Tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh

Tóm tắt Tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh: ... bão), Comme on fait son lit on se couche (gieo nhân nào gặt quả ấy). Điều này có nghĩa thuyết Nhân quả làm nên điểm tương đồng trong tri nhận cuộc đời, hành vi ứng xử giữa các dân tộc khác nhau về nền văn hóa. Vậy thì, tìm đến thuyết Nhân quả làm cơ sở lập luận cho các bài viết trên, ...c nhau. Vì thế, lựa chọn luận cứ cũng như hình thức triển khai luận cứ nằm trong chiến lược giao tiếp của người nói. Đều hướng tới mục đích vạch trần bộ mặt mị dân của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, nhưng mỗi bài viết đăng báo của Nguyễn ái Quốc lại có cách triển khai luận c...iễn đàn Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Báo chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và tuyển chọn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 178. () Diễn đàn Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Sđd, tr.178. tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm... Nhân lực khoa học xã hội Số 3-2013 50 truyện kể, ngườ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề, giải quyết 
vấn đề phải thuyết phục được người đọc. 
Tìm hiểu phong cách báo chí Hồ Chí 
Minh, trong khuôn khổ của bài viết, chúng 
tôi sẽ xem xét cách thức xây dựng lập luận 
trong các tác phẩm báo chí của Hồ Chí 
Minh và vai trò của lập luận trong mối 
quan hệ với đích giao tiếp. Ngữ liệu phục 
vụ cho bài viết được trích dẫn theo tác giả 
Hà Minh Đức(1), bao gồm các tác phẩm báo 
chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 
1921 đến 1927 - khoảng thời gian Bác 
sống, làm việc và hoạt động Cách mạng 
trên nước Pháp - nhằm mục đích luận 
chiến với kẻ thù. 
1. Khái quát về lập luận 
Lập luận là đưa ra lí lẽ và dẫn chứng 
nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết 
luận nào đó(2). Một lập luận thành công - 
tức gây được hiệu quả từ phía người tiếp 
(*) PGS.TS, Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học 
Sư phạm Hà Nội. 
(**) ThS. Học viện Tài chính. 
(1) Hà Minh Đức, Báo chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và 
tuyển chọn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000. 
(2) Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb. Giáo 
dục, 2000, tr. 155. 
 tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 3-2013 46 
nhận - thường phải đảm bảo được các yếu 
tố: (1) yếu tố lí lẽ; (2) yếu tố biểu cảm; (3) 
yếu tố văn hóa (đặc điểm, tính cách, tri 
thức nền) - xét từ phía người tiếp nhận, 
theo Nguyễn Đức Dân. Yếu tố (1) được 
đánh dấu bằng việc người nói /người viết 
lựa chọn lẽ thường nào làm cơ sở cho lập 
luận, và cách thức xây dựng các phát ngôn 
mang giá trị của lí lẽ, dẫn chứng cũng 
như cách thức tổ chức chúng để tạo thành 
một lập luận. Yếu tố (2) được kiến tạo 
bằng các biểu thức ngôn từ có chức năng 
xưng hô, các biểu thức rào đón phương 
châm lịch sự. Yếu tố thứ (3) liên quan đến 
đặc điểm tâm lí, yếu tố này thường hòa 
trộn với yếu tố (1) và (2) trên bình diện 
ngôn ngữ. Tùy theo mục đích giao tiếp 
trong lập luận mà các yếu tố này đóng vai 
trò nổi trội khác nhau. 
2. Đặc điểm của lập luận trong một 
số tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh 
trước 1945 
2.1. Lập luận và đặc điểm của lẽ thường 
Khảo sát 10 bài viết đăng trên các tạp 
chí của Pháp từ năm 1921 đến năm 
1927(3), trong thời gian Hồ Chí Minh sống 
trên nước Pháp với sứ mệnh lịch sử tìm 
con đường giải phóng đất nước, chúng tôi 
nhận thấy cơ sở của lập luận (lẽ thường) 
được người chiến sĩ cộng sản Nguyễn ái 
Quốc sử dụng trong những bài viết thường 
là thuyết Nhân quả. Làm nên nội hàm của 
thuyết Nhân quả bao gồm hai yếu tố nhân 
- hạt giống và quả - kết quả, với ý nghĩa: 
do nhân như vậy mà có kết quả như vậy, 
nếu nhân là cái người ta làm thì quả là cái 
người ta nhận từ việc làm đó. Người trồng 
nhân lành thì được quả lành, gieo nhân ác 
thì gặt quả ác. Đây là vấn đề cốt yếu đầu 
tiên thuộc của triết lí nhà Phật, và cũng là 
quy luật của toàn vũ trụ nhân sinh. 
