Giáo trình Miễn dịch học thú y - Đinh Thị Bích Lân

Tóm tắt Giáo trình Miễn dịch học thú y - Đinh Thị Bích Lân: ...hư vậy kháng thể có chức năng hoạt hóa hệ miễn dịch không đặc hiệu.. Hình 15. Cấu trúc phân tử IgM (Theo Ian R. Tizard. 2004) Thành phần tiết Phân tử IgA tiết Hình 14. Cấu trúc của phân tử IgA và IgA tiết (Theo Ian R. Tizard. 2004) Xử lý bằng pepsin FabFab Fc F(ab)2 Hình 13...ng thể rồi cho kết hợp với kháng nguyên (trực tiếp hoặc gián tiếp) và phát hiện phức hợp kháng nguyên-kháng thể bằng kính hiển vi huỳnh quang. Phản ứng miễn dịch đánh dấu enzym hay gọi là phản ứng ELISA. 1. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno-fluorescent test) Khi kháng thể hoặc kháng-k... được giải thưởng Nobel về việc nghiên cứu để đánh giá chức năng điều hòa mạng lưới idiotip (anti-idiotip) và 121 được gọi tên là giả thuyết mạng lưới. Jerne nêu lên rằng một kháng nguyên kích thích một đáp ứng của tế bào lympho T hay B đặc hiệu, đồng thời cũng gây một sóng đáp ứng bổ cứu...

pdf162 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học thú y - Đinh Thị Bích Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 men dihydro-folat-reductase 
xúc tác việc chuyển acid dihydrofolic thành acid tetrahydrofolic, do đó 
phong bế sinh tổng hợp ADN và sự sinh sản tế bào. Chỉ định của nó cũng 
như với azathioprin. 
- Các chất alkyl hoá khi gắn với guanin của AND thì tạo nên sự bắt 
chéo các chuỗi rồi gây ra sự thoái hoá của chúng. Các tế bào phân chia sẽ 
bị ngừng ở thời kỳ tiền phân bào. Chất alkyl hoá có tác dụng mạnh hơn 
trên tế bào lympho B. Chất hay dùng là cyclophosphamid (Endoxan) được 
chỉ định như với azathioprin (1-2,5mg/kg/ngày). Vì độc tính cao nên chủ 
 157 
yếu được dùng trong điều trị ung thư. Chlorambucil (Chloramnophen) ít 
độc hơn nhưng cũng kém hiệu quả hơn. 
2.3. Những chất sinh học có tính ức chế miễn dịch 
Năm 1969 người ta tìm thấy ở Na-Uy một loại nấm Tolypocladium 
inflatum gams có tính kháng sinh và năm 1972 Borel đã phát hiện ra tính 
chất ức chế miễn dịch và chiết từ đó ra được chất đặt tên là Cyclosporin-A 
(Cs-A). Đó là một peptid vòng có một tác dụng rất chọn lọc. Cs-A không 
có tác dụng lên tế bào lympho dòng B mà chỉ trên dòng T đã hoạt hoá. Cs-
A chủ yếu ức chế TCD4 không sản xuất ra IL-2 và sự tổng hợp chuỗi α 
của receptor với IL-2 tức IL-2R (CD25, p55). Cơ chế tác dụng là con 
đường chuyển tin bên trong tế bào T. Bình thường khi kháng nguyên kết 
hợp với kháng thể trên mặt tế bào thì tạo ra tín hiệu được đưa vào bên 
trong thông qua hệ thống đưa tin thứ 2. 
Tin sẽ được đưa vào tận nhân để hoạt hoá một số gen sớm như gen 
mã cho IL-2, cần thiết cho tế bào G0 chuyển sang trạng thái G1. Cs-A liên 
kết với cyclophillin, tác động lên calcineurin nội tế bào ngăn cản kênh ion 
calci hoạt động. Tế bào bị ức chế không hoạt hoá được và không sinh tổng 
hợp và tiết ra IL-2. Tác dụng ức chế như thế khá chọn lọc chỉ trên tế bào 
TCD4, không tác động trên dòng T khác như T nhớ hay trên tuỷ xương. 
