Quá trình truyền bá phật giáo vào Nhật Bản (Phần 2)

Tóm tắt Quá trình truyền bá phật giáo vào Nhật Bản (Phần 2): ... trường phái Thiên Thai và Chân Ngôn, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã có thêm một hướng đi mới. Những quang cảnh lạ thường về cõi Tây Phương cực lạc của phái Thiên Thai được miêu tả với màu sắc sống động và chi tiết. Bước sang thời Kamakura, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã hướng đến sự hồi sin...ảnh của đền Jolei-ji gần Yamaguchi, vườn cảnh của Sesshu, khu vườn đá Ryoanji ở Kyoto cũng là một trong những khu vườn cảnh nổi tiếng nhất. • Nghệ thuật trà đạo (Sado) và nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Kado) Trà đạo hình thành và phát triển do ảnh hưởng của Phật giáo (phái Thiền). Nó có nguồn... vẻ đẹp sống động của thiên nhiên với một triết lý nhân văn sâu sắc “biết thưởng thức sự biến đổi, ra hoa và tàn úa của cây lá”. 4.3 Giáo dục Từ thời thái tử Sotoku (Thánh Đức thái tử), chùa Pháp Long đã được coi là chùa học vấn (Chùa Pháp Long học vấn), nghiên cứu Phật pháp, có cơ cấu giá...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Quá trình truyền bá phật giáo vào Nhật Bản (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ 
PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN 
******&****** 
Chùa Đaibutsu 
Phật giáo là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của kiến trúc. 
Với sự phát triển mạnh mẽ của phật giáo trong các giai đoạn đầu của 
lịch sử Nhật Bản, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đã ra đời (chùa 
Hoko, chùa Horyu, chùa Yakushi, chùa Todai, chùa Daibutsu). Tuỳ 
theo từng thời kì xuất hiện và tuỳ thuộc vào những lí do tôn giáo khác 
nhau mà các công trình kiến trúc ấy mang những đặc trưng khác nhau. 
Sự thay đổi về kiến trúc mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đó là sự 
thay đổi trong kiến trúc của các tự viện. Ví dụ: ở thời Nara, các tự viện 
là những quần thể nhà xây dựng trên những khu đất bằng phẳng, còn các 
tự viện thời Heian lại có xu hướng xây dựng trên đỉnh hoặc sườn núi với 
những cấu trúc và cách trang trí cầu kì hơn 
Dưới làn sóng lan toả mạnh mẽ của mình, kiến trúc Phật giáo đã có ảnh 
hưởng đáng kể đến những kiến trúc khác của Nhật Bản: kiến trúc nhà 
cửa, đền đài, cung điện, đặc biệt là trong kiến trúc nhà cửa. 
4.2.2 Điêu khắc 
Cùng với việc xây dựng đền chùa là nghệ thuật điêu khắc tượng Phật. 
Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo xưa nhất được tính từ đầu thế kỷ VII với 
bộ tam tượng nổi tiếng (mang đậm dấu ấn của Trung Quốc) gồm có Phật 
Thích Ca Mâu Ni và hai vị Bồ Tát ở chùa Horyu (năm 623). 
Bước vào thời đại Heian, điêu khắc lại có sự thay đổi và ngày càng 
mang tính bản xứ hơn. Giờ đây gỗ đã thay thế cho các nguyên liệu đồng, 
đất sét hoặc sơn mài khô được dùng trước đây. Chủ nghĩa tự nhiên nổi 
bật của thời đại Nara. Nửa sau thời Heian, nghệ thuật điêu khắc tượng 
Phật lại mang một dáng vẻ khác. Các tượng Phật lúc này lại đều mang 
vẻ đẹp hiền hoà, nhân hậu. 
Bước sang thời Kamakura, những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của thời 
này đều nổi bật về sự sống động, khoẻ khoắn được thể hiện trên chất liệu 
gỗ mộc, không mang màu sắc hay trang trí cầu kì mà lại theo “chủ nghĩa 
tự nhiên” 
Đến thời Muromachi, đặc biệt là vào cuối triều đại này, tuy Phật giáo 
vẫn được xem là có một nền tảng vững chắc nhưng nó lại ở vị trí thứ yếu 
trong đời sống xã hội. Sự giảm sút về vai trò lịch sử của Phật giáo đã 
dẫn đến nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cũng dần đi vào sự lụi tàn. 
