Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè cá lăng, cá chiên - Mã số MĐ 01: Nghề nuôi cá lăng, cá chiên
Tóm tắt Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè cá lăng, cá chiên - Mã số MĐ 01: Nghề nuôi cá lăng, cá chiên: ...có nhóm ít nhất 2 người khi làm việc trên môi trường sông nước. - Không ăn no, say rượu khi xuống nước. - Hô to để nhờ hỗ trợ khi phát hiện có người ngã xuống nước. - Nếu bơi chưa giỏi, cần phải có người hỗ trợ hoặc dùng vật hỗ trợ khi cứu người bị rơi xuống sông rạch sâu. 30 Bài 3. CHỌN...ởng trực tiếp bởi chất lượng nước tại chỗ xung quanh bè và sự luân chuyển nước liên tục giữa trong và xung quanh. Nguồn nước sông, hồ nơi đặt bè cần đảm bảo yêu cầu: - pH = 7 - 8 - Hàm lượng oxy hòa tan: > 4 mg/l - Độ kiềm: 80 - 120mg CaCO3/l - NH3 ≤ 0,01mg/l Cần lưu ý đến sự xâm nh... đầu tư lớn nên bè có kích thước nhỏ. Tuổi thọ của bè khoảng 2-3 năm. 1.2. Kích thước bè Bảng 1.6.1. Quy cỡ lồng bè nuôi cá lăng, cá chiên Loại bè Kích thước: dài x rộng x cao (m) Độ sâu nước (m) Thể tích bè (m 3 ) Nhỏ 2 x 2 x 1 (ở miền Bắc) 3 x 4 x 1,5-2 (ở miền Bắc) (6-8) x...
ồng lưới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Phương pháp lắp và cố định lồng lưới. - Phương pháp cố định hình dạng lồng lưới. 103 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1.1 Vị trí Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp, được học trước các mô đun Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên, Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên, Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên và Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. 1.2 Tính chất Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành xây dựng ao nuôi, lắp đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên của hộ gia đình, trang trại có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu Sau khi học xong chương trình mô đun, người học có khả năng: Kiến thức - Trình bày được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên; - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên. - Trình bày được các thông số kỹ thuật cơ bản của ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên. Kỹ năng - Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ đơn giản để chọn địa điểm nuôi cá lăng, cá chiên; - Chọn được địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên theo yêu cầu kỹ thuật; - Thiết kế được ao, bè nuôi; - Tổ chức thi công được ao, bè nuôi. Thái độ - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc xây dựng ao nuôi cá lăng; - Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. 104 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ01- 01 Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên Lý thuyết Lớp học 6 2 4 MĐ01- 02 An toàn lao động trên sông nước Tích hợp Sông, bè, lớp học 6 2 4 MĐ01- 03 Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá Tích hợp Ao nuôi, lớp học 18 4 12 2 MĐ01- 04 Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá Tích hợp Sông, bè, lớp học 18 4 14 MĐ01- 05 Tổ chức, theo dõi xây dựng ao nuôi cá Tích hợp Ao nuôi, lớp học 20 4 14 2 MĐ01- 06 Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá Tích hợp Cơ sở làm bè, bè, lớp học 20 4 16 Kiểm tra kết thúc mô đun Tích hợp 4 4 Cộng 92 20 64 8 Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành 1.1.1. Mổ và nhận biết được cơ quan bên ngoài và nội tạng của cá lăng, cá chiên. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Mẫu cá lăng, cá chiên tươi 01 con 105 + Tranh ảnh cá lăng, cá chiên 01 cái + Bộ dao, kéo mổ 01 bộ + Khay nhựa 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm / cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện quan sát hình dạng ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của mẫu cá tươi theo hướng dẫn của giáo viên. Mổ xoang bụng cá theo hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nêu tên nội tạng cá. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá. 4.2 .Bài thực hành1.2.1. Cấp cứu người bị đuối nước - Nguồn lực: Học viên đóng vai nạn nhân, Bạt, chiếu - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập + Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ + Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân + Bước 3: Sơ cứu nạn nhân - Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng dẫn thực hiện - Kết quả cần đạt được: Thao tác thành thục, chính xác các cách cấp cứu ngạt nước. 4.3. Bài thực hành 1.3.1 Nhận diện loại đất ở khu vực nuôi - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Cuốc xẻng: ` 1 - 2 cái/loại + Thiết bị đo pH đất: 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước: + Lấy mẫu và nhận diện đất theo hướng dẫn tại mục 1.2.1. Lấy mẫu đất. 106 + Đo trực tiếp pH đất bằng thiết bị đo pH đất theo hướng dẫn tại mục 1.2.2. Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất + Quan sát màu của đất và các vũng nước trong khu đất theo hướng dẫn tại mục 1.2.3. Quan sát trạng thái đất và nước + Quan sát sự hiện diện thực vật chỉ thị vùng đất phèn theo hướng dẫn tại mục 1.2.4. Thực vật chỉ thị vùng đất phèn. Thời gian hoàn thành: 8 giờ Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các mẫu đất và báo cáo nhận diện khu đất, kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất. 4.4. Bài thực hành 1.3.2. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 01 bộ/loại + Nhiệt kế 01 cái + Đĩa Secchi đo độ trong 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi theo hướng dẫn tại mục 3. Kiểm tra chất lượng nguồn nước. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo kết quả đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi và kết luận chất lượng nguồn nước. 4.5 . Bài thực hành 1.4.1. Đo lưu tốc nước sông - Nguồn lực: Lưu tốc kế cơ Quả bóng nhựa Đồng hồ 107 Ghe, xuồng, áo phao Giấy bút, máy tính - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 6 - 7 học viên, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đi ghe, xuồng ra sông, cách bờ 10-20m, dùng lưu tốc kế đo tốc độ dòng chảy của nước. Sau đó, cho quả bóng nhựa trôi trên sông một quãng đã biết độ dài, tính thời gian quả bóng trôi. Tính lưu tốc nước của 2 cách đo. So sánh kết quả 2 cách đo. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ - Kết quả cần đạt được: Học viên thao tác chính xác các bước thực hiện và an toàn. 4.6. Bài thực hành 1.4.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên - Nguồn lực: Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 Nhiệt kế Đĩa Secchi Lưu tốc kế cơ Dây thừng cột vật nặng hoặc sào Ghe, xuồng, áo phao - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đi ghe dọc sông, quan sát hình dáng, chiều rộng, đo độ sâu của đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước sông. Khảo sát 2 đoạn sông, rạch trong khu vực. So sánh 2 đoạn sông (độ dài, chiều rộng, độ sâu, các vị trí bất lợi và các chỉ tiêu môi trường). Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm, 2 giờ giáo viên hướng dẫn - Kết quả cần đạt được: 108 Chọn được địa điểm thích hợp trên đoạn sông để đặt vị trí đặt bè nuôi cá. 4.7. Bài thực hành 1.5.1 Tham quan cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên tại địa phương - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Khu ao, trại nuôi cá cá lăng, cá chiên của doanh nghiệp hay hộ gia đình + Sổ ghi chép, bút, thước kẻ . + Thước cuộn 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống ao. + Đo và vẽ các bộ phận của ao: bờ, cống, đáy ao. Nhận xét. + Tham khảo ý kiến của chủ cơ sở hoặc kỹ thuật viên về sự hợp lý của cách bố trí trại, các thông số, kích thước các bộ phận công trình nuôi. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Báo cáo nhận xét, đánh giá về bố trí ao, trại nuôi cá lăng, cá chiên. 4.8. Bài thực hành 1.5.2 Cắm tiêu, căng dây định tuyến ao nuôi - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bản sơ đồ các công trình trong ao 1 bộ + Thước dây (thước cuộn) dài 20-30m 1 cái + Cọc bằng gỗ, tre dài 1-3m 20-30 cái + Dây nylon (50-100m/cuộn) 10-20 cuộn - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục cắm tiêu, căng dây. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, chắc chắn, chính xác theo các bản sơ đồ ao. 4.9. Bài thực hành 1.6.1 Tính độ nổi của vật liệu làm phao bè 109 - Nguồn lực: Các vật liệu làm phao: Thùng phuy sắt hoặc nhựa, tre nguyên cây, ống nhựa, mốp xốp. Thước đo Cân 50kg - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 5, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đo và cân các vật liệu làm phao, tính thể tích của vật liệu. Tính độ nâng bè của vật liệu làm phao. . - Thời gian hoàn thành: 0.5 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 0.5 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. - Kết quả cần đạt được: Học viên tính được độ nâng của cá vật liệu làm phao bè. 4.10. Bài thực hành 1.6.2. Tham quan cơ sở làm bè Tìm hiểu cách bố trí cơ sở, sử dụng vật liệu và quy trình làm bè tại cơ sở - Nguồn lực: Cơ sở đóng bè tại địa phương - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đến các cơ sở đóng bè nuôi cá tại địa phương thực hiện: Tìm hiểu về quy trình đóng bè Quy cách bè, vật liệu đóng bè; Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 1 giờ - Kết quả cần đạt được: Báo cáo nhận xét thiết kế bè, quy trình đóng bè ở tại cơ sở. 110 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1. Nhận biết bộ phận ngoài và nội tạng của cá lăng, cá chiên - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Mổ xoang bụng cá theo hướng dẫn Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Xác định đúng tên các bộ phận bên ngoài và nội tạng cá Quan sát mẫu cá, nghe học viên gọi tên các bộ phận của mẫu và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.2. Đánh giá bài thực hành 1.2.1. Cấp cứu người đuối nước - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đưa nạn nhân vào bờ Nêu được các cách đưa nạn nhân vào bờ, thực hiện đưa nạn nhân vào bờ phù hợp với tình huống Tiêu chí 2: Vệ sinh miệng nạn nhân Thực hiện nhanh, gọn Tiêu chí 3: Sơ cứu nạn nhân Nêu được các phương pháp sơ cứu 111 nạn nhân, thực hiện 1 trong những phương pháp sơ cứu đúng kỹ thuật 5.3. Đánh giá bài thực hành 1.3.1. Nhận diện loại đất ở khu vực nuôi - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Lấy mẫu đất, xác định loại đất theo hướng dẫn Quan sát học viên thực hiện, quan sát mẫu đất và đánh giá Tiêu chí 2: Xác định đúng pH đất, màu đất, màu nước, thực vật và kết luận Quan sát học viên thực hiện, kết luận và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.4. Đánh giá bài thực hành 1.3.2. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước đúng theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Kết luận về chất lượng nguồn nước Đánh giá dựa vào báo cáo kết luận chất lượng nguồn nước. 112 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.5. Đánh giá bài thực hành 1.4.1. Đo lưu tốc nước sông - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy đo Tháo vít đúng cách Bơm nước vào thân máy không có bọt khí Tiêu chí 2: Đưa máy vào vị trí đo Máy đo đặt đúng độ sâu quy định Tiêu chí 3: Đọc và tính kết quả Đọc và tính được kết quả 5.6. Đánh giá bài thực hành 1.4.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ Tiêu chí 2: Đo các chỉ tiêu môi Quan sát thao tác của học viên, đối 113 trường nước. chiếu với hướng dẫn của bài học. Tiêu chí 3: So sánh các điều kiện môi trường tại các điểm đo khác nhau So sánh được các điều kiện môi trường tại các điểm đo khác nhau 5.7. Đánh giá bài thực hành 1.5.1 Tham quan cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên tại địa phương - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vẽ sơ đồ hệ thống ao và các bộ phận của ao Đánh giá số lượng và tính chính xác của các sơ đồ Tiêu chí 2: Nhận xét, đánh giá về bố trí hệ thống ao Đánh giá báo cáo nhận xét, đánh giá về bố trí hệ thống ao Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.8. Đánh giá bài thực hành 1.5.2. Cắm tiêu, căng dây định tuyến ao nuôi - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đọc sơ đồ ao Đánh giá trình bày của nhóm về các số liệu kích thước ao trong sơ đồ Tiêu chí 2: Định tuyến ao đúng theo Quan sát học viên thực hiện, quan sát cọc tiêu được căng dây đúng theo sơ 114 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá hướng dẫn đồ và đánh giá. Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.9. Đánh giá bài thực hành 1.6.1. Tính độ nổi của vật liệu làm phao bè Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ Tiêu chí 2: Cân đo, các chiều của phao Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Tiêu chí 3: Tính độ nổi của phao Tính được độ nổi của phao 5.10. Đánh giá bài thực hành 1.6.2. Tham quan cơ sở làm bè Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quy trình đóng bè tại cơ sở làm bè Kiểm tra báo cáo Tiêu chí 2: Quy cách các vật liệu làm bè tại cơ sở Kiểm tra báo cáo 115 VI. Tài liệu tham khảo - Chương trình Bạn nhà nông. Nuôi cá lăng trong ao đầm. Phim phổ biến kỹ thuật. Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam; - Chương trình Bạn nhà nông. Nuôi cá lăng trong lồng. Phim phổ biến kỹ thuật. Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam; - Phạm Báu và ctv, 2000. Ðiều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện nghiên cứu NTTS I - Nguyễn Mạnh Hùng – Phạm Khánh, 1996. Kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp; - Dương Tấn Lộc, 2002. Kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên. Hội nghề cá Việt Nam; - Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM, - Mai Ðình Yên, 1983. Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 116 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt 2. Ông Nguyễn Văn Lân 3. Ông Trần Năng Cường 4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh 5. Bà Đặng Thị Minh Diệu 6. Ông Ngô Chí Phương 7. Ông Ngô Lập Đức 8. Ông Nguyễn Văn Buội Chủ tịch P. Chủ tịch Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Lê Thái Dương Chủ tịch 2. Ông Lâm Quang Dụ Thư ký 3. Ông Nguyễn Tuần Ủy viên 4. Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa Ủy viên 5. Ông Mai Thành Lộc Ủy viên
File đính kèm:
- giao_trinh_xay_dung_ao_nuoi_be_ca_lang_ca_chien_ma_so_md_01.pdf