Dựa trên lẽ thường về thuyết Nhân 
quả, các bài viết của Người đều hướng tới 
mục đích hoặc là tố cáo sự áp bức tàn bạo 
của thực dân Pháp đối với những người 
dân ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam 
(10 trường học, 1500 đại lí rượu; Nền văn 
minh thượng đẳng; Sự quái đản của công 
cuộc khai hóa; Động vật học; Thư ngỏ gửi 
ông Anbe Xarô; Bộ trưởng Bộ Thuộc địa; 
Những người dân bản xứ được ưa 
chuộng.v.v...), hoặc khẳng định sự ra đời 
của cuộc giải phóng áp bức ở các nước 
thuộc địa là kết quả của chủ nghĩa thực 
dân bạo tàn (Đông Dương). Chẳng hạn, có 
thể thấy lẽ thường "Nhân quả" chi phối 
cách thức triển khai lập luận trong tác 
phẩm Đông Dương như sau:(3) 
- Lẽ thường: Có áp bức có đấu tranh. 
- Luận cứ: Đông Dương bị thực dân 
Pháp đầu độc cả về thể chất và tinh thần; 
bị giam cầm trong đau khổ, đói nghèo. 
- Kết luận: Sự vùng dậy của Đông 
Dương là một tất yếu: Sự tàn bạo của chủ 
nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất (...) cho công 
cuộc giải phóng áp bức. 
Hoặc ở tác phẩm Nền văn minh thượng 
đẳng, để tạo ra lập luận: công cuộc khai 
hóa văn minh của chính quyền thực dân 
Pháp ở Việt Nam thực chất là sự cai trị, 
áp bức, giết chóc những người dân vô tội, 
vì thế cần phải lên án, Hồ Chí Minh đã 
dựa trên lẽ thường: Gieo gió gặt bão/ 
(3) Hà Minh Đức, Báo chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và 
tuyển chọn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000. 
 đặng thị hảo tâm, cao phương thảo 
Số 3-2013 Nhân lực khoa học xã hội 47 
Nhân nào quả nấy. Với người Việt Nam, 
từ ngàn đời nay, thuyết Nhân quả đã trở 
nên gần gũi, chi phối lối sống, cách ứng xử 
hàng ngày. Những thành ngữ: Con giun 
xéo lắm cũng quằn; Tức nước vỡ bờ; Đời 
cha ăn mặn, đời con khát nước; Giậu đổ, 
bìm leo; Đi đêm lắm có ngày gặp ma v.v... 
là biểu hiện trực tiếp cho thuyết Nhân quả 
đó. Đáng chú ý, ngay trong thành ngữ 
tiếng Pháp, thuyết Nhân quả cũng hiện 
diện, không hề xa lạ với người dân Pháp, 
chẳng hạn như: Qui seme le vent recolte la 
tempete (gieo gió gặt bão), Comme on fait 
son lit on se couche (gieo nhân nào gặt quả 
ấy). Điều này có nghĩa thuyết Nhân quả 
làm nên điểm tương đồng trong tri nhận 
cuộc đời, hành vi ứng xử giữa các dân tộc 
khác nhau về nền văn hóa. Vậy thì, tìm 
đến thuyết Nhân quả làm cơ sở lập luận 
cho các bài viết trên, Nguyễn ái Quốc 
chẳng những đã làm thay đổi nhận thức 
của người dân nước Pháp về sự thật công 
cuộc khai hóa văn minh tại các nước thuộc 
địa của chính quyền thực dân Pháp, mà 
còn từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ 
của người dân Pháp đối với công cuộc giải 
phóng áp bức ở Đông Dương nói chung, 
Việt Nam nói riêng. Chính bởi lẽ thường 
"Nhân quả" mang tính phổ quát cho mọi 
dân tộc, nên xét từ góc độ tư thế luận 
chiến, Nguyễn ái Quốc đâu chỉ nhân danh 
dân tộc Việt Nam, mà còn nhân danh 
nhân dân các nước thuộc địa như châu 
Phi, Đông Dương để lên tiếng. Do đó lời tố 
cáo vừa mang ý nghĩa dân tộc, vừa mang 
tầm quốc tế. 