4.2.3 Hội hoạ 
Ở Nhật, những tác phẩm hội hoạ về đề tài Phật giáo rất phong phú, đa 
dạng, có giá trị nghệ thuật cao và mang đặc trưng của từng thời đại văn 
hoá khác nhau. Ở văn hoá Hakuho và văn hoá Tempo (thời Nara), tranh 
vẽ mặt Phật với những nét tạo hình rất trần thế là một chủ đề chính. Bức 
tranh “Phật Di Lặc đang thuyết pháp” được vẽ trên tường của chùa 
Horyu vào đầu thế kỷ VII là một ví dụ điển hình. 
Vào khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỉ IX, với sự ra đời của trường 
phái Thiên Thai và Chân Ngôn, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã có thêm 
một hướng đi mới. Những quang cảnh lạ thường về cõi Tây Phương cực 
lạc của phái Thiên Thai được miêu tả với màu sắc sống động và chi tiết. 
Bước sang thời Kamakura, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã hướng đến sự 
hồi sinh lại những truyền thống cổ điển kể cả việc quan tâm trở lại 
những câu chuyện về cuộc đời của Phật Thích Ca như một đề tài chủ 
yếu. Kể từ thế kỷ XII, tranh cuộn cầm tay đã bắt đầu xuất hiện khá 
nhiều. 
4.2.4 Sân khấu 
• Kịch “No” : Kịch No có nguồn gốc từ những vũ điệu trong các dịp lễ 
hội tôn giáo dân gian như “Sarugaku” và “Dengaku” được phát triển dần 
lên. Kịch No là một hoạt động nghệ thuật Phật giáo, phù hợp với tính 
chất thời đại. Nó là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống, cả đạo lẫn 
đời, được nâng lên thành hình thức sân khấu mang tính giá trị văn hoá 
dân tộc, mỹ học Nhật Bản và cũng là nơi thể hiện tinh thần sâu thẳm của 
Thiền tông. 
• Kịch Kabuki : Kịch Kabuki bắt nguồn từ các vũ điệu múa mang tính 
chất tôn giáo của đạo Phật phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV 
phát triển thành trào lưu múa gọi là “Furyu Odori” hay còn gọi là “Bon 
Odori”. Các điệu múa này được chia làm hai loại: một loại có tính chất 
quần chúng mà ai cũng có thể tham gia và một loại do các nghệ sĩ có kĩ 
thuật biểu diễn trên sân khấu cho mọi người xem. 
4.2.5 Các loại hình nghệ thuật khác 
• Nghệ thuật vườn cảnh 
Nghệ thuật làm vườn được sử dụng lâu đời ở vùng Viễn Đông và khi 
Phật giáo Thiền tông được du nhập vào Nhật Bản, nhất là ở thời 
Muromachi (1349 – 1576), các vườn cảnh đã được tạo lập ở khắp nước 
Nhật, đặc biệt là các khu vườn Thiền ở miền Tây Nhật Bản. Các vườn 
cảnh này đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật tinh xảo và sự biểu lộ triết lí 
Thiền như : vườn cảnh của đền Jolei-ji gần Yamaguchi, vườn cảnh của 
Sesshu, khu vườn đá Ryoanji ở Kyoto cũng là một trong những khu 
vườn cảnh nổi tiếng nhất. 
• Nghệ thuật trà đạo (Sado) và nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Kado) 
Trà đạo hình thành và phát triển do ảnh hưởng của Phật giáo (phái 
Thiền). Nó có nguồn gốc từ những nghi lễ dâng trà cho đức Phật nhằm 
thể hiện sự thành kính và sự thư thái của tâm hồn. Lúc đầu trà được coi 
như là một vị thuốc. Và việc uống trà chỉ là những sở thích của tầng lớp 
quý tộc hoặc là một phần nghi lễ của Phật giáo. Đến cuối thế kỷ XII, khi 
Eisai và một số nhà sư Nhật Bản từ Trung Quốc trở về, đem theo giáo lí 
của Phật giáo Thiền tông và kiểu cách uống trà như kiểu Tống với bột 
trà xanh tán mịn gọi là Matcha thì việc uống trà mới trở thành một nghi 
thức có tính văn hoá cao, được nâng lên thành Trà đạo. 
• Nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Kado) : (Ảnh dưới) 
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TA/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/0
1/clip_image008.jpg[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TA/LOCA
LS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image010.jpg[/IMG] 
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana có nguồn gốc từ các nghi lễ dâng hoa trong 
các chùa chiền. Trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana, đường nét trôi chảy 
là yếu tố quan trọng hơn cả màu sắc hay hình dáng của những bông hoa. 