Đối với ghép tạng thì việc phát hiện ra Cs-A được coi như một cuộc cách 
mạng vì nó giúp ngăn chặn hiện tượng thải loại mảnh ghép. Trước khi có 
Cs-A ghép thận chỉ có kết quả lâu dài được khoảng 50% mà sau khi có 
Cs-A thì tỷ lệ kết quả lên tới 80-85%. Nhưng Cs-A có tác dụng phụ gây 
độc cho thận. Nó gây tổn thương ở cả cầu thận, ống thận và kẽ thận nên 
khi bị nhiễm độc thì nhanh chóng dẫn đến suy thận và cao huyết áp khó 
hồi phục. Cho nên hiện nay người ta đang tìm những dẫn xuất khác ít hay 
không độc bằng cách thay thế một vài acid amin bên trong phân tử ví dụ 
như cyclosporin G. 
Gần đây người ta mới chiết được từ Streptomyces tsukubaensis 
chất FK-506 cũng có tác dụng ức chế miễn dịch như Cs-A nhưng mạnh 
hơn và có cơ chế hoạt động tương tự nghĩa là chủ yếu trên sản xuất IL-2. 
Còn chất rapamycin chiết từ Streptomyces hygrocopius cũng là chất ức 
chế miễn dịch nhưng lại ngăn cản IL-2 tác dụng lên tế bào để không 
chuyển từ G1 sang S. Hai chất sau này còn đang thời kỳ nghiên cứu chưa 
được dùng đại trà. 
Hình 45. Mảnh ghép có hai loại phân tử MHC, sự tương tác giữa các tế bào 
APC trình diện kháng nguyên và các tế bào TCD4 và CD8) qua các cytokin 
chính (Theo Ian R. Tizard. 2004) 
 158 
4. Những biện pháp ức chế khác 
It được dùng hơn song nhiều khi cũng nên biết để dùng bởi vì 
những chất thường dùng trở thành lờn (quen) hoặc độc mà bắt buộc phải 
thay. 
4.1. Huyết thanh chống lympho 
SAL (serum anti-lympnocytaire) được sản xuất bằng cách mẫn 
cảm thỏ hay ngựa với tế bào lympho người. Huyết thanh này có tác dụng 
mạnh chống thải cấp mảnh ghép hay trong phản ứng ghép chống vật chủ. 
Nhưng nó có hai nguy hiểm: gây giảm lympho nặng tức suy giảm miễn 
dịch tế bào nặng và gây phản ứng huyết thanh do là protein dị loài. 
4.2. Kháng thể đơn clon chống những phân tử làm bong mảnh ghép 
Hiện đang được nghiên cứu là kháng thể đơn clon chống CD3 
(OKT3), chống CD2 tức chống tế bào lympho nói chung. Có kháng thể 
chống IL-2R tức CD25, chống LAF1 (tức phân tử bám dính). Chúng có 
tác dụng ức chế miễn dịch mạnh và liều dùng thường thấp cho nên ít thấy 
xuất hiện biến chứng bệnh huyết thanh nhưng do là protein dị loài nên sẽ 
có kháng thể chống lại và dần làm mất tác dụng tốt ban đầu. 
 - Chiếu tia cục bộ hay toàn thân, nhằm loại bỏ bạch cầu là những 
biện pháp làm giảm tế bào lympho hay dùng đối với những bệnh ác tính 
của dòng này; cắt bỏ tuyến ức cũng có tác dụng lên một số bệnh tự mẫn 
như nhược cơ nặng nhất là ở phụ nữ có thêm viêm tuyến ấy. Cắt bỏ lách 
đôi khi được dùng trong thiếu máu dung huyết tự mẫn nhưng có nhiều 
nguy hiểm vì rủi ro gây nhiễm trùng cao. 
- Như đã nói trong chương ghép, truyền máu trước khi ghép cho 
người nhận có vẻ làm cho mảnh ghép dễ bắt hơn. Cơ chế có thể là do xuất 
hiện những tế bào ức chế hay tác dụng phản hồi trong mạng lưới idiotip. 
