kết quả trên cơ sở lý thuyết Chờ đông bán thành phẩm BTP đạt nhiệt độ và thời gian theo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chờ đông 5.4. Bài 4: Cấp đông Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị tủ cấp đông, dụng cụ trước khi cấp đông bán thành phẩm Quan sát các bước làm vệ sinh và thực hiện các yêu cầu kĩ thuật trước khi cấp đông bán thành phẩm Thao tác cấp đông bán thành phẩm trong thiết bị cấp đông gió, tiếp xúc, IQF Quan sát, theo dõi các bước thao tác cấp đông nhanh chóng, cẩn thận, an toàn vệ sinh lao động, đối chiếu kết quả trên cơ sở lý thuyết Quá trình cấp đông Theo dõi nhiệt độ của BTP Kiểm tra chế độ nhiệt độ của thiết bị cấp đông Thời gian cấp đông đúng yêu cầu kỹ thuật Kết thúc quá trình cấp đông Nhiệt độ sản phẩm đạt qui định PHỤ LỤC GMP : CÂN - XẾP KHUÔN 68 1. QUI TRÌNH : - Cá sau khi phân cỡ được cân, tuỳ theo yêu cầu khách hàng mà có trọng lượng cân cho mỗi khuôn khác nhau. - Cá sau khi phân cỡ, loại phải kiểm lại cho đúng cỡ, loại trước khi đưa qua cân. - Mỗi rổ bán thành phẩm sau khi cân phải bỏ thẻ có ghi cỡ, loại, trọng lượng tịnh khi lên khuôn, ký hiệu riêng của từng người cân lên khuôn. - Cá Đông Block : cân trọng lượng theo yêu cầu khách hàng. - Cá Đông IQF : Cân mỗi rỗ 10 kg và được đựng trong túi PE. - QC phụ trách tại công đoạn phải kiểm tra cân sử dụng 2 ¸ 3 lần/ ngày bằng quả cân chuẩn. Miếng fillet sau khi cân được rửa qua bồn nước có nhiệt độ ≤ 8 0C rửa xong để ráo nước rồi xếp vào khuôn (đối với sản phẩm đông Block). 2 . GIẢI THÍCH : - Rửa nhằm loại bỏ vi sinh vật trên bề mặt sản phẩm. - Miếng fillet được xếp vào khuôn (đối với sản phẩm đông Block) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cấp đông và bao gói. - Nếu dạng đông rời (IQF) được cấp đông bằng tủ đông băng chuyền thì xếp trực tiếp vào băng chuyền. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ : - Chỉ sử dụng nước sạch để rửa bán thành phẩm (tuân thủ theo SSOP 1). - Chỉ sử dụng nước đá vảy được sản xuất từ nguồn nước sạch tại nhà máy để làm lạnh sản phẩm và nước rửa (tuân thủ theo SSOP 2). - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Công ty (tuân thủ theo SSOP 3). 69 - Dụng cụ sử dụng ở công đoạn này phải là dụng cụ chuyên dùng (tuân thủ theo SSOP 3). - Công nhân phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với sản phẩm (tuân thủ theo SSOP 4, SSOP 5). - Công nhân phụ trách việc rửa bán thành phẩm chuẩn bị hồ nước sạch có nhiệt độ ≤ 8 0C nước được làm lạnh bằng thiết bị hoặc làm lạnh bằng nước đá vảy (tuân thủ theo SSOP 2). - Rửa từng rổ sản phẩm, rửa xong để ráo nước mới xếp khuôn. - Rửa không quá100 kg thì thay nước một lần. - Không để chồng 02 rổ cá lên nhau trước và sau khi rửa. - Dùng tay khuấy đảo nhẹ rổ cá khi rửa. - Đối với sản phẩm đông Block : dùng khuôn bằng nhôm hoặc Inox không gỉ. Dưới đáy khuôn trải một miếng PE lớn và mỗi lớp cá cách nhau một lớp PE nhỏ. Lớp cá trên cùng được phủ một lớp PE nhỏ nhằm hạn chế mất nước và cá không bị cháy lạnh trong quá trình cấp đông. - Miếng fillet xếp vào khuôn phải thẳng, chú trọng đến hình thức thẩm mỹ đẹp. Miếng fillet xếp khuôn không được dính nhau. - Thẻ cỡ đặt sao cho dễ nhìn, dễ kiểm tra khi đóng hàng. - Cá sau khi xếp khuôn phải được chuyển sang kho chờ đông hoặc cấp đông sau 15 phút, không để ứ đọng nhiều ở khu vực xếp khuôn. Đảm bảo nhiệt độ đạt từ ≤ 150C trước khi đưa vào kho chờ đông. - Đối với sản phẩm IQF cấp đông băng chuyền: cá sau khi rửa được cho vào túi PE (10kg/ PE) cột chặt miệng PE và cho vào bồn Inox có nước đá để chờ đông. 4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 70 - Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện qui phạm này. - Đội trưởng, công nhân công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này. - QC