Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản

Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản: ... đậy kín. Một khăn lông hoặc khăn rằng quàng cổ. Một ít muối bọt, tức muối ăn (clorua natri: NaCl), một ít phân hóa học như phân SA (sulfat ammonium: (NH4)2SO4 hoặc phân kali (clorua kali: KCl). Đối với phân urê hay NPK ba màu chưa có số liệu thử nên chưa dùng được. Cách đo Sau khi phơi nông s...ng được chỉ ở Hình 3.18 và 3.17. Vĩ sấy Không khí nóng vào hạt Hơi ẩm bốc ra theo khí thải hạt Khí trời Lò đốt Quạt Bin sấy Hình 3.17: Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sấy vĩ ngang. Hình 3.18: Máy sấy vĩ ngang với buồng đốt dầu lửa. Mặt lớp lúa Vĩ ngang bằng tôn đục lỗ hay vĩ tre trải lư...khi xay xát phải cao cùng với các tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị và độ bóng, tỷ lệ nẩy mầm. 7/ Tính linh động của hệ thống Tính linh động của hệ thống được đặc trưng bằng khả năng di chuyển và mức độ thuận tiện trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Một hệ thống sấy cũng cần có khả năng s...

doc47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khi sấy được đặc trưng bằng tỷ lệ thu hồi gạo sau khi xay xát phải cao cùng với các tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị và độ bóng, tỷ lệ nẩy mầm. 
7/ Tính linh động của hệ thống
Tính linh động của hệ thống được đặc trưng bằng khả năng di chuyển và mức độ thuận tiện trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Một hệ thống sấy cũng cần có khả năng sấy được hạt ở các điều kiện khác nhau về độ ẩm, độ bẩn, nhất là hạt được thu hoạch trong những ngày có mưa nhiều.
8/ Tuổi thọ của hệ thống
Mặc dù số ngày làm việc của hệ thống sấy trong năm không nhiều, chỉ 20 đến 30 ngày, nhưng mức độ hao mòn vẫn xảy ra ngay cả trong thời gian hệ thống không hoạt động. Vật liệu chế tạo và điều kiện vận hành có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hệ thống. Nhưng nếu sử dụng vật liệu cao cấp cho cấu trúc máy thì giá thành sẽ cao, ít được chấp nhận bởi các nhà đầu tư. 
9) Tác động môi trường
Trong khi hệ thống sấy hoạt động, khí sấy thoát ra nóng, ẩm và mang nhiều bụi làm nhiễm bẩn môi trường làm việc và ảnh hưởng xấu đến sự sống của dân chúng quanh khu vực. Do đó yếu tố về tác động môi trường của hệ thống là một tiêu chuẩn quan trọng cần phải xét đến khi chọn lựa hệ thống.
3.5. Kinh tế đầu tư dịch vụ sấy 
Về cơ bản, chi phí cho công cụ và máy có thể được chia ra làm 2 loại: chi phí cố định (fixed cost) còn gọi là định phí hay chi phí đầu tư và chi phí luân chuyển (variable cost) còn gọi là biến phí hay chi phí hoạt động của máy hay cả dây chuyền. Ngoài ra còn có một vài loại chi phí không thể xếp vào một trong 2 loại trên và không cần thiết trình bày ở đây. Các số liệu cần cho việc tính toán thường không có sẵn, nên cần phải tham khảo từ các nguồn khác và tùy thuộc vào từng vùng, thời điểm, tập quán, v,v. .
1/ Chi phí cố định (FC = fixed costs, định phí)
Chi phí cố định gồm những chi phí không phụ thuộc vào số giờ, số ngày hay thời gian máy làm việc trong năm nhưng chúng vẫn phải chịu chi phí này ngay cả khi máy móc suốt năm không làm việc gì cả . Chẳng hạn, một máy sấy lúa trong năm nào đó dù không hoạt động cũng phải chịu một khoảng chi phí nhất định, do vậy chi phí cố định được xem như vốn đầu tư và bao gồm:
 - Khấu hao (Depreciation = Dep) là lượng tiền đặc trưng cho giá trị hao mòn, cũ kỷ, lỗi thời mất giá trị của công cụ máy móc qua từng khoảng thời gian. Có nhiều cách để tính toán khấu hao cho công cụ máy móc, trong đó đơn giản nhất, đặc biệt là các công cụ và máy qui mô nhỏ, được tính theo cách tuyến tính, tức là cho rằng lượng hao mòn và mất giá trị của công cụ máy móc bằng nhau ở từng năm.
