Giáo trình Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin (Phần 2): ... hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị. Tăng tốc độ chu chuyển của tƣ bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lƣợ.... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là nhằm chiếm đoạt ...u mâu thuẫn gay gắt. Hệ tƣ tƣởng của giai cấp công nhân phải đƣợc Đảng Cộng sản truyền bá rộng rãi, thức tỉnh phong trào yêu nƣớc của nhân dân các nƣớc thuộc địa tạo nên sự trƣởng thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 3. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng...

pdf56 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quan điểm chung ấy, 
căn cứ vào tình hình tôn giáo thực tế mà các Đảng cộng sản xây dựng, hoạch định 
chính sách tôn giáo phù hợp để giải quyết đóng đắn vấn đề tôn giáo ở nƣớc mình. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Đặc trƣng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa? 
2. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa? 
3. Dân chủ là gì? Những đặc trƣng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 
4. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 
5. Những đặc trƣng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa? 
6. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa 
xã hội chủ nghĩa? 
7. Dân tộc là gì? Nội dung Cƣơng lĩnh Dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin? 
8. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo? 
9. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc 
cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? 
20
 V.I.Lênin: Toàn tập, 1979, t.17, tr.518 
CHƢƠNG 9. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI- HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG 
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC 
1. Cách mạng tháng Mƣời Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên 
trên thế giới 
a. Cách mạng tháng Mƣời Nga (1917) 
- Sự thành công của cách mạng tháng Mƣời Nga 
Ngày 7/11/1917, tại thành phố Pê-tờ-rô-grát, Đảng Bôn-sê-vích Nga do 
V.I.Lênin đứng đầu đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền từ 
tay chính phủ lâm thời tƣ sản, kết thúc bằng việc chiếm cung điện mùa đông. Cuộc khởi 
nghĩa này là sự khởi đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành toàn bộ chính quyền 
về tay Xô Viết. Với thắng lợi này lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc Nga một chính quyền 
của công – nông và những ngƣời lao động đƣợc thiết lập. 
- Bài học lịch sử từ cuộc cách mạng tháng mƣời Nga vĩ đại 
Thành công của cách mạng tháng Mƣời khẳng định rằng chỉ có cuộc cách mạng 
dƣới sự lãnh đạo của một đảng dựa trên nền tảng tƣ tƣởng chủ nghĩa Mác- Lênin giành 
chính quyền về tay giai cấp vô sản mới thực sự đem lại quyền lợi cho ngƣời lao động. 
Cách mạng tháng Mƣời thành công đã hiện thực hóa lý tƣởng về một xã hội mới 
– XHCN, mà trƣớc đó chỉ là ƣớc mơ, lý tƣởng, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. 
Cách mạng tháng Mƣời thành công đã chứng minh trên thực tế luận điểm về sự 
sụp đổ tất yếu của CNTB và mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từu 
CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời mở ra một con đƣờng mới cho 
sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 
Cách mạng tháng Mƣời không chỉ hiện thực hóa mục tiêu cách mạng là giải 
phóng con ngƣời khỏi áp bức, bóc lột, bất công, xóa bỏ chế độ tƣ hữu, mà còn khẳng 
định con đƣờng giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới; 
đồng thời khẳng định con đƣờng giải phóng triệt để cho giai cấp công nhân, nhân dân 
lao động thế giới; đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của lực lƣợng cách 
mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và xây dựng xã hội mới, đó là giai cấp công nhân. 
Nhƣ nhận định của Hồ Chí Minh “giống như mặt trời chói lọi, cách mạng Tháng 
Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên 
trái đất”. Với thắng lợi Cách mạng Tháng Mƣời, nhân loại bƣớc vào thời đại mới- thời 
đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. 
b. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới 
Cách mạng Tháng Mƣời thành công, nhà nƣớc Xôviết- chính quyền của giai 
cấp công nhân và nhân dân lao động- đƣợc thành lập. Liên Xô trở thành nƣớc đầu tiên 
đi lên chủ nghĩa xã hội trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc. 
Pháp lệnh đầu tiên của chính quyền Xôviết ban hành là hoà bình nhằm rút ra 
khỏi chiến tranh đế quốc chủ nghĩa và ruộng đất nhằm xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất 
của địa chủ. Đầu năm 1918, V.I.Lênin viết tác phẩm Những nhiệm vụ trƣớc mắt của 
chính quyền Xôviết, đặt ra những nhiệm vụ nhằm “tổ chức và quản lí nƣớc Nga” chủ 
trƣơng thông qua chủ nghĩa tƣ bản quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhƣng sự can thiệp 
vũ trang của các nƣớc đế quốc và cuộc phản loạn phản cách mạng trong nƣớc buộc 
nhà nƣớc Xôviết phải thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” (1918-1921). 
Mùa xuân năm 1921, chiến tranh và nội chiến kết thúc, V.I.Lênin tỉnh táo đánh 
giá tình hình đã thay đổi, uốn nắn những sai lầm nóng vội, kịp thời chuyển chính sách 
cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới; từ bỏ tiến thẳng, lựa chọn biện pháp 
đi vòng lên chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ hiện trạng kinh tế nƣớc Nga lạc hậu. 
Sau khi V.I.Lênin mất, chính sách kinh tế mới không đƣợc quán triệt thực hiện 
đầy đủ trên thực tế; từ năm 1930 dƣới sự lãnh đạo của Stalin, Liênxô chủ trƣơng đẩy 
nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy nhanh quá trình tập thể hoá nông 
nghiệp toàn diện. Ở trong nƣớc, Liênxô đã xoá bỏ kinh tế tƣ hữu và giai cấp bóc lột, 
cải tạo kinh tế cá thể của nông dân thành kinh tế tập thể, đời sống của các tầng lớp 
nhân dân, các dân tộc đƣợc cải thiện và nâng cao, bộ mặt xã hội đã có những thay đổi 
to lớn. Thực tiễn xã hội tỏ rõ tính ƣu việt hơn hẳn chủ nghĩa tƣ bản. Ngƣợc lại, thế giới 
tƣ bản chủ nghĩa sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đƣợc phục hồi đôi chút, năm 
1937 lại rơi vào khủng hoảng kinh tế mới làm cho những mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ 
bản bộc lộ gay gắt cuối cùng nổ ra chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh đó, 
Liênxô, nhờ những thành tựu kinh tế mà sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc đƣợc tăng 
cƣờng, đã góp phần quyết định vào việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cứu loài ngƣời 
khái thảm hoạ trong chiến tranh thế giới thứ hai và nâng cao uy tín của chủ nghĩa xã 
hội trên thế giới. 
2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó 
a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa 
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản ở nhiều nƣớc châu Âu và 
châu Á đã lãnh đạo quần chúng nhân dân phối hợp với Hồng quân Liênxô thành một 
mặt trận chống phát xít, có sự phối hợp chi viện cho nhau, tăng cƣờng liên hệ quốc tế. 
Chính sự lớn mạnh của các Đảng Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh là cơ sở để khi 
chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, Đảng Cộng sản ở nhiều nƣớc đã đứng lên lãnh đạo quần 
chúng nhân dân vũ trang giành chính quyền thành lập nhà nƣớc dân chủ nhân dân. 
Trong thời gian 5 năm (từ năm 1944 đến năm 1949) ở châu Âu và châu Á đã có 11 
nƣớc do Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng 3 phƣơng thức đã giành đƣợc chính quyền và 
sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội. 
Phƣơng thức thứ nhất chủ yếu dựa vào lực lƣợng vũ trang của nhân dân nƣớc 
mình 
Phƣơng thức thứ hai chủ yếu dựa vào Hồng quân Liênxô giải phóng đồng thời 
phối hợp vũ trang của nhân dân nƣớc mình nhƣ Cộng hoà nhân dân BaLan (1945), 
Bungari (1946), Rummani (1948), Hunggari và Tiệp Khắc (1946) nhƣng sau đó phải 
đấu tranh trong nội bộ chính phủ để trục xuất các phần tử tƣ sản, trở thành nƣớc cộng 
hoà dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Hunggari 7/1947; Tiệp Khắc 
2/1948) và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên thành lập 1948. 