công đoạn chế biến có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này: kiểm tra nhiệt độ nước rửa, tần suất thay nước, thao tác rửa, nhiệt độ bán thành phẩm, chất lượng cảm quan bán thành phẩm, thao tác xếp khuôn và các thông số kỹ thuật có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào Biểu mẫu theo dõi rửa bán thành phẩm (CL - GMP - BM 05) và Biểu mẫu theo dõi công đoạn chế biến 2 (CL - GMP - BM 06). Tần suất giám sát: - Tần suất thay nước :Hồ 1&2 : £ 200 Kg. -Tần suất thay nước Hồ 3 : £ 100 Kg. - Kiểm tra nhiệt độ bán thành phẩm (BTP) : 2 giờ / 01 lần. - Kiểm tra số lượng BTP: 1 giờ 30 phút / 01 lần. 5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA - QC phụ trách công đoạn khi kiểm tra nếu hồ nước rửa không đạt nhiệt độ theo quy định ≤ 8 0C thì nhắc nhở công nhân bổ sung thêm đá. Nếu tần suất thay nước không đúng qui định thì nhắc nhở và hình thức xử phạt công nhân vi phạm. - QC phụ trách công đoạn xếp khuôn nếu phát hiện khuôn cá nào xếp không đạt yêu cầu (miếng cá không phẳng, dính vào nhau) thì phải cho công nhân xếp lại, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nếu vi phạm nhiều lần. 6. THẨM TRA 71 Hồ sơ giám sát việc thực hiện qui phạm này phải được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra. 7. HỒ SƠ LƢU TRỮ : Tất cả hồ sơ có liên quan đến việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Công ty ít nhất 02 năm. GMP : CÔNG ĐOẠN XẾP MÂM 72 ’’’’’’’’’’’’’’’‘’’’’’’’’’’’’’’’ 1. QUY TRÌNH Sản phẩm sau khi rửa 03, để ráo, sau đó chuyển sang công đoạn xếp mâm. 2. GIẢI THÍCH LÍ DO Theo yêu cầu khách hàng 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã được làm vệ sinh sạch sẽ và chuyên dụng (SSOP 02). - Chỉ sử dụng nước sạch và nước đá sạch cho công đoạn (tuân thủ SSOP 01). - Dụng cụ sản xuất phải được vệ sinh vào đầu, giữa ca sản xuất và định kì 2h/ lần. - Tất cả mọi người làm việc tại công đoạn phải làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động (tuân thủ theo SSOP04, SSOP07). - Công nhân rửa sạch mâm, theo hướng dẫn vệ sinh mâm (HD- KT – RM) - Công nhân chuẩn bị các mâm bằng nhôm; PE; nước lạnh, sạch nhiệt độ ≤ 4 o C. - Thao tác xếp mâm: có hai trường hợp Trường hợp xếp mâm đối với hàng đông Block: + Dưới đáy mâm trải một miếng PE lớn ( để khi xếp cá xong, phủ PE lại kín block cá), xếp tuần tự từng miếng cá vào mâm thành từng lớp sao miếng cá nằm thẳng, không có lổ hỏng lớn giữa các lớp cá, mặt trên của block cá phẳng và không cao quá thành mâm. + Trong trường hợp khách hàng yêu cầu châm nước, thì cho thêm nước vào block theo yêu cầu; lượng nước châm vào phải đúng lượng được phân bố đều theo các lớp cá (KCS công đoạn xếp mâm sẽ tính lượng nước thêm vào theo yêu cầu khách hàng và dùng ca hoặc dụng cụ khác để lườn nước châm vào mâm- giúp công nhân thao tác dễ ). Cho lượng nước vào lúc xếp được nửa mâm và khi xếp lớp cuối. * Yêu cầu: Bề mặt Block cá phẳng, chiều cao lớp cá không được cao quá chiều cao của thành mâm. Trường hợp xếp mâm đối với hàng đông Sơmi-Block: 73 + Dưới đáy mâm trải một miếng PE trùm lớn, xếp từng miếng cá vào mâm sao cho các miếng cá không được chạm vào nhau xếp thành từng lớp, mỗi lớp cách nhau bởi một lớp PE, dùng tay vuốt nhẹ lên miếng cá cho phẳng. + Sau khi xếp cá xong kéo phần dư của PE phủ lên block cá nhỏ nhằm hạn chế sự mất nước và tránh hiện tượng cháy lạnh trong quá trình cấp đông và bảo quản. + Trong trường hợp khách hàng yêu cầu châm nước, thì cho thêm nước vào block theo yêu cầu; lượng nước châm vào phải đúng lượng được phân bố đều theo các lớp cá (KCS công đoạn xếp mâm sẽ tính lượng nước thêm vào theo yêu cầu khách hàng và dùng ca hoặc dụng cụ khác để lườn nước châm vào mâm- giúp công nhân thao tác dễ ). Theo yêu cầu của khách hàng