2.2. Lập luận và một số đặc điểm 
của luận cứ 
Nguyễn Đức Dân(4) đã đưa ra 3 kiểu 
luận cứ thường được sử dụng trong tranh 
luận, đó là luận cứ về thuộc tính, luận cứ 
về hành vi và con người và luận cứ về sự 
đánh giá. Theo sự khảo sát của chúng tôi, 
luận cứ về hành vi và con người thường 
xuyên hiện diện trong các tác phẩm do 
Nguyễn ái Quốc viết từ năm 1921 đến 
1927. Nội dung của luận cứ thể hiện như 
sau: nếu con người có thuộc tính âm thì 
hành động có thuộc tính âm; nếu con 
người có thuộc tính dương thì hành động 
có thuộc tính dương; nếu hành động có 
thuộc tính dương thì con người có thuộc 
tính dương; nếu hành động có thuộc tính 
âm thì con người có thuộc tính âm. Ví dụ, 
trong tác phẩm Diễn đàn Đông Dương, 
toàn bộ bài viết là sự liệt kê các sự kiện 
nói về tội danh của các quan chức cai trị 
xứ Đông Dương: Ông Bôđoanh (...) bị tố 
cáo hẳn hoi về tội giả mạo và dùng giấy tờ 
giả mạo (...), Ông Đáclơ bị lên án là ăn hối 
lộ (...) và đã gây ra cuộc nổi dậy đẫm máu 
ở Thái Nguyên (...) Ông Bôđino (...) bị kiện 
vì tội buôn bán người chết(). Những việc 
làm này, nếu ở Pháp sẽ có nguy cơ bị truy 
tố, nhưng ở Việt Nam thì họ không những 
không bị truy tố mà còn tiếp tục được 
Chính phủ Pháp trọng dụng, giữ chức vụ 
cao trong bộ máy hành chính do thực dân 
dựng lên. Ông Bôđoanh vẫn cứ là quan 
toàn quyền, ông Đáclơ được Chính phủ 
thuộc địa cử vào Hội đồng thành phố Sài 
Gòn, còn quan cai trị Buđinô vừa được 
( ) Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb. Giáo 
dục, 2000, tr. 200 - 203. 
() Hà Minh Đức, Báo chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và 
tuyển chọn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, tr.199-200. 
 tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 3-2013 48 
công lí cho trắng án, ngày mai có thể ông 
ta còn được huân chương(6). Từ những luận 
cứ trên, có thể khôi phục lại lập luận cho 
diễn ngôn Diễn đàn Đông Dương theo 
phép tam đoạn luận: 
- Đại tiền đề: Hành động mà có phẩm 
chất âm [-] thì người cũng có phẩm chất 
âm [-]. 
- Tiểu tiền đề: (a) Ông Bôđoanh bị tố cáo 
về tội giả mạo và dùng giấy tờ giả mạo, (b) 
Ông Đáclơ bị lên án là ăn hối lộ và đã gây 
ra cuộc nổi dậy đẫm máu ở Thái Nguyên, 
(c) Ông Bôđino bị kiện vì tội buôn bán 
người chết. 
- Kết luận: Họ - các quan chức Pháp 
trong bộ máy cai trị ở xứ Đông Dương là 
những kẻ xấu. 
Đặt kết luận trên trong mối quan hệ với 
lẽ thường "Nhân quả" sẽ có một lập luận 
khác được nhận biết: 
- Đại tiền đề: Gieo gió gặt bão. 