Phƣơng thức thứ ba hoàn toàn do Hồng quân Liênxô giải phóng và dƣới sự giúp 
đỡ của Liênxô để đi lên con đƣờng chủ nghĩa xã hội nhƣ CHDC Đức (10/1949). 
Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc đã mở 
rộng ra 13 nƣớc ở châu Âu và châu Á. 
b. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực 
Trải qua hơn 70 năm tồn tại và phát triển chủ nghĩa xã hội đã đem lại những 
thành tựu to lớn 
1) Về chính trị. Chế độ ngƣời bóc lột ngƣời đã bị xoá bỏ, trên phạm vi toàn xã 
hội không cũng tồn tại giai cấp bóc lột, chế độ xã hội chủ nghĩa từng bƣớc đƣợc xây 
dựng, nhân dân lao động trở thành ngƣời làm chủ đất nƣớc. 
2) Về kinh tế. Từ những điểm xuất phát thấp, nhƣng nhờ tập trung nguồn lực của 
cải vật chất, phát huy sức mạnh chính trị, các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã đạt đƣợc những 
thành tựu to lớn trong kinh tế.. Nhịp độ phát triển kinh tế trong những năm 60, 70 của 
thế kỷ XX ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã cao hơn 2 lần so với các nƣớc tƣ bản chủ 
nghĩa. 
3) Về văn hoá, khoa học kỹ thuật. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa càng đã đạt đƣợc 
những thành tựu rực rỡ: nâng cao trình độ học vấn cho ngƣời lao động, dẫn đầu thế 
giới về nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nghiên cứu chinh phục khoảng không vũ trụ. 
Trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế càng có những thành tựu to lớn. 
II. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ 
VIẾT. NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ 
1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết 
Ra đời và tồn tại trong điều kiện bao vây của chủ nghĩa đế quốc, để tồn tại và 
phát triển, V.I.Lênin đã từng thể nghiệm hai phƣơng thức xây dựng chủ nghĩa xã hội: 
Cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới. Sau khi V.I.Lênin mất, Stalin đã thực 
hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình a) Công nghiệp hoá và tập thể 
hoá nông nghiệp với tốc độ tập trung cao trong đó ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng. 
b) Nhanh chóng xoá bá chế độ sở hữu tƣ nhân, thiết lập chế độ công hữu về tƣ liệu sản 
xuất, dƣới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Xoá bỏ thị trƣờng tự do, 
thiết lập nền kinh tế hiện vật. c) Nhà nƣớc trực tiếp điều hành nền kinh tế theo kế 
hoạch tập trung thống nhất, Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhƣng thực chất Đảng trực tiếp 
điều hành nhà nƣớc. 
Với mô hình tổ chức kinh tế xã hội nhƣ vậy, chủ nghĩa xã hội đã biến tất cả mọi 
thành viên trong xã hội trở thành ngƣời làm công ăn lƣơng cùng với cơ chế kế hoạch 
hoá tập trung, làm hạn chế khả năng, sức sáng tạo của ngƣời lao động. 
Song sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết không phải là sản phẩm 
thuần tuý mà bắt nguồn từ hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử cụ thể. 
Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣa đủ 
chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách quan 
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Trong 
điều kiện lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển và cũng ở nhiều trình độ khác nhau, 
nhƣng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phƣơng thức phân phối mang 
tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của cơ sở, của ngƣời lao động. 
Để thoát khái khó khăn khủng hoảng các nƣớc xã hội chủ nghĩa đều nhận thấy 
sự cần thiết là phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới. Trong quá trình thực hiện một 
số nƣớc đã thành công từng bƣớc đƣa đất nƣớc vƣợt qua khó khăn, khủng hoảng tiếp 
tục kiên định đƣa đất nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số nƣớc khác do những 
nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ xã hội chủ nghĩa sau nhiều năm xây 
dựng, nhƣng chỉ trong 2 năm chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (tháng 4/1989) và Liênxô 
(tháng 9/1991) đã sụp đổ. 