 - Lãi suất (Interest rate = IR) Nếu máy móc và thiết bị được mua bằng tín dụng thì tỷ lệ lãi suất đã được định trước. Còn nếu đó là vốn tự có của cá nhân thì tỷ lệ lãi suất được tính giống như số vốn đó được đầu tư vào công việc khác, chẳng hạn số tiền đó được gởi vào ngân hàng tiết kiệm hoặc góp vốn vào một công ty cổ phần nào đó.
 - Thuế (Tax = T) Tỷ lệ phần trăm do cơ quan thuế của nhà nước ban hành
 - Bảo hiểm (Insurance = I) là chi phí để đóng bảo hiểm cho các máy móc khi gặp thiệt hại như hoả hoạn, trộm cắp, tai nạn. Hiện nay nói chung các công cụ và máy móc nông nghiệp ở nhiều địa phương nước ta chưa có tổ chức đóng bảo hiểm.
 - Kho tàng, nhà xưởng (Shelter = S) chi phí cho kho để lúa, nhà xưởng chế biến.
Chi phí cố định được tính cho một năm, do đó khi chia cho số giờ làm việc trong năm ta sẽ được chi phí cố định cho mỗi giờ làm việc.
2/ Chi phí luân chuyển hay biến phí (Variable Costs =VC)
Là chi phí trực tiếp liên quan đến số giờ hay số ngày làm việc của máy, nó sẽ bằng 0 nếu xí nghiệp không hoạt động gì cả. Biến phí được tính bằng chi phí cho mỗi giờ hay ngày hoặc theo khối lượng công việc/ sản phẩm làm đuợc, bao gồm:
 - Nhiên liệu (xăng dầu diesel hoặc điện năng), nhớt, mỡ bôi trơn
 - Lương người vận hành máy: Tính theo tiền công mỗi ngày hoặc giờ. Nếu chủ máy hoặc người trong gia đình trực tiếp sử dụng máy cũng phải tính chi phí này giống như thuê mướn người ngoài phải trả công.
 - Sửa chữa (Repair = R) và bảo dưỡng (Maintenance = M): chi phí này thường được tính theo các hệ số của bảo dưỡng và sửa chữa dựa trên kinh nghiệm của từng nước. Đó là phần tiền dùng cho sửa chữa và bảo dưỡng máy trong suốt đời máy hoạt động. Đối với máy móc hay dịch vụ lớn, chi phí sửa chữa là biến phí vì máy làm nhiều thì hư hao càng nhiều, do vậy cần chăm sóc sửa chữa nhiều. Đôi khi thường được tính bằng phần trăm giá trị mua máy ban đầu. Đối với một vài loại công cụ nhỏ, các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng không đáng kể có thể bỏ qua hoặc đôi khi không đổi nên có thể đưa vào phần định phí.
3/ Các bước tính toán cụ thể
Các số liệu cần để tính toán:
 1) Giá mua máy ban đầu PP (Purchase Price)
 2) Tuổi thọ có ích của máy LT (Life Time) hay số giờ làm việc được của một đời máy khi sử dụng đúng qui trình, tuổi thọ này có thể do nhà chế tạo máy đưa ra và được tra cứu theo tài liệu kỹ thuật máy hoặc tra ở bảng. Đối với dịch vụ như sấy lúa loại nhỏ, tuổi thọ của dịch vụ có thể lấy trong vòng 5 - 6 năm
 3) Giá trị thanh lý của máy SV (Salvage Value) là giá trị còn lại của máy sau khi hết tuổi thọ. Ví dụ một máy sấy hạt giống có tuổi thọ qui định là 5 năm, sau khi sử dụng qua 5 năm, giá trị còn lại do bán máy cũ, giá máy thanh lý hoặc bán theo phế liệu, đó là giá trị tận dụng. Nếu có thị trường bán máy cũ thì có thể dựa theo giá thị trường. Đôi khi giá trị còn lại không đáng kể, có thể coi như SV = 0.