- Tiểu tiền đề: Các quan chức trong bộ 
máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông 
Dương làm nhiều việc trái với nhân nghĩa, 
đạo lí. 
- Kết luận (hàm ẩn): Cần thiết phải lên 
án sự giả dối trong chính sách "bảo hộ" 
của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đông 
Dương không phải là nơi để mẫu từ của 
nước Pháp thực hiện công cuộc "khai hóa", 
"bảo vệ"; thực chất Đông Dương chỉ là nơi 
để những kẻ nhân danh công lí bóc lột sức 
lao động của những người dân xứ thuộc 
địa mà thôi. 
Kiểu lập luận tầng bậc hàm ngôn như 
vậy thường xuyên xuất hiện trong các bài 
viết của Nguyễn ái Quốc nhằm mục đích 
luận chiến với kẻ thù, tạo nên tính đa 
thanh cho bài viết.() 
Trong một lập luận, luận cứ có thể là 
những lí lẽ và dẫn chứng. Việc lựa chọn 
luận cứ cũng như cách thức triển khai 
luận cứ, sắp xếp chúng theo một hình thức 
nào đó sẽ mang lại hiệu lực lập luận khác 
nhau. Vì thế, lựa chọn luận cứ cũng như 
hình thức triển khai luận cứ nằm trong 
chiến lược giao tiếp của người nói. Đều 
hướng tới mục đích vạch trần bộ mặt mị 
dân của chính quyền thực dân Pháp ở 
Đông Dương, nhưng mỗi bài viết đăng báo 
của Nguyễn ái Quốc lại có cách triển khai 
luận cứ khác nhau, rất sinh động và uyển 
chuyển. Có thể khái quát thành các dạng 
như sau: 
a. Luận cứ triển khai dưới hình thức lá 
thư, nhật kí, ví dụ: 10 trường học, 1500 
đại lí rượu; Nền văn minh; Sự quái đản 
của công cuộc khai hóa; Thư ngỏ gửi ông 
Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ thuộc địa. 
b. Luận cứ triển khai theo hình thức đối 
thoại ngầm ẩn, ví dụ: Đông Dương. 
c. Luận cứ triển khai theo hình thức 
chuyện kể, ví dụ: Động vật học; Những 
người bản xứ được ưa chuộng; Diễn đàn 
đông Dương; Những tội ác kinh hoàng của 
Chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Dương. 
Điều đặc biệt với (a), tác giả của những 
lá thư, nhật kí chính là đối tượng luận 
chiến (10 trường học, 1500 đại lí rượu), 
hoặc sự thật được ghi chép lại bởi những 
người lính thực dân (Sự quái đản của công 
cuộc khai hóa). Nội dung của những lá 
thư, nhật kí luôn là những bằng chứng 
() Diễn đàn Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Báo 
chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và tuyển chọn, Nxb. 
Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 199-200. 
 đặng thị hảo tâm, cao phương thảo 
Số 3-2013 Nhân lực khoa học xã hội 49 
sống về tội ác man rợ của chủ nghĩa đế 
quốc đối với người dân thuộc địa. Còn sức 
tố cáo nào mạnh hơn khi để chính những 
kẻ "tay nhúng chàm" kể lại tội ác của 
mình đối với đồng loại. Dùng hình thức lá 
thư, nhật kí của những kẻ "trong cuộc" 
làm luận cứ giống như kế "gậy ông đập 
lưng ông", Nguyễn ái Quốc đã lột tẩy bản 
chất chính sách khai hóa văn minh của 
"Mẫu quốc". 