4.3. Giải mẫn cảm đặc hiệu 
Đó là phương pháp điều trị nhằm làm giảm đáp ứng miễn dịch quá 
mức ngay bằng kháng nguyên đặc hiệu có lẽ bắt nguồn từ thời vua 
Mithridat cổ xưa. Để tránh bị đầu độc ông này đã làm quen với thuốc độc 
bằng cách dùng hằng ngày với liều tăng dần. Trong phương pháp giải mẫn 
cảm đặc hiệu do Bedredska đề xướng người ta đưa kháng nguyên dị ứng 
ban đầu với liều rất ít, sau tăng dần cho đến khi với liều cao mà không 
xuất hiện triệu chứng mẫn cảm nữa. Cơ chế của quá trình giải mẫn cảm 
còn được bàn cải nhiều và có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. 
 159 
- Kích thích kháng thể phong bế đã nói trên. Chúng có thể là IgG4 
và có tác dụng trung hoà dị nguyên trước khi chúng có thời gian cố định 
lên IgE có trên bề mặt các tế bào kiềm tính. 
 - Làm giảm sản xuất IgE sinh ra dị ứng. Sau mấy mũi đầu thì thấy 
IgE tăng nhưng sau đó giảm IgE đặc hiệu với dị nguyên mà sự giảm đó 
kéo dài trong suốt thời gian bệnh nhân đã được giải mẫn cảm. 
- Làm giảm tính phản ứng của tế bào đích. Sự phóng thích liên tiếp 
các hoá chất trung gian từ các tế bào kiềm tính làm sự tổng hợp mới chưa 
kịp nên tính phản ứng của chúng sẽ giảm đi. 
Có thể có sự phối hợp của cả mấy cơ chế 
Các di nguyên hay được dùng dưới hình thức chất chiết hoà tan 
trong nước có thể thêm tá chất là hydroxid alumin hay phosphat calci và 
được chuẩn hoá invitro cũng như invivo và bán trên thị trường. Song do 
hoàn cảnh mỗi nơi khác nhau cho nên dị nguyên tự tạo tại chỗ vẫn có hiệu 
lực hơn. 
Đưa dị nguyên vào để giải mẫn cảm dù liều thấp vẫn có thể có 
những tai biến nhẹ, tại chỗ như viêm, hen và nặng hơn là sốc. Cho nên 
phải rất cẩn thận và có đủ phương tiện cấp cứu .va 
 Có mấy biện pháp hay dùng: 
- Giải mẫn cảm trước mùa khi bị dị ứng với phấn hoa thì trước 
mùa hoa có thể tiến hành giải mẫn cảm để khi đến mùa chỉ cần dùng liều 
duy trì thấp mà vẫn có hiệu quả Hiện đang nghiên cứu kết hợp dị nguyên 
với tá chất làm chậm như phosphat calci để không phải tiêm nhiều lần. 
- Giải mẫn cảm cấp tốc hay được thực hiện trong bệnh viện do cần 
thiết phải làm sao nhanh chóng đạt được liều cao. Hay dùng khi có dị ứng 
với kháng sinh. Tất nhiên có nguy hiểm nên chỉ là chỉ định bất đắc dĩ và 
phải chuẩn bị về mọi mặt chu đáo. 
Theo cách làm của Beredska trước đây thì cứ 10-15 phút lại tiêm 
dị nguyên một lần với liều ít hơn 1/10 liều điều trị 3 lần, liền sau đó tăng 
liều lên 1/5 và cuối cùng hết số còn lại. 
IV. Những chất điều biến miễn dịch 
Trong đáp ứng miễn dịch, mối tương tác giữa các tế bào trực tiếp 
hay gián tiếp qua các sản phẩm của chúng, gần cũng như xa, tạo ra một 
mạng lưới cực kỳ phức tạp. Mỗi tế bào có nhiều loại receptor khác nhau 
lại có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau cho nên chưa có một mô 
hình nào tổng hợp được hết sự tương tác ấy. Khi tác động lên một yếu tố, 
 160 
sẽ không chỉ có hiệu ứng đối với yếu tố tương ứng mà còn có thể có nhiều 
tác động phụ chưa lường trước được mà hậu quả cuối cùng có thể làm tăng 
đáp ứng nhưng cũng có thể làm giảm đáp ứng. Do đó mà sinh ra cái danh 
từ “điều biến miễn dịch” mặc dù phần lớn hiện nay cho thấy có tác dụng 
tăng cường hơn là ức chế. Nguồn gốc của chúng rất khác nhau nhưng có 
thể tạm xếp thành 3 nhóm lớn: các chất có nguồn gốc vi khuẩn, các chất 
có nguồn gốc tuyến ức và các chất tái tổ hợp do công nghệ gen học cung 
cấp. 