 4) Tỷ lệ và chi phí cho lãi suất (IR), thuế (T), bảo hiểm (I), kho tàng (nếu có).
 5) Số giờ hay ngày máy làm việc thực tế trong năm, WD (Working Days).
 6) Chi phí nhiên liệu theo giờ hay ngày làm việc. 
 7) Lương cho người vận hành máy.
 8) Doanh thu , 1 ngày hay 1 ha và có thể tính cho cả năm.
Bảng 3.1: Tính toán chi phí của công cụ, máy móc 
Loại chi phí
Cách tính toán
Ghi chú
1/ Định phí
Tính cho một năm
a) khấu hao
Tính theo đường thẳng nếu dự án nhỏ
b) lãi suất (i = mức lãi)
a) và b) có thể lấy SV = 0 khi máy cũ không còn giá trị
c) thuế + bảo hiểm
T+I
Tính theo mức đóng thực tế, hoặc lấy theo %PP
d) kho /nhà xưởng
Tính theo phí nhà+đất /năm
Đôi khi có thể bỏ qua
e) tổng cộng FC
e) = a) + b) + c) + d)
Tính cho cả năm
2/ Biến phí VC
Tính cho 1giờ hoặc 1ngày 
f) nhiên liệu, điện (đ/ngày)
Có thể tính theo đồng/giờ, điện tính theo giá kW-h dựa vào kW ghi ở động cơ
g) dầu mỡ bôi trơn
R + P
ước tính theo 1,5% chi phí nhiên liệu
h) sửa chữa + bảo dưỡng, 
Tính theo bình quân trong năm hoặc ngày
Có thể lấy theo % PP/năm cho máy móc nhỏ và coi như định phí
i) tiền công
Lương theo ngày hoặc theo giờ
Lương ngày=lương giờ x số giờ làm việc trong ngày
j) tổng cộng VC
j) = f) +g) + h) + i)
Trong 1 ngày hay 1 giờ
Ví dụ: Một cơ sở sản xuất lúa giống muốn biết máy sấy được dự kiến đầu tư phải sử dụng bao nhiêu ngày trong năm để đạt được điểm hòa vốn và thời gian hoàn vốn? Các số liệu được giả định như sau:
Chi phí đầu tư ban đầu (PP)	= 80 000 000 đ
Lãi suất đầu tư trung bình (i)	= 12%
Tuổi thọ có ích theo ước tính (LT)	= 8 năm
Giá trị còn lại của máy sau 8 năm	(SV)	= 10% PP
Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng coi như không đổi hằng năm (R&M) và = 2%PP
Thuế và bảo hiểm (T&I)	= 1% PP
Xưởng lắp đặt máy và kho để lúa 	 = 8% PP
Dầu lửa đốt lò	= 12 lít/giờ với giá 4 000đ/lít
Điện chạy 2 môtơ: quạt 10 HP và gàu tải 1HP	= với giá 1 000đ/kW.h
Nhớt + Mỡ bôi trơn	= không đáng kể
Công lao động thuê người vận hành	= 1% lượng lúa sấy được
Lợi nhuận chủ máy thu được	= 4% lượng lúa sấy được
Mức độ máy có thể sấy được 	= 1 000 tấn/năm hoặc 1 tấn/giờ
Giá lúa giống	= 2500đ/kg
Chú ý: Ở đây giả định chỉ sấy gia công cho khách hàng nên không có tính chi phí mua lúa giống nguyên liệu.