Một cành cây gãy nhặt bên đường nếu có hình thù hay kiểu dáng đẹp, kì 
lạ thì có thể trở thành yếu tố chủ đạo của một lọ hoa Ikebana. Một đặc 
điểm thú vị khác nữa là, trong Ikebana, vật liệu được dùng để thể hiện sự 
trôi chảy của thời gian. Quá khứ thường được thể hiện bằng những bông 
hoa đã rụng hết, cuống lá hoặc lá khô; hiện tại được thể hiện bằng hoa 
hàm tiếu hay lá xanh; tương lai được thể hiện bằng chồi, nụ hoa. Tất cả 
đều phải theo một cấu trúc tổng thể bao gồm ba yếu tố Thiên, Địa, Nhân. 
Ikenaba thể hiện vẻ đẹp sống động của thiên nhiên với một triết lý nhân 
văn sâu sắc “biết thưởng thức sự biến đổi, ra hoa và tàn úa của cây lá”. 
4.3 Giáo dục 
Từ thời thái tử Sotoku (Thánh Đức thái tử), chùa Pháp Long đã được coi 
là chùa học vấn (Chùa Pháp Long học vấn), nghiên cứu Phật pháp, có cơ 
cấu giáo dục trong chùa. Và đây chính là một trong những khởi nguồn 
của sự nghiệp giáo dục nhà trường ở Nhật Bản. Từ trước thời Nara, tăng 
lữ đã nắm giữ việc giáo dục con em mình và trẻ em trong làng xóm. Về 
sau, đặc biệt là sau thời Kamakura, do sự suy yếu của giáo dục nhà 
nước, chùa viện đã trở thành trung tâm học vấn, tăng lữ gánh vác trách 
nhiệm giáo dục dân chúng, việc này được gọi là học vấn nhà chùa. 
Bước sang thời Minh Trị, cùng với việc xác lập chế độ giáo dục mới của 
chính phủ, các tông phái Phật giáo cũng xây dựng cơ cấu giáo dục phổ 
thông và chuyên môn và đã không ngừng phát triển cho đến ngày nay. 
5.Kết luận 
Phật giáo đã du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Nhật tương đối muộn, từ 
thế kỉ VI qua con đường không chính thống là Trung Quốc và Triều 
Tiên. Do đó Phật giáo Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của hai quốc gia 
này. 
Phật giáo được Nhật Bản tiếp thu và phát triển thông qua con đường 
buôn bán với sự ra đời của Con đường tơ lụa trên đất liền và con đường 
tơ lụa trên biển, việc cử người đi sang các Trung Quốc và đưa Phật pháp 
vào trong giáo dục. 
Trong gần 15 thế kỉ, sự tồn tại và phát triển của phật giáo Nhật Bản có 
nhièu bước thăng trầm, bản thân Phật giáo khi du nhập đã dần hoà trộn 
dần dần vào hệ tư tưởng thần đạo truyền thống của Nhật Bản, Phật giáo 
và Thần đạo không những bổ sung cho nhau, mà còn hoà hợp lại với 
nhau. Người Nhật tiếp thu tư tưởng Phật giáo từ Trung Quốc, nhưng 
cũng không ngừng cải tiến hệ thống giáo lý cho phù hợp với hoàn cảnh 
đất nước mình. Người Nhật sẵn sàng du nhập những tông phái Phật Giáo 
mới được truyền bá vào, song song với việc giữ gìn những nét truyền 
thống mang tính bản sắc của dân tộc mình. Đây là đặc điểm nổi bật của 
Phật giáo Nhật Bản. 
Ngày nay, đạo Phật Nhật Bản đã có trên 160 giáo phái;14908 đền chùa; 
98,033 triệu tín đồ và đã cùng với các giáo phái khác đóng vai trò quan 
trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nhật 
Bản thân Phật giáo ở Nhật Bản vẫn gắn chặt với truyền thống của quốc 
gia này và có tác động sâu rộng đến nhiều yếu tố văn hoá của người 
Nhật, Không có một khái niệm riêng biệt nào về xu hướng tín ngưỡng 
chính của người Nhật. Bên cạnh những nghi lễ chính của Thần đạo, vẫn 
đan xen những nghi lễ của Phật giáo. Nhìn chung, Phật giáo Nhật Bản 
vẫn đang chuyển mình để hoà nhập vào trào lưu mới , nhằm đem lại 
bình yên cho tất cả mọi người. 
________Hết________ 

File đính kèm:

  • pdfqua_trinh_truyen_ba_phat_giao_vao_nhat_ban_phan_2.pdf
Ebook liên quan