1. Những chất điều biến miễn dịch có nguồn gốc từ vi khuẩn 
Những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn tinh khiết hay không đều có 
nhiều tác dụng khác nhau trên hệ thống đáp ứng miễn dịch nhưng cũng có 
những tác dụng phụ mà ta thường hay thấy xuất hiện trong nhiễm trùng 
như sốt, đau mình mẩy, khó chịu toàn thân, Trong thực nghiệm chúng 
có tác dụng làm tăng sức đề kháng miễn dịch không đặc hiệu, nhưng chỉ 
có hiệu lực khi được dùng trước gây nhiễm trùng hay trước ghép mô ung 
thư (tác dụng phòng) còn không có hiệu lực khi dùng sau để điều trị. 
1.1. Các chất từ trực khuẩn 
Ngay từ cuối thế kỷ trước người ta đã có nhận xét là một số ung 
thư thu hẹp lại thậm chí mất hẳn sau khi tiêm cho bệnh nhân vi khuẩn 
sống hay chết. Từ lâu BCG đã được dùng như một tá chất để tăng cường 
thế năng của vacxin đối với động vật thí nghiệm. Vào giữa thế kỷ này 
BCG đã được chứng minh invitro và cả invivo là có tác dụng kích thích 
miễn dịch. Nó làm tăng sự tương tác giữa tế bào lympho và đại thực bào, 
kích thích đại thực bào tiết ra IL-1 và TNF. Mathé tại Pháp đã thu được 
một số kết quả khích lệ trong việc dùng BCG điều trị leukemia cấp. Sau 
lại được dùng để điều trị lymphosarcom và melanoma, ưng thư phổi và 
ung thư buồng trứng. 
Kết quả dùng BCG đã dẫn tới việc dùng Corynebacterium (parvum 
hay granulosum) và đã thấy có kết quả đối với melanom, nhưng có vẻ chỉ 
kích thích đại thực bào mà lại ức chế tế bào lympho. Pseudomonas 
aeruginosa cũng đã được thử và cũng làm thuyên giảm leukemia cấp dòng 
tuỷ. 
Những công trình sử dụng các chất chiết tách các thành phần của 
những vi khuẩn trên cho thấy có những phần có hiệu lực. Từ Klebsiella 
pneumoniae tách được biệt dược Biostim hay RU41740 (Roussel-Uclaf) 
có tác dụng kích thích chống lại nhiễm khuẩn đường hô hấp. Chế phẩm 
OK-432 của hãng Ortho từ liên cầu trùng có tác dụng làm tăng tổng hợp 
interferon và hoạt năng của NK. Trên súc vật đem tiêm những chất ấy vào 
phúc mạc hay phế mạc thì thấy ngăn u thực nghiệm phát triển. 
 161 
Tiến thêm một bước nữa người ta đã tổng hợp được một số có cấu 
trúc gần giống như các chất lấy từ vi sinh vật nói trên. MDP (muramyl 
dipeptid), MTP (muramyl tripeptid) hay LTP (lauryl tetrapeptid) đều có 
tác dụng gây tăng tổng hợp kháng thể, tăng chức năng đại thực bào. MDP 
có tác dụng rõ đối với các loại nhiễm kí sinh trùng và có thể ức chế sự 
phát triển của khối u; nhỏ mũi bằng chất MTP làm tăng tế bào NK và có 
vẻ ngăn được di căn. 