Cách tính toán (Dựa vào các chỉ dẫn trên, học viên tự tính toán)
a) Định phí (FC)
1/ Khấu hao máy: = 9 000 000
2/ Lãi suất trung bình: = 5 280 000
3/ Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng (coi như định phí): 
 R&M = 2%x80 000 000 = 1 600 000
4/ Thuế + bảo hiểm = T + I = 1%x80 000 000 = 800 000 
5/ Nhà xưởng + kho 	 S = 8%x80 000 000 = 6 400 000
 TỔNG ĐỊNH PHÍ CỘNG: FC = 23080 000 
b) Biến phí FC, (tính theo giờ)
1/ Dầu lửa: 12lít/giờ x 4 000đ/lít	 = 48 000đ/giờ 
2/ Điện:Quạt 10 HP(7,5 kW)+Gàu 1 HP(0,75kW) x 1000đ/kW = 8 250đ/giờ 
3/ Nhớt + mỡ bôi trơn: Không đáng kể	 = 0
4/ Công lao động:	 0,8%x1tấn/giờx2 500 000đ/tấn = 20 000đ/giờ
 TỔNG BIẾN PHÍ VC = 76 250đ/giờ
c) Doanh thu B tính theo giờ: 4%x1000kg/giờx2 500đ/kg = B = 100 000đ/giờ
Thời gian tối thiểu sử dụng máy để hòa vốn
Gọi X là số giờ mà máy phải làm việc tối thiểu trong năm để tại đó đạt điểm huề vốn tức không lời mà cũng không lỗ
Ta có: Tiền lời = Tổng thu - Tổng chi phí = 0 (vì huề vốn)
 = B.X - (FC + VC.X) = 0 
Suy ra: = 972 giờ
Để sử dụng máy sấy có hiệu quả ta phải cho nó làm việc 24 giờ/ngày trong đó có khoảng 20 giờ máy chạy thực tế. Điều này có nghĩa là máy sấy phải được sử dụng 972 giờ/20 = 48,6 ngày (20 giờ/ngày) trong một năm để không bị lỗ nhưng cũng không có lời tức huề vốn trong đầu tư.
Thời gian hoàn vốn (PBP = payback period)
Là thời gian cần thiết mà máy hay dịch vụ phải hoạt động để thu hồi được chi phí đầu tư. Thời gian lấy lại vốn đầu tư càng ngắn, đầu tư càng có lợi
PBP được tính theo công thức sau:
Theo ví dụ trên, sự quyết định đầu tư máy có thể được giải bằng cách dùng PBP. Điều này có thể thực hiện được bằng cách ước tính các chi phí và lợi tức qua thời gian tuổi thọ của máy như sau:
Bảng 3.2: Tính thời gian hoàn vốn khi không kể khấu hao.
Năm sử dụng
Doanh thu (đ/năm)
Chi phí (a) (đ/năm)
Lời thuần (đ/năm)
1
100000đ/giờx1000giờ = 100 000 000
76250đ/giờx1000giờ +23080000 - 9000000đ = 90 330 000
9 670 000
2
100 000 000
90 330 000
9 670 000
3
100 000 000
90 330 000
9 670 000
4
100 000 000
90 330 000
9 670 000
5
100 000 000
90 330 000
9 670 000
6
100 000 000
90 330 000
9 670 000
7
100 000 000
90 330 000
9 670 000
8
1 00 000 000(b)
90 330 000
9 670 000
(a) không tính khấu hao; (b) không kể giá trị thu hồi sau 8 năm sử dụng
 = 8,27 năm
 Ap dụng công thức tính PBP như trên bị hạn chế đối với các chi phí và lợi nhuận bởi vì nó trở nên sai lầm khi chi phí và lợi nhuận hằng năm không theo qui luật đều nhau. Chúng ta trở lại với ví dụ trên nhưng lúc này ta thêm giá trị thu hồi vào lợi nhuận của năm cuối tức bước qua năm thứ 8:
 Bảng 3.3: Tính thời gian hoàn vốn có thêm phần thu hồi năm cuối
Năm
Doanh thu (đ/năm)
Chi phí (a) (đ/năm)
Lời thuần (đ/năm)
1
 100 000 000
90 330 000
9 670 000
2
100 000 000
90 330 000
9 670 000
3
100 000 000
90 330 000
9 670 000
4
100 000 000
90 330 000
9 670 000
5
100 000 000
90 330 000
9 670 000
6
100 000 000
90 330 000
9 670 000
7
100 000 000
90 330 000
9 670 000
8
108 000 000(b)
90 330 000
17 670 000
Trung bình
10 670 000
(a) không kể khấu hao; (b) lợi nhuận hằng năm cộng với giá trị thanh lý (thu hồi)
Bây giờ chúng ta áp dụng công thức trên:
 PBP = 80 000 000/10 670 000 = 7,5 năm (bảy năm rưỡi)
Thời gian hoàn vốn bây giờ ngắn hơn trường hợp trên.