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực 
mô hình kiểu Liênxô 
a. Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của 
chủ nghĩa xã hội Xôviết 
Chủ nghĩa xã hội Xôviết ra đời trong điều kiện lịch sử đặc biệt, mô hình tổ chức 
xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh khỏi những khuyết tật. Khi điều 
kiện lịch sử thay đổi mô hình đó không kịp thời thay đổi bổ sung để thích ứng thì 
những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới khủng hoảng toàn hệ thống. Nếu nhƣ mô hình 
tổ chức xã hội dựa trên kế hoạch hoá tập trung đã phát huy đƣợc sức mạnh cho cuộc 
chiến tranh ái quốc vĩ đại thì trong điều kiện hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội mô 
hình này tỏ ra không phù hợp. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ 
động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc tiếp thu những thành tựu của 
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa với 
nền kinh tế thị trƣờng lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 
vào những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Trong những 
điều kiện lịch sử mới, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết tỏ rõ không còn phù hợp, 
chính đó là nguyên nhân sâu xa làm cho xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng dẫn tới 
sụp đổ ở Liênxô và Đông Âu. 
b. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ 
Với cùng một mô hình tổ chức xã hội kiểu Xôviết, khi gặp khó khăn khủng 
hoảng các nƣớc xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, nhƣng Liênxô 
và các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thì sụp đổ, một số nƣớc xã hội chủ nghĩa 
khác thì không. Chung quy lại vấn đề nảy sinh từ nội bộ Đảng cầm quyền và sai lầm, 
sự phản bội của những ngƣời lãnh đạo cao nhất. 
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về 
đƣờng lối chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Đảng không coi trọng kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với thực tiễn nƣớc mình và đặc điểm thời đại, không coi trọng việc kế thừa, bổ 
sung và phát triển lý luận mácxít. Hoặc là giáo điều, rập khuôn máy móc, không căn 
cứ vào tình hình mới để phát triển sáng tạo. 
Về tổ chức. Chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm cho Đảng 
mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong đảng càng không giải 
quyết nổi. 
Lực lƣợng phản bội trong nƣớc tìm chỗ dựa từ các chính phủ tƣ sản bên ngoài, 
các thế lực chống chủ nghĩa xã hội càng xem đây là cơ hội tốt để thực hiện ý đồ “diễn 
biến hoà bình”. 
Vậy chủ nghĩa xã hội sụp đổ có phải là tất yếu lịch sử? 
III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
1. Chủ nghĩa tƣ bản không phải là tƣơng lai của xã hội loài ngƣời 
a. Bản chất của chủ nghĩa tƣ bản không thay đổi. 
- Thành tựu của chủ nghĩa tƣ bản 
- Những hạn chế không thể khắc phục nổi của chủ nghĩa tƣ bản 
b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tƣ bản 
Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội là một 
quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tƣ bản và chủ nghĩa xã hội với tƣ cách là hai hình 
thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trƣớc tất yếu bị xã hội sau thay thế, xã 
hội sau vừa phủ nhận xã hội trƣớc vừa kế thừa và phát triển những thành tựu mà xã hội 
trƣớc tạo ra. Tuy nhiên điều đó vẫn chƣa đủ vƣợt ra khái cái khung tƣ bản chủ nghĩa, sự 
biến đổi về lƣợng chƣa chuyển thành sự biến đổi về chất, vẫn là chủ nghĩa tƣ bản. 
c.Tính đa dạng các xu hƣớng phát triển của thế giới đƣơng đại 
Sau cách mạng Tháng Mƣời nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự 
tồn tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa chọn con đƣờng 
phát triển của các dân tộc. 
Ở các nƣớc vốn trƣớc đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi giành độc 
lập đã, đang lựa chọn con đƣờng phát triển của dân tộc mình. Con đƣờng tƣ bản chủ 
nghĩa trong những điều kiện nhất định đã đem lại những thành công cho một số nƣớc, 
nhƣng cũng phần lớn các nƣớc khác không thoát khái đói nghèo, nợ nần chồng chất. 