Đặc điểm của luận cứ được triển khai 
theo hình thức đối thoại ngầm thể hiện ở 
chỗ: Người nói tự phân thân đại diện cho 
hai luồng tư tưởng đối lập nhau. Hành 
động chất vấn – bác bỏ thường xuyên được 
2 luồng tư tưởng sử dụng để bảo vệ quan 
điểm của mình. Trong suốt quá trình đối 
thoại như vậy, chân dung nhân vật đối 
thoại dần hiện rõ. Đoạn trích sau trong 
tác phẩm Đông Dương, mang đặc điểm 
của hiện tượng lồng ghép đối thoại như 
vậy: Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi 
triệu người bị bóc lột, hiện đã chín muồi 
cho một cuộc Cách mạng là sai, nhưng nói 
rằng Đông Dương không muốn cách mạng 
và bằng lòng với chế độ bây giờ như các 
ông chủ của chúng ta vẫn thường nghĩ 
như thế, thì càng sai hơn nữa. Sự thật là 
người Đông Dương không có một phương 
tiện hành động và học tập nào hết. Báo 
chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm...(7) 
Ngay trong một tiểu luận cứ - câu 1, đã có 
sự hiện diện của hai tiếng nói, hai quan 
điểm. Nói rằng ... một cuộc cách mạng; nói 
rằng ... nghĩ như thế không phải lời nói 
của chủ ngôn, nói cách khác, người viết - 
tác giả Nguyễn ái Quốc chỉ đóng vai trò 
thuyết ngôn dẫn lại lời của chủ ngôn - 
chính quyền thực dân Pháp. Vế thứ hai 
của tiểu luận cứ mới là lời của người viết 
(là sai; càng sai hơn nữa) bác bỏ quan 
điểm nêu trong vế 1. Quan điểm bác bỏ 
tiếp tục được duy trì, làm rõ ở tiểu luận cứ 
thứ 2 và thứ 3 (câu 2, câu 3) bằng cách 
đưa ra một loạt bằng chứng. Gia cố cho 
hiệu lực phản bác là những biểu thức ngôn 
ngữ có cấu trúc khẳng định: là sai, càng 
sai hơn nữa, sự thật là. 
ở một đoạn khác, cũng trong Đông 
Dương, Nguyễn ái Quốc viết: Người Đông 
Dương không được học, đúng thế, bằng 
sách vở và bằng diễn văn, nhưng người 
Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách 
khác. Đau khổ, đói nghèo và sự đàn áp tàn 
bạo là những người thầy duy nhất của 
họ(). Người Đông Dương... bằng diễn văn, 
là lời của chính quyền thực dân nhận xét 
về người Đông Dương (thế nên mới cần 
đến công cuộc khai hóa văn minh của 
"Mẫu quốc"!), phần tiếp sau là lời của tác 
giả Nguyễn ái Quốc. Từ vai thuyết ngôn, 
khi nhắc lại quan điểm của chủ ngôn về 
người Đông Dương, tác giả chuyển sang 
vai chủ ngôn, khi đưa ra một loạt các dẫn 
chứng về việc những điều người Đông 
Dương được học, được nhận từ công cuộc 
khai hóa văn minh. Đó là đau khổ, đói 
nghèo và sự đàn áp bạo lực. Một hình thức 
lập luận theo kiểu chất vấn để bác bỏ như 
vậy luôn khiến đối phương "cứng họng", 
khó lòng phản bác lại. 
Khi luận cứ triển khai theo hình thức 
() Diễn đàn Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Báo 
chí Hồ Chí Minh: chuyên luận và tuyển chọn, Nxb. 
Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 178. 
() Diễn đàn Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Sđd, tr.178. 
 tìm hiểu lập luận trong một số tác phẩm... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 3-2013 50 
truyện kể, người đọc bị lôi cuốn vào tính 
hấp dẫn của truyện ở chỗ: các sự kiện, chi 
tiết mang đậm kịch tính, có cao trào, thắt 
nút và cởi nút. Truyện kết thúc, tình 
huống được giải quyết, đó cũng là lúc xuất 
hiện lời tố cáo, vạch trần sự thật về công 
cuộc khai hóa văn minh. Tác phẩm Những 
tội ác kinh khủng của chủ nghĩa đế quốc 
Pháp ở Đông Dương triển khai theo một 
hệ thống luận cứ như sau: 
- Luận cứ 1: những cuộc tuyển mộ đầy 
tội ác. 
- Luận cứ 2: số phận của những con 
người bị tuyển mộ. 