 Chương 4 TỒN TRỮ NÔNG SẢN SAU KHI SẤY
Nông sản thường được thu hoạch từ hai đến ba vụ trong năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa phương, nông sản giống có thể được dùng cho năm sau. Do vậy, nông sản giống cần phải được tồn trữ đúng qui cách để tránh thất thoát do nấm mốc làm ẩm vàng, sâu mọt làm hư hại, chim chuột ăn gây hao phí và giữ được tỷ lệ nẩy mầm cao.
Có nhiều yếu tố tác động lớn đến các yêu cầu tồn trữ:
1. Số lượng nông sản thu hoạch mỗi năm. Nếu trên một diện tích có sẵn mà làm ba vụ và có thời gian tồn trữ lâu đến 6 tháng thì thể tích kho tồn trữ phải lớn hơn một vụ.
2. Sự lệch nhau của mùa vụ và thu hoạch. 
3. Sự tiêu thụ trái với sự thu hoạch. Nếu sản xuất nhỏ việc tồn trữ giống ít gặp khó khăn. Tuy nhiên, việc tồn trữ nông sản lâu để làm giống, chờ giá cao hoặc tồn trữ nông sản làm gạo xuất khẩu cần phải được xét đến.
4.1. Các điều kiện để tồn trữ an toàn.
 Việc tồn trữ phải đảm bảo duy trì được chất lượng và số lượng của giống. Nó phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hạt khỏi bị ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai lũ lụt, côn trùng, các loài gặm nhấm, chim, vi sinh vật, các mùi, ẩm và bất cứ loại nhiễm bẩn nào. 
 - Điều kiện trước khi tồn trữ.
Đầu tiên và quan trọng nhất, nông sản nên được làm sạch tạp chất và phơi sấy khô đến đúng qui định cho tồn trữ, ví dụ 13% đối với lúa làm giống. Nông sản không sạch chứa vật lạ hay các loại tạp chất gây hư hao nhanh chóng về chất và lượng. Rơm vụn ẩm hay nông sản ướt làm nóng cục bộ và lan rộng nhanh trong khối hạt. Sự nhiễm bẩn do chim chuột côn trùng và sự phát triển của các loại nấm và vi sinh vật, tất cả đều làm cho nông sản bị hư thối nhanh chóng.
Khi nông sản có độ ẩm cao được tồn trữ , nó bắt đầu sinh nhiệt nhanh chóng và tiếp đến là nấm mốc phát triển. Các mùi lạ cũng phát sinh, sự biến màu cũng bắt đầu và nông sản bắt đầu bị chua. Hạt trở nên sậm màu và các loại côn trùng, sâu mọt phát triển nhanh chóng. Dưới những điều kiện này, một vài giống nông sản lại có thể nảy mầm trong kho.
Thời gian mà nông sản độ ẩm cao có thể được giữ an toàn tạm thời trước khi nó hư thối chủ yếu căn cứ vào nhiệt độ và ẩm độ của nó. Bảng 4.1 chỉ con số gần đúng của các ngày tồn trữ an toàn ở các mức nhiệt độ và ẩm độ khác nhau của hạt. Lúa ở độ ẩm 14% và nhiệt độ 270C có thời gian tồn trữ an toàn chỉ khoảng 32 ngày, sau đó bắt đầu giảm dần chất lượng. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thời gian tồn trữ an toàn là tỷ lệ phần trăm số hạt bị nhiễm nấm, số lượng sâu mọt và sự hoàn hảo của nông sản.
- Khống chế chim - chuột
Các loài chim chuột là các con vật gây phiền hà cho việc tồn trữ nông sản. Chúng phá hại không những chỉ ăn làm hao phí nông sản mà còn mang đến các bệnh tật, nấm mốc. Thông thường người ta thấy rằng số lượng lớn nông sản tồn trữ bị ô nhiễm do phân chim, nước tiểu chuột, làm cho không thích hợp với việc tiêu thụ của con người nếu là nông sản lương thực và giảm tỷ lệ nẩy mầm nếu là nông sản làm giống.