1.2. Các chất từ nội độc tố của vi khuẩn 
Đặc biệt nội độc tố của vi khuẩn như LPS hay chất chiết từ Step. 
pyrogenes (Picibanil-Nhật) từ Klebsiella pneumoniae (Biostim-châu Âu) 
có tác dụng mạnh trên tế bào lympho B và đại thực bào. Chất tinh khiết là 
lipid A và các chất tương tự như monophosphoryl lipid A đã được dùng 
như tá chất. Trên thực nghiệm kết hợp với BCG đã cho kết quả tiêu khối u 
thông qua gây tiết mạnh TNF. 
Ubenimex (Biostatin) là một dipeptid không độc chiết từ Step. 
olivoreticuli kích thích NK và đại thực bào in vitro cũng như in vivo. Đã 
được dùng cùng với hoá chất trong điều trị có kết quả leukemia không 
phải dòng lympho, kéo dài được thời kỳ thoái lui. 
2. Những chất từ nấm và thảo mộc 
Nấm có những polysachrid có chứa glycan với giây nối β 1,3 
glycosidic có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn và tế bào u của đại 
thực bào, tăng sản xuất IL-1, TNF và CSF. ở Nhật có bán dưới tên là 
Lentinan, Krestin để chữa ung thư. 
Một số chất thảo mộc lấy từ y học cổ truyền có ít nhiều tác dụng 
điều biến miễn dịch. Trong y văn có kể hạ khô thảo, hoàng bì, bồ hoàng. Ở 
nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về rễ cây nhàu trên huyết áp, 
xơ cứng mạch và trên đáp ứng miễn dịch; vỏ đậu xanh (vigna aureus) 
trong chống viêm không đặc hiệu hay vỏ cây chay trong bệnh nhược cơ. 
Những kết quả bước đầu đáng khích lệ. 
3. Những chất từ tuyến ức có tính điều biến miễn dịch 
Sự hiểu biết về tuyên ức còn sơ sài, có lẽ nhờ các chất từ tuyến ấy 
ra mà có sự biệt hoá tế bào lympho T. Cho nên một số chất được chiết từ 
chất nghiền và đun chín của tuyến ức đã được gọi là hormon tuyến ức. 
Một số tương đối thô đã được dùng trong lâm sàng. Chúng không tạo ra 
được những tế bào lympho T mới mà chỉ hoạt hoá tăng cường được tế bào 
có sẵn. Kết quả là có tăng sức đề kháng miễn dịch đối với nhiễm khuẩn 
hay sự tấn công của mô ung thư và làm chậm quá trình lão hoá tức chết 
theo chương trình. Một số biệt dược như thymostimulin, T-activin, thym-
 162 
uvocal và thymomodulin đã được bán để dùng phụ thêm trong điều trị ung 
thư hay nhiễm khuẩn. 
Hiện nay có 4 chất peptid tổng hợp được gọi là peptid tuyến ức 
đang được dùng thử: thymopentin, thymosin-α, thymulin và yếu tố 
hormon tuyến ức. 
Thymopentin đã được dùng ở Đức và Italia cho ung thư và suy 
giảm miễn dịch hay kết hợp với zidovudin để chữa nhiễm HIV. In vitro nó 
làm tăng sự biệt hoá T và sản xuất IL. Thymosin α cũng làm tăng IL-2 và 
IL-2R trên tế bào lympho T đang được thử tại Mỹ để chữa ung thư và 
viêm gan mãn tính. Yếu tố hormon tuyến ức đang được thử để chữa trạng 
thái tiền AIDS tại Italia. 
Chất thẩm tích từ chất chiết bạch cầu (DLE: dialysed leucocyte 
extract) mà Lawrence gọi là yếu tố chuyển (TF: transfer factor) mà 
Kirpatrick đã tách bằng sắc kí, có tác dụng tăng cường miễn dịch qua 
trung gian tế bào và được dùng trong nhiễm candida albicans nặng, trong 
HIV, Một chất tetrapeptid lấy từ mảnh Fc của Ig gọi là Tutsin cũng tăng 
cường đại thực bào, NK và bạch cầu trung tính. 