có thể xếp các miếng cá fillet vào các khay nhựa hoặc khay xốp, với trọng lượng và số miếng tùy theo yêu cầu của khách hàng; sau đó đặt các khay này vào mâm đã trải sẵn pe, xếp các khay đầy mâm, sau đó phủ pe trùm kín lại rồi chuyển qua cấp đông, nếu chưa đủ số lượng thì phải chuyển sang chờ đông. * Yêu cầu: Các miếng cá được xếp theo từng lớp, không chạm vào nhau, có bề mặt phẳng, chiều cao lớp cá không được cao quá chiều cao của thành mâm. - Thẻ ghi size và tên sản phẩm(nếu cần) đặt sao cho dễ nhìn, dễ kiểm tra khi đóng hàng( khi đóng hàng các thẻ ghi được loại bỏ). - Cá sau khi xếp mâm phải nhanh chóng chuyển sang cấp đông hoặc kho chờ đông. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, GIÁM SÁT VÀ THẨM TRA - Điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công công việc thực hiện qui phạm này. - Tổ trưởng, công nhân công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này. - KCS công đoạn xếp khuôn có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này : tình trạng vệ sinh của P E, mâm, thao tác xếp mâm, nước châm thêm và các thông số kỹ thuật có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào Báo cáo giám sát công đoạn rửa 03, xếp mâm: (BM/KT - GMP01/05) vào đầu, cuối ca và sau mỗi giờ. - KCS phụ trách công đoạn xếp khuôn nếu phát hiện khuôn sản phẩm nào xếp không đạt yêu cầu thì phải cho công nhân xếp lại, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nếu vi phạm nhiều lần. 74 - Đội trưởng/ Phó HACCP có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, biểu mẫu, và việc thực hiện quy phạm này. - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ tại phòng kỹ thuật của công ty ít nhất 02 năm. 5. PHỤ LỤC Biểu mẫu giám sát công đoạn rửa 03, xếp mâm (BM/KT - GMP01/05) 75 GMP : CÔNG ĐOAṆ CHỜ ĐÔNG ‘’’’’’’’’’’’’’’’‘’’’’’’’’’’’’’’’ 1. QUI TRÌNH Sản phẩm sau khi xếp mâm xong , đươc̣ chuyển vào kho chờ đông (trong trường hơp̣ không có sẵn tủ , hoăc̣ lươṇg bán thành phẩm chưa đủ chaỵ cho 1 tủ). 2. GIẢI THÍCH LÍ DO Bán thành phẩm được chuyển vào kho chờ đông nhằm haṇ chế sư ̣phát triển của vi sinh vâṭ trong thời gian chờ cấp đông . 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, đã được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ (theo SSOP 02). - Dụng cụ sản xuất phải được vệ sinh vào đầu, giữa ca sản xuất và định kì 2h/ lần. - Tất cả mọi người làm việc tại công đoạn phải làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động (tuân thủ theo SSOP 4, SSOP07). - Kho chờ đông phải đươc̣ vê ̣sinh sac̣h se ̃vào đầu và cuối ca sản xuất. - Kho chờ đông phải đươc̣ vâṇ hành ổn điṇh trước khi xếp các mâm vào, nhiêṭ đô ̣kho chờ đông luôn đươc̣ duy trì ở mức -1C ÷ 4C - Các mâm sản phẩm sau khi xếp xong chưa đưa vào tủ cấp đông sẽ được chuyển vào kho chờ đông , qua cửa sổ nh ỏ, và được sắp xếp gọn gàng theo từng chủng loaị . - Bán thành phẩm khi đưa vào kho chờ đông cần tuân thủ theo nguyên tắc vào trước ra trước, thời gian chờ đông không quá 4h. - Thường xuyên theo dõi nhiêṭ đô ̣kho chờ đông với tầ n suất 1h/ lần. Khi găp̣ sư ̣cố cần báo ngay cho tổ trưởng tổ Cơ Điện để có biêṇ pháp xử lí kip̣ thời và hơp̣ lí . - Thời gian chờ đông không quá 4h. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, GIÁM SÁT VÀ THẨM TRA - Điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công việc thực hiện qui phạm này. - Tổ trưởng, công nhân công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này. 76 - KCS công đoạn có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này : kiểm tra nhiệt độ , sư ̣sắp xếp các khuôn trong kho , thời gian chờ đông, tình trạng vệ sinh của kho và các thông số kỹ thuật có liên quan . Kết quả giám sát được ghi vào Báo cáo giám sát công đoạn chờ đông (BM/KT- GMP01/07) vào đầu, cuối ca và