 Bảng 4.1. Thời gian tồn trữ an toàn ở các mức ẩm độ và nhiệt độ của hạt khác nhau (ngoài giới hạn này hạt bị hư nhanh chóng)
Nhiệt độ
Thời gian tồn trữ an toàn (ngày) ở các độ ẩm
14%
15.5%
17%
18.5%
20%
21.5%
38
8
4
2
1
0
32
16
8
4
2
1
0
27
32
16
8
4
2
1
21
64
32
16
8
4
2
Chim-chuột có thể được chế ngự bằng các phương tiện vật lý (che chắn bằng các vật liệu chống chuột), công tác vệ sinh tốt, dùng các loại hóa chất và bẫy. Việc bao che chim chuột bao gồm việc thay đổi các chi tiết cấu trúc để ngăn chim chuột khỏi đi vào kho - nên được kết hợp trong cấu trúc mới và có thể được thực hiện trên các nhà tồn trữ cũ. Điều chính yếu là sử dụng lưới đan bằng sợi kẽm để che chắn các cửa sổ và các chỗ trống dưới mái kho, đóng cửa kín khi ra khỏi kho. Trên cấu trúc mới sàn nên được kê lên khỏi mặt đất từ 0,6 đến 0,9m và gắn các miếng tole chìa ra để ngăn chuột không lên được.
Các việc dọn dẹp kho tàng sạch nên được làm thường xuyên. Hạt phế phẩm nên được lấy đi. Các bao hạt và các loại vật liệu khác nên được để trên bệ cao ít nhất 15cm so với sàn nhà.
Các loại hóa chất diệt chuột có thể được sử dụng để giết chuột. Nên cẩn thận không để hóa chất tiếp xúc với nông sản tồn trữ. Cuối cùng một trong các phương pháp khống chế đơn giản và phổ biến nhất là dùng bẫy để bắt chuột. Nếu tìm thấy hang chuột, có thể dùng hơi độc để xông vào hang. 
 - Khống chế các loại côn trùng, sâu mọt.
Côn trùng là mối nguy đối với nông sản tồn trữ. Một vài loại ăn hết hạt gạo, một số khác ăn nhân bị bể, bụi bột. Tất cả làm gia tăng nhiệt độ và ẩm độ của hạt, và làm nhiễm bẩn hạt. Các bộ phận cơ thể của côn trùng lẫn vào nông sản gạo và làm giảm phẩm chất hạt. Côn trùng thâm nhập vào hạt ở ngoài đồng, hoặc lúc gặt bằng máy gặt đập liên hợp, các thùng, bao chứa hay bất cứ lúc nào trong thời gian tồn trữ.
Các loại côn trùng sống trong khối hạt rất nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng sinh sôi chậm khi nhiệt độ dưới 15,560C và không thể sống ở nhiệt độ trên 41.670C
Vệ sinh toàn diện là cách có hiệu quả nhất để ngăn chặn sự sinh sôi của côn trùng. Mặc dù sử dụng hóa chất có hiệu quả nhưng nên xem đó như là một việc phụ hơn là thay thế hoàn toàn cho công tác vệ sinh. Nơi tồn trữ nên được giữ sạch và cấu trúc thế nào để ngăn được côn trùng và giữ được khí xông hơi khi được sử dụng.
Hình 4.23: Mọt gạo (trái) và vòng đời của của nó: 1- mọt trưởng thành; 2- trứng; 3- sâu non; 4- nhộng.
Khống chế côn trùng bằng hóa chất gồm sử dụng thuốc sát trùng phun trong bề mặt kho và xông hơi để khống chế côn trùng trong khi tồn trữ. Cần lưu ý là đối với lương thực và thực phẩm cần hạn chế tối đa phương pháp dùng hóa chất trong tồn trữ.
 - Kiểm soát vi sinh vật
Các hư hại chính gây ra bởi nấm mốc và vi khuẩn phát triển ở hạt tồn trữ là (1) làm giảm khả năng nảy mầm; (2) làm biến màu hạt; (3) làm nóng và tạo mốc meo; (4) tạo nên mùi hôi và mất hương vị; (5) sinh ra chất độc có thể nguy hiểm cho người; (6) làm mất trọng lượng.