4. Các hoá chất có tính điều biến miễn dịch 
Một số thuốc với mục đích khác nhưng lại thấy có tác dụng kích 
thích miễn dịch nên được đặt tên là thuốc tác dụng như tuyến ức 
(thymomimetic drugs). Ditiocarb (Imuthiol) hiện đang được nghiên cứu 
trong điều trị HIV cho thấy làm giảm nhiễm trùng cơ hội. Inosin, methyl 
inosin monophosphat ban đầu là thuốc chống virus song do cũng tăng 
cường miễn dịch nên được dùng trong những bệnh có suy giảm miễn dịch 
như ung thư nhiễm virus, suy dinh dưỡng, Nhưng các thuốc ấy chỉ là 
phụ trợ thêm vào các thuốc đặc hiệu chữa bệnh khác. 
5. Các interferon 
Interferon là cytokine mà tế bào sản xuất chống lại virus, đặc biệt ở 
lympho T khi được hoạt hoá. Một số chất có khả năng cảm ứng tế bào tiết 
ra IFN như các chất polynucleotid tổng hợp: poly AU, poly IC (Ampligen) 
nên đã được dùng làm tăng sức đề kháng không những chống virus mà cả 
chống ung thư nữa. (hình 46) 
6. Các cytokine tự nhiên và tái tổ hợp 
Những tiến bộ của miễn dịch học ngày càng phát hiện ra nhiều 
chất tiết của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch mà gọi chung là 
cytokine. Sự hiểu biết về tác dụng của chúng đã cho phép hiểu sâu hơn về 
mối tương tác và điều hoà cực kỳ phức tạp của hệ thống miễn dịch. 
 163 
Nhưng trong vòng 10 năm gần đây, sinh học phân tử và đặc biệt là 
công nghệ gen học đã cho phép phân lập và xác định đoạn gen mã cho 
từng thứ và cuối cùng là đã có thể tái tổ hợp được những cytokine ấy. 
Hiện nay rất nhiều hãng đã đưa ra thị trường các cytokine tái tổ hợp như 
IFN-α, IFN-γ, IL-2, CSF,  để dùng trong điều trị miễn dịch và còn nhiều 
cytokine khác đang được hoàn chỉnh và nghiên cứu. Có người coi đó là 
một cuộc cách mạng trong điều trị miễn dịch. Thêm vào cuộc cách mạng 
ấy là sự xuất hiện các kháng thể đơn clon đã mang cho người ta nhiều hy 
vọng trong chữa những bệnh cho đến nay là nan y. 
Hình 46. Sơ đồ trên mô tả những vị trí tác dụng của các chất 
điều hòa miễn dịch trên hệ thống miễn dịch (Theo Ian R. Tizard. 2004) 
 164 
V. Kết luận 
Trong vòng hơn 100 năm sự tiến bộ của miễn dịch học đã làm thay 
đổi cách nhìn đáp ứng này và đã có nhiều thành quả được áp dụng vào 
trong điều trị. 
Về mặt tăng cường miễn dịch, ngoài các vacxin càng ngày càng 
được cải tiến thì triển vọng những vacxin tổng hợp, tinh khiết hơn, đặc 
hiệu hơn và nhất là có hiệu lực hơn sẽ thay thế những vacxin cũ và sẽ đến 
lúc chỉ cần một liều là đủ phòng mọi bệnh cho suốt đời. Huyết thanh trị 
liệu cũng sẽ đặc hiệu hơn và không còn mang tính chất kháng nguyên nữa 
vì dù nguồn gốc nào nó cũng sẽ được xử lý để con người có thể dung nạp 
được cả. Các kháng nguyên do tính chất đặc hiệu và đa dạng nên là những 
chất dược lý về nguyên tắc có thể tới mọi cấu trúc và cho những tác dụng 
sinh học chưa lường hết được. Hiện nay chúng đã có một vị trí rõ ràng 
trong điều trị miễn dịch. 