Mỗi luận cứ tương ứng với một phần 
của câu chuyện. Tổng hợp 2 luận cứ làm 
thành một câu chuyện hoàn chỉnh về tội 
ác của thực dân Pháp ở Đông Dương trong 
việc nô dịch hóa con người. Luận cứ 1 kể 
về cách tuyển mộ công nhân đồn điền xứ 
Đông Dương của thực dân Pháp diễn ra 
trên đất liền. Trước thái độ từ chối của 
người lao động, cách tuyển mộ của quan 
cai trị là dùng sức mạnh và thủ đoạn, đưa 
họ đi trong những chuồng bằng sắt(9). 
Luận cứ 2 kể về hành trình lênh đênh 
trên biển cả của người Đông Dương bị bắt 
làm phu đồn điền. Những dẫn chứng 
thường xuyên xuất hiện ở luận cứ 2 gồm: 
họ bị nhốt trong những chiếc chuồng ở đáy 
tàu; người ốm bị ném xuống biển; quẳng 
trẻ em xuống nước; họ chịu đựng đến mức 
kinh khủng đói, khát tạo nên sức ám ảnh 
với người đọc, cứ như thể họ - những con 
người xứ Đông Dương ấy không phải là 
người mà là súc vật. 
2.3. Lập luận và yếu tố biểu cảm 
Từ góc độ biểu cảm, giọng điệu mỉa mai 
trào phúng là yếu tố nổi bật làm nên tính 
hấp dẫn cho tác phẩm báo chí của Nguyễn 
ái Quốc. Tính cách điển hình làm nên đặc 
trưng văn hóa của dân tộc Pháp là chất 
hài hước - humour (biểu hiện cho đặc 
trưng văn hóa ấy là lễ hội hóa trang - 
canaval). Đối tượng tiếp nhận bài viết của 
Nguyễn ái Quốc trước hết là người dân 
Pháp, viết cho người dân nước Pháp, do đó 
văn phong cần phù hợp với tư duy thẩm 
mĩ Pháp. Chọn chất giọng giễu nhại, châm 
biếm, Hồ Chí Minh đã dễ dàng đưa bạn 
đọc, một cách tự nhiên, đến đích nhận 
thức về thực chất của chính sách khai hóa 
văn minh của chính quyền thực dân Pháp 
đối với các nước thuộc địa.(9) 
Trong các bài viết của Nguyễn ái Quốc, 
chất giễu nhại, châm biếm được tạo lập 
theo kiểu "đánh tráo khái niệm". Bản chất 
của đánh tráo khái niệm là sử dụng một 
khái niệm vốn đã quen thuộc nhưng lại 
cấp cho nó một nội dung mới, ý nghĩa mới, 
khác với nội dung vốn có của nó, nhằm hạ 
bệ đối tượng. Đối tượng đả kích, luận 
chiến của Nguyễn ái Quốc là chính sách 
cai trị của thực dân Pháp đối với các nước 
thuộc địa, là hệ thống quan cai trị xứ 
Đông Dương giả danh "mẫu quốc". Chẳng 
hạn với Anbe Xarô – Bộ trưởng Bộ Thuộc 
địa, từ ngữ xưng hô mà Nguyễn ái Quốc 
thường sử dụng với đối tượng này đầy 
kính trọng, phản ánh vị thế xã hội, giá trị 
văn hóa của người đó. Ví dụ: Ngài, hoặc 
kèm theo chức danh Ngài Bộ trưởng. 
Nhưng những luận cứ - những việc làm 
(9) Những tội ác kinh khủng của chủ nghĩa đế quốc Pháp 
ở Đông Dương, in trong Hà Minh Đức, Sđd, tr.209. 