sau mỗi giờ. - KCS công đoạn phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ kho c hờ đông nếu thấy không đạt yêu cầu thì phải báo cho Tổ cơ điện khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục sự cố trong ngày, Tổ cơ điện phải báo cho Ban điều hành biết để điều hành sản xuất cho phù hợp với công suất cấp đông. - Đội trưởng/ Phó HACCP có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ , báo cáo giám sát, và việc thực hiện quy phạm này. - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến qui phạm này đã được thẩm tra và lưu trữ trong hồ sơ báo cáo giám sát chế biến phòng kỹ thuật của công ty ít nhất 02 năm 5. PHỤ LỤC Biểu mẫu giám sát công đoạn chờ đông (BM/KT - GMP01/07) 77 GMP : CÔNG ĐOẠN CẤP ĐÔNG (BLOCK+SƠMI BLOCK) ’’’’’’’’’’’’’’’‘’’’’’’’’’’’’’’’ 1. QUI TRÌNH -Nếu sản phẩm là đông Block hoặc Sơmi-block sẽ được xếp mâm. Sau khi xếp mâm/ chờ đông, các mâm sẽ được xếp vào các tủ đông gió, đông tiếp xúc để tiến hành cấp đông. 2. GIẢI THÍCH LÍ DO Cấp đông nhằm định hình sản phẩm, hạn chế sự phát triển cũng như tiêu diệt một phần vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, đã được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ (theo SSOP 02). - Dụng cụ sản xuất phải được vệ sinh vào đầu, giữa ca sản xuất và định kì 2h/ lần. - Tất cả mọi người làm việc tại công đoạn phải làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động (tuân thủ theo SSOP 4, SSOP07). - Tủ cấp đông phải được vệ sinh sạch sẽ vào đầu và cuối ca, định kì xả tuyết với tần suất 2-3 mẻ/ lần. - Sau khi vệ sinh tủ đông, các tấm Plaq cần được lau khô. - Các tủ cấp đông cần được vận hành ổn định ở nhiệt độ -2 ÷ -6C trước khi cho các mâm vào cấp đông. * Đông tiếp xúc: Thao tác đưa sản phẩm vào tủ như sau: - Nâng các tấm Plaq lên. - Các mâm được sắp xếp ngay ngắn theo thứ tự từ dưới lên. - Các sản phẩm cùng chủng loại được đặt trên cùng một tấm plaq. - Sau khi vào tủ xong, hạ các tấm plaq xuống từ từ, sao cho tiếp xúc đều với các bề mặt mâm, đóng tủ, cài chốt an toàn và tính thời gian. - Thời gian cấp đông: 2h45 ÷ 3h15. - Kết thúc quá trình cấp đông, nhiệt độ trung tâm sản phẩm cần đạt ≤ -18C, nhiệt độ tủ đạt ≤ - 45C * Đông gió: 78 + Các mâm được sắp xếp ngay ngắn trên các kệ từ trên xuống. + Các sản phẩm cùng chủng loại được đặt trên cùng một kệ. + Thời gian cấp đông khoảng 2h30 ÷ 3h10/mẽ. + Kết thúc quá trình cấp đông, nhiệt độ trung tâm sản phẩm cần đạt ≤ -18C, nhiệt độ tủ đạt ≤ - 45C 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, GIÁM SÁT VÀ THẨM TRA - Điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công việc thực hiện qui phạm này. - Tổ trưởng, công nhân công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này. - KCS công đoạn có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện qui phạm này : kiểm tra nhiệt độ , sư ̣sắp xếp các khuôn trong tủ , thời gian chạy tủ , tình trạng vệ sinh và các thông số kỹ thuật có liên quan . Kết quả giám sát được ghi vào Báo cáo giám sát công đoạn cấp đông ( Block + Semi-block) (BM/KT- GMP01/09) vào đầu, cuối ca và sau mỗi giờ. - KCS công đoạn phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ tủ đông nếu thấy không đạt yêu cầu thì phải báo cho Tổ cơ điện khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục sự cố trong ngày, Tổ cơ điện phải báo cho điều hành biết để điều hành sản xuất cho phù hợp. - Đội trưởng / Phó HACCP có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ , báo cáo giám sát, và việc thực hiện quy phạm này. - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến qui phạm này đã được thẩm tra và lưu trữ trong hồ sơ báo cáo giám sát chế biến phòng kỹ thuật của công ty ít nhất 02 năm. 5. PHỤ LỤC Biểu mẫu giám sát công đoạn cấp đông ( Block + Semi-block) (BM/KT