Các yếu tố về môi trường có nhiệt độ và ẩm độ cao ở các nước nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Nông sản phải được làm khô đến độ ẩm an toàn ngay sau khi thu hoạch và được duy trì ở mức độ ẩm và nhiệt độ thấp trong suốt thời gian tồn trữ. Các công việc tồn trữ theo tiêu chuẩn khác cũng quan trọng. Luôn luôn làm sạch kho tàng hoặc nơi để hạt trước khi đưa nông sản vào. Làm sạch nông sản không còn lẫn bụi và tạp chất để tránh sinh sôi nấm mốc. Kiểm tra định kỳ nông sản tồn trữ. 
 - Sự cân bằng giữa độ ẩm của hạt và độ ẩm tương đối của không khí.
Lúa cũng như nhiều loại hạt khác, mất hoặc nhận ẩm một cách thụ động cho đến khi đạt trạng thái cân bằng với độ ẩm tương đối của không khí bao quanh. Sự phát triển của nấm mốc bắt đầu ở độ ẩm tương đối trên 70%. Tại đó, độ ẩm của lúa khoảng 12,5%. Vi khuẩn trong thực phẩm thường phát triển ở độ ẩm tương đối 90% .
Sự làm lạnh để duy trì nhiệt độ và các bộ phận hút ẩm để duy trì ẩm độ tương đối ở các mức tối ưu bên trong các kho hoặc bao chứa có thể bảo tồn được chất lượng hạt. Việc này thường được thực hiện cho tồn trữ hạt giống. Nhưng thường quá đắt để tồn trữ hạt làm lương thực.
 - Các phương tiện tồn trữ.
Nông sản có thể được tồn trữ trong bao hoặc để rời trong các loại thùng chứa. Việc chọn lựa giữa hai loại này tùy thuộc vào một số các yếu tố địa phương bao gồm các chi phí xây dựng ở địa phương, chi phí mua bao, việc vận hành và công cụ xử lý, hệ thống vận chuyển, lao động và quản lý. Để bảo đảm hao phí thấp nhất, luôn luôn tồn trữ nông sản khô, sạch, không bị nhiễm bẩn trong các bao hoặc kho kín, sạch không bị nhiễm. Các thùng tồn trữ có thể được làm bằng gỗ, kim loại hay xi măng, nhưng phải có lớp cách nhiệt bên ngoài để tránh hiện tượng đọng ẩm ở bề mặt.
Tồn trữ lúa trong bao thì linh động, thường được sử dụng phổ biến ở ĐBSCL. Nó thuận lợi cho việc chuyển ngay trong nhà, để chuyển nông sản lên ghe thuyền khi bán hoặc đến nhà máy xay nhưng có điều bất lợi là nông sản để trong bao dễ bị chim chuột phá hại và gây nhiễm bẩn. Ngoài ra, nông sản để trong bao không được cách ly kỹ với môi trường nên trong mùa mưa có sự trao đổi ẩm giữa nông sản khô trong bao và không khí ẩm ướt bên ngoài làm cho hạt dễ bị nấm mốc. Do đó khi tồn trữ bao chất đống nên dùng vải bạt phủ thêm bên ngoài, có thể dùng keo làm kín chung quanh, bố trí nầy cũng thuận tiện chi việc xông hơi. Ngoài ra trên bạt phủ có thể bố trí một vòi để có thể rút hết không khí ra và bơm CO2 hoặc khí cháy vào để tồn trữ an toàn dài ngày (theo kiểu tồn trữ bằng khí, CA=control atmosphere).
Lúa và gạo vô bao nên được chất đống trên palete bằng gỗ để tránh ẩm từ nền nhà xâm nhập vào và cho phép làm vệ sinh tốt. Các loại bao bố hoặc bao plastic đều sử dụng được, tùy thuộc vào giá cả. Bao plastic có ưu điểm là kín, rẻ tiền nhưng khó chất thành đống cao vì dễ bị trượt.
Bao chất cách tường gạch không dưới 1 mét để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra định kỳ. Nếu nông sản nhiều nên chất thành nhiều đống để thuận tiện cho việc xuất kho và dễ kiểm tra. 
Hình 4.24: Đồ thị cân bằng ẩm của lúa và gạo và môi trường.
Hình 4.25: Tồn trữ lúa trong bao chất đống có phủ bạt.
Hình 4.26: Cách chất bao tồn trữ nông sản.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_say_nong_san.doc