Tài liệu Nguyên tắc chung quản lý công trình xây dựng

Tóm tắt Tài liệu Nguyên tắc chung quản lý công trình xây dựng: ...ng ống nước thô, quản lý, phân phối, truyền dẫn -Thử tải toàn tuyến ống, xúc xả làm vệ sinh ống, thụt rửa giếng. Công trình cầu: Móng, mố trụ – Dầm cầu - Hoàn thiện. Công trình đường: Nền (các lớp nền)- Móng - áo đường. Công trình thuỷ lợi: Việc phân chia các giai đoạn xây dựng tương tự như các... mục công trình và toàn bộ công trình . 18. Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt. 19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình ( nếu có ) 20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đ...ng trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp sau đây: - Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra; - Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ; - Sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sa...

doc32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu Nguyên tắc chung quản lý công trình xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt thiết bị chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn báo cáo (nền, móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoàn thiện, hệ thống kỹ thuật công trình...) của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt).
4. Công tác nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời điểm nghiệm thu: nghiệm thu công tác xây dựng; nghiệm thu bộ phận, giai đoạn xây dựng; nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải và có tải; nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình đưa công trình vào sử dụng. 
5. Các quan trắc và thí nghiệm hiện trường đã thực hiện về gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; điện trở nối đất... Đánh giá kết quả quan trắc và các thí nghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.
6. Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng, nếu có : thời điểm xảy ra, vị trí, thiệt hại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.
7. Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu) :
	- Theo thiết kế đã được phê duyệt;
	- Theo thực tế đạt được.
7. Kết luận về chất lượng công việc thực hiện, các hạng mục và toàn bộ công trình trong giai đoạn báo cáo
8. Kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận : 
- Như trên
- Lưu
CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
IV. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH (NĐ209)
1. Bảo hành công trình xây dựng 
1. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
2. Mức tiền bảo hành công trình xây dựng: 
a) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; 
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
c) Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và chủ đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương. 
2. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng 
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng;
b) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
c) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục; 
b) Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp sau đây:
- Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra;
- Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ; 
- Sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sai quy trình vận hành.
3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
VII. BẢO TR Ì C ÔNG TR ÌNH (NĐ209)
1. Cấp bảo trì công trình xây dựng
Công trình sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp sau đây:
Cấp duy tu bảo dưỡng;
Cấp sửa chữa nhỏ;
Cấp sửa chữa vừa;
Cấp sửa chữa lớn.
Nội dung, phương pháp bảo trì công trình xây dựng của các cấp bảo trì thực hiện theo quy trình bảo trì.
2. Thời hạn bảo trì công trình xây dựng
Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. 
Trường hợp công trình xây dựng vượt quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Người quyết định cho phép sử dụng công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
Đối với công trình xây dựng mới, nhà thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình xây dựng. Đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định lại chất lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công trình xây dựng. 
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì từng loại công trình xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng. 
4. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng trong việc bảo trì công trình xây dựng
Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng trong việc bảo trì công trình xây dựng có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình xây dựng bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.
D. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ CÔNG TRƯỜNG
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
Theo quy mô và tính chất: 
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1.
Theo nguồn vốn đầu tư: 
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;.
Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Các hình thức tổ chức, quản lý và thực hiện dự án:
Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  
Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định theo luật XD.
Trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao.
Chính phủ quy định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vai trò và nhiệm vụ của các bên tham gia dự án:
Người quyết định đầu tư xây dựng công trình:
Có các quyền sau đây:
Không phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả.
Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết.
Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Có các nghĩa vụ sau đây:
Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp quy định khác. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật XD và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo.
Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định.
Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định tại luật XD bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án xây dựng công trình có các quyền sau đây:
Được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
Thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện.
Xác định nội dung  nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình.
Bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các  quyền sau đây:
Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình.
Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế.
Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế.
Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện.
Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế.
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật XD.
Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Lưu trữ hồ sơ thiết kế.
Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư  xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:
Được tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng.
Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng.
Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát  theo yêu cầu hợp lý của nhà thiết kế.
Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát do nhà thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng.
Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực khảo sát xây dựng để tự thực hiện.
Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng các thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát.
Xác định phạm vi khảo sát và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện hợp đồng.
Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Tổ chức nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát.
Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, xác định sai nhiệm vụ khảo sát và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng:
Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.
Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế.
Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế.
Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu tại luật XD và NĐ16 còn phải xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. 
Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng.
Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
Phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát.
Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
Bộ Xây dựng quy định cụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng.
Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau đây:
Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến nhiệm vụ khảo sát.
Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ khảo sát.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
Chỉ được ký kết hợp đồng  thực hiện các công việc khảo sát phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
Thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được giao, bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát.
Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế.
Bảo vệ môi trường trong khu vực khảo sát;
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do việc khảo sát sai thực tế, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà  thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
Tư vấn thiết kế:
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:
Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ  thiết kế.
Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế.
Quyền tác giả đối với thiết kế công trình.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận.
Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng.
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế.
Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình.
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình: 
 Có các quyền sau đây:
Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Có các nghĩa vụ sau đây:
Chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình.
Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết.
Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập.
Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền.
Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_nguyen_tac_chung_quan_ly_cong_trinh_xay_dung.doc
Ebook liên quan