Đặc biệt trong lĩnh vực các chất kích thích miễn dịch sẽ có nhiều 
chất sinh học cũng như hoá học được tổng hợp hay lấy từ thảo mộc, có tác 
dụng kích thích chọn lọc. Chúng sẽ tăng cường đáp ứng miễn dịch không 
đặc hiệu giúp cơ thể chống lại những yếu tố gây bệnh rất chung như suy 
giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những chất điều biến 
miễn dịch ấy sẽ tăng cường mà khi cần thì ức chế, tuỳ theo cân bằng miễn 
dịch ở trong không gian và thời gian. Riêng trong những kho thuốc y học 
cổ truyền có rất nhiều chất có tác dụng dược lý điều biến miễn dịch mà 
chủ yếu chống viêm không đặc hiệu cần được khai thác. 
Đặc biệt công nghệ gen đã mang lại cuộc cách mạng là có thể sản 
xuất ra mọi chất có hoạt năng miễn dịch bằng con đường tái tổ hợp. Các 
cytokin là trung gian thông tin bên trong hệ thống miễn dịch, giữa hệ 
thống này với hệ thống khác trong cơ thể. Xác định rõ chức năng của từng 
thứ sẽ giúp rất nhiều cho việc điều trị miễn dịch nhất là sau khi sản xuất 
được chúng bằng con đường tái tổ hợp. Đó quả là cuộc cách mạng trong 
điều trị học. Nhưng đó là một hành động rất tế nhị vì càng ngày càng thấy 
tính chất cực kỳ phức tạp và tinh tế của cái mạng lưới cytokin ấy. 
Trong lĩnh vực ức chế miễn dịch cũng vậy, tìm ra các tính chất 
thích hợp đã giúp người thầy thuốc ngăn hệ thống miễn dịch không có 
những phản ứng không có lợi cho người bệnh. Cũng như với các thuốc 
tăng cường miễn dịch việc hiểu sâu cơ chế của phản ứng miễn dịch giúp 
tìm ra nhiều loại chất đã được dùng có hiệu quả trong ghép mô và tạng. 
Thành công và sự mở rộng ghép hiện nay trên thế giới chính là do những 
tiến bộ về miễn dịch học nói chung và về tiến bộ trong các thuốc ức chế 
miễn dịch nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg (2001). Miễn dịch hoc. Nhà xuất bản Y học 
Hà nội. 
2. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa (2003). Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y học 
Hà Nội. 
3. Phạm Mạnh Hùng, Vũ Tân Trào, Hoàng Thủy Long (1989). Từ điển miễn dịch 
học Anh- Việt, Việt- Anh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 
4. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo và biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam. Từ điển 
bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, tập I từ A- D. 
5. Atassi M. Z; Van Os J, Absolom D. R (1985). Molecular immunology, a text book. 
Marcel Dekker, Inc. USA. 
6. Breitling F, Dubel S (1998). Recombinant antibodies. John Wiley and Son Inc. 
And S. A. Verlag Co- publications. 
7. Janeway C. A, Traver P, Walport M, Shlomchik M, (2001). Immunobiology. 
Garland Publishing, USA. 
8. Ian R. Tizard (2004). Veterinary immunology. Publisher: Philadelphia, Saunders. 
9. Machalonis J. J (1976). Comparative Immunology. London, Blackwell Scientific 
Publication. 
10. Machalonis J. J (1977). Immunity in Evolution. London, Arnold. 
11. Peakman M, Vergani D. (1997). Basic and clinical Immunology. Churchill 
Livingstone. London. UK. 
12. Roitt I, Brostoff J, Male D. R (1993). Immunology. Gover Medicine Publishing 
Ltd, London. 
13. Roitt I (1991). Essential Immunology. Blackwell Scientific Publication, Oxford, 
Enghland. 
14. Saitoi I et al (1990). Hepatitis C virus infection associated with development of 
hepato cellular carcinoma. Proc. Nalt, Acad. Sci. USA. 87, 6547- 6549. 
15. Stanbridge E. J. (1990). Identifying tumour suppressor genes in human colorecal 
cancer. Science 247, 12- 13. 
16. Weiss A and Littnam D. R (1994). Signal Transduction by Lymphocyte Antigen 
Receptor (Review). Cell. V. 76: 263- 274. Cell Press. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mien_dich_hoc_thu_y_dinh_thi_bich_lan.pdf