Ngay ở các nƣớc tƣ bản phát triển càng nảy sinh xu hƣớng phát triển “phi tƣ 
bản”, “hậu tƣ bản”, xu hƣớng xã hội dân chủ v.v điều này chứng tá chủ nghĩa tƣ bản 
không phải là “xã hội tốt đẹp cuối cùng”, không phải là tƣơng lai của loài ngƣời mà nó 
sẽ phải bị thay thế. 
2. Chủ nghĩa xã hội- tƣơng lai của xã hội loài ngƣời 
a. Sự sụp đổ của Liênxô và các nƣớc Đông Âu không có nghĩa là sự cáo 
chung của chủ nghĩa xã hội 
Sự tan rã của Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất bại của chế độ và nguyên 
tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất 
định. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liênxô, mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó 
không đồng nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái 
kinh tế-xã hội mà loài ngƣời đang vƣơn tới. 
 Sự sụp đổ của Liênxô và Đông Âu càng không vì thế mà thay đổi nội dung, 
tính chất của thời đại. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên 
chủ nghĩa xã hội, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liênxô và Đông Âu chỉ chứng tỏ 
tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã hội mà thôi. 
b. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũng lại tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới 
và ngày càng thu đƣợc những thành tựu to lớn 
Trong bối cảnh Liênxô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, thì ở một 
số nƣớc xã hội chủ nghĩa khác điển hình là Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành đổi 
mới, cải cách mở cửa thành công, đã đƣa đất nƣớc vƣợt qua khó khăn khủng hoảng và 
đạt đƣợc những thành tựu to lớn. 
Sau hơn 30 năm (1978) cải cách, mở cửa của Trung Quốc, hơn 20 năm (1986) 
đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, 
đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, vị thế của Trung Quốc và Việt 
Nam ngày càng đƣợc thế giới tôn trọng. Thành công của cải cách, mở cửa của Trung 
Quốc, đổi mới ở Việt Nam càng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa 
xã hội. 
c. Sự xuất hiện xu hƣớng đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nƣớc Mỹ Latinh 
Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc 
và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc 
đây, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hƣớng thiên tả từ những năm 90 của thế kỷ XX và 
hiện nay không ngừng lớn mạnh. 
Tóm lại, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, những diễn biến từ sau 
cách mạng Tháng Mƣời Nga đến nay càng chứng tỏ dù phải trải qua những bƣớc 
quanh co phức tạp nhƣng loài ngƣời nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó càng chính 
là quy luật vận động khách quan của lịch sử. 
A. Câu hỏi tự luận 
1. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó? 
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội 
Xôviết? 
3. Anh chị hãy chứng minh chủ nghĩa xã hội – con đƣờng phát triển tất yếu của 
lịch sử xã hội loài ngƣời? 
4. Tại sao nói: Cách mạng tháng Mƣời Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại 
mới, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn 
thế giới? 
5. Tại sao nói chủ nghĩa tƣ bản không phải là tƣơng lại của xã hội loài ngƣời 
6. Phân tích triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay? 
B. Câu hỏi thảo luận 
Câu hỏi: Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ tính chất gay go, phức tạp và 
khó khăn của quá trình quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi 
toàn thế giới? 
Gợi ý trả lời: 
- Nội dung của thời đại ngày nay sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu 
+ Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội 
+ Sự ổn định phát triển tạm thời của chủ nghĩa tƣ bản 
- Tính chất của thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ 
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nên diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt 
giữa hai chế độ khác nhau về bản chất 
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu thời đại ngày nay (liên hệ với Việt Nam) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. 
Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chƣơng trình môn học Những nguyên lý cơ bản của 
chủ nghĩa Mác-Lênin, ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/ 
2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 
(Tài liệu phục vụ dạy và học Chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng 
đại học, cao đẳng). Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008; 
4. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Nxb. Chính 
trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
5. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
6. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trọn bộ 12 tập 
8. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 
Trọn bộ 50 tập; 
 9. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trọn bộ 55 tập 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_phan_2.pdf