 đặng thị hảo tâm, cao phương thảo 
Số 3-2013 Nhân lực khoa học xã hội 51 
của kẻ được gọi là Ngài đó lại hết sức tàn 
nhẫn, độc ác: Dưới quyền cai trị của Ngài, 
dân An Nam được hưởng phồn vinh thực 
sự và hạnh phúc thực sự, hạnh phúc được 
thấy nhan nhản khắp trong nước, những 
ty rượu và ty thuốc phiện, những thứ đó 
song song với những sự bắn giết hàng loạt, 
nhà tù...(10). Chất giễu mỉa bật ra từ sự 
tương phản giữa danh và thực chất. Cũng 
trong bài viết Thư ngỏ gửi ông Anbe Xaro, 
Bộ trưởng Bộ thuộc địa, bạn đọc sẽ thấy 
các cụm từ lòng yêu thương của ngài , lòng 
nhân ái, ngài muốn gia ơn được dùng để 
quy chiếu đến các hành động bắt lính, đàn 
áp đẫm máu, bắt mua công trái, truất ngôi 
và đày biệt xứ một ông vua. Khái niệm 
cuộc khai hóa trong tác phẩm Sự quái đản 
của công cuộc khai hóa quy chiếu tới cảnh 
những tên lính thực thực dân giết hại phụ 
nữ, trẻ nhỏ, người già - những con người lẽ 
ra phải được ưu tiên hàng đầu trong việc 
chăm sóc, bảo vệ - theo cách chỉ có trong 
xã hội thời trung cổ. Họ bị đem thiêu trong 
một đống củi cành cây làm trò vui; một tên 
lính lấy lưỡi lê cứ từ từ, từng nhát một, 
chọc vào bụng chị rồi lại chầm chậm rút 
ra(11). Trong khi đó các cụm từ chúng tôi 
lấy làm cảm động, tiếp nhận vinh dự, biết 
ơn sâu sắc, đội ơn quy chiếu tới thái độ 
căm phẫn của tác giả trước hành động lừa 
gạt, mị dân của quan toàn quyền Đông 
Dương. Cũng có khi chất humour được tạo 
ra theo kiểu tương phản về thái độ ứng xử 
bất nhất trước một đối tượng. Ví dụ: 
C...ảm ơn ông toàn quyền! Nhưng xin làm 
ơn ... cút đi cho(12). 
Trong suốt bài viết này, những từ ngữ 
lập luận, lẽ thường, luận cứ, cách triển 
khai luận cứ được chúng tôi sử dụng 
thường xuyên để làm sáng tỏ một trong 
những đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Hồ 
Chí Minh, đó là tính luận chiến. Vấn đề 
nêu ra trong các bài viết của Nguyễn ái 
Quốc thuộc phương diện chính trị, vì thế 
không phải bất kì người dân nào cũng có 
thể hiểu, chia xẻ. Nhưng rõ ràng với cơ sở 
lẽ thường "Nhân quả", cách chọn luận cứ 
cùng hình thức triển khai luận cứ đã 
khiến cho tác phẩm báo chí luận chiến của 
Nguyễn ái Quốc vừa mang tính chất tiến 
công, lại vừa hợp với tư duy thẩm mĩ của 
bạn đọc. Người Pháp có cơ hội hiểu lại, 
hiểu rõ hơn các khái niệm vốn xa lạ với họ 
như "Đông Dương", "khai hóa văn minh" 
"chính sách thuộc địa". Bằng cách đó, 
người Cộng sản Nguyễn ái Quốc đã hướng 
thế giới nói chung, nước Pháp nói riêng 
quan tâm tới vấn đề thuộc địa, đồng tình 
với phong trào giải phóng thuộc địa ở 
Đông Dương.(10) 
TàI LIệU THAM KHảO 
1. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn 
ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, Nxb. Giáo dục. 
2. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng 
học, Tập 1, Nxb. Giáo dục. 
3. Hà Minh Đức (2000), Báo chí Hồ Chí 
Minh chuyên luận và tuyển chọn, Nxb. 
Chính trị Quốc gia. 
4. Đặng Thị Hảo Tâm, Hành động ngôn 
từ giễu nhại trong thơ hậu hiện đại, Tạp 
chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 5 - 2011. 
(10) Thư ngỏ gửi ông Anbe Xarô, in trong Hà Minh Đức, 
Sđd. tr. 190. 
(11) Sự quái đản của công cuộc khai hóa, in trong Hà 
Minh Đức, Sđd. tr. 185. 
(12) Trò Méclanh, in trong Hà Minh Đức, Sđd. tr. 200. 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_lap_luan_trong_mot_so_tac_pham_bao_chi_cua_ho_chi_m.pdf