GMP01/09) 79 GMP 01.13: CÔNG ĐOẠN CẤP ĐÔNG IQF ‘’’’’’’’’’’’’’’’‘’’’’’’’’’’’’’’’ 1. QUY TRÌNH Nếu mặt hàng sản xuất là IQF, sau khi rửa 03/ chờ đông, bán thành phẩm được xếp lên băng tải, tiến hành cấp đông IQF. 2. GIẢI THÍCH LÍ DO - Cấp đông nhằm định hình sản phẩm, hạn chế sự phát triển cũng như tiêu diệt một phần vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, đã được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ (theo SSOP 02). - Dụng cụ sản xuất phải được vệ sinh vào đầu, giữa ca sản xuất và định kì 2h/ lần. - Tất cả mọi người làm việc tại công đoạn này phải làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động (tuân thủ theo SSOP 4, SSOP07). - Cho băng chuyền chạy ổn định với nhiệt độ đạt –400C mới được xếp cá lên băng tải. - Miếng fillet / sản phẩm được xếp có ngay ngắn và rời nhau trên băng tải đảm bảo cho việc cấp đông đạt hiệu quả. - Thao tác xếp cá / sản phẩm lên băng tải: + Trải miếng cá lên băng tải, mặt fillet tiếp xúc trực tiếp với băng chuyền. Dùng tay vuốt nhẹ dọc trên phần bề mặt miếng cá đến đuôi. + Các miếng cá được sắp xếp có trật tự, và rời nhau, mỗi rổ được sắp xếp theo từng size, màu và có dấu hiệu để nhận biết. - Thời gian cấp đông: 15-30 phút. - Khi quá trình cấp đông kết thúc, nhiệt độ sản phẩm đạt ≤ -18oC. - Yêu cầu: sản phẩm được sắp xếp rời nhau, hình dạng đẹp, nhiệt độ tâm sản phẩm khi kết thúc quá trình cấp đông đạt ≤ -18oC. 80 - KCS thành phẩm phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ sản phẩm tại đầu ra của băng tải, nếu nhiệt độ không đạt, phải cho ngưng xếp băng tải và báo ngay cho tổ trưởng tổ Cơ Điện để kiểm tra và khắc phục kịp thời. - Ở đầu ra của băng chuyền, sản phẩm được hứng bằng các kết nhựa chuyên dụng. - Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyển qua cân, mạ băng. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, GIÁM SÁT VÀ THẨM TRA - Điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công việc thực hiện qui phạm này. - Tổ trưởng, công nhân công đoạn có trách nhiệm làm đúng theo qui phạm này. - KCS công đoạn có trách nhiệm theo dõi giám sát việc thực hiện quy phạm này: kiểm tra thao tác công nhân, sắp xếp sản phẩm trên băng chuyền, nhiệt độ sản phẩm tại đầu ra băng chuyền, tình trạng vệ sinh của băng chuyền. Kết quả giám sát được ghi vào Báo cáo giám sát công đoạn rửa 03, cấp đông IQF (BM/KT- GMP01/06) vào đầu, cuối ca và sau mỗi giờ. - Đội trưởng / Phó HACCP có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ , báo cáo giám sát, và việc thực hiện quy phạm này. - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến qui phạm này đã được thẩm tra và lưu trữ tại phòng kỹ thuật của Công ty ít nhất 02 năm. 5. PHỤ LỤC Báo cáo giám sát công đoạn rửa 03, cấp đông IQF ( BM/KT- GMP01/06) 81 VI. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1990), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập1, tập2, NXB Nông nghiệp. [2].Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc (1990), Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. [3]. Phan Thị Thanh Quế (2005), Giáo trình Công nghệ chế biến thủy hải sản, Đại học Cần Thơ. 82 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Yến - Phó trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyêñ Thế Hương , Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Nam Vinh, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Nam, Kiến Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Lương Thi ̣ Phương Liên , Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Tuyết, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc - Ông Nguyêñ Văn Thương , Phó giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Anh./.
File đính kèm:
- giao_trinh_cap_dong_ma_so_md_06_che_bien_ca_tra_ca_basa_dong.pdf